Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Tbilisi, thủ đô nước Georgia, lúc 3 giờ chiều giờ điạ phương. Đây là điạ điểm đầu tiên của chuyến tông du sang vùng Caucase với chủ đề “Pax Vobis”, lời kêu gọi cho hoà bình trong miền.
Tại phi trường, sau chuyến bay dài 4 tiếng, Đức Thánh Cha được tổng thống nước Công Hoà Georgia là ông Giorgi Margvelashvili và phu nhân đón tiếp, và tháp tùng có Thượng Phụ Công Giáo Georgia, là ngài Beatitude Ilia II. Hai trẻ em mặc quốc phục kính dâng ngài một giỏ trái nho trước sự hiện diện của các giới chức của chính phủ và các đại diện của những tổ chức và cơ quan xã hội dân sự.
Thủ đô nước Georgia có dân số Công Giáo đông nhất, và với khu vực phía nam là nơi có nhiều làng mạc toàn người Công Giáo. Đa số người Công Giáo trong nước theo Giáo Hội La Tinh và Armenia, ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ theo nghi thức Assyria Chalde cũng như có một nhóm di dân mà đa số là người Hoa Kỳ, Âu Châu và Ấn Độ. Tại thủ đô Tbilisi có hai nhà thờ Công Giáo theo nghi thức La tinh: Nhà thờ Chánh Toà Assumption nằm tại trung tâm lịch sử và nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, nơi có một xứ Truyền Giáo theo Phong Trào Tân Dự Tòng Neocatechumenal gồm có các linh mục, các nhà truyền giáo và giáo dân đã có mặt ngay từ năm 1991
83.9% người Kitô giáo tại Georgia theo Chính Thống, nhưng cũng có một thiểu số người Hồi Giáo, chiếm 9.9%.
Sau một cuộc đàm thoại ngắn với tổng thống Margvelashvili, và phu nhân và thượng phụ trong một căn phòng nhỏ tại phi trưòng, Đức Thánh Cha được đưa đến dinh tổng thống bằng xe hơi nơi ngài đọc diễn văn đầu tiên tại Georgia trước sự hiện diện của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo, các thành viên của Ngọai Giao Đoàn, và đại diện của các nền văn hóa quốc tế.
“Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi cơ hội để viếng thăm miền đất được chúc phúc này. Đây là nơi có sự trao đổi chính yếu giữa các nền văn hóa và văn minh, ngay từ thời rao giảng của Thánh Nino vào đầu thế kỷ thứ Tư, đã khám phá ra Kitô giáo với căn tính sâu xa nhất và nền tảng vững chắc của các giá trị Kitô. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhận xét khi ngài viếng thăm quốc gia của quý vị: ‘Kitô giáo trở thành hạt giống cho những sự triển nở kế tiếp của nền văn hóa Georgia’, và hạt giống này tiếp tục nẩy sinh hoa trái. Nhắc lại cuộc viếng thăm của quý vị tại Toà Thánh năm ngoái và mối tương quan tốt đẹp với Geogia, tôi chân thành cảm ơn Tổng Thống đã ưu ái mời tôi và đã có những lời đón tiếp nồng hậu thay mặt cho các giới chức chính phủ và nhân dân Georgia”.
“Lịch sử lâu dài nhiều thế kỷ của quốc gia qúy vị cho thấy đã bắt ngưồn từ các giá trị được thể hiện trong nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Điều này nâng cao quốc gia quý vị như nền tảng vững chắc của nền văn minh Âu Châu một cách toàn vẹn và đặc biệt; đồng thời cũng là điều hiển nhiên vì vị thế địa dư của quý vị. Georgia hầu như là chiếc cầu thiên nhiên nối liền Âu Châu và Á Châu, và là phương tiện nối kết việc truyền thông và bang giao giữa các dân nước. Qua nhiều thế kỷ đã hỗ trợ cho việc ngọai thương, đối thọai và trao đổi các tư tưởng và kinh nghiệm giữa các nền văn hóa khác nhau. Như quốc ca của quý vị đã tuyên xưng một cách hào hùng: ‘Phù tiêu của tôi là quê hương tôi,,. Núi non thung lũng được chia sẻ với Thiên Chúa’”.
“Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho quốc gia này hoà bình và thịnh vượng!”
Bùi Hữu Thư
Thủ đô nước Georgia có dân số Công Giáo đông nhất, và với khu vực phía nam là nơi có nhiều làng mạc toàn người Công Giáo. Đa số người Công Giáo trong nước theo Giáo Hội La Tinh và Armenia, ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ theo nghi thức Assyria Chalde cũng như có một nhóm di dân mà đa số là người Hoa Kỳ, Âu Châu và Ấn Độ. Tại thủ đô Tbilisi có hai nhà thờ Công Giáo theo nghi thức La tinh: Nhà thờ Chánh Toà Assumption nằm tại trung tâm lịch sử và nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô, nơi có một xứ Truyền Giáo theo Phong Trào Tân Dự Tòng Neocatechumenal gồm có các linh mục, các nhà truyền giáo và giáo dân đã có mặt ngay từ năm 1991
83.9% người Kitô giáo tại Georgia theo Chính Thống, nhưng cũng có một thiểu số người Hồi Giáo, chiếm 9.9%.
Sau một cuộc đàm thoại ngắn với tổng thống Margvelashvili, và phu nhân và thượng phụ trong một căn phòng nhỏ tại phi trưòng, Đức Thánh Cha được đưa đến dinh tổng thống bằng xe hơi nơi ngài đọc diễn văn đầu tiên tại Georgia trước sự hiện diện của các lãnh tụ chính trị và tôn giáo, các thành viên của Ngọai Giao Đoàn, và đại diện của các nền văn hóa quốc tế.
“Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã cho tôi cơ hội để viếng thăm miền đất được chúc phúc này. Đây là nơi có sự trao đổi chính yếu giữa các nền văn hóa và văn minh, ngay từ thời rao giảng của Thánh Nino vào đầu thế kỷ thứ Tư, đã khám phá ra Kitô giáo với căn tính sâu xa nhất và nền tảng vững chắc của các giá trị Kitô. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhận xét khi ngài viếng thăm quốc gia của quý vị: ‘Kitô giáo trở thành hạt giống cho những sự triển nở kế tiếp của nền văn hóa Georgia’, và hạt giống này tiếp tục nẩy sinh hoa trái. Nhắc lại cuộc viếng thăm của quý vị tại Toà Thánh năm ngoái và mối tương quan tốt đẹp với Geogia, tôi chân thành cảm ơn Tổng Thống đã ưu ái mời tôi và đã có những lời đón tiếp nồng hậu thay mặt cho các giới chức chính phủ và nhân dân Georgia”.
“Lịch sử lâu dài nhiều thế kỷ của quốc gia qúy vị cho thấy đã bắt ngưồn từ các giá trị được thể hiện trong nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Điều này nâng cao quốc gia quý vị như nền tảng vững chắc của nền văn minh Âu Châu một cách toàn vẹn và đặc biệt; đồng thời cũng là điều hiển nhiên vì vị thế địa dư của quý vị. Georgia hầu như là chiếc cầu thiên nhiên nối liền Âu Châu và Á Châu, và là phương tiện nối kết việc truyền thông và bang giao giữa các dân nước. Qua nhiều thế kỷ đã hỗ trợ cho việc ngọai thương, đối thọai và trao đổi các tư tưởng và kinh nghiệm giữa các nền văn hóa khác nhau. Như quốc ca của quý vị đã tuyên xưng một cách hào hùng: ‘Phù tiêu của tôi là quê hương tôi,,. Núi non thung lũng được chia sẻ với Thiên Chúa’”.
“Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho quốc gia này hoà bình và thịnh vượng!”
Bùi Hữu Thư