Kỹ thuật siêu vi (nano) vừa thiết kế thành công động cơ nhỏ bằng một phần triệu mũi kim.
Các nhà khoa học ở đại học University of California tại Berkeley đã tạo ra được một máy điện siêu nhỏ.
Hai nhà khoa học Alex Zettl và Adam Fennimore đặt được các ổ quay vào một chip bằng chất silicon.
Chip bằng silicon này rộng mỗi chiều 4 millimetres. Còn bản thân động cơ chỉ nhỏ bằng một phần nửa của đơn vị tính ra là một phần mười của một phần nghìn millimetre.
Phần lõi của ổ quay chỉ rộng chừng 400 nanometres, và người ta đặt ở bên ngoài các bộ chuyển điện stators dùng điện cực tạo lực quay cho động cơ.
Nhưng phần quan trọng nhất là lớp ngoài cùng của động cơ bằng chất graphite được xếp nhiều lớp theo hình ống nhưng với cỡ siêu nhỏ.
Hiện vòng quay của động cơ siêu vi này tạo ra được xác định ở tốc độ trên 33 mili giây.
Từ ước mơ đến thực tế
Năm 1959, Richard Feynman đã có bài đặt nền móng cho kỹ thuật nano.
Với viễn cảnh dùng các bộ phận kỹ thuật siêu nhỏ, đo bằng đơn vị nano, người ta hy vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong y khoa, điện tử và hoá học.
Nguyên tắc của công nghệ này là dùng các đơn vị vật chất vô cùng nhỏ bé, về lý thuyết kể cả các nguyên tử, để thiết kế các robot tý hon hay máy tính nhỏ bằng hạt cát để làm việc trong khoa học.
Trong y khoa, người ta hy vọng dùng các robot nhỏ tý bơi được vào trong mạch máu để chuyển các loại thuốc vào cơ thể.
Thậm chí, nếu các robot nhỏ xíu được lập trình để làm việc của nhà giải phẫu thì còn hay hơn nữa.
Động cơ nano nếu được áp dụng vào thực tế, sẽ giúp cho các máy tý hon hoạt động. (BBC)
Các nhà khoa học ở đại học University of California tại Berkeley đã tạo ra được một máy điện siêu nhỏ.
Hai nhà khoa học Alex Zettl và Adam Fennimore đặt được các ổ quay vào một chip bằng chất silicon.
Chip bằng silicon này rộng mỗi chiều 4 millimetres. Còn bản thân động cơ chỉ nhỏ bằng một phần nửa của đơn vị tính ra là một phần mười của một phần nghìn millimetre.
Phần lõi của ổ quay chỉ rộng chừng 400 nanometres, và người ta đặt ở bên ngoài các bộ chuyển điện stators dùng điện cực tạo lực quay cho động cơ.
Nhưng phần quan trọng nhất là lớp ngoài cùng của động cơ bằng chất graphite được xếp nhiều lớp theo hình ống nhưng với cỡ siêu nhỏ.
Hiện vòng quay của động cơ siêu vi này tạo ra được xác định ở tốc độ trên 33 mili giây.
Từ ước mơ đến thực tế
Năm 1959, Richard Feynman đã có bài đặt nền móng cho kỹ thuật nano.
Với viễn cảnh dùng các bộ phận kỹ thuật siêu nhỏ, đo bằng đơn vị nano, người ta hy vọng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong y khoa, điện tử và hoá học.
Nguyên tắc của công nghệ này là dùng các đơn vị vật chất vô cùng nhỏ bé, về lý thuyết kể cả các nguyên tử, để thiết kế các robot tý hon hay máy tính nhỏ bằng hạt cát để làm việc trong khoa học.
Trong y khoa, người ta hy vọng dùng các robot nhỏ tý bơi được vào trong mạch máu để chuyển các loại thuốc vào cơ thể.
Thậm chí, nếu các robot nhỏ xíu được lập trình để làm việc của nhà giải phẫu thì còn hay hơn nữa.
Động cơ nano nếu được áp dụng vào thực tế, sẽ giúp cho các máy tý hon hoạt động. (BBC)