Thượng viện Hoa kỳ đã thông qua với đa số áp đảo một dự luật đưa ra những biện pháp trừng phạt khắt khe đối với Syria, cáo buộc Damascus đã ủng hộ và xuất khẩu khủng bố.
Dự luật này, vốn cáo buộc Syria là đã tìm cách phát triển vũ khí có khả năng sát hại hàng loạt, dự kiến sẽ được Tổng thống Bush ký thành luật trong vòng vài tuần nữa.
Dự luật này cho Tổng Thống Bush được rộng quyền trừng phạt Syria, từ giới hạn xuất khẩu của Hoa Kỳ và đầu tư kinh doanh cho đến việc áp đặt những giới hạn đi lại đối với các nhà ngoại giao Syria ở Hoa Kỳ.
Số phiếu 89 chống 4, cùng với một vụ bỏ phiếu còn áp đảo hơn nữa ở Hạ Viện hôm tháng rồi, đã tiêu biểu cho lập trường rất là gay gắt của Quốc Hội Hoa Kỳ đối với Syria..
Liên hệ giữa hai quốc gia đã xấu đi nhiều từ mấy tháng nay vì những cáo buộc là Syria có liên hệ với những nhóm quá khích.
Hoa Kỳ cũng cáo buộc là Damas cho phép các thành viên của cựu lãnh tụ Iraq trốn thoát qua ngả biên giới với Syria.
Kể từ khi cuộc chiến kết thúc, Syria đã lại bị cáo buộc thêm là đã không làm đủ để ngăn cản những tay súng ngoại quốc đột nhập Iraq, tham gia vào những cuộc tấn công hầu như liên miên đối với quân đội Mỹ ở Iraq.
Nhưng ảnh hưởng của những lệnh cấm vận này thì không biết sẽ ra sao. Mậu dịch giữa hai quốc gia rất ít, chỉ khoảng 150 triệu đô la một năm. Hơn thế Syria không nhận tí nào viện trợ của Hoa Kỳ.
Thành ra kẻ thua thiệt nhất có lẽ là những công ty Hoa Kỳ vốn gần đây đã nhận những hợp đồng để dò tìm dầu khí cho Syria. (BBC)
Dự luật này, vốn cáo buộc Syria là đã tìm cách phát triển vũ khí có khả năng sát hại hàng loạt, dự kiến sẽ được Tổng thống Bush ký thành luật trong vòng vài tuần nữa.
Dự luật này cho Tổng Thống Bush được rộng quyền trừng phạt Syria, từ giới hạn xuất khẩu của Hoa Kỳ và đầu tư kinh doanh cho đến việc áp đặt những giới hạn đi lại đối với các nhà ngoại giao Syria ở Hoa Kỳ.
Số phiếu 89 chống 4, cùng với một vụ bỏ phiếu còn áp đảo hơn nữa ở Hạ Viện hôm tháng rồi, đã tiêu biểu cho lập trường rất là gay gắt của Quốc Hội Hoa Kỳ đối với Syria..
Liên hệ giữa hai quốc gia đã xấu đi nhiều từ mấy tháng nay vì những cáo buộc là Syria có liên hệ với những nhóm quá khích.
Hoa Kỳ cũng cáo buộc là Damas cho phép các thành viên của cựu lãnh tụ Iraq trốn thoát qua ngả biên giới với Syria.
Kể từ khi cuộc chiến kết thúc, Syria đã lại bị cáo buộc thêm là đã không làm đủ để ngăn cản những tay súng ngoại quốc đột nhập Iraq, tham gia vào những cuộc tấn công hầu như liên miên đối với quân đội Mỹ ở Iraq.
Nhưng ảnh hưởng của những lệnh cấm vận này thì không biết sẽ ra sao. Mậu dịch giữa hai quốc gia rất ít, chỉ khoảng 150 triệu đô la một năm. Hơn thế Syria không nhận tí nào viện trợ của Hoa Kỳ.
Thành ra kẻ thua thiệt nhất có lẽ là những công ty Hoa Kỳ vốn gần đây đã nhận những hợp đồng để dò tìm dầu khí cho Syria. (BBC)