Trong hoàn cảnh Giáo Hội phải đương đầu với tai tiếng lạm dụng tính dục, điều cần thiết như Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ ra trong lá thư gởi toàn thể dân Chúa là chúng ta “phải gần gũi các nạn nhân trong tình liên đới, và hiệp nhất trong lời cầu nguyện và chay tịnh” tạo ra một bầu khí hòa dịu, huynh đệ để cùng nhau giải quyết vấn nạn đang làm điêu đứng Giáo Hội. Tiếc rằng, nhiều người không nghĩ như thế và tung ra những tuyên bố giật gân khiến cho tai tiếng lạm dụng tính dục còn trầm trọng hơn với những hậu quả khôn lường cho sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội.
Dưới đây là bản dịch ra Việt Ngữ toàn văn một bài báo trên Washington Post. Quý vị độc giả hãy tự rút ra kết luận của riêng mình. Kết luận của riêng tôi là phản ứng của phó tế James Garcia đối với Đức Hồng Y Donald Wuerl là quá đáng, và bất kính.
Catholic clergyman in D.C. calls on cardinal to resign – Giáo sĩ Công Giáo tại thủ đô kêu gọi Hồng Y từ chức
Một thành viên trong hàng giáo sĩ Công Giáo tại Washington thường xuất hiện trong các buổi lễ đã đưa ra một tuyên bố đầy kịch tính kêu gọi Đức Hồng Y Donald Wuerl từ chức, đó là cú đánh mới nhất nhắm vào vị Hồng Y đã tơi bời trước những lời chỉ trích.
Phó tế James Garcia, trưởng ban nghi lễ tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Matthêu Tông Đồ của thủ đô, thường đứng bên cạnh Hồng Y Wuerl trong hầu hết các cử hành phụng vụ long trọng trong năm. Nhưng Garcia đã viết trong một bức thư gửi cho Hồng Y Wuerl, và đồng thời công bố trực tuyến hôm thứ Bảy, rằng từ nay về sau anh ta sẽ từ chối phục vụ trong bất kỳ Thánh Lễ nào do Hồng Y Wuerl chủ sự. Các thầy phó tế có lời thề vâng phục giám mục của mình, do đó, đây là một cử chỉ táo bạo.
“Thời hèn nhát và lo cho riêng mình đã vùi sâu trong quá khứ. Những nạn nhân kêu đòi công lý và các tín hữu xứng đáng được có những mục tử không khoan nhượng. Xin lỗi và tháp tùng là rất quan trọng. Nhưng bao nhiêu lời xin lỗi cũng chẳng đủ đâu trừ khi và cho đến khi các giám mục và các giáo sĩ đồng lõa khác bị loại bỏ hoặc từ chức’’ Garcia viết trong bức thư của mình.
Và anh ta đã nói thẳng với Hồng Y Wuerl: “Tôi không thể, trong lương tâm trong sáng của mình, tiếp tục hỗ trợ cá nhân ngài, dù trong tư cách là một thầy trợ tế hay một trưởng ban nghi lễ.”
Kể từ khi bồi thẩm đoàn Pennsylvania công bố một báo cáo điều tra việc lạm dụng trẻ em trong tiểu bang này của hơn 300 linh mục hồi tháng 8 vừa qua, Hồng Y Wuerl – là người lãnh đạo một số linh mục lạm dụng này trong 18 năm làm giám mục tại Pittsburgh trước khi ngài trở thành tổng giám mục Washington - đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức từ nhiều phía. Hàng chục người biểu tình với những biểu ngữ bên ngoài nhà thờ chánh tòa Thánh Matthêu và bên ngoài nơi cư trú của vị Hồng Y. Hơn 40 giáo viên Công Giáo đã không tham dự Thánh lễ khai trường, và tụ tập kêu gọi Hồng Y Wuerl từ chức.
Bức thư của Garcia, được xuất bản trên một blog của một người bạn của Garcia, là Joelle Casteix, một người ủng hộ các nạn nhân lạm dụng tình dục, góp thêm tiếng nói của một thành viên trong hàng giáo sĩ đang làm việc chặt chẽ với Hồng Y Wuerl. Và khi Hồng Y Wuerl đang phải vất vả đối phó với bản báo cáo bồi thẩm đoàn: ngài đã sang Vatican. Tại đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên vị Hồng Y nên hỏi ý kiến các linh mục của ngài liệu ngài có nên yêu cầu Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc từ chức của mình hay không. Sau khi trở về ngài tuyên bố một “mùa chữa lành” kéo dài sáu tuần.
Một tuần trước khi mùa này bắt đầu, Garcia đã tung ra bức thư này trực tuyến.
Các Phó tế là những giáo sĩ được phong chức trong Giáo Hội Công Giáo, như các linh mục, nhưng họ có những nhiệm vụ khác và có thể kết hôn. Họ có thể rửa tội cho trẻ em và chuẩn bị cho các cặp vợ chồng kết hôn. Garcia đã giúp dạy các lớp khai tâm Kitô Giáo cho người lớn, và là trưởng ban nghi lễ, với nhiệm vụ bảo đảm rằng các nghi thức phụng vụ phức tạp nhất trong nhà thờ diễn ra suôn sẻ và trang trọng.
Garcia, là một luật sư tại Arlington đã lập gia đình, bắt đầu theo đuổi chức phó tế vào năm 2009 và trở thành một thầy phó tế vào năm 2013. Anh được bổ nhiệm làm việc tại giáo xứ chánh tòa Thánh Thánh Matthêu Tông Đồ của tổng giáo phận Washington.
Trong các lời thề, các phó tế cam kết vâng lời giám mục của họ. Năm năm trước, trong nghi lễ phong chức, Garcia đã quỳ gối trước mặt Hồng Y Wuerl, và khi vị Hồng Y hỏi câu hỏi truyền thống: “Con có hứa tôn trọng và vâng phục ta và những người kế nhiệm của ta không?” Garcia trả lời: “Thưa có.”
Nhưng Garcia cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tối thứ bảy rằng anh không tin rằng anh đang phá vỡ lời thề của mình bằng cách từ chối tham gia một lần nữa trong các Thánh Lễ do Hồng Y Wuerl cử hành. Anh đã thảo luận về quyết định của mình với cha chánh xứ, và anh tuyên bố sẽ tiếp tục công bố Tin Mừng và thực hiện các nhiệm vụ khác của mình trong các Thánh Lễ không do Hồng Y Wuerl chủ sự. Garcia lý luận rằng Hồng Y Wuerl không ra lệnh cho anh ta phải giúp ngài trong Thánh Lễ, nên việc anh ta từ chối không tham dự vào các Thánh Lễ do Hồng Y Wuerl chủ sự không phải là một hành động bất tuân phục.
Ed McFadden, phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington, từ chối bình luận về lá thư được tung ra đêm thứ bảy.
Garcia nói rằng anh ta biết rằng một số người trong Giáo Hội sẽ không đồng ý với quyết định của anh ta và thậm chí có thể thách thức rằng anh đã chà đạp lên lời thề của một phó tế. Nhưng theo anh ta, các giám mục phải từ chức để Giáo Hội có thể lấy lại thẩm quyền lực luân lý của mình.
“Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cần phải có một mức độ trách nhiệm lớn hơn những gì các ngài đang gánh vác cho đến nay” anh nói.
Dưới đây là bản dịch ra Việt Ngữ toàn văn một bài báo trên Washington Post. Quý vị độc giả hãy tự rút ra kết luận của riêng mình. Kết luận của riêng tôi là phản ứng của phó tế James Garcia đối với Đức Hồng Y Donald Wuerl là quá đáng, và bất kính.
Catholic clergyman in D.C. calls on cardinal to resign – Giáo sĩ Công Giáo tại thủ đô kêu gọi Hồng Y từ chức
Một thành viên trong hàng giáo sĩ Công Giáo tại Washington thường xuất hiện trong các buổi lễ đã đưa ra một tuyên bố đầy kịch tính kêu gọi Đức Hồng Y Donald Wuerl từ chức, đó là cú đánh mới nhất nhắm vào vị Hồng Y đã tơi bời trước những lời chỉ trích.
Phó tế James Garcia, trưởng ban nghi lễ tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Matthêu Tông Đồ của thủ đô, thường đứng bên cạnh Hồng Y Wuerl trong hầu hết các cử hành phụng vụ long trọng trong năm. Nhưng Garcia đã viết trong một bức thư gửi cho Hồng Y Wuerl, và đồng thời công bố trực tuyến hôm thứ Bảy, rằng từ nay về sau anh ta sẽ từ chối phục vụ trong bất kỳ Thánh Lễ nào do Hồng Y Wuerl chủ sự. Các thầy phó tế có lời thề vâng phục giám mục của mình, do đó, đây là một cử chỉ táo bạo.
“Thời hèn nhát và lo cho riêng mình đã vùi sâu trong quá khứ. Những nạn nhân kêu đòi công lý và các tín hữu xứng đáng được có những mục tử không khoan nhượng. Xin lỗi và tháp tùng là rất quan trọng. Nhưng bao nhiêu lời xin lỗi cũng chẳng đủ đâu trừ khi và cho đến khi các giám mục và các giáo sĩ đồng lõa khác bị loại bỏ hoặc từ chức’’ Garcia viết trong bức thư của mình.
Và anh ta đã nói thẳng với Hồng Y Wuerl: “Tôi không thể, trong lương tâm trong sáng của mình, tiếp tục hỗ trợ cá nhân ngài, dù trong tư cách là một thầy trợ tế hay một trưởng ban nghi lễ.”
Kể từ khi bồi thẩm đoàn Pennsylvania công bố một báo cáo điều tra việc lạm dụng trẻ em trong tiểu bang này của hơn 300 linh mục hồi tháng 8 vừa qua, Hồng Y Wuerl – là người lãnh đạo một số linh mục lạm dụng này trong 18 năm làm giám mục tại Pittsburgh trước khi ngài trở thành tổng giám mục Washington - đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức từ nhiều phía. Hàng chục người biểu tình với những biểu ngữ bên ngoài nhà thờ chánh tòa Thánh Matthêu và bên ngoài nơi cư trú của vị Hồng Y. Hơn 40 giáo viên Công Giáo đã không tham dự Thánh lễ khai trường, và tụ tập kêu gọi Hồng Y Wuerl từ chức.
Bức thư của Garcia, được xuất bản trên một blog của một người bạn của Garcia, là Joelle Casteix, một người ủng hộ các nạn nhân lạm dụng tình dục, góp thêm tiếng nói của một thành viên trong hàng giáo sĩ đang làm việc chặt chẽ với Hồng Y Wuerl. Và khi Hồng Y Wuerl đang phải vất vả đối phó với bản báo cáo bồi thẩm đoàn: ngài đã sang Vatican. Tại đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên vị Hồng Y nên hỏi ý kiến các linh mục của ngài liệu ngài có nên yêu cầu Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc từ chức của mình hay không. Sau khi trở về ngài tuyên bố một “mùa chữa lành” kéo dài sáu tuần.
Một tuần trước khi mùa này bắt đầu, Garcia đã tung ra bức thư này trực tuyến.
Các Phó tế là những giáo sĩ được phong chức trong Giáo Hội Công Giáo, như các linh mục, nhưng họ có những nhiệm vụ khác và có thể kết hôn. Họ có thể rửa tội cho trẻ em và chuẩn bị cho các cặp vợ chồng kết hôn. Garcia đã giúp dạy các lớp khai tâm Kitô Giáo cho người lớn, và là trưởng ban nghi lễ, với nhiệm vụ bảo đảm rằng các nghi thức phụng vụ phức tạp nhất trong nhà thờ diễn ra suôn sẻ và trang trọng.
Garcia, là một luật sư tại Arlington đã lập gia đình, bắt đầu theo đuổi chức phó tế vào năm 2009 và trở thành một thầy phó tế vào năm 2013. Anh được bổ nhiệm làm việc tại giáo xứ chánh tòa Thánh Thánh Matthêu Tông Đồ của tổng giáo phận Washington.
Trong các lời thề, các phó tế cam kết vâng lời giám mục của họ. Năm năm trước, trong nghi lễ phong chức, Garcia đã quỳ gối trước mặt Hồng Y Wuerl, và khi vị Hồng Y hỏi câu hỏi truyền thống: “Con có hứa tôn trọng và vâng phục ta và những người kế nhiệm của ta không?” Garcia trả lời: “Thưa có.”
Nhưng Garcia cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tối thứ bảy rằng anh không tin rằng anh đang phá vỡ lời thề của mình bằng cách từ chối tham gia một lần nữa trong các Thánh Lễ do Hồng Y Wuerl cử hành. Anh đã thảo luận về quyết định của mình với cha chánh xứ, và anh tuyên bố sẽ tiếp tục công bố Tin Mừng và thực hiện các nhiệm vụ khác của mình trong các Thánh Lễ không do Hồng Y Wuerl chủ sự. Garcia lý luận rằng Hồng Y Wuerl không ra lệnh cho anh ta phải giúp ngài trong Thánh Lễ, nên việc anh ta từ chối không tham dự vào các Thánh Lễ do Hồng Y Wuerl chủ sự không phải là một hành động bất tuân phục.
Ed McFadden, phát ngôn viên của tổng giáo phận Washington, từ chối bình luận về lá thư được tung ra đêm thứ bảy.
Garcia nói rằng anh ta biết rằng một số người trong Giáo Hội sẽ không đồng ý với quyết định của anh ta và thậm chí có thể thách thức rằng anh đã chà đạp lên lời thề của một phó tế. Nhưng theo anh ta, các giám mục phải từ chức để Giáo Hội có thể lấy lại thẩm quyền lực luân lý của mình.
“Các nhà lãnh đạo Giáo Hội cần phải có một mức độ trách nhiệm lớn hơn những gì các ngài đang gánh vác cho đến nay” anh nói.