Các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Brazil về một thoả thuận mậu dịch tự do đã được mô tả là 'tích cực và hữu ích'.
Các cuộc thảo luận hướng tới việc giải quyết những bất đồng của cả hai phía trước cuộc hội nghị thượng đỉnh của 34 nước vào cuối tháng này.
Brazil và Hoa Kỳ đã có nhiều bất đồng về chuyện trợ giá cho nông nghiệp và việc áp dụng mức thuế chống phá giá.
"Thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ", FTAA, dự kiến sẽ được ký vào cuối năm nay.
Cuộc họp tại Washington có bao gồm 16 trong tổng số 34 nước mà Hoa Kỳ muốn họ gia nhập vào FTAA.
Lạc quan
Ngoại trưởng Brazil, Celso Amorim, nói cuộc gặp của ông với đại diện thương mại Mỹ, Robert Zoellick, đã đạt được nhiều tiến bộ.
"Tôi cho rằng bây giờ có cơ sở để lạc quan về một cuộc hội thảo thành công tại Miami", ông Ngoại trưởng Brazil đã nói như thế khi liên hệ tới hội nghị thượng đỉnh gồm 34 nước sắp được diễn ra.
Ông cũng nói thêm rằng cả ông và ông Zoellick đã đưa ra viễn kiến về một khu vực mậu dịch tự do cho 14 nước sẽ có mặt trong cuộc gặp sắp tới.
"Dĩ nhiên, các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết, nhưng cách tiếp cận chung, mà hi vọng với những sự quan sát cần thiết, sẽ giúp chúng tôi tiếp tục đi tới", ông cho biết.
Một quan chức thương mại cao cấp của Mỹ cho biết cuộc gặp gỡ tỏ ra "tích cực và hữu ích", mặc dù việc giải quyết các bất đồng vẫn còn là một vấn đề khó khăn.
Quan chức này nói: "điều đó sẽ là một thách thức, nhưng ngày hôm nay, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều so với hai ngày trước đây, vì giờ đây, tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được một số điều mấu chốt của vấn đề".
Hoa Kỳ muốn thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ phải bao gồm các qui định trong vùng, mà trong đó, có các qui định về chuyện mua bán của chính phủ, đầu tư nước ngoài và mức thuế thấp hơn.
Nhưng Brazil nói họ muốn tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, phải quyết định các chuyện này, mà thay vào đó, muốn tập trung vào chuyện trợ giá nông nghiệp.
Phản đối
Việc tạo ra khu vực FTAA là một trong các mục tiêu kinh tế chính của Tổng thống George Bush.
Nhưng sau những đổ vỡ của các cuộc đàm phán mậu dịch tại Cancun vào tháng Chín vừa qua, các khả năng đạt được một thoả thuận có vẻ càng xa vời hơn.
Brazil là một trong ba nước đang phát triển dẫn đầu, hai nước kia là Ấn Độ và Trung Quốc, đưa ra sự phản đối chống lại Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản tại vòng đàm phán Cancun vừa rồi.
Họ yêu cầu các nước phát triển phải nhanh chóng hơn trong việc dỡ bỏ việc trợ giá nông nghiệp và mức thuế nhập khẩu cao, trước khi họ có thể chấp nhận những vấn đề mới được đưa ra như việc bảo hộ đầu tư hay việc mua bán các loại dịch vụ.
Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, lại tái kêu gọi phải có các qui định công bằng hơn về mậu dịch cho các nước đang phát triển.
Nói chuyện tại Nam Phi trong chặng cuối chuyến thăm châu Phi, ông kêu gọi phải có các "hành động chung" để thúc đẩy các lợi ích và quan tâm của các nước đang phát triển. (BBC)
Các cuộc thảo luận hướng tới việc giải quyết những bất đồng của cả hai phía trước cuộc hội nghị thượng đỉnh của 34 nước vào cuối tháng này.
Brazil và Hoa Kỳ đã có nhiều bất đồng về chuyện trợ giá cho nông nghiệp và việc áp dụng mức thuế chống phá giá.
"Thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ", FTAA, dự kiến sẽ được ký vào cuối năm nay.
Cuộc họp tại Washington có bao gồm 16 trong tổng số 34 nước mà Hoa Kỳ muốn họ gia nhập vào FTAA.
Lạc quan
Ngoại trưởng Brazil, Celso Amorim, nói cuộc gặp của ông với đại diện thương mại Mỹ, Robert Zoellick, đã đạt được nhiều tiến bộ.
"Tôi cho rằng bây giờ có cơ sở để lạc quan về một cuộc hội thảo thành công tại Miami", ông Ngoại trưởng Brazil đã nói như thế khi liên hệ tới hội nghị thượng đỉnh gồm 34 nước sắp được diễn ra.
Ông cũng nói thêm rằng cả ông và ông Zoellick đã đưa ra viễn kiến về một khu vực mậu dịch tự do cho 14 nước sẽ có mặt trong cuộc gặp sắp tới.
"Dĩ nhiên, các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết, nhưng cách tiếp cận chung, mà hi vọng với những sự quan sát cần thiết, sẽ giúp chúng tôi tiếp tục đi tới", ông cho biết.
Một quan chức thương mại cao cấp của Mỹ cho biết cuộc gặp gỡ tỏ ra "tích cực và hữu ích", mặc dù việc giải quyết các bất đồng vẫn còn là một vấn đề khó khăn.
Quan chức này nói: "điều đó sẽ là một thách thức, nhưng ngày hôm nay, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều so với hai ngày trước đây, vì giờ đây, tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được một số điều mấu chốt của vấn đề".
Hoa Kỳ muốn thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ phải bao gồm các qui định trong vùng, mà trong đó, có các qui định về chuyện mua bán của chính phủ, đầu tư nước ngoài và mức thuế thấp hơn.
Nhưng Brazil nói họ muốn tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, phải quyết định các chuyện này, mà thay vào đó, muốn tập trung vào chuyện trợ giá nông nghiệp.
Phản đối
Việc tạo ra khu vực FTAA là một trong các mục tiêu kinh tế chính của Tổng thống George Bush.
Nhưng sau những đổ vỡ của các cuộc đàm phán mậu dịch tại Cancun vào tháng Chín vừa qua, các khả năng đạt được một thoả thuận có vẻ càng xa vời hơn.
Brazil là một trong ba nước đang phát triển dẫn đầu, hai nước kia là Ấn Độ và Trung Quốc, đưa ra sự phản đối chống lại Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản tại vòng đàm phán Cancun vừa rồi.
Họ yêu cầu các nước phát triển phải nhanh chóng hơn trong việc dỡ bỏ việc trợ giá nông nghiệp và mức thuế nhập khẩu cao, trước khi họ có thể chấp nhận những vấn đề mới được đưa ra như việc bảo hộ đầu tư hay việc mua bán các loại dịch vụ.
Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, lại tái kêu gọi phải có các qui định công bằng hơn về mậu dịch cho các nước đang phát triển.
Nói chuyện tại Nam Phi trong chặng cuối chuyến thăm châu Phi, ông kêu gọi phải có các "hành động chung" để thúc đẩy các lợi ích và quan tâm của các nước đang phát triển. (BBC)