Chúa Nhật XXIII Mùa Thường Niên/A
«Ở đâu có hai hay ba người…!»
(Mt 18,15-20)
Sống trong thế giới hôm nay, đặc biệt tại các nước Âu-Mỹ, một điều mà nếu chúng ta để ý quan sát một chút, chúng ta sẽ thấy ngay được khi bước vào các siêu thị lớn, là tại các quày hàng bán thực phẩm, người ta trưng bày mỗi ngày một nhiều các phần ăn cá nhân đã được nấu chín sẵn và chỉ cần mua về và hâm nóng lại trong vài ba phút là có thể dùng được, chứ không cần phải sửa soạn nấu nướng gì cả. Tại sao lại có hiện tượng mới mẻ đó? Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ðức, như Hamburg, Berlin, hay Frankfurt hoặc München, v.v… có hơn một nửa dân số là những người sống độc thân. Chúng ta đang sống trong một thế giới cá nhân, một nơi mà tất cả mọi sự đều xoay quanh một cá nhân riêng biệt, một nơi chỉ có chữ «tôi» là được sử dụng duy nhất: Sự tiến thân của tôi, sự hạnh phúc của tôi, sự bất hạnh của tôi, bảo hiểm nhân thọ của tôi, sự quyết định của tôi, v.v…! Chỉ chữ «tôi» còn hiệu lực, còn chữ «chúng tôi» hoàn toàn trở nên một danh từ xa lạ.
Chủ nghĩa cá nhân của con người ngày nay trên khắp thế giới nói chung và tại Âu-Mỹ nói riêng, đã xâm nhập vào cả lãnh vực tôn giáo nữa. Vì thế, người ta thường nghe nói: «Ðức tin là chuyện riêng tư cá nhân», «mỗi người có tự do riêng», «Ðó là chuyện giữa tôi với Thiên Chúa», «Chuyện đi nhà thờ xem lễ, thì khi nào cần tôi sẽ làm», v.v…!
Ðó là một khuynh hướng hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng Ðức Giêsu. Bởi vì, Tin Mừng luôn đề cao cộng đồng tính. Tính cách cộng đồng tính đó cũng nằm trong cả những phạm vi thuần túy từng cá nhân và sâu kín nhất của từng người: Ðó là tình trạng tội lỗi và việc cầu nguyện.
Trước hết, đối với Ðức Giêsu, tội lỗi không phải là vấn đề cá nhân. Tội lỗi có liên quan đến cả cộng đồng. Tương tự như một ngôi nhà, nếu một vài chiếc cột bị mục nát hay bị hư hại thì không thể vô trách nhiệm bảo rằng đó là chuyện riêng tư của những chiếc cột đó, nhưng là một chuyện có liên quan mật thiết tới sự tồn vong của cả ngôi nhà. Bởi vậy, sự giảng hòa hay làm hòa là một hành động của cộng đoàn. Vì thế, trong tòa cáo giải, vị Linh mục đã nhân danh Giáo Hội, cộng đoàn của những kẻ tin, đọc lời tha tội: «Xin Chúa dùng tác vụ Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an!»
Tiếp đến, sự ghi nhận thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay là vấn đề cầu nguyện chung của các môn đệ. Ðức Giêsu cũng thường đã đề cập đến vấn đề cầu nguyện tư riêng: «Khi con cầu nguyện, thi hãy vào phòng đóng cửa lại» (Mt 6,6). Nhưng ở đây, lời cầu nguyện chung mang một chiều kích và một ý nghĩa đặc biệt. Ðó là lời hứa của Ðức Giêsu: «Ở đâu có ba hay hai người họp nhau lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» (Mt 18,20). Và sau đó khi đã sống lại từ cõi chết, Ðức Giêsu đã khẳng định lại lời hứa đó một cách đầy quả quyết hơn qua sự hiện diện thường xuyên của Người bên cạnh các môn đệ: «Thầy không để các con mồ coi» (Ga 14,18), «Thầy ở với các con mọi ngày cho tới tận thế» (Mt 28,20). Và ở đây, điều đó đã trở thành cụ thể hơn: «Nếu ở dưới đất, hai người trong các con hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho» (Mt 18,19).
Chúng ta biết rằng một điều lệ vẫn luôn có giá trị trong các đền thờ người Do-thái mãi cho đế ngày nay là: nếu có ít nhất mười người đàn ông hiện diện, thì có thể bắt đầu giờ kinh. Còn điều lệ Ðức Giêsu đã đưa ra lại bao dung hơn: «Ở đâu có hai hay ba người …». Nghĩa là số lượng người tham dự giờ kinh không phải là vấn đề chính yếu, và đồng thời cũng không quan trọng, dù là đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ con; người đạo đức hay kẻ khô khan nguội lạnh. Vấn đề cơ bản ở đây là «họ họp nhau lại vì danh Người». Và khi mọi người cùng kêu cầu thánh danh Ðức Giêsu trong khi cầu nguyện; khi họ tiếp tục công bố Tin Mừng của Người; khi họ cử hành Bàn Tiệc Thánh với bánh và rượu để tưởng nhớ đến Người…Bấy giờ Người thực sự hiện diện ở giữa họ. Bấy giờ «Thầy ở giữa họ!»
Ðiều đó quả thật là một mầu nhiệm của cộng đoàn Kitô giáo. Chứ không nhất thiết phải có nhiều lễ nghi. Chứ không tùy thuộc số lượng các cuộc tổ chức và các đoàn thể. Không nhất thiết là tên của cộng đoàn đó thường xuyên được xuất hiện trên các mặt báo chí, v.v…, nhưng vấn đề trọng yếu ở đây là: «Thầy ở giữa họ». Vâng, một cộng đoàn chỉ thực sự là một cộng đoàn Kitô giáo, khi cộng đoàn đó có Ðức Giêsu hiện diện giữa họ và nối kết họ lại với nhau bằng sợi dây đức ái. Cộng đoàn mười một môn đệ của Ðức Giêsu đã sống động trở lại với tất cả niềm hân hoan đầy hy vọng khi Ðấng Phục Sinh đột nhiên hiện diện giữa họ, sống với họ.
Chỉ có hai môn đệ xem ra vẫn còn thất vọng lo âu, khi họ rời bỏ cộng đoàn của mình ở Giê-ru-sa-lem để bước đi trên con đường đất tiến về Em-mau lánh nạn. Nhưng rồi đến lượt họ, họ cũng cảm thấy mình không còn lẻ loi trong sự hoài nghi chán chường nữa, khi họ có được một người cùng đồng hành với mình. Ðó là một người hiểu rõ được đau khổ là gì, có thể mang lại cho họ sự can đảm và giảng giải cho họ hiểu được rõ ràng những gì đã xảy ra trong mấy ngày vừa qua tại Giê-ru-sa-lem. Và họ đã mời Người: «Xin Ngài vui lòng ở lại với chúng tôi!» Và khi cả ba cùng đồng bàn tại một quán trọ ở Em-mau, bấy giờ mắt hai môn đệ mới mở ra khi vị khách cầm bánh, chúc lành, bẻ ra vào trao cho họ.Vậy «ở đâu có hai hay ba người…», cả ở trên con đường đầy sỏi đá của những thất vọng của chúng ta, thì Ðức Giêsu luôn có mặt bên cạnh chúng ta.
Vâng, không chỉ vào các ngày lễ trọng khi nhà thờ đầy người không còn chỗ trống nữa. Không chỉ khi ca đoàn đàn hát hay hoặc khi vị Linh mục giảng lễ lưu loát hấp dẫn. Không chỉ khi các bài Sách Thánh có nội dụng hợp với tâm trạng của con người tôi lúc đó, v.v… thì bấy giờ buổi cầu kinh, giờ cầu nguyện của chúng ta, mới sốt sắng, mới có ý nghĩa và mới có giá trị. Không! Không phải những gì chúng ta làm là quan trọng, nhưng là những gì Thiên Chúa làm.
Bởi vậy, trọng tâm của các Thánh Lễ công giáo, không phải là việc công bố và diễn giải lời Chúa - mặc dầu đó là việc quan trọng -, nhưng là việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể. Như thế, điều có tính cách quyết định ở đây hoàn toàn không do chúng ta thực hiện, nhưng là chúng ta được lãnh nhận.
«Ở đâu có hai hay ba người họp lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» «Ðây là mầu nhiệm đức tin!»
«Ở đâu có hai hay ba người…!»
(Mt 18,15-20)
Sống trong thế giới hôm nay, đặc biệt tại các nước Âu-Mỹ, một điều mà nếu chúng ta để ý quan sát một chút, chúng ta sẽ thấy ngay được khi bước vào các siêu thị lớn, là tại các quày hàng bán thực phẩm, người ta trưng bày mỗi ngày một nhiều các phần ăn cá nhân đã được nấu chín sẵn và chỉ cần mua về và hâm nóng lại trong vài ba phút là có thể dùng được, chứ không cần phải sửa soạn nấu nướng gì cả. Tại sao lại có hiện tượng mới mẻ đó? Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ðức, như Hamburg, Berlin, hay Frankfurt hoặc München, v.v… có hơn một nửa dân số là những người sống độc thân. Chúng ta đang sống trong một thế giới cá nhân, một nơi mà tất cả mọi sự đều xoay quanh một cá nhân riêng biệt, một nơi chỉ có chữ «tôi» là được sử dụng duy nhất: Sự tiến thân của tôi, sự hạnh phúc của tôi, sự bất hạnh của tôi, bảo hiểm nhân thọ của tôi, sự quyết định của tôi, v.v…! Chỉ chữ «tôi» còn hiệu lực, còn chữ «chúng tôi» hoàn toàn trở nên một danh từ xa lạ.
Chủ nghĩa cá nhân của con người ngày nay trên khắp thế giới nói chung và tại Âu-Mỹ nói riêng, đã xâm nhập vào cả lãnh vực tôn giáo nữa. Vì thế, người ta thường nghe nói: «Ðức tin là chuyện riêng tư cá nhân», «mỗi người có tự do riêng», «Ðó là chuyện giữa tôi với Thiên Chúa», «Chuyện đi nhà thờ xem lễ, thì khi nào cần tôi sẽ làm», v.v…!
Ðó là một khuynh hướng hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng Ðức Giêsu. Bởi vì, Tin Mừng luôn đề cao cộng đồng tính. Tính cách cộng đồng tính đó cũng nằm trong cả những phạm vi thuần túy từng cá nhân và sâu kín nhất của từng người: Ðó là tình trạng tội lỗi và việc cầu nguyện.
Trước hết, đối với Ðức Giêsu, tội lỗi không phải là vấn đề cá nhân. Tội lỗi có liên quan đến cả cộng đồng. Tương tự như một ngôi nhà, nếu một vài chiếc cột bị mục nát hay bị hư hại thì không thể vô trách nhiệm bảo rằng đó là chuyện riêng tư của những chiếc cột đó, nhưng là một chuyện có liên quan mật thiết tới sự tồn vong của cả ngôi nhà. Bởi vậy, sự giảng hòa hay làm hòa là một hành động của cộng đoàn. Vì thế, trong tòa cáo giải, vị Linh mục đã nhân danh Giáo Hội, cộng đoàn của những kẻ tin, đọc lời tha tội: «Xin Chúa dùng tác vụ Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an!»
Tiếp đến, sự ghi nhận thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay là vấn đề cầu nguyện chung của các môn đệ. Ðức Giêsu cũng thường đã đề cập đến vấn đề cầu nguyện tư riêng: «Khi con cầu nguyện, thi hãy vào phòng đóng cửa lại» (Mt 6,6). Nhưng ở đây, lời cầu nguyện chung mang một chiều kích và một ý nghĩa đặc biệt. Ðó là lời hứa của Ðức Giêsu: «Ở đâu có ba hay hai người họp nhau lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» (Mt 18,20). Và sau đó khi đã sống lại từ cõi chết, Ðức Giêsu đã khẳng định lại lời hứa đó một cách đầy quả quyết hơn qua sự hiện diện thường xuyên của Người bên cạnh các môn đệ: «Thầy không để các con mồ coi» (Ga 14,18), «Thầy ở với các con mọi ngày cho tới tận thế» (Mt 28,20). Và ở đây, điều đó đã trở thành cụ thể hơn: «Nếu ở dưới đất, hai người trong các con hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho» (Mt 18,19).
Chúng ta biết rằng một điều lệ vẫn luôn có giá trị trong các đền thờ người Do-thái mãi cho đế ngày nay là: nếu có ít nhất mười người đàn ông hiện diện, thì có thể bắt đầu giờ kinh. Còn điều lệ Ðức Giêsu đã đưa ra lại bao dung hơn: «Ở đâu có hai hay ba người …». Nghĩa là số lượng người tham dự giờ kinh không phải là vấn đề chính yếu, và đồng thời cũng không quan trọng, dù là đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ con; người đạo đức hay kẻ khô khan nguội lạnh. Vấn đề cơ bản ở đây là «họ họp nhau lại vì danh Người». Và khi mọi người cùng kêu cầu thánh danh Ðức Giêsu trong khi cầu nguyện; khi họ tiếp tục công bố Tin Mừng của Người; khi họ cử hành Bàn Tiệc Thánh với bánh và rượu để tưởng nhớ đến Người…Bấy giờ Người thực sự hiện diện ở giữa họ. Bấy giờ «Thầy ở giữa họ!»
Ðiều đó quả thật là một mầu nhiệm của cộng đoàn Kitô giáo. Chứ không nhất thiết phải có nhiều lễ nghi. Chứ không tùy thuộc số lượng các cuộc tổ chức và các đoàn thể. Không nhất thiết là tên của cộng đoàn đó thường xuyên được xuất hiện trên các mặt báo chí, v.v…, nhưng vấn đề trọng yếu ở đây là: «Thầy ở giữa họ». Vâng, một cộng đoàn chỉ thực sự là một cộng đoàn Kitô giáo, khi cộng đoàn đó có Ðức Giêsu hiện diện giữa họ và nối kết họ lại với nhau bằng sợi dây đức ái. Cộng đoàn mười một môn đệ của Ðức Giêsu đã sống động trở lại với tất cả niềm hân hoan đầy hy vọng khi Ðấng Phục Sinh đột nhiên hiện diện giữa họ, sống với họ.
Chỉ có hai môn đệ xem ra vẫn còn thất vọng lo âu, khi họ rời bỏ cộng đoàn của mình ở Giê-ru-sa-lem để bước đi trên con đường đất tiến về Em-mau lánh nạn. Nhưng rồi đến lượt họ, họ cũng cảm thấy mình không còn lẻ loi trong sự hoài nghi chán chường nữa, khi họ có được một người cùng đồng hành với mình. Ðó là một người hiểu rõ được đau khổ là gì, có thể mang lại cho họ sự can đảm và giảng giải cho họ hiểu được rõ ràng những gì đã xảy ra trong mấy ngày vừa qua tại Giê-ru-sa-lem. Và họ đã mời Người: «Xin Ngài vui lòng ở lại với chúng tôi!» Và khi cả ba cùng đồng bàn tại một quán trọ ở Em-mau, bấy giờ mắt hai môn đệ mới mở ra khi vị khách cầm bánh, chúc lành, bẻ ra vào trao cho họ.Vậy «ở đâu có hai hay ba người…», cả ở trên con đường đầy sỏi đá của những thất vọng của chúng ta, thì Ðức Giêsu luôn có mặt bên cạnh chúng ta.
Vâng, không chỉ vào các ngày lễ trọng khi nhà thờ đầy người không còn chỗ trống nữa. Không chỉ khi ca đoàn đàn hát hay hoặc khi vị Linh mục giảng lễ lưu loát hấp dẫn. Không chỉ khi các bài Sách Thánh có nội dụng hợp với tâm trạng của con người tôi lúc đó, v.v… thì bấy giờ buổi cầu kinh, giờ cầu nguyện của chúng ta, mới sốt sắng, mới có ý nghĩa và mới có giá trị. Không! Không phải những gì chúng ta làm là quan trọng, nhưng là những gì Thiên Chúa làm.
Bởi vậy, trọng tâm của các Thánh Lễ công giáo, không phải là việc công bố và diễn giải lời Chúa - mặc dầu đó là việc quan trọng -, nhưng là việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể. Như thế, điều có tính cách quyết định ở đây hoàn toàn không do chúng ta thực hiện, nhưng là chúng ta được lãnh nhận.
«Ở đâu có hai hay ba người họp lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» «Ðây là mầu nhiệm đức tin!»