Dù không nói ra công khai nhưng những người trong liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu muốn rút ra khỏi Iraq trước cuối năm nay.
Nhưng điều đó có vẻ không thực tế trước tình trạng bạo động gia tăng và tiến trình chuyển đổi chính trị đang gặp bế tắc.
Hội đồng lâm thời do liên quân thành lập từ tháng Bảy có từ nay đến giữa tháng sau để lên thời gian biểu cho việc soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu cử.
Nhưng các bên dường như đang nhanh chóng mất đi sự kiên nhẫn.
Ngoại trưởng Pháp, Dominique de Villepin nói muốn ngăn chặn bạo động thì cách duy nhất là phải nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho người Iraq.
"Dĩ nhiên có một số người Mỹ đang có mặt tại Iraq muốn tiếp tục ở lại. Ngôn ngữ thông thường của các thế lực chiếm đóng trên thế giới là 'chúng tôi cần thêm ít thời gian nữa'. Nhưng đáng buồn là ngày nay thêm thời gian tức thêm người bị thiệt mạng."
Người dân Iraq muốn biết chừng nào thì liên quân rút đi. Họ cũng muốn thấy có một cơ cấu mang nhiều tính đại diện hơn là Hội đồng lâm thời hiện nay.
Do vậy có vẻ người ta đang tìm cách nhanh chóng thành lập một chính phủ lâm thời. Chủ tịch của Hội đồng lâm thời, Jalal Talabali là một trong những người ủng hộ ý kiến này.
Nhưng câu hỏi lớn hiện nay là chính quyền lâm thời đó có thông qua bầu cử hay không. (BBC)
Nhưng điều đó có vẻ không thực tế trước tình trạng bạo động gia tăng và tiến trình chuyển đổi chính trị đang gặp bế tắc.
Hội đồng lâm thời do liên quân thành lập từ tháng Bảy có từ nay đến giữa tháng sau để lên thời gian biểu cho việc soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu cử.
Nhưng các bên dường như đang nhanh chóng mất đi sự kiên nhẫn.
Ngoại trưởng Pháp, Dominique de Villepin nói muốn ngăn chặn bạo động thì cách duy nhất là phải nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho người Iraq.
"Dĩ nhiên có một số người Mỹ đang có mặt tại Iraq muốn tiếp tục ở lại. Ngôn ngữ thông thường của các thế lực chiếm đóng trên thế giới là 'chúng tôi cần thêm ít thời gian nữa'. Nhưng đáng buồn là ngày nay thêm thời gian tức thêm người bị thiệt mạng."
Người dân Iraq muốn biết chừng nào thì liên quân rút đi. Họ cũng muốn thấy có một cơ cấu mang nhiều tính đại diện hơn là Hội đồng lâm thời hiện nay.
Do vậy có vẻ người ta đang tìm cách nhanh chóng thành lập một chính phủ lâm thời. Chủ tịch của Hội đồng lâm thời, Jalal Talabali là một trong những người ủng hộ ý kiến này.
Nhưng câu hỏi lớn hiện nay là chính quyền lâm thời đó có thông qua bầu cử hay không. (BBC)