Hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn nói rằng dù họ rút ra khỏi hiệp ước này, với hiệu lực ngay lập tức, thế nhưng Bắc hàn không có ý định sản xuất vũ khí hạch tâm.

Quyết định của Bắc Hàn đã làm cho nhiều nước trên thế giới tỏ ý lo ngại, nhất là ở hai nước láng giềng là Nhật Bản và Nam Hàn.

Trong khi đó tại Hoa kỳ, một nhà ngoại giao cao cấp của Bắc Hàn tại Liên hiệp quốc đang tham gia vào một cuộc họp ít người ngờ tới với Bill Richardson, đại diện đàm phán của phía Hoa kỳ. Cuộc họp này được tổ chức theo đề nghị của Bắc Hàn.

Tòa Bạch ốc nói rằng nhiệm vụ của ông Richardson chỉ là để làm rõ lập trường của phía Hoa Kỳ rằng Hoa Kỳ không thể nào đàm phán với phía Bắc hàn trong khi nước này tiếp tục chương trình hạch tâm của họ. Thế nhưng ít nhất trong lúc này, nói chuyện là điều chấp nhận được.

Thế còn những nước láng giềng với Bắc Hàn có phản ứng ra sao về quyết định này. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nhật bản, Hatshu-hisa Takashima nói, "Đây quả thật là một hàng động vô cùng đáng tiếc của phía Bắc Hàn. Chúng tôi cực kỳ quan ngại với diễn tiến này."

"Chúng tôi chưa đưa ra được suy đoán rằng liệu đây có phải là hành động bên miệng hố chiến tranh - hay chỉ là một ngón bài mặc cả của Bắc hàn. Nếu xét riêng về hành động, thì tuyên bố này đã đưa Bắc Hàn gần với việc chuẩn bị chiến tranh hạt nhân hơn thêm một bước, do vậy chúng tôi quan ngại."

Thủ tướng Nhật bản, Junichiro Koizumi hiện đang ở thăm Mascơva nhằm tìm kiếm trợ giúp của Nga trong việc thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạch nhân.

Tokyo coi việc Bắc hàn rút ra khỏi hiệp ước là một sự leo thang nghiêm trọng. Cả Pháp và Nhật đều lên án hành động này của Bắc hàn trong khi Nga nói rằng họ vô cùng quan ngại. Tổng thống Nam Hàn, Kim Dea Jung, một người nhiệt thành trong chuyện cải thiện quan hệ với phía Bắc nói rằng Bắc Hàn đã làm cho tình hình từ tồi tệ thành nghiêm trọng.

Tuy nhiên ông kêu gọi các bên kiên nhẫn trong chuyện tìm ra một giải pháp. Chính phủ Nam Hàn đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh quốc gia để quyết định xem bước tiếp theo sẽ là gì.

Tổng thống Nam Hàn mới đắc cử ông No Mun Huyn nói rằng ông lấy làm tiếc trước quyết định này, và kêu gọi Bắc Hàn quay trở lại vị trí ban đầu.

Việt nam, một đồng minh thân cận, cùng ý thức hệ của Bắc hàn, đã kêu gọi các bên kiềm chế.

Trong vùng Thái bình dương, thì cả Úc châu và Philippines đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước quyết định rút ra khỏi hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Blas Ople kêu gọi Bình Nhưỡng thay đổi quyết định và không đặt thêm điều kiện gì cho quá trình thực thi nghĩa vụ quốc tế của mình.(BBC)