Iran đã hoan nghênh một nghị quyết của cơ quan Nguyên tử năng quốc tế, IAEA, nói rằng chương trình nguyên tử của Iran là hòa bình và minh bạch.
Tehran đã phải chấp nhận con đường tuân thủ, hi vọng rằng sẽ tránh được sự trừng phạt về chuyện vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Những người ủng hộ chuyện tuân thủ thì coi rằng đây là một thành công.
Thành công?
Mặc dù không hài lòng lắm với một số cách dùng ngôn ngữ trong bản nghị quyết, Iran về cơ bản đã có được những gì họ muốn và có được những gì mà họ đã bỏ ra, khi họ quyết định sẽ ngừng các hoạt động làm giàu chất uranium và ký kết cho phép có sự thanh tra cứng rắn hơn.
Mặc dù bản nghị quyết này chỉ trích Iran đã không hợp tác trong quá khứ, nó cũng không tuyên bố rằng Tehran không tuân thủ các nghĩa vụ của Hiệp ước, và cơ quan nguyên tử năng sẽ không chuyển trường hợp này tới Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để có lệnh trừng phạt.
Mặc dù khả năng trừng phạt vẫn là để ngỏ nếu như người ta phát hiện thấy Iran vẫn tiếp tục vi phạm trong tương lai, chuyện này cũng không được đề cập công khai trong bản nghị quyết này.
Đón nhận bản nghị quyết này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, Hamid-reza Asefi nói bản nghị quyết đã nhấn mạnh bản chất hòa bình của các chương trình nguyên tử của Iran, và cho thấy các chương trình đó là trung thực và minh bạch.
Các quan chức Iran giờ đây cảm thấy hài lòng rằng bản thỏa thuận mà họ có được với ba vị ngoại trưởng các nước lớn trong liên minh châu Âu vào tháng Mười về cơ bản đã giúp ích cho họ; cho dù có áp lực mạnh lúc ban đầu từ phía Hoa Kỳ đòi phải đưa trường hợp này ra trước Hội đồng Bảo an.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ ngăn ngừa chuyện này, với điều kiện Iran phải đồng ý với các yêu cầu của cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA.
Chia rẽ
Giới cứng rắn cực đoan tại Tehran, những người vốn phản đối toàn bộ chuyện tuân thủ, thì lý lẽ rằng châu Âu và Hoa Kỳ thực ra cũng chỉ là hai mặt của một đồng xu.
Nhưng phía ủng hộ cho hành động này, trong đó bao gồm tất cả các trung tâm quyền lực chính của thể chế Iran hiện tại, thì đã chỉ rõ rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa cộng đồng châu Âu và Washington về vấn đề này.
Chính sách của họ có vẻ đã được đền đáp lại. Họ cũng hi vọng rằng quan hệ của Iran với liên minh châu Âu nhờ đó sẽ còn phát triển hơn nữa. (BBC)
Tehran đã phải chấp nhận con đường tuân thủ, hi vọng rằng sẽ tránh được sự trừng phạt về chuyện vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Những người ủng hộ chuyện tuân thủ thì coi rằng đây là một thành công.
Thành công?
Mặc dù không hài lòng lắm với một số cách dùng ngôn ngữ trong bản nghị quyết, Iran về cơ bản đã có được những gì họ muốn và có được những gì mà họ đã bỏ ra, khi họ quyết định sẽ ngừng các hoạt động làm giàu chất uranium và ký kết cho phép có sự thanh tra cứng rắn hơn.
Mặc dù bản nghị quyết này chỉ trích Iran đã không hợp tác trong quá khứ, nó cũng không tuyên bố rằng Tehran không tuân thủ các nghĩa vụ của Hiệp ước, và cơ quan nguyên tử năng sẽ không chuyển trường hợp này tới Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để có lệnh trừng phạt.
Mặc dù khả năng trừng phạt vẫn là để ngỏ nếu như người ta phát hiện thấy Iran vẫn tiếp tục vi phạm trong tương lai, chuyện này cũng không được đề cập công khai trong bản nghị quyết này.
Đón nhận bản nghị quyết này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, Hamid-reza Asefi nói bản nghị quyết đã nhấn mạnh bản chất hòa bình của các chương trình nguyên tử của Iran, và cho thấy các chương trình đó là trung thực và minh bạch.
Các quan chức Iran giờ đây cảm thấy hài lòng rằng bản thỏa thuận mà họ có được với ba vị ngoại trưởng các nước lớn trong liên minh châu Âu vào tháng Mười về cơ bản đã giúp ích cho họ; cho dù có áp lực mạnh lúc ban đầu từ phía Hoa Kỳ đòi phải đưa trường hợp này ra trước Hội đồng Bảo an.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ ngăn ngừa chuyện này, với điều kiện Iran phải đồng ý với các yêu cầu của cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA.
Chia rẽ
Giới cứng rắn cực đoan tại Tehran, những người vốn phản đối toàn bộ chuyện tuân thủ, thì lý lẽ rằng châu Âu và Hoa Kỳ thực ra cũng chỉ là hai mặt của một đồng xu.
Nhưng phía ủng hộ cho hành động này, trong đó bao gồm tất cả các trung tâm quyền lực chính của thể chế Iran hiện tại, thì đã chỉ rõ rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa cộng đồng châu Âu và Washington về vấn đề này.
Chính sách của họ có vẻ đã được đền đáp lại. Họ cũng hi vọng rằng quan hệ của Iran với liên minh châu Âu nhờ đó sẽ còn phát triển hơn nữa. (BBC)