Eduard Shevardnadze có vẻ đã chấm dứt nhiều ngày đồn đoán của giới truyền thông Đức.
Trong cuộc phỏng vấn phát trên kênh truyền hình ZDF, ông nói Georgia là quê hương ông và rằng ông cảm thấy nhiệm vụ của ông là ở lại.
Nhiều chính khách cao cấp tại Đức đã nói họ sẽ hoan nghênh ông Shevardnadze đến Đức, đặc biệt vì vai trò trung gian của ông dẫn đến việc thống nhất nước Đức năm 1990.
Ông Shevardnadze là người được ưa chuộng tại Đức.
Trong thời gian còn tại chức, chính phủ Đức đã gửi tặng ông hai chiếc xe Mercedes có vỏ chống đạn. Chính nhờ đi trong một chiếc xe này mà ông Shevardnadze đã thoát chết trong một vụ ám sát năm 1998.
Georgia chuẩn bị cho bầu cử
Tại Georgia, bà Nino Burjanadze, lãnh đạo lâm thời tại đây, đã hứa sẽ bảo vệ cựu tổng thống nếu ông ở lại.
Các lãnh đạo mới của Georgia đã bắt đầu thực thi quyền lực khi hôm thứ hai, họ buộc bộ trưởng nội vụ nước này từ chức.
Một trong những cáo buộc chủ chốt mà phe đối lập đặt ra đối với ông Shevardnadze là ông đã để tham nhũng phát triển tràn lan.
Georgia bị xếp nằm trong số khoảng mười quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Trong 45 ngày nữa, bầu cử sẽ diễn ra để có một chính phủ mới tại Georgia.
Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã gọi điện cho lãnh đạo lâm thời của Georgia để bày tỏ sự động viên và ủng hộ.
Trong lúc đó, Liên hiệp Âu châu nói các cuộc bầu cử dân chủ phải được tổ chức để “gây dựng lại niềm tin.”
Hiệu ứng cách mạng?
Không những tổng thống Ilham Aliyev đã bày tỏ sự nhiệt tình ủng hộ cho ông Shevardnadze chỉ cách đây có vài ngày, ông ta còn đã mạnh tay đàn áp những người đối lập biểu tình chống lại ông chỉ cách đây có vài tuần trong một cuộc bầu cử ở chính Azerbaijan.
Sự thất bại của ông Shevardnadze hẳn cũng còn tạo lo âu ở nhiều thủ đô của các nước cộng hòa Sô viết cũ, nhưng chắc là những gì đã xảy ra ở Tbilisi khó mà được lập lại ở những nơi khác.
Tổng thống Usbekistan, ông Islam Karimov, đã tỏ ra hơi lo hôm thứ hai khi ông diễn tả việc cướp Quốc Hội Georgia là một hành động bạo động vi hiến.
Nhưng phong trào đối lập trên hầu hết vùng Trung Á thường đã quá yếu để có thể đe dọa các chính quyền trong giai đoạn hiện nay.
Ở Ukraine, tổng thống Kuchma đã vượt qua được những cuộc phản đối đòi ông từ chức cách đây hai năm, một phần vì phe đối lập chia rẽ và phần vì ông có một hệ thống an ninh trung thành với ông.
Ở Belarussia, nơi tổng thống đang nói đến chuyện gia hạn nhiệm kỳ, các nhóm đối lập đã nhiều lần than phiền vì bị đàn áp và vi phạm nhân quyền.
Georgia ngược lại đã có được một nền báo chí tương đối khá tự do trong nhiều năm nay, và mức độ tranh luận công khai thường cao hơn là ở các cựu cộng hòa Soviet cũ.
Trong bầu không khí tương đối bao dung đó, có thể các lãnh tụ đối lập dễ tìm được những điểm đồng ý và tổ chức cuộc tranh đấu chống lại tổng thống.
Các lãnh tụ cựu Sôviết có thể coi việc ông Shevarnadze bị lật đổ như là một dấu hiệu khuyến cáo đừng bao dung như vậy. (BBC)
Trong cuộc phỏng vấn phát trên kênh truyền hình ZDF, ông nói Georgia là quê hương ông và rằng ông cảm thấy nhiệm vụ của ông là ở lại.
Nhiều chính khách cao cấp tại Đức đã nói họ sẽ hoan nghênh ông Shevardnadze đến Đức, đặc biệt vì vai trò trung gian của ông dẫn đến việc thống nhất nước Đức năm 1990.
Ông Shevardnadze là người được ưa chuộng tại Đức.
Trong thời gian còn tại chức, chính phủ Đức đã gửi tặng ông hai chiếc xe Mercedes có vỏ chống đạn. Chính nhờ đi trong một chiếc xe này mà ông Shevardnadze đã thoát chết trong một vụ ám sát năm 1998.
Georgia chuẩn bị cho bầu cử
Tại Georgia, bà Nino Burjanadze, lãnh đạo lâm thời tại đây, đã hứa sẽ bảo vệ cựu tổng thống nếu ông ở lại.
Các lãnh đạo mới của Georgia đã bắt đầu thực thi quyền lực khi hôm thứ hai, họ buộc bộ trưởng nội vụ nước này từ chức.
Một trong những cáo buộc chủ chốt mà phe đối lập đặt ra đối với ông Shevardnadze là ông đã để tham nhũng phát triển tràn lan.
Georgia bị xếp nằm trong số khoảng mười quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Trong 45 ngày nữa, bầu cử sẽ diễn ra để có một chính phủ mới tại Georgia.
Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã gọi điện cho lãnh đạo lâm thời của Georgia để bày tỏ sự động viên và ủng hộ.
Trong lúc đó, Liên hiệp Âu châu nói các cuộc bầu cử dân chủ phải được tổ chức để “gây dựng lại niềm tin.”
Hiệu ứng cách mạng?
Không những tổng thống Ilham Aliyev đã bày tỏ sự nhiệt tình ủng hộ cho ông Shevardnadze chỉ cách đây có vài ngày, ông ta còn đã mạnh tay đàn áp những người đối lập biểu tình chống lại ông chỉ cách đây có vài tuần trong một cuộc bầu cử ở chính Azerbaijan.
Sự thất bại của ông Shevardnadze hẳn cũng còn tạo lo âu ở nhiều thủ đô của các nước cộng hòa Sô viết cũ, nhưng chắc là những gì đã xảy ra ở Tbilisi khó mà được lập lại ở những nơi khác.
Tổng thống Usbekistan, ông Islam Karimov, đã tỏ ra hơi lo hôm thứ hai khi ông diễn tả việc cướp Quốc Hội Georgia là một hành động bạo động vi hiến.
Nhưng phong trào đối lập trên hầu hết vùng Trung Á thường đã quá yếu để có thể đe dọa các chính quyền trong giai đoạn hiện nay.
Ở Ukraine, tổng thống Kuchma đã vượt qua được những cuộc phản đối đòi ông từ chức cách đây hai năm, một phần vì phe đối lập chia rẽ và phần vì ông có một hệ thống an ninh trung thành với ông.
Ở Belarussia, nơi tổng thống đang nói đến chuyện gia hạn nhiệm kỳ, các nhóm đối lập đã nhiều lần than phiền vì bị đàn áp và vi phạm nhân quyền.
Georgia ngược lại đã có được một nền báo chí tương đối khá tự do trong nhiều năm nay, và mức độ tranh luận công khai thường cao hơn là ở các cựu cộng hòa Soviet cũ.
Trong bầu không khí tương đối bao dung đó, có thể các lãnh tụ đối lập dễ tìm được những điểm đồng ý và tổ chức cuộc tranh đấu chống lại tổng thống.
Các lãnh tụ cựu Sôviết có thể coi việc ông Shevarnadze bị lật đổ như là một dấu hiệu khuyến cáo đừng bao dung như vậy. (BBC)