Chủ Tế Rửa Tay Hay Rửa Ngón Tay Trong Phần Chuẩn Bị Lễ Vật?
Ngay từ năm 1971, trong cương vị là Chủ tịch Uỷ ban Phụng vụ Địa phận Kotum, Lm. Phan Thanh Văn đã biên soạn bài Mục vụ Lễ tế Tạ ơn qua bản “Trình bày Tổng quát về Sách lễ” (Institutio Generalis Missalis Romani)vàtrình bày bài này trong khoá tu nghiệp của các linh muc trẻ thuộc 6 giáo phận miền Trung (tháng Giêng 1971). Ngài viết: “Một chi tiết được bàn cãi nhiều là LAVABO. Ritus servandus dạy rửa rửa hai đầu ngón tay, lavat manus, id est extremitates digitorum pollicis et indicis, rửa đầu hai ngón tay thật ra không tiêu biểu được gì cả. Mặc dù, Bản Trình bày Tổng quát [tức “Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma”= QCSL] còn dạy rửa tay, nhưng ít ra không còn cắt nghĩa là rửa đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ” nữa (x. Tạp chí Phụng Vụ,số 2, tháng 02/1971).
Rất tiếc, trong thực hành tại Việt Nam, những lời giải thích của ngài hầu như không mấy ai để ý. Vì thế, nhiều vị chủ tế vẫn chỉ rửa ngón tay và những bình nước hay bát nước đi kèm với hành động rửa này vẫn cứ “nho nhỏ” như xưa.
Đây là lý do chúng tôi muốn trình bày lại vấn đề “Chủ tế rửa tay trong phần chuẩn bị lễ vật” một cách thấu đáo hơn.
Trước đây, Ritus servanduscelebratione in Missae [hay Chữ đỏ của Sách lễ Rôma 1962] (phần VII. 6) dạy rằng khi rửa tay, chủ tế sẽ chỉ rửa hai đầu ngón tay [cái và trỏ] vì chúng chạm vào Mình Thánh (lavat manus, id est extremitates digitorum pollicis et indicis). Nhưng đến năm 1965, việc hiệu đính tạm thời Chữ đỏ của Thánh lễ đã đề nghị bỏ đi câu “tất cả những gì linh mục chủ tế phải làm khi “rửa tay” là chỉ rửa ngón cái và ngón trỏ của cả hai tay” vì nhận thức rằng rửa hai đầu ngón tay thực sự chẳng tiêu biểu được gì cả. Trong Thánh lễ hiện nay, chữ đỏ chỉ đơn giản nói chủ tế rửa tay: “Sau kinh ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con…’ hoặc sau khi xông hương, vị tư tế đứng bên góc bàn thờ để rửa tay và đọc thầm: “Lạy Chúa,xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy”, đang khi người giúp lễ đổ nước” (Nghi thức Thánh lễ, 28; QCSL 145).
Nguyên tắc Giáo Luật tổng quát là khi luật thay đổi, thực hành xưa cũ cũng thay đổi theo. Trong trường hợp này, thực hành trước đó theo tinh thần chủ nghĩa tối thiểu của Rôma, nhưng chân lý về dấu hiệu và biểu tượng là BÀN TAY được rửa chứ không chỉ là NGÓN TAY. Theo “Dẫn nhập vào Nghi thức Thánh lễ”, vì các dấu chỉ phụng vụ phải xác thực, trung thực, đơn sơ và rõ ràng, cho nên, hành vi rửa tay cần phải được thể hiện đúng phẩm giá là rửa tay thật sự và thích đáng, rửa một cách chậm rãi cẩn thận và dứt khoát trước mặt toàn thể cộng đoàn. Tức là, chúng ta nên sử dụng một lượng nước nhiều đủ cách hợp lý để rửa cả hai tay chủ tế chứ không phải rửa vài ngón tay và không chỉ đổ chút chút nước cho chiếu lệ.Như thế, các vật dụng hỗ trợ việc rửa tay cũng phải thay đổi theo: tức là cần thiết là phải có một “cái thau nước” đủ lớn để dễ dàng được trông thấy và chủ tế có thể nhúng hai bàn tay vào chứ không thể chỉ là một cái bát nước nhỏ xíu; hoặc nếu rửa theo kiểu đổ nước thì cần dùng riêng một cái bình nước lớn cho việc rửa tay và một bình nước nhỏ thứ hai phục vụ đổ chút ít nước vào chén rượu cũng như để tráng chén. Chỉ như thế, số lượng nước được đổ, hay tiếp nhận, hay ở trong thau mới đáng kể để vị tư tế có thể rửa tay một cách thích hợp và xác thực. Bởi thế, đến lúc này, không nên dùng chỉ một bình nước nho nhỏ cho cả 3 chức năng nữa: hoà nước vào rượu; rửa tay tư tế; và tráng chén (x. Joseph M. Champlin, Bên trong Nhà thờ Công Giáo, 94; Introduction to the Order of Mass (2003), số 51 và 109).
Cũng do xác thực tính của dấu chỉ phụng vụ mà khăn lau tay cũng phải đủ lớn. Khăn lau tay sử dụng để lau khô BÀN TAY chứ không chỉ lau các NGÓN TAY. Sau khi lau khô tay, chủ tế trao khăn lau cho giúp lễ. Tiếp đó, tại nhiều nơi, chủ tế và giúp lễ sẽ cúi đầu chào nhau. Tuy nhiên, chữ đỏ không đề cập đến hành vi này (x. Paul Turner, Let Us Pray, no. 498).
Để kết luận cho phần này, xin nhắc lại lời nhấn mạnh của tác giả Joseph DeGrocco: “Thật không thể biện giải được cho những tư tế nào chỉ rửa các ngón tay, hay tệ hơn nữa là chỉ rửa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Cử chỉ khiêm hạ và thanh tẩy này phải thích ứng một cách trọn vẹn với lời nguyện mà vị tư tế đọc thầm [Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy]” (Joseph DeGrocco, A Pastoral Commentaty on the General Instruction of the Roman Missal, 112).
V] BỎ NGHI THỨC RỬA TAY?
Tư tế, trước hết là tôi tớ và là dụng cụ của Chúa Kitô chứ không phải chủ nhân của phụng vụ thánh. Vì thế, ngài không được thêm thắt hay bỏ bớt điều gì theo ý riêng mình khi cử hành Thánh lễ. Cách riêng, đối với nghi thức rửa tay vào lúc kết thúc nghi thức tiến lễ cũng vậy, tư tế không nên bỏ qua không làm. Bởi vì đây là một nghi thức có giá trị giáo lý - thiêng liêng rõ rệt và là một biểu tượng lớn lao. Như phần trên đã giải thích, nghi thức này đã trở thành một dấu hiệu của thanh tẩy nội tâm và sự ngay chính của tâm hồn cũng như diễn tả nhu cầu thanh tẩy của tư tế trước khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc bỏ không làm nghi thức này có thể phát sinh từ một lý thuyết phổ biến cách đây ít năm về nguồn gốc của nó. Lý thuyết ấy cho rằng nghi thức bắt nguồn từ thực tế là tay tư tế cần phải được rửa sạch khỏi bụi bặm và dơ bẩn đến từ những ổ bánh, từ những thứ hoa màu ruộng đất khác hay từ những vật dụng của đời sống hàng ngày mà tư tế nhận lấy trong Nghi thức Dâng lễ tại những buổi cử hành thời xưa. Tức là, cử chỉ này nhắm đến nhu cầu vệ sinh sạch sẽ hơn là mang một ý nghĩa nào khác. Chỉ sau này, nghi thức rửa tay mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Vì thế, một số người lập luận rằng với sự ra đời của những tấm bánh được chuẩn bị trước như hiện nay, nghi thức này không còn cần dùng nữa. Lý luận đó xem ra sáng sủa và hợp lý, nhưng căn bản là sai nhầm về phương diện lịch sử.
Nghiên cứu sâu hơn các nghi thức thời xưa đã cho thấy nghi thức rửa tay (có từ thế kỷ thứ IV) còn xuất hiện sớm hơn cả việc rước tiến lễ vật. Thậm chí sau đó, thực hành này cho biết chủ tế thường rửa tay trước chứ không phải sau khi nhận lễ vật. Vì thế, nghi thức này luôn luôn có ý nghĩa thanh tẩy thiêng liêng và vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó cho đến hôm nay, như Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma xác định: “Sau đó, vị tư tế rửa tay bên cạnh bàn thờ: nghi thức này biểu lộ lòng ước ao được thanh tẩy trong tâm hồn”. Lời của chủ tế đọc đang khi rửa tay cũng giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa Giáo Hội lồng cho cử chỉ này: “Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm; tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy” (số 76).
LM Giuse Phạm Đình Ái. SSS
Ngay từ năm 1971, trong cương vị là Chủ tịch Uỷ ban Phụng vụ Địa phận Kotum, Lm. Phan Thanh Văn đã biên soạn bài Mục vụ Lễ tế Tạ ơn qua bản “Trình bày Tổng quát về Sách lễ” (Institutio Generalis Missalis Romani)vàtrình bày bài này trong khoá tu nghiệp của các linh muc trẻ thuộc 6 giáo phận miền Trung (tháng Giêng 1971). Ngài viết: “Một chi tiết được bàn cãi nhiều là LAVABO. Ritus servandus dạy rửa rửa hai đầu ngón tay, lavat manus, id est extremitates digitorum pollicis et indicis, rửa đầu hai ngón tay thật ra không tiêu biểu được gì cả. Mặc dù, Bản Trình bày Tổng quát [tức “Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma”= QCSL] còn dạy rửa tay, nhưng ít ra không còn cắt nghĩa là rửa đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ” nữa (x. Tạp chí Phụng Vụ,số 2, tháng 02/1971).
Rất tiếc, trong thực hành tại Việt Nam, những lời giải thích của ngài hầu như không mấy ai để ý. Vì thế, nhiều vị chủ tế vẫn chỉ rửa ngón tay và những bình nước hay bát nước đi kèm với hành động rửa này vẫn cứ “nho nhỏ” như xưa.
Đây là lý do chúng tôi muốn trình bày lại vấn đề “Chủ tế rửa tay trong phần chuẩn bị lễ vật” một cách thấu đáo hơn.
Trước đây, Ritus servanduscelebratione in Missae [hay Chữ đỏ của Sách lễ Rôma 1962] (phần VII. 6) dạy rằng khi rửa tay, chủ tế sẽ chỉ rửa hai đầu ngón tay [cái và trỏ] vì chúng chạm vào Mình Thánh (lavat manus, id est extremitates digitorum pollicis et indicis). Nhưng đến năm 1965, việc hiệu đính tạm thời Chữ đỏ của Thánh lễ đã đề nghị bỏ đi câu “tất cả những gì linh mục chủ tế phải làm khi “rửa tay” là chỉ rửa ngón cái và ngón trỏ của cả hai tay” vì nhận thức rằng rửa hai đầu ngón tay thực sự chẳng tiêu biểu được gì cả. Trong Thánh lễ hiện nay, chữ đỏ chỉ đơn giản nói chủ tế rửa tay: “Sau kinh ‘Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin thương nhận chúng con…’ hoặc sau khi xông hương, vị tư tế đứng bên góc bàn thờ để rửa tay và đọc thầm: “Lạy Chúa,xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy”, đang khi người giúp lễ đổ nước” (Nghi thức Thánh lễ, 28; QCSL 145).
Nguyên tắc Giáo Luật tổng quát là khi luật thay đổi, thực hành xưa cũ cũng thay đổi theo. Trong trường hợp này, thực hành trước đó theo tinh thần chủ nghĩa tối thiểu của Rôma, nhưng chân lý về dấu hiệu và biểu tượng là BÀN TAY được rửa chứ không chỉ là NGÓN TAY. Theo “Dẫn nhập vào Nghi thức Thánh lễ”, vì các dấu chỉ phụng vụ phải xác thực, trung thực, đơn sơ và rõ ràng, cho nên, hành vi rửa tay cần phải được thể hiện đúng phẩm giá là rửa tay thật sự và thích đáng, rửa một cách chậm rãi cẩn thận và dứt khoát trước mặt toàn thể cộng đoàn. Tức là, chúng ta nên sử dụng một lượng nước nhiều đủ cách hợp lý để rửa cả hai tay chủ tế chứ không phải rửa vài ngón tay và không chỉ đổ chút chút nước cho chiếu lệ.Như thế, các vật dụng hỗ trợ việc rửa tay cũng phải thay đổi theo: tức là cần thiết là phải có một “cái thau nước” đủ lớn để dễ dàng được trông thấy và chủ tế có thể nhúng hai bàn tay vào chứ không thể chỉ là một cái bát nước nhỏ xíu; hoặc nếu rửa theo kiểu đổ nước thì cần dùng riêng một cái bình nước lớn cho việc rửa tay và một bình nước nhỏ thứ hai phục vụ đổ chút ít nước vào chén rượu cũng như để tráng chén. Chỉ như thế, số lượng nước được đổ, hay tiếp nhận, hay ở trong thau mới đáng kể để vị tư tế có thể rửa tay một cách thích hợp và xác thực. Bởi thế, đến lúc này, không nên dùng chỉ một bình nước nho nhỏ cho cả 3 chức năng nữa: hoà nước vào rượu; rửa tay tư tế; và tráng chén (x. Joseph M. Champlin, Bên trong Nhà thờ Công Giáo, 94; Introduction to the Order of Mass (2003), số 51 và 109).
Cũng do xác thực tính của dấu chỉ phụng vụ mà khăn lau tay cũng phải đủ lớn. Khăn lau tay sử dụng để lau khô BÀN TAY chứ không chỉ lau các NGÓN TAY. Sau khi lau khô tay, chủ tế trao khăn lau cho giúp lễ. Tiếp đó, tại nhiều nơi, chủ tế và giúp lễ sẽ cúi đầu chào nhau. Tuy nhiên, chữ đỏ không đề cập đến hành vi này (x. Paul Turner, Let Us Pray, no. 498).
Để kết luận cho phần này, xin nhắc lại lời nhấn mạnh của tác giả Joseph DeGrocco: “Thật không thể biện giải được cho những tư tế nào chỉ rửa các ngón tay, hay tệ hơn nữa là chỉ rửa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Cử chỉ khiêm hạ và thanh tẩy này phải thích ứng một cách trọn vẹn với lời nguyện mà vị tư tế đọc thầm [Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy]” (Joseph DeGrocco, A Pastoral Commentaty on the General Instruction of the Roman Missal, 112).
V] BỎ NGHI THỨC RỬA TAY?
Tư tế, trước hết là tôi tớ và là dụng cụ của Chúa Kitô chứ không phải chủ nhân của phụng vụ thánh. Vì thế, ngài không được thêm thắt hay bỏ bớt điều gì theo ý riêng mình khi cử hành Thánh lễ. Cách riêng, đối với nghi thức rửa tay vào lúc kết thúc nghi thức tiến lễ cũng vậy, tư tế không nên bỏ qua không làm. Bởi vì đây là một nghi thức có giá trị giáo lý - thiêng liêng rõ rệt và là một biểu tượng lớn lao. Như phần trên đã giải thích, nghi thức này đã trở thành một dấu hiệu của thanh tẩy nội tâm và sự ngay chính của tâm hồn cũng như diễn tả nhu cầu thanh tẩy của tư tế trước khi bắt đầu Kinh nguyện Thánh Thể.
Việc bỏ không làm nghi thức này có thể phát sinh từ một lý thuyết phổ biến cách đây ít năm về nguồn gốc của nó. Lý thuyết ấy cho rằng nghi thức bắt nguồn từ thực tế là tay tư tế cần phải được rửa sạch khỏi bụi bặm và dơ bẩn đến từ những ổ bánh, từ những thứ hoa màu ruộng đất khác hay từ những vật dụng của đời sống hàng ngày mà tư tế nhận lấy trong Nghi thức Dâng lễ tại những buổi cử hành thời xưa. Tức là, cử chỉ này nhắm đến nhu cầu vệ sinh sạch sẽ hơn là mang một ý nghĩa nào khác. Chỉ sau này, nghi thức rửa tay mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Vì thế, một số người lập luận rằng với sự ra đời của những tấm bánh được chuẩn bị trước như hiện nay, nghi thức này không còn cần dùng nữa. Lý luận đó xem ra sáng sủa và hợp lý, nhưng căn bản là sai nhầm về phương diện lịch sử.
Nghiên cứu sâu hơn các nghi thức thời xưa đã cho thấy nghi thức rửa tay (có từ thế kỷ thứ IV) còn xuất hiện sớm hơn cả việc rước tiến lễ vật. Thậm chí sau đó, thực hành này cho biết chủ tế thường rửa tay trước chứ không phải sau khi nhận lễ vật. Vì thế, nghi thức này luôn luôn có ý nghĩa thanh tẩy thiêng liêng và vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó cho đến hôm nay, như Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma xác định: “Sau đó, vị tư tế rửa tay bên cạnh bàn thờ: nghi thức này biểu lộ lòng ước ao được thanh tẩy trong tâm hồn”. Lời của chủ tế đọc đang khi rửa tay cũng giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa Giáo Hội lồng cho cử chỉ này: “Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm; tội con đã phạm, xin Ngài thanh tẩy” (số 76).
LM Giuse Phạm Đình Ái. SSS