Một cuộc công du ba ngày đến Moscow của thủ tướng Atal Behari Vajpayee, sẽ giúp cho liên hệ hai bên thêm thắm thiết.
Vào tối hôm nay, khi tổng thống Vladimir Putin tiếp đón thủ tướng Vajpayee ở Moscow, đây sẽ là cuộc gặp lần thứ tư giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng chưa đầy một năm.
Đây là dấu hiệu cho thấy hai nước tiếp tục xem trọng tình bạn của nhau ngay cả trong lúc họ đang tìm kiếm các đối tác mới trong một thế giới thời hậu chiến tranh lạnh.
Quan hệ nồng ấm giữa Delhi với Washington và nỗ lực làm hòa với Bắc Kinh đã là những tiến triển chính trong mấy năm qua.
Nhưng Moscow vẫn chiếm một vị trí đặc biệt đối với các nhà hoạch định chính sách ngoại giao của Ấn Độ.
Dĩ nhiên mối quan hệ lịch sử là một lý do, nhưng còn có nhu cầu thực tế. Cả hai nước không chỉ chia sẻ quan điểm chung về những vấn đề như Iraq. Delhi và Moscow cũng chia sẻ các quan tâm và quan điểm thương mại.
Cả hai có chân tại vùng Trung Á và Afghanistan và cùng bị đe dọa vì sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Quan trọng hơn, gần như không có lĩnh vực nào mà Delhi và Moscow lại có xung đột quyền lợi. Ngoài ra, còn phải kể tới quan hệ quân sự. Và còn có tin nói hai nước muốn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Một phái đoàn doanh nghiệp 90 người cũng đi theo thủ tướng Ấn Độ với mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương, mà hiện mới chỉ ở mức 1,4 tỉ đôla. (BBC)
Vào tối hôm nay, khi tổng thống Vladimir Putin tiếp đón thủ tướng Vajpayee ở Moscow, đây sẽ là cuộc gặp lần thứ tư giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng chưa đầy một năm.
Đây là dấu hiệu cho thấy hai nước tiếp tục xem trọng tình bạn của nhau ngay cả trong lúc họ đang tìm kiếm các đối tác mới trong một thế giới thời hậu chiến tranh lạnh.
Quan hệ nồng ấm giữa Delhi với Washington và nỗ lực làm hòa với Bắc Kinh đã là những tiến triển chính trong mấy năm qua.
Nhưng Moscow vẫn chiếm một vị trí đặc biệt đối với các nhà hoạch định chính sách ngoại giao của Ấn Độ.
Dĩ nhiên mối quan hệ lịch sử là một lý do, nhưng còn có nhu cầu thực tế. Cả hai nước không chỉ chia sẻ quan điểm chung về những vấn đề như Iraq. Delhi và Moscow cũng chia sẻ các quan tâm và quan điểm thương mại.
Cả hai có chân tại vùng Trung Á và Afghanistan và cùng bị đe dọa vì sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Quan trọng hơn, gần như không có lĩnh vực nào mà Delhi và Moscow lại có xung đột quyền lợi. Ngoài ra, còn phải kể tới quan hệ quân sự. Và còn có tin nói hai nước muốn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Một phái đoàn doanh nghiệp 90 người cũng đi theo thủ tướng Ấn Độ với mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương, mà hiện mới chỉ ở mức 1,4 tỉ đôla. (BBC)