VATICAN - Trưa chúa nhật 20-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 30 ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong số các tín hữu tại Quảng trường, có đông đảo các em chịu phép thêm sức thuộc tổng giáo phận Genova, bắc Italia, và các tín hữu hành hương đến từ nước ngoài.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài diễn giải về ý nghĩa lễ Chúa Lên Trời, rồi đề cập đến Ngày Thế Giới về truyền thông xã hội, trước khi chào thăm các tín hữu Công Giáo Trung Quốc nhân dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, 24-5 sắp tới cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Sau cùng ĐTC lên án cuộc khủng bố trước một trường trung học ở Brindisi nam Italia, sáng hôm thứ bẩy vừa qua, và chia buồn với nạn nhân vụ động đất lúc 4 giờ sàng chúa nhật hôm qua tại miền Emilia Romagna. ĐTC nói:
Anh chị em thân mến
Theo sách Tông Đồ Công vụ, 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu lên trời, nghĩa là trở về cùng Chúa Cha, Đấng đã sai Người xuống trần thế. Tại nhiều nước, mầu nhiệm này được cử hành không phải vào ngày thứ năm vừa qua, nhưng là hôm nay, là chúa nhật sau đó. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự hoàn thành công trình cứu độ đã được khởi sự với việc nhập thể. Sau khi đã dặn dò các môn đệ lần cuối cùng, Chúa Giêsu lên trời (Xc Mc 16,19). Nhưng Người ”không xa lìa thân phận chúng ta” (Xc Kinh Tiền Tụng); thực vậy, trong nhân tính của Người, Người đã đón nhận nhận loại với Người vào trong vòng thân mật với Chúa Cha và qua đó Người tỏ lộ đích điểm sau cùng của cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã từ trời xuống và vì chúng ta Người đã chịu đau khổ, và chịu chết trên thập giá, Người cũng vì chúng ta mà sống lại và lên cùng Chúa Cha, vì thế, Người không còn xa lạ nữa, nhưng là ”Thiên Chúa chúng ta”, là ”Cha chúng ta” (Xc Ga 20,17).
Lễ Thăng Thiên là hành vi cuối cùng trong cuộc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: ”Khi lên trời, Chúa đã mang theo Người các tù nhân” (Ep 4,8). Thánh Lêô Cả giải thích rằng với mầu nhiệm này ”không những sự bất tử của linh hồn được công bố, nhưng cả sự bất tử của thân xác nữa. Thực vậy, ngày hôm nay, không những chúng ta được xác nhận là người sở hữu thiên đàng, nhưng còn được đi sâu vào Chúa Kitô nơi trời cao” (De Ascensione Domini, Tractatus 73, 2.4: CCCL 138 A, 451.453). Vì thế, các môn đệ, khi thấy Thầy mình nâng bổng khỏi mặt đất và đi lên trời cao, họ không buồn bã, nhưng cảm thấy một niềm vui lớn lao và được thúc đẩy công bố chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết (Xc Mc 16,20). Và Chúa phục sinh hoạt động trong họ, ban cho mỗi người một đoàn sủng riêng, để cộng đoàn Kitô, trong toàn bộ, phản ánh sự phong phú hài hòa của Trời Cao. Thánh Phaolô cũng viết: ”Ngài đã ban ơn cho loài người.. người này làm tông đồ, người kia làm ngôn sứ, người khác làm thánh sử tin mừng, và người khác làm mục tử và thầy dạy.. với mục đích xây dựng thân mình Chúa Kitô.. cho đến mức độ viên mãn trong Chúa Kitô” (Ep 4,8.11-13).
Các bạn thân mến, Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng trong Chúa Kitô nhân tính của chúng ta được nâng lên cùng Thiên Chúa; vì thế mỗi lần chúng ta cầu nguyện, đất được nối liền với Trời. Và như trầm hương, khi được đốt lên, tỏa lên cao khói hương dịu dàng, cũng vậy khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, kinh nguyện sốt sắng và tín thác của chúng ta trong Chúa Kitô, cũng vượt qua trời cao và bay đến trước ngai Thiên Chúa, được Ngài lắng nghe và chấp nhận. Trong tác phẩm nổi tiếng của thánh Gioan Thánh Giá, Lên núi Camêlô, chúng ta đọc thấy rằng ”để thấy những ước muốn của tâm hồn chúng ta được thực hiện, thì không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh của kinh nguyện chúng ta trong điều làm cho Chúa đẹp lòng nhất. Như thế, Ngài không chỉ ban cho chúng ta điều chúng ta xin, nghĩa là ơn cứu độ, nhưng cả điều mà Ngài thấy là thích hợp và tốt lành cho chúng ta, dù chúng ta không xin Ngài” (Libro III, cap. 44, 2, Roma 1991, 335).
”Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm những hồng ân trời cao, mà Chúa hứa cho chúng ta, và trở thành những chứng nhân ngày càng đáng tin cậy về đời sống thần linh.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc đến Ngày Thế giới truyền thông xã hội cử hành chúa nhật hôm qua với chủ đề ”Thinh lặng và Lời nói: hành trình rao giảng Tin Mừng”. Ngài nói: ”Thinh lặng là thành phần của việc truyền thông, là nơi ưu tiên để gặp gỡ với Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện để việc truyền thông, dưới mọi hình thức, ngày càng giúp thiết lập với tha nhân một cuộc đối thoại chân thực, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ”.
ĐTC cũng nói rằng ”Thứ năm, 24-5 tới đây là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, Phù Hộ các tín hữu Kitô, được sùng kính đặc biệt tại Đền Thánh Sà Sơn ở Thượng Hải. Chúng ta hãy hiệp nguyện với tất cả các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc, để với lòng khiêm tốn và vui mừng, họ loan báo Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại, trung thành với Giáo Hội và Người Kế Vị Thánh Phêrô và sống hằng ngày hợp với đức tin họ tuyên xưng. Xin Mẹ Maria là Đức Trinh Nữ Tín Trung, nâng đỡ hành trình của các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, làm cho kinh nguyện của họ ngày càng nồng nhiệt và quí giá trước mắt Chúa và làm gia tăng lòng quí mến và sự tham gia của Giáo Hội hoàn vũ vào hành trình của Giáo Hội tại Trung Quốc”.
Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương, ĐTC nhiệt liệt chào mừng hàng ngàn tín hữu thuộc Phong trào bảo vệ sự sống ở Italia, nhóm tại Đại thính đường Phaolô 6. Ngài nói: ”Các bạn thân mến, Phong trào của các bạn ngày càng dấn thân bảo vệ sự sống con người, theo giáo huấn của Giáo Hội. Trong chiều hướng này, anh chị em đã loan báo một sáng kiến mới gọi là ”Một người trong chúng ta” để nâng đỡ phẩm giá và các quyền của mọi người từ lúc mới chịu thai. Tôi khuyến khích anh chị em ngày càng trở thành những chứng nhân và là những người xây dựng nền văn hóa sự sống”.
Trong phần chót của buổi đọc kinh, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến vụ khủng bố sáng thứ bẩy 19-5 vừa qua trước một trường trung học ở thành phố Brindisi làm cho em nữ học sinh tên là Melissa 16 tuổi bị thiệt mạng và một số em khác bị thương. Ngài gọi họ là ”nạn nhân vô tội của một vụ khủng bố hèn nhát”. ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ. Sau cùng, ngài thân ái nghĩ đến dân chúng tại miền Emilia Romagna bắc Italia mới vị động đất vài giờ trước đó làm cho 4 người chết và nhiều người bị thương, thiệt hại vật chất quan trọng. ĐTC nói: ”Tôi gần gũi trong tinh thần với những người bị thử thách vì tai ương này: chúng ta hãy cầu xin lòng từ bi Chúa cho những người đã qua đời và xin ơn an ủi cho những người bị thương”.
Trong số các tín hữu tại Quảng trường, có đông đảo các em chịu phép thêm sức thuộc tổng giáo phận Genova, bắc Italia, và các tín hữu hành hương đến từ nước ngoài.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài diễn giải về ý nghĩa lễ Chúa Lên Trời, rồi đề cập đến Ngày Thế Giới về truyền thông xã hội, trước khi chào thăm các tín hữu Công Giáo Trung Quốc nhân dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, 24-5 sắp tới cũng là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc. Sau cùng ĐTC lên án cuộc khủng bố trước một trường trung học ở Brindisi nam Italia, sáng hôm thứ bẩy vừa qua, và chia buồn với nạn nhân vụ động đất lúc 4 giờ sàng chúa nhật hôm qua tại miền Emilia Romagna. ĐTC nói:
Anh chị em thân mến
Theo sách Tông Đồ Công vụ, 40 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu lên trời, nghĩa là trở về cùng Chúa Cha, Đấng đã sai Người xuống trần thế. Tại nhiều nước, mầu nhiệm này được cử hành không phải vào ngày thứ năm vừa qua, nhưng là hôm nay, là chúa nhật sau đó. Lễ Chúa Thăng Thiên đánh dấu sự hoàn thành công trình cứu độ đã được khởi sự với việc nhập thể. Sau khi đã dặn dò các môn đệ lần cuối cùng, Chúa Giêsu lên trời (Xc Mc 16,19). Nhưng Người ”không xa lìa thân phận chúng ta” (Xc Kinh Tiền Tụng); thực vậy, trong nhân tính của Người, Người đã đón nhận nhận loại với Người vào trong vòng thân mật với Chúa Cha và qua đó Người tỏ lộ đích điểm sau cùng của cuộc lữ hành trần thế của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã từ trời xuống và vì chúng ta Người đã chịu đau khổ, và chịu chết trên thập giá, Người cũng vì chúng ta mà sống lại và lên cùng Chúa Cha, vì thế, Người không còn xa lạ nữa, nhưng là ”Thiên Chúa chúng ta”, là ”Cha chúng ta” (Xc Ga 20,17).
Lễ Thăng Thiên là hành vi cuối cùng trong cuộc giải thoát chúng ta khỏi ách tội lỗi, như thánh Phaolô Tông Đồ đã viết: ”Khi lên trời, Chúa đã mang theo Người các tù nhân” (Ep 4,8). Thánh Lêô Cả giải thích rằng với mầu nhiệm này ”không những sự bất tử của linh hồn được công bố, nhưng cả sự bất tử của thân xác nữa. Thực vậy, ngày hôm nay, không những chúng ta được xác nhận là người sở hữu thiên đàng, nhưng còn được đi sâu vào Chúa Kitô nơi trời cao” (De Ascensione Domini, Tractatus 73, 2.4: CCCL 138 A, 451.453). Vì thế, các môn đệ, khi thấy Thầy mình nâng bổng khỏi mặt đất và đi lên trời cao, họ không buồn bã, nhưng cảm thấy một niềm vui lớn lao và được thúc đẩy công bố chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết (Xc Mc 16,20). Và Chúa phục sinh hoạt động trong họ, ban cho mỗi người một đoàn sủng riêng, để cộng đoàn Kitô, trong toàn bộ, phản ánh sự phong phú hài hòa của Trời Cao. Thánh Phaolô cũng viết: ”Ngài đã ban ơn cho loài người.. người này làm tông đồ, người kia làm ngôn sứ, người khác làm thánh sử tin mừng, và người khác làm mục tử và thầy dạy.. với mục đích xây dựng thân mình Chúa Kitô.. cho đến mức độ viên mãn trong Chúa Kitô” (Ep 4,8.11-13).
Các bạn thân mến, Lễ Thăng Thiên nói với chúng ta rằng trong Chúa Kitô nhân tính của chúng ta được nâng lên cùng Thiên Chúa; vì thế mỗi lần chúng ta cầu nguyện, đất được nối liền với Trời. Và như trầm hương, khi được đốt lên, tỏa lên cao khói hương dịu dàng, cũng vậy khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, kinh nguyện sốt sắng và tín thác của chúng ta trong Chúa Kitô, cũng vượt qua trời cao và bay đến trước ngai Thiên Chúa, được Ngài lắng nghe và chấp nhận. Trong tác phẩm nổi tiếng của thánh Gioan Thánh Giá, Lên núi Camêlô, chúng ta đọc thấy rằng ”để thấy những ước muốn của tâm hồn chúng ta được thực hiện, thì không có cách nào tốt hơn là đặt sức mạnh của kinh nguyện chúng ta trong điều làm cho Chúa đẹp lòng nhất. Như thế, Ngài không chỉ ban cho chúng ta điều chúng ta xin, nghĩa là ơn cứu độ, nhưng cả điều mà Ngài thấy là thích hợp và tốt lành cho chúng ta, dù chúng ta không xin Ngài” (Libro III, cap. 44, 2, Roma 1991, 335).
”Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta chiêm ngắm những hồng ân trời cao, mà Chúa hứa cho chúng ta, và trở thành những chứng nhân ngày càng đáng tin cậy về đời sống thần linh.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nhắc đến Ngày Thế giới truyền thông xã hội cử hành chúa nhật hôm qua với chủ đề ”Thinh lặng và Lời nói: hành trình rao giảng Tin Mừng”. Ngài nói: ”Thinh lặng là thành phần của việc truyền thông, là nơi ưu tiên để gặp gỡ với Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện để việc truyền thông, dưới mọi hình thức, ngày càng giúp thiết lập với tha nhân một cuộc đối thoại chân thực, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ”.
ĐTC cũng nói rằng ”Thứ năm, 24-5 tới đây là ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria, Phù Hộ các tín hữu Kitô, được sùng kính đặc biệt tại Đền Thánh Sà Sơn ở Thượng Hải. Chúng ta hãy hiệp nguyện với tất cả các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc, để với lòng khiêm tốn và vui mừng, họ loan báo Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại, trung thành với Giáo Hội và Người Kế Vị Thánh Phêrô và sống hằng ngày hợp với đức tin họ tuyên xưng. Xin Mẹ Maria là Đức Trinh Nữ Tín Trung, nâng đỡ hành trình của các tín hữu Công Giáo Trung Hoa, làm cho kinh nguyện của họ ngày càng nồng nhiệt và quí giá trước mắt Chúa và làm gia tăng lòng quí mến và sự tham gia của Giáo Hội hoàn vũ vào hành trình của Giáo Hội tại Trung Quốc”.
Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương, ĐTC nhiệt liệt chào mừng hàng ngàn tín hữu thuộc Phong trào bảo vệ sự sống ở Italia, nhóm tại Đại thính đường Phaolô 6. Ngài nói: ”Các bạn thân mến, Phong trào của các bạn ngày càng dấn thân bảo vệ sự sống con người, theo giáo huấn của Giáo Hội. Trong chiều hướng này, anh chị em đã loan báo một sáng kiến mới gọi là ”Một người trong chúng ta” để nâng đỡ phẩm giá và các quyền của mọi người từ lúc mới chịu thai. Tôi khuyến khích anh chị em ngày càng trở thành những chứng nhân và là những người xây dựng nền văn hóa sự sống”.
Trong phần chót của buổi đọc kinh, khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến vụ khủng bố sáng thứ bẩy 19-5 vừa qua trước một trường trung học ở thành phố Brindisi làm cho em nữ học sinh tên là Melissa 16 tuổi bị thiệt mạng và một số em khác bị thương. Ngài gọi họ là ”nạn nhân vô tội của một vụ khủng bố hèn nhát”. ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ. Sau cùng, ngài thân ái nghĩ đến dân chúng tại miền Emilia Romagna bắc Italia mới vị động đất vài giờ trước đó làm cho 4 người chết và nhiều người bị thương, thiệt hại vật chất quan trọng. ĐTC nói: ”Tôi gần gũi trong tinh thần với những người bị thử thách vì tai ương này: chúng ta hãy cầu xin lòng từ bi Chúa cho những người đã qua đời và xin ơn an ủi cho những người bị thương”.