Suy tư về Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo
Để chuẩn bị cho Con Một Người nhập thể mặc lấy xác phàm hầu thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Ít-ra-en làm dân riêng Người và đã thiết lập với họ một giao ước tình yêu và chung thủy vĩnh cửu, mà Người gọi là „hôn ước vĩnh cửu“, tức giao ước hôn nhân muôn đời không đổi thay. Qua miệng sứ ngôn Hô-sê, Thiên Chúa đã phán: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công bình và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa.“ (Hs 2,21-22).
Hôn ước tình yêu và thành tín, hay nói đúng hơn, tình yêu thương vô bờ bến và sự trung thành muôn đời trường tồn của Thiên Chúa dành cho dân riêng Người mà sứ ngôn Hô-sê đã thừa lệnh Chúa phát biểu như trên đây là hình ảnh chân thực, là nền tảng của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo: Yêu thương chân thành và trọn đời thủy chung!
Điều đó muốn khẳng định rằng, đời sống hôn nhân không phải là một thực tại thuần túy thuộc lãnh vực thế tục, nhưng là một thực tại thiêng liêng cao cả, được gắn liền với sự tương quan của Thiên Chúa với nhân loại.
Tình yêu Thiên Chúa thôi thúc chúng ta
Lời thề hứa của Thiên Chúa với dân riêng Ít-ra-en, mà Hô-sê đã thừa lệnh Người viết ra, thật tuyệt vời: Người hứa trung thành với họ đến muôn đời, chứ không hề bỏ họ mà đi, cho dù cuộc đời có thay đổi ra sao đi nữa, dù nếu chẳng may xảy ra những xung đột, bất đồng và cả sự phản bội nữa, thì tình yêu và lòng trung tín của Người vẫn trường tồn. Rất có thể khi họ phản bội lại Người, Thiên Chúa sẽ sửa trị họ, để nhắc nhủ họ quay trở lại với Người, quay lại đường ngay lẽ phải, chứ không phải Người chủ trương trừng trị hay bỏ rơi họ, vì Người là Đấng trung tín và Người không thể tự phản lại chính mình.
Thiên Chúa nói với dân Ít-ra-en: Ngươi có thể hoàn toàn tin tưởng ở Ta, vì Ta không bao giờ bỏ ngươi. Và những gì Người dùng miệng sứ ngôn Hô-sê mà nói ra cho dân Ít-ra-en, thì Người đã thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong con người Đức Giêsu Na-da-rét. Để bày tỏ tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối của Người với nhân loại, qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một Người, Thiên Chúa đã không chút ngần ngại bước đi trên con đường dẫn đưa Người đến khổ đau và chết thảm thương! Thực tại ấy đã quả quyết lời hứa của Chúa „Hỡi con người, Ta sẽ lập với Ngươi một hôn ước vĩnh cửu“ đã hoàn toàn được hiện thực một cách rõ ràng và cụ thể. Quả thật, đối với Thiên Chúa, „hôn ước“ giữa Người và nhân loại không phải là thời gian „trăng mật“ đầy hoan lạc, nhưng là một biểu lộ tình yêu thương vô bờ bến và sự tín trung tuyệt đối của Người đối với họ. Đối với Thiên Chúa, một lần đã thề hứa là mãi mãi trường tồn, dù cho con người luôn phản bội Người!
Cũng tương tự như thế, các người sống bậc hôn nhân Kitô giáo cũng đã long trọng thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa trọn đời yêu thương và trung thành với nhau cho đến chết. Vâng, chỉ sự chết mới có thể xoá bỏ được lời thề hứa hôn nhân Kitô giáo mà thôi, vì qua Bí tích hôn nhân chính Thiên Chúa đã liên kết họ lạivới nhau, mà „những gì Thiên Chúa đã liên kếtt thì loài không có quyền phân ly“. Điều đó muốn khẳng định rằng các người sống bậc vợ chồng cũng phải luôn trung thành với nhau, sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, dù phải đối mặt với các thách đố khắc nghiệt của cuộc sống, với các khác biệt và xung đột, và dĩ nhiên cả sự phản bội nữa. Nhưng đây là một thực tế cực kỳ gai góc và phủ phàng nhất trong cuộc sống hôn nhân, và thường là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ cho đời sống hôn nhân và phá hủy hạnh phúc các gia đình, xô đẩy tất cả những người liên hệ – vợ chồng, cha mẹ và con cái – vào một chuỗi bất hạnh không có điểm dừng.
Tuy nhiên, cái thực tại phủ phàng và bất hạnh ấy không phải là con ngõ cụt một chiều và không lối thoát. Trái lại, một lối thoát khả dĩ vẫn còn đó, vẫn đang chờ đợi những người trong cuộc, đó là tình yêu quảng đại! Vâng, chỉ với tình yêu quảng đại và cái nhìn rộng rãi trên toàn diện cuộc sống, nhất là với đức tin sống động, người ta mới có thể thu nhỏ sự tự ái cá nhân và tìm ra được lối thoát khả dĩ cho các bế tắc trong đời sống hôn nhân và trong đời sống gia đình. Ở đây, hoàn toàn ứng nghiệm câu „không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã tự chết cho người mình yêu!“ Thật vậy, chỉ khi người ta biết can đảm giảm thiểu tối đa cái „sĩ diện“ và cái tự ái cá nhân đầy yêu sách của mình, vâng, chỉ khi người ta biết can đảm tự chết đi một chút cho người mình yêu, hay đã từng yêu, cho hạnh phúc toàn thể gia đình, thì không có gì là bất khả.
Sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh nhất và đặc thù nhất của tình yêu hoàn toàn xã thân và vô vị lợi của Thiên Chúa là nó tác động và gây nên trong ta sự ngưỡng mộ, sự mô phỏng hay sự thực hành theo. Bởi vì Thiên Chúa muôn đời tín trung và sự tín trung của Người là nơi nương tựa, là sự bảo đảm tuyệt đối chắc chắn cho chúng ta: không còn bao giờ sợ bị bỏ rơi nữa. Nhưng sự trung tín ấy cũng đòi chúng ta phải đưa ra áp dụng và thực hành trong cuộc sống mình, là tiếp tục trao ban nó cho người khác. Thiên Chúa đã đong cho chúng ta đấu nào, thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải đong lại cho người khác đấu ấy. Chính Chúa đã dạy: „Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em.“(Ga 15,12b) Và thánh Phaolô cũng đã nhắc lại giới răn tình yêu của Chúa trong thư gửi Cô-lô-xê: „Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.“(Cl 3,13b)
Thế nhưng, tình yêu Thiên Chúa thì vô bờ bến và sự tha thứ của Người thì không giới hạn. Người tha thứ luôn luôn, chứ không chỉ bảy lần mà thôi(x. Mt 18,22) và Người không chỉ tha thứ cho những kẻ phản bội Người – như Phêrô và các Môn đệ khác – nhưng Người còn tha thứ cho cả những kẻ kết án, hành hạ và giết chết Người một cách bất công và vô cớ – như các vị Thương tế, Philatô và các lý hình. Lòng quảng đại và lượng tha thứ vô bờ bến của Chúa được cô đọng lại trong câu nói cuối cùng của Người khi đang bị treo trên thập giá: „Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm.“(Lc 23,34) Nhưng lòng quảng đại và sự tha thứ bao dung của Chúa tựa như ánh sáng: một khi được thắp sáng lên thì tất cả mọi cảnh vật chung quanh đều được chiếu sáng, đều được hưởng chung ánh sáng của nó. Cũng vậy, tình yêu và sự tha thứ của Chúa cũng đòi buộc chúng ta phải tiếp tục trao ban cho những người khác, phải tiếp tục sống quảng đại tha thứ với những người khác. Nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và bền vững trong các lời Người nói và qua các việc Người làm cho chúng ta, chứ Người không hề đổi thay, dù cho hoàn cảnh có thay đổi thế nào đi nữa, thì chúng ta cũng phải vậy, chúng ta cũng phải luôn giữ trọn chữ „tín“ và chữ „trung“ trong mọi tương quan với Người cũng như với đồng loại
Sự chắc chắn khả tín và bền vững trong các tương quan xã hội là một nhân đức Kitô giáo. Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không.“(Mt 5,37) Điều đó muốn khẳng định rằng, nếu người ta dễ dàng phản bội bạn bè, dễ dàng bỏ rơi cha mẹ, vợ/chồng hay con cái là một hành động đi ngược lại nhân đức này của Kitô giáo. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp hay hoàn cảnh hợp lý biện minh cho những thái độ „nới lỏng“ trong các tương quan xã hội ấy, chẳng hạn khi con cái đi kết hôn và thành lập gia đình riêng, thì tất nhiên những liên lạc chặt chẽ giữa họ và cha mẹ sẽ bị giảm thiểu hay có thể bị gián đoạn. Trong trường hợp này, cha mẹ chẳng những cần phải chấp nhận, mà còn phải nỗ lực lo lắng và giúp đỡ con cái trong bước đường tự lập và độc lập ấy. Và đối với tình bằng hữu cũng có thể bị gián đoạn hay cả bị chấm dứt, như trong trường hợp vì sinh kế hay thay đổi chỗ ở xa xôi cách trở, v.v…khiến người ta không còn điều kiện để liên lạc với nhau nữa.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân: Luôn có Chúa cùng đồng hành
Ngoại trừ trường hợp „đốt giai đoạn“ của những „cú sét ái tình“, con đường đi tới hôn nhân thường cũng được bắt đầu tương tự như tình bằng hữu: Từ diện mạo và ngoại hình xinh đẹp cho đến thái độ cư xử và cách ăn nói lịch thiệp của một người sẽ gây nên cảm tình, sự thích gần gũi, gặp gỡ và trao đổi chuyện trò, v.v… nơi một hay nhiều người khác, và rồi dần dà dẫn tới tình yêu. Sự „mê đắm“ và lòng „xao xuyến giao động“ khi đứng trước một người khác phái là những yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong tương quan giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đó chỉ là những phản ứng khởi đầu thuần túy thuộc cảm tính và dễ qua đi. Người ta có thể so sánh chúng với những con bướm chỉ nhẹ nhàng bay chập chờn trên một bông hoa nào đó và rồi lại vội vàng bay sang một bông hoa khác. Cũng vậy, phút giây mê đắm và xao xuyến giao động ban đầu sẽ chóng qua đi theo dòng thời gian, chẳng hạn khi người ta phải chuyên tâm dồn trí vào những thực tại khắc nghiệt của cuộc sống cụ thể, khi người ta do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy phải sống cách biệt nhau, và „xa mặt thì cách lòng“, hay khi sự chín chắn cá nhân theo tuổi tác tăng dần lên.
Đàng khác, khi lòng mê đắm và xao xuyến giao động mãnh liệt trước một người khác phái – nghĩa là tình yêu đang ở giai đoạn đầu, giai đoàn còn thuần tuý cảm tính – rất có thể đưa đến những „cuộc tình“ phiêu lưu nguy hiểm mà điểm dừng cuối cùng rất có thể là sự thất vọng chán chường và đau khổ tuyệt vọng, nếu không được lý trí hướng dẫn và không có tình yêu chân chính đi kèm theo, tức một tình yêu hội đủ hai yếu tố cơ bản là sự thủy chung và trách nhiệm. Dĩ nhiên những người trong cuộc, tức những người đang yêu say đắm, thường lại có những cảm nhận mang tính cách chủ quan. Họ xác tín mình được sinh ra là để cho nhau và vì nhau. Họ đinh ninh rằng mỗi người trong họ thực sự là một nửa của người kia. Nhưng rồi khi phải đối mặt với những thực tại phủ phàng của cuộc sống cụ thể hằng ngày, khi tiếng nói của con tim phải nhường chỗ cho tiếng nói của lý trí, bấy giờ từng góc cạnh của mối quan hệ ấy sẽ được đem ra phân tích mổ xẻ và được loại trừ dần hết những yếu tố phụ thuộc, cho tới khi mối quan hệ thuần túy do cảm tính tạo nên cũng tan biến.
Nhưng những hiện tượng tâm lý này không được phép có mặt trong cuộc sống hôn nhân nói chung và cuộc sống hôn nhân Kitô giáo nói riêng, vì tình yêu hôn nhân Kitô giáo không chỉ đặt nền tảng trên cảm tính thuần túy, nhưng trước hết, được xây dựng trên nền tảng phán đoán và chấp thuận của lý trí sau những chuỗi dài tìm hiểu, bàn hỏi và cân nhắc kỹ càng, nhất là nó được xây dựng trên nền tảng chắc chắn của đức tin, nên chỉ có sự chết mới có thể chia cắt được. Nói cách khác, được đức tin hướng dẫn và soi sáng, các người sống bậc vợ chồng Kitô giáo cũng có thể sống tin tưởng vào nhau hoàn toàn như họ sống tín thác vào Thiên Chúa vậy.
Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra: Nội dung và mục đích của hôn nhân Kitô giáo là gì để nó có thể bền vững và trường tồn cho tới chết?
Chính gương sống cụ thể của tất cả những cặp vợ chồng và những gia đình sống gắn bó mật thiết với đức tin Kitô giáo của mình là một minh chứng hùng hồn và sống động khẳng định rằng lý tưởng tồn tại vĩnh cửu và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo hoàn toàn là một thực tại khả thi, chứ không phải là một ảo tưởng. Dĩ nhiên điều ấy không muốn phủ nhận thực trạng cụ thể là đã không thiếu các hôn nhân nói chung và các hôn nhân Kitô giáo nói riêng bị đổ vỡ. Phải chăng ngày nay đời sống hôn nhân dễ dàng bị đổ vỡ là do các cặp vợ chồng thường có một cuộc sống độc lập và ít lệ thuộc vào nhau, nhất là trong lãnh vực kinh tế, và tiếp đến, là do các phương diện thế tục đã chiếm ưu thế trong cuộc sống của họ, khiến cho đức tin Kitô giáo của họ bị sao nhãng hay bị rơi vào quên lảng?
Rất có thể những yếu tố ấy đã thực sự đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong những đổ vỡ của các gia đình. Do đó, ở đây chúng ta thử đi tìm một nguyên nhân khác đã giúp các cuộc sống hôn nhân và gia đình thành công và hạnh phúc, đó chính là sự tương quan sống động của các đương sự với Thiên Chúa. Chính cuộc sống đức tin Kitô giáo, tức cuộc sống tiếp cận với Thiên Chúa qua các kinh nguyện hằng ngày và qua sự thực hành tinh thần công bình bác ái của Tin Mừng, mới là yếu tố quyết định giúp con người biết tổ chức cho mình một cuộc sống hạnh phúc và an lành, chứ không phải các yếu tố thuần tuý xã hội và kinh tế mà thôi. Ở điểm này, chúng ta cần tìm hiểu bản chất chính của hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo, tức tính chất Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân không gì khác hơn là các đôi vợ chồng và các gia đình của họ luôn có Thiên Chúa cùng đồng hành và phù trợ họ trong cuộc sống. Vâng, các hôn nhân Kitô giáo không hề lẻ loi cô độc một mình, họ luôn có Chúa bên cạnh, dĩ nhiên không phải để sống thay hay làm thay các bổn phận của họ trong bậc đôi lứa, nhưng là để trợ giúp họ chu toàn các bổn phận ấy của mình bằng các ân sủng của người.
Bởi vậy, điều kiện tất yếu ở đây là người ta cần phải luôn thực thi, gìn giữ và thăng tiến các tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa cũng như với đồng loại trong cuộc sống xã hội. Cuộc sống lứa đôi và gia đình sẽ thành công và hạnh phúc hay thất bại và bất hạnh đều tùy thuộc các tương quan ấy.
Nhưng đối với nhiều người trong thời đại tân tiến ngày nay sự thực hành và bảo tồn mối tương quan tốt đẹp với những người khác tuy khó nhưng tương đối còn khả thi hơn là đối với Thiên Chúa bội phần, vì Thiên Chúa không hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt trước mắt họ như một người bạn thân. Chúng ta chỉ gặp gỡ được Người trong đức tin sống động, đặc biệt trong Phép Thánh Thể, trong đó Người hiện diện một cách cụ thể. Qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một yêu dấu của Người, chúng ta biết được rằng Thiên Chúa luôn hiện diện ở giữa chúng ta và chỉ vì Người yêu thương ta. Chính Đức Giêsu đã mặc khải chân lý ấy cho chúng ta, chân lý: Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương ta hơn bất cứ một người trần gian nào có thể thương yêu ta!
Một thực tại khác chúng ta cũng cần ghi nhận là đặc biệt các thế hệ trẻ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận được sự hiện diện cần thiết của Thiên Chúa trong đời sống của họ, vì một số lớn trong họ đã không có được một môi trường sống thuận lợi hay sự may mắn để học hỏi phải tổ chức một mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa như thế nào. Những thanh thiếu niên này thường được sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình thiếu giáo dục đầy đủ về tôn giáo. Các cha mẹ của họ thường chỉ nhấn mạnh và đặt nặng vấn đề bạn bè và hôn nhân của con cái thuần tuý thuộc lãnh vực kinh tế và xã hội, còn vấn đề thuộc lãnh vực tôn giáo thì rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là bị coi thường và đánh giá thấp. Vì thế, các thế hệ trẻ ấy thật khó lòng để cảm nhận được các thực tại thiêng liêng và vô hình, nhưng lại rất gần gũi và quan trọng mang tính cách quyết định đối với sự thành công và sự hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ, sự cảm nhận: Chúng ta có Chúa cùng đồng hành trong cuộc sống!
Tổ chức các khóa chuẩn bị hôn nhân là điều tối cần
Chính hoàn cảnh sống bất thuận lợi và khó khăn thuộc lãnh vực tôn giáo và đức tin của các thế hệ trẻ ngày nay đã đòi hỏi Giáo Hội không có giải pháp thực dụng và cần thiết nào khác ngoài việc tổ chức các khóa huấn luyện và chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ đang dọn mình bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Và như vừa đề cập tới ở trên, tôn giáo và đức tin luôn đóng một vai trò chủ chốt trong đời sống hạnh phúc lứa đôi và gia đình, nên trong các khóa chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội vấn đề tương quan tốt đẹp giữa hôn nhân và Thiên Chúa cần phải được đặt làm trọng tâm, dĩ nhiên người ta cũng không được coi thường các vấn đề thuộc các lãnh vực xã hội, bạn bè, sức khỏe hay bổn phận giáo dục con cái.
Trong phạm vi thuộc chủ đề này, chúng ta có thể trích những lời phát biểu rất chí lý của Đức TGM Wolfgang Haas, Giám Mục thủ đô Vaduz của tiểu quốc Lichtenstein nằm trong biên giới Thụy Sĩ, được phổ biết trong Thư Chung dịp Mùa Chay 2012 của ngài: „Đối với các Kitô hữu thì vấn đề tự bản chất của nó đương nhiên phải được hiểu là họ cũng cần phải liên kết sự chuẩn bị cá nhân cho đời sống hôn nhân của họ với kinh nguyện và với những trợ giúp phần thiêng liêng, nhờ đó các đôi tân hôn sẽ ý thức được một cách sâu xa sự thánh thiên và sự đẹp đẽ của cuộc sống hôn nhân tương lai của họ. Đặc biệt đối với các đôi tân hôn Công Giáo, điều ấy có nghĩa là họ cần chuẩn bị tâm hồn cho lễ Hôn Phối, một biến cố vô cùng trọng đại của đời họ, bằng việc dọn mình xưng tội và rước lễ một cách cẩn thận. Trước một sự quyết định vô cùng quan trọng như thế, tức bước vào cuộc sống hôn nhân, người ta cần phải sống đời cầu nguyện một cách mãnh liệt hơn nữa cũng như tận dụng tối đa các phương tiện thánh hóa của Giáo Hội.“
Những lời khuyên bảo quan trọng của Đức TGM Haas dành cho các đôi tân hôn như trên, không chỉ được thực hành trong thời gian chuẩn bị mà còn trong suốt cuộc sống hôn nhân của họ nữa. Cùng nhau siêng năng đọc kinh trong gia đình, tham dự Thánh Lễ và đều đặn lãnh nhận Bí tích Cáo Giải: Tất cả những thực hành đạo đức ấy sẽ gắn bó vợ chồng và cả gia đình lại với nhau, cũng như sẽ gắn bó họ lại với Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa họ. Ngoài ra, các cuộc gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề thiêng liêng với các cha Linh Hướng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống nội tâm của mỗi người cũng như trong đời sống hôn nhân của họ. Tiếp đến, cả những giao lưu và kết bạn với những người cùng chung một đức tin, cùng đồng chí hướng cũng không kém phần quan trọng trong việc củng cố đời sống hôn nhân của chính mình, bởi vì „ai tin thì không lẻ loi một mình“ đúng như lời phát biểu của Đức Thánh Cha Bênẹđíctô XVI. Người có đức tin thì không chỉ không cô đơn lẻ loi một mình, vì luôn có Chúa ở cùng, và bên cạnh còn có rất nhiều người khác cũng đang sống đức tin Kitô giáo một cách đầy xác tín và vui vẻ nữa. Qua những tiếp xúc ấy, chúng ta chắc chắn sẽ cảm nhận được rằng cuộc sống đức tin cũng như cuộc hôn nhân của mình được củng cố thêm rất nhiều.
Dấu ấn đời tận hiến trong hôn nhân Kitô giáo
Ở đây chúng ta cũng cần ghi nhận một quan niệm khá chủ quan một chiều đã ăn sâu vào tâm thức dân gian do ảnh hưởng của câu thơ Truyện Kiều gây nên: „Tu là cội phúc tình là dây oan!“ Người ta đã đem hai lối sống „tu“ và „đời“ ấy đối lập với nhau: Một bên thì thanh cao, thiện hảo và đáng quý, còn bên kia lại trần tục, thấp kém và chỉ là món nợ đời mà định mệnh bắt phải gánh chịu mà thôi. Nhưng theo bản chất hai lối sống „tu trì“ và „hôn nhân“, thì tuy khác nhau, nhưng không chống đối hay phủ nhận nhau. Ngược lại, cả hai lối sống ấy cùng hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên rằng, những người được kêu mời sống đời tận hiến tu trì không phải tự nhiên từ trời rơi xuống, mà xuất phát từ các gia đình, từ đời sống hôn nhân. Bởi vậy, cuộc sống hôn nhân và gia đình thánh thiện thực sự là những thửa đất mầu mỡ làm trổ sinh các ơn gọi Linh mục và tu Dòng tốt.
Và ngược lại, đời sống độc thân Linh Mục và tu Dòng là một sự động viên và sự củng cố cụ thể nhất cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa của đời sống các Linh Mục và Tu Sĩ qua các lời khấn của họ thực sự là một sự nâng đỡ to lớn cho các người sống bậc vợ chồng và gia đình, vì các người này cũng theo đuổi cùng một mục đích là mong kiến tạo được một mối tương quan chặt chẽ và tốt đẹp với Chúa.
Một cách cụ thể, đời sống trinh khiết của các Linh Mục và các Tu Sĩ nam nữ là một sự động viên và một sự trợ lực cần thiết cho những người sống bậc vợ chồng luôn giữ trọn được sự chung thủy hôn nhân của mình, không những trong những lúc họ phải tiết dục, phải „kiêng cữ“, như trong trường hợp đau ốm bệnh tật, v.v…, nhưng cả trong cuộc sống bình thường hằng ngày nữa, khi họ phải tự chủ và phải tự kiềm chế những đòi hỏi tự nhiên quá trớn của xác thịt. Vì đời sống hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo là một cuộc sống chung giữa một người nam và một người nữ, được chính Thiên Chúa nối kết và chúc phúc trước sự chứng giám của Giáo Hội. Nhờ thế, cả hai vợ chồng không còn là hai nữa, nhưng đã trở nên „một thân xác“ để trọn đời yêu thương nhau, cùng lo lắng cho nhau, cùng tôn trọng và trung thành với nhau, và nhất là cùng giúp nhau biết tôn thờ và kính sợ Thiên Chúa qua kinh nguyện và qua việc chu toàn các bổn phận của bậc mình, nhất là bổn phận nuôi dạy và giáo dục con cái nên những người tín hữu tốt, nên những công dân hữu ích cho xã hội, chứ không phải một lối sống nhằm tạo điều kiện cho người ta được hoàn toàn tự do thỏa mãn các đòi hỏi thuộc phái tính của mình, đến chỗ coi người bạn đời của mình hầu như là một phương tiện hợp pháp cho sự thỏa mãn ích kỷ ấy.
Qua những trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng tinh thần lời khấn khiết tịnh của đời sống tu trì nâng đỡ cho những người sống bậc vợ chồng gìn giữ và bảo toàn được sự trung thành hôn nhân của mình, khi giúp họ biết định hướng tình yêu hôn nhân của mình theo tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, cũng như tình yêu của con người nói chung và của những bậc tu trì nói riêng đối với Thiên Chúa.
Tình yêu trung thành, bao dung và vô giới hạn của Thiên Chúa đối với con người thôi thúc con người cũng phải đáp trả lại cách tương xứng bằng chính tình yêu của mình. Đó cũng là cách thức cần được áp dụng trong tình yêu hôn nhân. Vâng, tình yêu của vợ chồng trao cho nhau luôn được củng cố bởi tình yêu của Thiên Chúa đối với họ. Mỗi người trong họ cần xác tín rằng, Thiên Chúa yêu thương người bạn đời của tôi cũng bằng chính tình yêu như khi Người yêu tôi. Người đã hết lòng yêu thương tôi và đã thực hiện cho tôi bao điều thiện hảo, cũng vậy, tôi cũng cần phải hết lòng yêu thương và làm cho người bạn đời của tôi những điều thiện hảo như thế.
Đàng khác, khi những người sống đời tu trì luôn ý thức được lý tưởng tận hiến của mình cho Thiên Chúa, cũng có thể nâng đỡ cho những người sống đời hôn nhân và gia đình ý thức được một cách rõ ràng hơn các tương quan của mình với Thiên Chúa và với người bạn đời của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn cảm nhận được rằng, hằng ngày khi bước đi trên con đường hôn nhân, họ luôn có Chúa cùng đồng hành. Hơn nữa, chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Nếu thế, con đường mà cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo bước đi là chính lộ, nên chẳng những các người sống đời hôn nhân gia đình không cần phải lo sợ bị lạc đường nữa, nhưng còn xác tín được rằng con đường họ cùng nhau bước đi chắc chắn sẽ dẫn đưa họ tới hạnh phúc chân thật.
Để chuẩn bị cho Con Một Người nhập thể mặc lấy xác phàm hầu thực hiện công cuộc cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Ít-ra-en làm dân riêng Người và đã thiết lập với họ một giao ước tình yêu và chung thủy vĩnh cửu, mà Người gọi là „hôn ước vĩnh cửu“, tức giao ước hôn nhân muôn đời không đổi thay. Qua miệng sứ ngôn Hô-sê, Thiên Chúa đã phán: „Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công bình và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa.“ (Hs 2,21-22).
Hôn ước tình yêu và thành tín, hay nói đúng hơn, tình yêu thương vô bờ bến và sự trung thành muôn đời trường tồn của Thiên Chúa dành cho dân riêng Người mà sứ ngôn Hô-sê đã thừa lệnh Chúa phát biểu như trên đây là hình ảnh chân thực, là nền tảng của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo: Yêu thương chân thành và trọn đời thủy chung!
Điều đó muốn khẳng định rằng, đời sống hôn nhân không phải là một thực tại thuần túy thuộc lãnh vực thế tục, nhưng là một thực tại thiêng liêng cao cả, được gắn liền với sự tương quan của Thiên Chúa với nhân loại.
Tình yêu Thiên Chúa thôi thúc chúng ta
Lời thề hứa của Thiên Chúa với dân riêng Ít-ra-en, mà Hô-sê đã thừa lệnh Người viết ra, thật tuyệt vời: Người hứa trung thành với họ đến muôn đời, chứ không hề bỏ họ mà đi, cho dù cuộc đời có thay đổi ra sao đi nữa, dù nếu chẳng may xảy ra những xung đột, bất đồng và cả sự phản bội nữa, thì tình yêu và lòng trung tín của Người vẫn trường tồn. Rất có thể khi họ phản bội lại Người, Thiên Chúa sẽ sửa trị họ, để nhắc nhủ họ quay trở lại với Người, quay lại đường ngay lẽ phải, chứ không phải Người chủ trương trừng trị hay bỏ rơi họ, vì Người là Đấng trung tín và Người không thể tự phản lại chính mình.
Thiên Chúa nói với dân Ít-ra-en: Ngươi có thể hoàn toàn tin tưởng ở Ta, vì Ta không bao giờ bỏ ngươi. Và những gì Người dùng miệng sứ ngôn Hô-sê mà nói ra cho dân Ít-ra-en, thì Người đã thực hiện một cách rõ ràng và cụ thể trong con người Đức Giêsu Na-da-rét. Để bày tỏ tình yêu thương và lòng trung thành tuyệt đối của Người với nhân loại, qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một Người, Thiên Chúa đã không chút ngần ngại bước đi trên con đường dẫn đưa Người đến khổ đau và chết thảm thương! Thực tại ấy đã quả quyết lời hứa của Chúa „Hỡi con người, Ta sẽ lập với Ngươi một hôn ước vĩnh cửu“ đã hoàn toàn được hiện thực một cách rõ ràng và cụ thể. Quả thật, đối với Thiên Chúa, „hôn ước“ giữa Người và nhân loại không phải là thời gian „trăng mật“ đầy hoan lạc, nhưng là một biểu lộ tình yêu thương vô bờ bến và sự tín trung tuyệt đối của Người đối với họ. Đối với Thiên Chúa, một lần đã thề hứa là mãi mãi trường tồn, dù cho con người luôn phản bội Người!
Cũng tương tự như thế, các người sống bậc hôn nhân Kitô giáo cũng đã long trọng thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa trọn đời yêu thương và trung thành với nhau cho đến chết. Vâng, chỉ sự chết mới có thể xoá bỏ được lời thề hứa hôn nhân Kitô giáo mà thôi, vì qua Bí tích hôn nhân chính Thiên Chúa đã liên kết họ lạivới nhau, mà „những gì Thiên Chúa đã liên kếtt thì loài không có quyền phân ly“. Điều đó muốn khẳng định rằng các người sống bậc vợ chồng cũng phải luôn trung thành với nhau, sẵn sàng thông cảm và tha thứ cho nhau, dù phải đối mặt với các thách đố khắc nghiệt của cuộc sống, với các khác biệt và xung đột, và dĩ nhiên cả sự phản bội nữa. Nhưng đây là một thực tế cực kỳ gai góc và phủ phàng nhất trong cuộc sống hôn nhân, và thường là nguyên nhân gây nên sự đổ vỡ cho đời sống hôn nhân và phá hủy hạnh phúc các gia đình, xô đẩy tất cả những người liên hệ – vợ chồng, cha mẹ và con cái – vào một chuỗi bất hạnh không có điểm dừng.
Tuy nhiên, cái thực tại phủ phàng và bất hạnh ấy không phải là con ngõ cụt một chiều và không lối thoát. Trái lại, một lối thoát khả dĩ vẫn còn đó, vẫn đang chờ đợi những người trong cuộc, đó là tình yêu quảng đại! Vâng, chỉ với tình yêu quảng đại và cái nhìn rộng rãi trên toàn diện cuộc sống, nhất là với đức tin sống động, người ta mới có thể thu nhỏ sự tự ái cá nhân và tìm ra được lối thoát khả dĩ cho các bế tắc trong đời sống hôn nhân và trong đời sống gia đình. Ở đây, hoàn toàn ứng nghiệm câu „không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã tự chết cho người mình yêu!“ Thật vậy, chỉ khi người ta biết can đảm giảm thiểu tối đa cái „sĩ diện“ và cái tự ái cá nhân đầy yêu sách của mình, vâng, chỉ khi người ta biết can đảm tự chết đi một chút cho người mình yêu, hay đã từng yêu, cho hạnh phúc toàn thể gia đình, thì không có gì là bất khả.
Sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh nhất và đặc thù nhất của tình yêu hoàn toàn xã thân và vô vị lợi của Thiên Chúa là nó tác động và gây nên trong ta sự ngưỡng mộ, sự mô phỏng hay sự thực hành theo. Bởi vì Thiên Chúa muôn đời tín trung và sự tín trung của Người là nơi nương tựa, là sự bảo đảm tuyệt đối chắc chắn cho chúng ta: không còn bao giờ sợ bị bỏ rơi nữa. Nhưng sự trung tín ấy cũng đòi chúng ta phải đưa ra áp dụng và thực hành trong cuộc sống mình, là tiếp tục trao ban nó cho người khác. Thiên Chúa đã đong cho chúng ta đấu nào, thì đến lượt mình, chúng ta cũng phải đong lại cho người khác đấu ấy. Chính Chúa đã dạy: „Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã thương yêu anh em.“(Ga 15,12b) Và thánh Phaolô cũng đã nhắc lại giới răn tình yêu của Chúa trong thư gửi Cô-lô-xê: „Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.“(Cl 3,13b)
Thế nhưng, tình yêu Thiên Chúa thì vô bờ bến và sự tha thứ của Người thì không giới hạn. Người tha thứ luôn luôn, chứ không chỉ bảy lần mà thôi(x. Mt 18,22) và Người không chỉ tha thứ cho những kẻ phản bội Người – như Phêrô và các Môn đệ khác – nhưng Người còn tha thứ cho cả những kẻ kết án, hành hạ và giết chết Người một cách bất công và vô cớ – như các vị Thương tế, Philatô và các lý hình. Lòng quảng đại và lượng tha thứ vô bờ bến của Chúa được cô đọng lại trong câu nói cuối cùng của Người khi đang bị treo trên thập giá: „Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm.“(Lc 23,34) Nhưng lòng quảng đại và sự tha thứ bao dung của Chúa tựa như ánh sáng: một khi được thắp sáng lên thì tất cả mọi cảnh vật chung quanh đều được chiếu sáng, đều được hưởng chung ánh sáng của nó. Cũng vậy, tình yêu và sự tha thứ của Chúa cũng đòi buộc chúng ta phải tiếp tục trao ban cho những người khác, phải tiếp tục sống quảng đại tha thứ với những người khác. Nếu Thiên Chúa là Đấng trung tín và bền vững trong các lời Người nói và qua các việc Người làm cho chúng ta, chứ Người không hề đổi thay, dù cho hoàn cảnh có thay đổi thế nào đi nữa, thì chúng ta cũng phải vậy, chúng ta cũng phải luôn giữ trọn chữ „tín“ và chữ „trung“ trong mọi tương quan với Người cũng như với đồng loại
Sự chắc chắn khả tín và bền vững trong các tương quan xã hội là một nhân đức Kitô giáo. Chính Đức Giêsu cũng đã dạy: „Có thì phải nói có, không thì phải nói không.“(Mt 5,37) Điều đó muốn khẳng định rằng, nếu người ta dễ dàng phản bội bạn bè, dễ dàng bỏ rơi cha mẹ, vợ/chồng hay con cái là một hành động đi ngược lại nhân đức này của Kitô giáo. Dĩ nhiên cũng có những trường hợp hay hoàn cảnh hợp lý biện minh cho những thái độ „nới lỏng“ trong các tương quan xã hội ấy, chẳng hạn khi con cái đi kết hôn và thành lập gia đình riêng, thì tất nhiên những liên lạc chặt chẽ giữa họ và cha mẹ sẽ bị giảm thiểu hay có thể bị gián đoạn. Trong trường hợp này, cha mẹ chẳng những cần phải chấp nhận, mà còn phải nỗ lực lo lắng và giúp đỡ con cái trong bước đường tự lập và độc lập ấy. Và đối với tình bằng hữu cũng có thể bị gián đoạn hay cả bị chấm dứt, như trong trường hợp vì sinh kế hay thay đổi chỗ ở xa xôi cách trở, v.v…khiến người ta không còn điều kiện để liên lạc với nhau nữa.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân: Luôn có Chúa cùng đồng hành
Ngoại trừ trường hợp „đốt giai đoạn“ của những „cú sét ái tình“, con đường đi tới hôn nhân thường cũng được bắt đầu tương tự như tình bằng hữu: Từ diện mạo và ngoại hình xinh đẹp cho đến thái độ cư xử và cách ăn nói lịch thiệp của một người sẽ gây nên cảm tình, sự thích gần gũi, gặp gỡ và trao đổi chuyện trò, v.v… nơi một hay nhiều người khác, và rồi dần dà dẫn tới tình yêu. Sự „mê đắm“ và lòng „xao xuyến giao động“ khi đứng trước một người khác phái là những yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong tương quan giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nhưng đó chỉ là những phản ứng khởi đầu thuần túy thuộc cảm tính và dễ qua đi. Người ta có thể so sánh chúng với những con bướm chỉ nhẹ nhàng bay chập chờn trên một bông hoa nào đó và rồi lại vội vàng bay sang một bông hoa khác. Cũng vậy, phút giây mê đắm và xao xuyến giao động ban đầu sẽ chóng qua đi theo dòng thời gian, chẳng hạn khi người ta phải chuyên tâm dồn trí vào những thực tại khắc nghiệt của cuộc sống cụ thể, khi người ta do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy phải sống cách biệt nhau, và „xa mặt thì cách lòng“, hay khi sự chín chắn cá nhân theo tuổi tác tăng dần lên.
Đàng khác, khi lòng mê đắm và xao xuyến giao động mãnh liệt trước một người khác phái – nghĩa là tình yêu đang ở giai đoạn đầu, giai đoàn còn thuần tuý cảm tính – rất có thể đưa đến những „cuộc tình“ phiêu lưu nguy hiểm mà điểm dừng cuối cùng rất có thể là sự thất vọng chán chường và đau khổ tuyệt vọng, nếu không được lý trí hướng dẫn và không có tình yêu chân chính đi kèm theo, tức một tình yêu hội đủ hai yếu tố cơ bản là sự thủy chung và trách nhiệm. Dĩ nhiên những người trong cuộc, tức những người đang yêu say đắm, thường lại có những cảm nhận mang tính cách chủ quan. Họ xác tín mình được sinh ra là để cho nhau và vì nhau. Họ đinh ninh rằng mỗi người trong họ thực sự là một nửa của người kia. Nhưng rồi khi phải đối mặt với những thực tại phủ phàng của cuộc sống cụ thể hằng ngày, khi tiếng nói của con tim phải nhường chỗ cho tiếng nói của lý trí, bấy giờ từng góc cạnh của mối quan hệ ấy sẽ được đem ra phân tích mổ xẻ và được loại trừ dần hết những yếu tố phụ thuộc, cho tới khi mối quan hệ thuần túy do cảm tính tạo nên cũng tan biến.
Nhưng những hiện tượng tâm lý này không được phép có mặt trong cuộc sống hôn nhân nói chung và cuộc sống hôn nhân Kitô giáo nói riêng, vì tình yêu hôn nhân Kitô giáo không chỉ đặt nền tảng trên cảm tính thuần túy, nhưng trước hết, được xây dựng trên nền tảng phán đoán và chấp thuận của lý trí sau những chuỗi dài tìm hiểu, bàn hỏi và cân nhắc kỹ càng, nhất là nó được xây dựng trên nền tảng chắc chắn của đức tin, nên chỉ có sự chết mới có thể chia cắt được. Nói cách khác, được đức tin hướng dẫn và soi sáng, các người sống bậc vợ chồng Kitô giáo cũng có thể sống tin tưởng vào nhau hoàn toàn như họ sống tín thác vào Thiên Chúa vậy.
Nhưng ở đây một câu hỏi được đặt ra: Nội dung và mục đích của hôn nhân Kitô giáo là gì để nó có thể bền vững và trường tồn cho tới chết?
Chính gương sống cụ thể của tất cả những cặp vợ chồng và những gia đình sống gắn bó mật thiết với đức tin Kitô giáo của mình là một minh chứng hùng hồn và sống động khẳng định rằng lý tưởng tồn tại vĩnh cửu và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô giáo hoàn toàn là một thực tại khả thi, chứ không phải là một ảo tưởng. Dĩ nhiên điều ấy không muốn phủ nhận thực trạng cụ thể là đã không thiếu các hôn nhân nói chung và các hôn nhân Kitô giáo nói riêng bị đổ vỡ. Phải chăng ngày nay đời sống hôn nhân dễ dàng bị đổ vỡ là do các cặp vợ chồng thường có một cuộc sống độc lập và ít lệ thuộc vào nhau, nhất là trong lãnh vực kinh tế, và tiếp đến, là do các phương diện thế tục đã chiếm ưu thế trong cuộc sống của họ, khiến cho đức tin Kitô giáo của họ bị sao nhãng hay bị rơi vào quên lảng?
Rất có thể những yếu tố ấy đã thực sự đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong những đổ vỡ của các gia đình. Do đó, ở đây chúng ta thử đi tìm một nguyên nhân khác đã giúp các cuộc sống hôn nhân và gia đình thành công và hạnh phúc, đó chính là sự tương quan sống động của các đương sự với Thiên Chúa. Chính cuộc sống đức tin Kitô giáo, tức cuộc sống tiếp cận với Thiên Chúa qua các kinh nguyện hằng ngày và qua sự thực hành tinh thần công bình bác ái của Tin Mừng, mới là yếu tố quyết định giúp con người biết tổ chức cho mình một cuộc sống hạnh phúc và an lành, chứ không phải các yếu tố thuần tuý xã hội và kinh tế mà thôi. Ở điểm này, chúng ta cần tìm hiểu bản chất chính của hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo, tức tính chất Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo.
Tính chất Bí tích Hôn Nhân không gì khác hơn là các đôi vợ chồng và các gia đình của họ luôn có Thiên Chúa cùng đồng hành và phù trợ họ trong cuộc sống. Vâng, các hôn nhân Kitô giáo không hề lẻ loi cô độc một mình, họ luôn có Chúa bên cạnh, dĩ nhiên không phải để sống thay hay làm thay các bổn phận của họ trong bậc đôi lứa, nhưng là để trợ giúp họ chu toàn các bổn phận ấy của mình bằng các ân sủng của người.
Bởi vậy, điều kiện tất yếu ở đây là người ta cần phải luôn thực thi, gìn giữ và thăng tiến các tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa cũng như với đồng loại trong cuộc sống xã hội. Cuộc sống lứa đôi và gia đình sẽ thành công và hạnh phúc hay thất bại và bất hạnh đều tùy thuộc các tương quan ấy.
Nhưng đối với nhiều người trong thời đại tân tiến ngày nay sự thực hành và bảo tồn mối tương quan tốt đẹp với những người khác tuy khó nhưng tương đối còn khả thi hơn là đối với Thiên Chúa bội phần, vì Thiên Chúa không hiện diện cụ thể bằng xương bằng thịt trước mắt họ như một người bạn thân. Chúng ta chỉ gặp gỡ được Người trong đức tin sống động, đặc biệt trong Phép Thánh Thể, trong đó Người hiện diện một cách cụ thể. Qua Đức Giêsu Na-da-rét, Con Một yêu dấu của Người, chúng ta biết được rằng Thiên Chúa luôn hiện diện ở giữa chúng ta và chỉ vì Người yêu thương ta. Chính Đức Giêsu đã mặc khải chân lý ấy cho chúng ta, chân lý: Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương ta hơn bất cứ một người trần gian nào có thể thương yêu ta!
Một thực tại khác chúng ta cũng cần ghi nhận là đặc biệt các thế hệ trẻ ngày nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận được sự hiện diện cần thiết của Thiên Chúa trong đời sống của họ, vì một số lớn trong họ đã không có được một môi trường sống thuận lợi hay sự may mắn để học hỏi phải tổ chức một mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa như thế nào. Những thanh thiếu niên này thường được sinh ra và lớn lên trong một môi trường gia đình thiếu giáo dục đầy đủ về tôn giáo. Các cha mẹ của họ thường chỉ nhấn mạnh và đặt nặng vấn đề bạn bè và hôn nhân của con cái thuần tuý thuộc lãnh vực kinh tế và xã hội, còn vấn đề thuộc lãnh vực tôn giáo thì rất hạn hẹp, nếu không muốn nói là bị coi thường và đánh giá thấp. Vì thế, các thế hệ trẻ ấy thật khó lòng để cảm nhận được các thực tại thiêng liêng và vô hình, nhưng lại rất gần gũi và quan trọng mang tính cách quyết định đối với sự thành công và sự hạnh phúc của cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ, sự cảm nhận: Chúng ta có Chúa cùng đồng hành trong cuộc sống!
Tổ chức các khóa chuẩn bị hôn nhân là điều tối cần
Chính hoàn cảnh sống bất thuận lợi và khó khăn thuộc lãnh vực tôn giáo và đức tin của các thế hệ trẻ ngày nay đã đòi hỏi Giáo Hội không có giải pháp thực dụng và cần thiết nào khác ngoài việc tổ chức các khóa huấn luyện và chuẩn bị hôn nhân cho các bạn trẻ đang dọn mình bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Và như vừa đề cập tới ở trên, tôn giáo và đức tin luôn đóng một vai trò chủ chốt trong đời sống hạnh phúc lứa đôi và gia đình, nên trong các khóa chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội vấn đề tương quan tốt đẹp giữa hôn nhân và Thiên Chúa cần phải được đặt làm trọng tâm, dĩ nhiên người ta cũng không được coi thường các vấn đề thuộc các lãnh vực xã hội, bạn bè, sức khỏe hay bổn phận giáo dục con cái.
Trong phạm vi thuộc chủ đề này, chúng ta có thể trích những lời phát biểu rất chí lý của Đức TGM Wolfgang Haas, Giám Mục thủ đô Vaduz của tiểu quốc Lichtenstein nằm trong biên giới Thụy Sĩ, được phổ biết trong Thư Chung dịp Mùa Chay 2012 của ngài: „Đối với các Kitô hữu thì vấn đề tự bản chất của nó đương nhiên phải được hiểu là họ cũng cần phải liên kết sự chuẩn bị cá nhân cho đời sống hôn nhân của họ với kinh nguyện và với những trợ giúp phần thiêng liêng, nhờ đó các đôi tân hôn sẽ ý thức được một cách sâu xa sự thánh thiên và sự đẹp đẽ của cuộc sống hôn nhân tương lai của họ. Đặc biệt đối với các đôi tân hôn Công Giáo, điều ấy có nghĩa là họ cần chuẩn bị tâm hồn cho lễ Hôn Phối, một biến cố vô cùng trọng đại của đời họ, bằng việc dọn mình xưng tội và rước lễ một cách cẩn thận. Trước một sự quyết định vô cùng quan trọng như thế, tức bước vào cuộc sống hôn nhân, người ta cần phải sống đời cầu nguyện một cách mãnh liệt hơn nữa cũng như tận dụng tối đa các phương tiện thánh hóa của Giáo Hội.“
Những lời khuyên bảo quan trọng của Đức TGM Haas dành cho các đôi tân hôn như trên, không chỉ được thực hành trong thời gian chuẩn bị mà còn trong suốt cuộc sống hôn nhân của họ nữa. Cùng nhau siêng năng đọc kinh trong gia đình, tham dự Thánh Lễ và đều đặn lãnh nhận Bí tích Cáo Giải: Tất cả những thực hành đạo đức ấy sẽ gắn bó vợ chồng và cả gia đình lại với nhau, cũng như sẽ gắn bó họ lại với Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện giữa họ. Ngoài ra, các cuộc gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề thiêng liêng với các cha Linh Hướng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống nội tâm của mỗi người cũng như trong đời sống hôn nhân của họ. Tiếp đến, cả những giao lưu và kết bạn với những người cùng chung một đức tin, cùng đồng chí hướng cũng không kém phần quan trọng trong việc củng cố đời sống hôn nhân của chính mình, bởi vì „ai tin thì không lẻ loi một mình“ đúng như lời phát biểu của Đức Thánh Cha Bênẹđíctô XVI. Người có đức tin thì không chỉ không cô đơn lẻ loi một mình, vì luôn có Chúa ở cùng, và bên cạnh còn có rất nhiều người khác cũng đang sống đức tin Kitô giáo một cách đầy xác tín và vui vẻ nữa. Qua những tiếp xúc ấy, chúng ta chắc chắn sẽ cảm nhận được rằng cuộc sống đức tin cũng như cuộc hôn nhân của mình được củng cố thêm rất nhiều.
Dấu ấn đời tận hiến trong hôn nhân Kitô giáo
Ở đây chúng ta cũng cần ghi nhận một quan niệm khá chủ quan một chiều đã ăn sâu vào tâm thức dân gian do ảnh hưởng của câu thơ Truyện Kiều gây nên: „Tu là cội phúc tình là dây oan!“ Người ta đã đem hai lối sống „tu“ và „đời“ ấy đối lập với nhau: Một bên thì thanh cao, thiện hảo và đáng quý, còn bên kia lại trần tục, thấp kém và chỉ là món nợ đời mà định mệnh bắt phải gánh chịu mà thôi. Nhưng theo bản chất hai lối sống „tu trì“ và „hôn nhân“, thì tuy khác nhau, nhưng không chống đối hay phủ nhận nhau. Ngược lại, cả hai lối sống ấy cùng hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên rằng, những người được kêu mời sống đời tận hiến tu trì không phải tự nhiên từ trời rơi xuống, mà xuất phát từ các gia đình, từ đời sống hôn nhân. Bởi vậy, cuộc sống hôn nhân và gia đình thánh thiện thực sự là những thửa đất mầu mỡ làm trổ sinh các ơn gọi Linh mục và tu Dòng tốt.
Và ngược lại, đời sống độc thân Linh Mục và tu Dòng là một sự động viên và sự củng cố cụ thể nhất cho cuộc sống hôn nhân và gia đình. Sự gắn bó và liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa của đời sống các Linh Mục và Tu Sĩ qua các lời khấn của họ thực sự là một sự nâng đỡ to lớn cho các người sống bậc vợ chồng và gia đình, vì các người này cũng theo đuổi cùng một mục đích là mong kiến tạo được một mối tương quan chặt chẽ và tốt đẹp với Chúa.
Một cách cụ thể, đời sống trinh khiết của các Linh Mục và các Tu Sĩ nam nữ là một sự động viên và một sự trợ lực cần thiết cho những người sống bậc vợ chồng luôn giữ trọn được sự chung thủy hôn nhân của mình, không những trong những lúc họ phải tiết dục, phải „kiêng cữ“, như trong trường hợp đau ốm bệnh tật, v.v…, nhưng cả trong cuộc sống bình thường hằng ngày nữa, khi họ phải tự chủ và phải tự kiềm chế những đòi hỏi tự nhiên quá trớn của xác thịt. Vì đời sống hôn nhân theo quan điểm Kitô giáo là một cuộc sống chung giữa một người nam và một người nữ, được chính Thiên Chúa nối kết và chúc phúc trước sự chứng giám của Giáo Hội. Nhờ thế, cả hai vợ chồng không còn là hai nữa, nhưng đã trở nên „một thân xác“ để trọn đời yêu thương nhau, cùng lo lắng cho nhau, cùng tôn trọng và trung thành với nhau, và nhất là cùng giúp nhau biết tôn thờ và kính sợ Thiên Chúa qua kinh nguyện và qua việc chu toàn các bổn phận của bậc mình, nhất là bổn phận nuôi dạy và giáo dục con cái nên những người tín hữu tốt, nên những công dân hữu ích cho xã hội, chứ không phải một lối sống nhằm tạo điều kiện cho người ta được hoàn toàn tự do thỏa mãn các đòi hỏi thuộc phái tính của mình, đến chỗ coi người bạn đời của mình hầu như là một phương tiện hợp pháp cho sự thỏa mãn ích kỷ ấy.
Qua những trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng tinh thần lời khấn khiết tịnh của đời sống tu trì nâng đỡ cho những người sống bậc vợ chồng gìn giữ và bảo toàn được sự trung thành hôn nhân của mình, khi giúp họ biết định hướng tình yêu hôn nhân của mình theo tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, cũng như tình yêu của con người nói chung và của những bậc tu trì nói riêng đối với Thiên Chúa.
Tình yêu trung thành, bao dung và vô giới hạn của Thiên Chúa đối với con người thôi thúc con người cũng phải đáp trả lại cách tương xứng bằng chính tình yêu của mình. Đó cũng là cách thức cần được áp dụng trong tình yêu hôn nhân. Vâng, tình yêu của vợ chồng trao cho nhau luôn được củng cố bởi tình yêu của Thiên Chúa đối với họ. Mỗi người trong họ cần xác tín rằng, Thiên Chúa yêu thương người bạn đời của tôi cũng bằng chính tình yêu như khi Người yêu tôi. Người đã hết lòng yêu thương tôi và đã thực hiện cho tôi bao điều thiện hảo, cũng vậy, tôi cũng cần phải hết lòng yêu thương và làm cho người bạn đời của tôi những điều thiện hảo như thế.
Đàng khác, khi những người sống đời tu trì luôn ý thức được lý tưởng tận hiến của mình cho Thiên Chúa, cũng có thể nâng đỡ cho những người sống đời hôn nhân và gia đình ý thức được một cách rõ ràng hơn các tương quan của mình với Thiên Chúa và với người bạn đời của mình. Nhờ thế, họ sẽ luôn cảm nhận được rằng, hằng ngày khi bước đi trên con đường hôn nhân, họ luôn có Chúa cùng đồng hành. Hơn nữa, chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Nếu thế, con đường mà cuộc sống hôn nhân và gia đình Kitô giáo bước đi là chính lộ, nên chẳng những các người sống đời hôn nhân gia đình không cần phải lo sợ bị lạc đường nữa, nhưng còn xác tín được rằng con đường họ cùng nhau bước đi chắc chắn sẽ dẫn đưa họ tới hạnh phúc chân thật.