Chính phủ Ý tổ chức quốc tang dành cho 19 người bị thiệt mạng trong vụ đánh bom tại Iraq tuần trước.
Tổng thống và Thủ tướng Ý sẽ cầm đầu lễ tang, với khoảng 1/4 triệu người đến viếng, cùng 25 người sống sót nhưng bị thương của vụ tấn công tuần trước.
Chính trị sẽ phải ngừng lại, với lãnh đạo đảng đối lập Massimo D'Alema cho biết "Đây là thời điểm đau thương và đoàn kết".
Tại Iraq, một người Ý làm việc trong chính quyền do Mỹ cầm đầu đã bỏ công việc và cáo buộc cuộc tấn công xảy ra là do các chính sách sai lầm.
"Không hiểu"
Marco Calamai cho biết chính quyền lâm thời liên quân không hiểu sự phức tạp của xã hội Iraq.
Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải can thiệp vào đất nước này để cải thiện tình hình mà ông mô tả là "có sự thoả thuận nghiêm trọng".
Một phát ngôn viên tại Washington, Richard Boucher, đã bác bỏ những cáo buộc của ông Calamai, nói rằng nhà cầm quyền lâm thời đã có những tiến bộ xuất sắc tại Iraq.
Tại Ý, chính phủ tuyên bố họ sẽ trục xuất một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan, Abdel Qadir Fadlallah Mamour, người cảnh cáo sẽ có các cuộc tấn công nhằm vào lính Ý tại Iraq và các cuộc tấn công "khủng bố" tại Ý.
Bộ trưởng Nội vụ Giuseppe Pisanu mô tả giáo sĩ này là "một mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia".
Công chúng đau khổ
Hàng ngàn người đã xếp hàng tại các đường phố và chuông nhà thờ rung lên khi các quan tài của những người thiệt mạng được chở tới nhà thờ lớn thứ hai tại Rome để cử hành lễ tang.
Dự kiến khoảng 250 ngàn người sẽ theo dõi buổi lễ được truyền trên màn hình bên ngoài Nhà thờ St. Paul.
Vụ đánh bom vào thứ Tư tuần trước là vụ đánh bom có số người thiệt mạng nhiều của các lực lượng quốc tế tại Iraq, và là thiệt hại quân sự tồi tệ nhất của Ý kể từ sau Thế chiến thứ Hai.
Ngày thứ Ba đã được tuyên bố là ngày quốc tang tại Ý, và các cửa hàng sẽ đóng cửa 15 phút để mặc niệm.
Các nhà trường và công sở cũng sẽ dừng khoảng 10 phút để mặc niệm, và các đài truyền hình thông báo sẽ không quảng cáo vào ngày này. (BBC)
Tổng thống và Thủ tướng Ý sẽ cầm đầu lễ tang, với khoảng 1/4 triệu người đến viếng, cùng 25 người sống sót nhưng bị thương của vụ tấn công tuần trước.
Chính trị sẽ phải ngừng lại, với lãnh đạo đảng đối lập Massimo D'Alema cho biết "Đây là thời điểm đau thương và đoàn kết".
Tại Iraq, một người Ý làm việc trong chính quyền do Mỹ cầm đầu đã bỏ công việc và cáo buộc cuộc tấn công xảy ra là do các chính sách sai lầm.
"Không hiểu"
Marco Calamai cho biết chính quyền lâm thời liên quân không hiểu sự phức tạp của xã hội Iraq.
Ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc phải can thiệp vào đất nước này để cải thiện tình hình mà ông mô tả là "có sự thoả thuận nghiêm trọng".
Một phát ngôn viên tại Washington, Richard Boucher, đã bác bỏ những cáo buộc của ông Calamai, nói rằng nhà cầm quyền lâm thời đã có những tiến bộ xuất sắc tại Iraq.
Tại Ý, chính phủ tuyên bố họ sẽ trục xuất một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan, Abdel Qadir Fadlallah Mamour, người cảnh cáo sẽ có các cuộc tấn công nhằm vào lính Ý tại Iraq và các cuộc tấn công "khủng bố" tại Ý.
Bộ trưởng Nội vụ Giuseppe Pisanu mô tả giáo sĩ này là "một mối nguy hiểm đối với an ninh quốc gia".
Công chúng đau khổ
Hàng ngàn người đã xếp hàng tại các đường phố và chuông nhà thờ rung lên khi các quan tài của những người thiệt mạng được chở tới nhà thờ lớn thứ hai tại Rome để cử hành lễ tang.
Dự kiến khoảng 250 ngàn người sẽ theo dõi buổi lễ được truyền trên màn hình bên ngoài Nhà thờ St. Paul.
Vụ đánh bom vào thứ Tư tuần trước là vụ đánh bom có số người thiệt mạng nhiều của các lực lượng quốc tế tại Iraq, và là thiệt hại quân sự tồi tệ nhất của Ý kể từ sau Thế chiến thứ Hai.
Ngày thứ Ba đã được tuyên bố là ngày quốc tang tại Ý, và các cửa hàng sẽ đóng cửa 15 phút để mặc niệm.
Các nhà trường và công sở cũng sẽ dừng khoảng 10 phút để mặc niệm, và các đài truyền hình thông báo sẽ không quảng cáo vào ngày này. (BBC)