Tiết trời mùa Đông tại Canberra khá lạnh, ban đêm hàn thử biểu thường chỉ ở mức dưới zero, cộng thêm những cơn mưa phùn dai dẳng làm cho người ta cảm thấy lạnh lẽo hơn. Tuy vậy, thánh lễ Chúa Nhật 17-06-2012 lại đông đủ, giáo dân khắp nơi trong Cộng đoàn Công giáo các Thánh Tử đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Canberra-Goulburn tụ về nhà thờ Thánh Tôma Tông đồ, tại Kambah, để hân hoan mừng ngày Thầy Phó tế Xuân Đức (Don Nguyen) giảng lễ lần đầu tiên trong Cộng đoàn. Giây phút chờ đợi, và ngày vui đã đến.
Thánh lễ nhận chức phó tế vĩnh viễn của Thầy Phó tế Đức đã diễn ra rất long trọng tại nhà thờ Chính tòa Canberra vào thứ Sáu, 25-05-2012, do Giám mục phụ tá Patrick P Power chủ phong, với sự tham dự đông đủ các linh mục và phó tế thuộc Tổng Giáo phận Canberra-Goulburn. Mặc dầu lễ truyền chức được cử hành vào tối thứ Sáu, một buổi tối mưa tầm tã, thế mà số giáo dân đến tham dự rất đông.
Thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn đã được minh định ngay từ thời giáo hội sơ khai và được tái phục hồi trong Công đồng Vatican II. Ba nhiệm vụ cốt yếu của phó tế vĩnh viễn là: phục vụ bàn thánh; rao truyền lời Chúa; và thực thi việc bác ái. Phó tế vĩnh viễn có thể làm các bí tích rửa tội, hôn phối, cử hành tang lễ, phụng vụ lời Chúa nhưng không được cử hành bí tích Thánh thể, Giải tội và Xức Dầu Thánh như thiên chức linh mục, phó tế cộng tác với linh mục, phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Đến nay Giáo hội Công giáo Úc có khoảng 49 phó tế vĩnh viễn, một con số rất khiêm tốn so với 13,462 phó tế vĩnh viễn tại Hoa kỳ. Thầy phó tế Đức vinh hạnh là người Úc gốc Việt đầu tiên được lãnh nhận chức phó tế tại Tổng Giáo phận Canberra-Goulburn, và là người gốc Việt thứ hai trên toàn nước Úc được lãnh nhận thánh chức này. Được biết phó tế vĩnh viễn gốc Việt đầu tiên là Thầy Phó tế Trần T. Kỳ, cũng là một cựu thuyền nhân, đến Úc vào năm 1979, sau một chuyến vượt biên hãi hùng, tàu hư máy, trôi dạt và lạc vào hoang đảo một thời gian rất dài, tổng số 37 người đào thoát, chỉ có 22 người sống sót, trong số những người kém may mắn đó, có cả con và em của Thầy Phó tế Kỳ!
Phó tế Nguyễn Xuân Đức thường được biết là Don Nguyen trong sở làm và cộng đoàn người Úc, sinh năm 1959, tại Sàigòn, khi cuộc chiến tại Việt Nam sắp đi vào thời kỳ khốc liệt. Chín năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 xẩy ra cho người dân Miền Nam Việt Nam, và đã cướp đi người cha thân yêu và hai người em ruột trong gia đình. Ôi! Một mất mát quá lớn đã xẩy ra cho một cậu bé mới chín tuổi đời, và đấy cũng là nỗi tang thương cho rất nhiều gia đình trong biến cố kinh hoàng ấy!
Cậu bé Xuân Đức được nuôi dưỡng và thương yêu của người mẹ can đảm và dạt dào tình mẫu tử. Có thể ơn gọi đã nhen nhúm ngay từ thời thơ ấu của cậu. Càng lớn lên, thì cuộc chiến tại Việt Nam càng khốc liệt hơn. Năm 1973, là một thiếu niên, cậu Xuân Đức chính thức theo học tại dòng Lasan, Thủ Đức.
Khi biến cố 30-04-1975 xảy ra cho người dân Miền Nam Việt Nam, cũng giống như các cơ sở tôn giáo khác, nhà dòng Lasan bị tịch thu, các chuẩn sinh, tập sinh và sư huynh phải giải tán về nhà hay sống rải rác trong các Cộng đoàn và một số không ít bị tù đầy. Trong số ấy có cả vị thầy khả kính của Chuẩn sinh Xuân Đức, đó chính là Frère Michel Hồng, và nay là Linh mục Michael Phạm Quang Hồng, đang hướng dẫn đoàn chiên Việt tại Perth, Tây Úc.
Giấc mộng đi tu không thành, trở lại cuộc sống đời thường, cắp sách đến trường như bao nhiêu thanh niên khác. Thế rồi dưới mái sân trường, anh Xuân Đức đã gặp chị Nguyên Anh, hai người cùng vượt biên trên một chiếc tàu và đến Úc vào năm 1981. Sau hai năm lập nghiệp tai Sydney, họ thành hôn và sau đó sinh được hai người con: Angela, 25 tuổi và Vincent, 23 tuổi. Là một công chức thâm niên trong chính quyền Liên bang Úc, và vì nhu cầu công ăn việc làm, anh đã cùng gia đình di chuyển tới sinh sống tại thủ đô Canberra từ năm 2003 đến nay.
Trong thánh lễ nhận chức phó tế vĩnh viễn, hình ảnh gây xúc động nhất cho người tham dự, là khi người lãnh chức phó tế nằm sấp cúi mặt dưới bàn thờ, một cử chỉ khiêm cung, vâng phục và hoàn toàn phó thác vào Chúa Thánh Thần. Trong khi cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh, thì chị Nguyên Anh, người bạn trăm năm của anh, cũng quỳ dưới chân anh. Dường như, chính chị cũng thưa: ‘Vâng, con chấp nhận’ Câu đáp chỉ vỏn vẹn có bốn chữ, nhưng hàm chứa một ý nghĩa cao đẹp. Vâng, từ đây chị chấp nhận hy sinh, gánh vác việc nhà nhiều hơn để anh chu toàn thánh chức và ơn gọi. Khi chính tay chị choàng Khăn và khoác Áo phó tế (Stole and Dalmatic) cho anh, là chị hoàn toàn chấp nhận: từ nay, anh là người trong gia đình, nhưng anh cũng là một thành viên trong cộng đoàn giáo sĩ nữa, chị sẽ hết lòng nâng đỡ và chia xẻ cùng anh. Phải có ơn gọi mãnh liệt, phải có ơn Chúa Thánh Thần, phải cầu nguyện liên lỉ lắm thì mới mạnh dạn dấn thân như vậy! Một cử chỉ tuyệt vời, một gương sáng cho những ai muốn tìm hiểu và đáp lại ơn gọi.
Mọi người tham dự hết sức xúc động khi Thầy phó tế Đức ngỏ lời tri ân trước khi thánh lễ kết thúc. Bằng một giọng Anh ngữ lưu loát, Thầy đã cảm tạ sự ưu ái, lời cầu nguyện của tất cả mọi người và gia đình, đặc biệt sự nâng đỡ và hướng dẫn của các Giám mục, Đức Ông và các Linh mục, trong suốt bốn năm Thần học đầy khó khăn và thử thách. Và nay, Thầy không chỉ là phó tế trong cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Canberra, mà còn là phó tế trong cộng đồng Công giáo chính mạch nữa. Cầu nguyện cho Thầy được tràn đầy ơn Chúa Thánh thần và dồi dào sức khỏe để phục vụ cộng đồng dân Chúa.
Thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn đã được minh định ngay từ thời giáo hội sơ khai và được tái phục hồi trong Công đồng Vatican II. Ba nhiệm vụ cốt yếu của phó tế vĩnh viễn là: phục vụ bàn thánh; rao truyền lời Chúa; và thực thi việc bác ái. Phó tế vĩnh viễn có thể làm các bí tích rửa tội, hôn phối, cử hành tang lễ, phụng vụ lời Chúa nhưng không được cử hành bí tích Thánh thể, Giải tội và Xức Dầu Thánh như thiên chức linh mục, phó tế cộng tác với linh mục, phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Đến nay Giáo hội Công giáo Úc có khoảng 49 phó tế vĩnh viễn, một con số rất khiêm tốn so với 13,462 phó tế vĩnh viễn tại Hoa kỳ. Thầy phó tế Đức vinh hạnh là người Úc gốc Việt đầu tiên được lãnh nhận chức phó tế tại Tổng Giáo phận Canberra-Goulburn, và là người gốc Việt thứ hai trên toàn nước Úc được lãnh nhận thánh chức này. Được biết phó tế vĩnh viễn gốc Việt đầu tiên là Thầy Phó tế Trần T. Kỳ, cũng là một cựu thuyền nhân, đến Úc vào năm 1979, sau một chuyến vượt biên hãi hùng, tàu hư máy, trôi dạt và lạc vào hoang đảo một thời gian rất dài, tổng số 37 người đào thoát, chỉ có 22 người sống sót, trong số những người kém may mắn đó, có cả con và em của Thầy Phó tế Kỳ!
Phó tế Nguyễn Xuân Đức thường được biết là Don Nguyen trong sở làm và cộng đoàn người Úc, sinh năm 1959, tại Sàigòn, khi cuộc chiến tại Việt Nam sắp đi vào thời kỳ khốc liệt. Chín năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 xẩy ra cho người dân Miền Nam Việt Nam, và đã cướp đi người cha thân yêu và hai người em ruột trong gia đình. Ôi! Một mất mát quá lớn đã xẩy ra cho một cậu bé mới chín tuổi đời, và đấy cũng là nỗi tang thương cho rất nhiều gia đình trong biến cố kinh hoàng ấy!
Cậu bé Xuân Đức được nuôi dưỡng và thương yêu của người mẹ can đảm và dạt dào tình mẫu tử. Có thể ơn gọi đã nhen nhúm ngay từ thời thơ ấu của cậu. Càng lớn lên, thì cuộc chiến tại Việt Nam càng khốc liệt hơn. Năm 1973, là một thiếu niên, cậu Xuân Đức chính thức theo học tại dòng Lasan, Thủ Đức.
Khi biến cố 30-04-1975 xảy ra cho người dân Miền Nam Việt Nam, cũng giống như các cơ sở tôn giáo khác, nhà dòng Lasan bị tịch thu, các chuẩn sinh, tập sinh và sư huynh phải giải tán về nhà hay sống rải rác trong các Cộng đoàn và một số không ít bị tù đầy. Trong số ấy có cả vị thầy khả kính của Chuẩn sinh Xuân Đức, đó chính là Frère Michel Hồng, và nay là Linh mục Michael Phạm Quang Hồng, đang hướng dẫn đoàn chiên Việt tại Perth, Tây Úc.
Giấc mộng đi tu không thành, trở lại cuộc sống đời thường, cắp sách đến trường như bao nhiêu thanh niên khác. Thế rồi dưới mái sân trường, anh Xuân Đức đã gặp chị Nguyên Anh, hai người cùng vượt biên trên một chiếc tàu và đến Úc vào năm 1981. Sau hai năm lập nghiệp tai Sydney, họ thành hôn và sau đó sinh được hai người con: Angela, 25 tuổi và Vincent, 23 tuổi. Là một công chức thâm niên trong chính quyền Liên bang Úc, và vì nhu cầu công ăn việc làm, anh đã cùng gia đình di chuyển tới sinh sống tại thủ đô Canberra từ năm 2003 đến nay.
Trong thánh lễ nhận chức phó tế vĩnh viễn, hình ảnh gây xúc động nhất cho người tham dự, là khi người lãnh chức phó tế nằm sấp cúi mặt dưới bàn thờ, một cử chỉ khiêm cung, vâng phục và hoàn toàn phó thác vào Chúa Thánh Thần. Trong khi cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh, thì chị Nguyên Anh, người bạn trăm năm của anh, cũng quỳ dưới chân anh. Dường như, chính chị cũng thưa: ‘Vâng, con chấp nhận’ Câu đáp chỉ vỏn vẹn có bốn chữ, nhưng hàm chứa một ý nghĩa cao đẹp. Vâng, từ đây chị chấp nhận hy sinh, gánh vác việc nhà nhiều hơn để anh chu toàn thánh chức và ơn gọi. Khi chính tay chị choàng Khăn và khoác Áo phó tế (Stole and Dalmatic) cho anh, là chị hoàn toàn chấp nhận: từ nay, anh là người trong gia đình, nhưng anh cũng là một thành viên trong cộng đoàn giáo sĩ nữa, chị sẽ hết lòng nâng đỡ và chia xẻ cùng anh. Phải có ơn gọi mãnh liệt, phải có ơn Chúa Thánh Thần, phải cầu nguyện liên lỉ lắm thì mới mạnh dạn dấn thân như vậy! Một cử chỉ tuyệt vời, một gương sáng cho những ai muốn tìm hiểu và đáp lại ơn gọi.
Mọi người tham dự hết sức xúc động khi Thầy phó tế Đức ngỏ lời tri ân trước khi thánh lễ kết thúc. Bằng một giọng Anh ngữ lưu loát, Thầy đã cảm tạ sự ưu ái, lời cầu nguyện của tất cả mọi người và gia đình, đặc biệt sự nâng đỡ và hướng dẫn của các Giám mục, Đức Ông và các Linh mục, trong suốt bốn năm Thần học đầy khó khăn và thử thách. Và nay, Thầy không chỉ là phó tế trong cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Canberra, mà còn là phó tế trong cộng đồng Công giáo chính mạch nữa. Cầu nguyện cho Thầy được tràn đầy ơn Chúa Thánh thần và dồi dào sức khỏe để phục vụ cộng đồng dân Chúa.