Lễ Lá tại Vatican
Lúc 9 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu Tuần Thánh với nghi thức làm phép lá, rước lá và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, trước sự tham dự của hơn 60 ngàn tín hữu và khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời thoạt đầu bị mây phủ nhưng rồi trở thành nắng đẹp.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 vị Hồng Y, khoảng 30 vị Giám Mục và hơn 150 linh mục và phó tế. Hai vị Hồng Y đi bên cạnh Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Cocopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật và Đức Hồng Y Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về mục vụ di dân và người du mục. Đức Thánh Cha cầm ngành lá dừa màu vàng được kết một cách nghệ thuật. Trong khi đó, ca đoàn Sistina hát bài “Hosana” mô tả cảnh các trẻ em Do thái cầm những ngành Ôliu đi đón rước Chúa.
Sau khi 3 vị phó tế đọc trình thuật Phúc Âm về biến cố của Chúa Giêsu vào Giê-ru-sa-lem cho đến cái chết của Người trên thập giá, Đức Thánh Cha đã giảng trong thánh lễ.
Đức Thánh Cha đã đặt ra câu hỏi "Chúa Giêsu thành Nazareth là ai đối với chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về Đấng Mê-si-a, về Thiên Chúa? Đó là những câu hỏi rất quan trọng mà chúng ta không thể lẩn tránh, ít nhất là trong tuần này khi chúng ta được mời gọi để bước theo Vua của chúng ta là Đấng đã chọn Thánh Giá làm ngai vàng của Ngài. Chúng ta được mời gọi để bước theo một Đấng Mê-si-a đã hứa hẹn với chúng ta, không phải là một thứ hạnh phúc dễ dàng trần thế, nhưng là hạnh phúc của thiên đàng, là những mối phúc thật của thần thánh.Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi lòng mình: chúng ta thật sự kỳ vọng điều gì?
Đức Giáo Hoàng cũng giải thích rằng Chúa Nhật Lễ Lá đưa ra cho chúng ta một lời mời gọi chọn lấy một triển vọng thích hợp cho toàn thể nhân loại, cho những dân tộc hình thành nên thế giới, cho các nền văn hóa và nền văn minh khác nhau.
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận. Vì thế trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã dành một phần để nói với giới trẻ. Ngài nói:
“Các bạn trẻ thân mến đang tụ họp nơi đây. Đây là Ngày đặc biệt của các bạn, ở mọi nơi trên thế giới có Giáo hội hiện diện. Vì thế tôi rất thân ái chào thăm các bạn! Ước gì Chúa nhật lễ lá là một ngày quyết định đối với các bạn, quyết định đón nhận Chúa và tận tình theo Chúa, quyết định biến cuộc Vượt qua, cái chết và sự sống lại của Chúa thành ý nghĩa cuộc sống của các bạn. Đó là một quyết định mang lại niềm vui đích thực, như tôi đã muốn nhắc nhở trong sứ điệp gửi giới trẻ nhân ngày này: “Anh chị em hãy luôn vui tươi trong Chúa” (Pl 4,4), như đã xảy ra với thánh nữ Clara thành Assisi, cách đây 800 năm, đã được gương thánh Phanxicô và các bạn đầu tiên của Người thu hút, chính vào Chúa Nhật lễ lá. Clara đã rời bỏ nhà cha mẹ để hoàn toàn dâng mình cho Chúa lúc mới được 18 tuổi và đã can đảm tin yêu, quyết định theo Chúa, tìm thấy nơi Chúa niềm vui và an bình.
Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha đã chào thăm các tín hữu, nhất là phái đoàn giới trẻ từ Madrid, do Đức Hồng Y Antonio Rouco Varela hướng dẫn, và phái đoàn giới trẻ ở Rio de Janeiro, Brazil, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới, do Đức Tổng Giám Mục Tempesta và Ông Thị trưởng Rio hướng dẫn. Ngài không quên chào thăm các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý, trước khi ban phép lành cho các tín hữu.
Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá: khi chúng ta kỷ niệm việc hoan hô Chúa vào thành Jerusalem, cha hân hoan chào đón tất cả các con, đặc biệt là đông đảo các bạn trẻ đã đến đây để cầu nguyện với cha”.
Được biết đông đảo các sinh viên đã tập trung về Rôma để tham dự diễn đàn Đại Học UNIV 2012 và cử hành Tuần Thánh với Đức Thánh Cha. Đề cập đến những tâm tình phải có trong Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói:
“Trong Tuần Thánh này, cầu xin cho chúng ta một lần nữa biết xúc động trước cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô, quyết tâm chọn một cuộc sống yêu thương và phục vụ anh chị em chúng ta. Xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành trên anh chị em”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha còn dùng xe mui trần tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào mọi người.
Lễ Lá tại Giêrusalem
Trong khi đó tại Jerusalem lúc 7h sáng ngày Chúa Nhật Lễ Lá 1 tháng Tư các tu sĩ dòng Phanxicô và hàng trăm anh chị em tín hữu đã đốt đèn cầy tay cầm các nhành lá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 2h30 chiều đã diễn ra cuộc rước truyền thống Ngày Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đoàn rước, được dẫn đầu bởi Đức Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Giêrusalem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, đã đi từ núi Cây Dầu đến cổ thành Giêrusalem ngang qua vườn Giệtsimani.
Tuần trước 6 người Palestine đã bị quân Do Thái bắn chết trong cuộc biểu tình “Land Day”. Tình trạng an ninh có thể đã làm chùn chân một số khách hành hương. Tuy nhiên, đã có ít nhất 18,000 người tham dự trong cuộc rước này.
An ninh đã được tăng cường nghiêm nhặt vì mùa lễ Phục sinh năm nay trùng vào dịp Lễ Vượt Qua của các tín hữu Do Thái bắt đầu từ buổi chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Bộ Du Lịch Do Thái ước lượng có 125,000 du khách đến Jerusalem trong Tuần Thánh và khoảng 300,000 trong suốt tháng Tư. Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Phục sinh vào ngày 8 tháng Tư, trong khi đó Chính Thống Giáo và các Giáo Hội Đông Phương theo lịch Julian sẽ mừng vào ngày 15 tháng Tư. Các tín hữu Do Thái mừng lễ Vượt Qua từ chiều thứ Sáu 6 tháng Tư.
Ý cầu nguyện trong tháng Tư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Ý cầu nguyện chung của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cho tháng Tư là: "Xin cho nhiều người trẻ có thể nghe thấy tiếng gọi của Chúa Kitô và theo Ngài trong ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến".
Ý truyền giáo trong tháng này là: "Xin cho Chúa Kitô phục sinh trở nên một dấu chỉ của hy vọng nào đó cho những người nam nữ của lục địa châu Phi".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu một chương trình Tuần Thánh bận rộn.
Kết thúc chuyến tông du Mễ Tây Cơ và Cuba, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Ciampino lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày thứ Năm, 29 tháng Ba, sau 10 giờ bay. Chỉ một ngày sau chuyến đi dài này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu ngay một chương trình Tuần Thánh bận rộn. Sáng thứ Sáu 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã tham dự bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay cuối cùng của giáo triều Rôma do cha Cantalamessa thần học gia Phủ Giáo Hoàng trình bày.
Trong nhà nguyện Redemptoris Mater của dinh Tông Tòa, cha Raniero Cantalamessa đã trình bày cách thức để hiểu biết Thiên Chúa của Thánh Grêgôriô thành Nyssa.
Bài giảng của cha Cantalamessa đã tập trung vào các mối quan hệ sâu sắc giữa suy nghĩ của vị Giáo Phụ sống vào thế kỷ thứ tư, và những câu hỏi của nhân loại thời đương đại. Ngài giải thích rằng Thánh Gregôriô đã tìm cách để hiểu biết Thiên Chúa trong bối cảnh của tình hình tôn giáo có nhiều nét giống con người ngày nay: tìm cách đến với kiến thức vượt qua sự vô minh. Bằng cách này, Thánh Gregôriô đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của suy tư thần học về kinh nghiệm thần bí, và vào sự phát triển của khái niệm về nhận thức đức tin theo đó, phần cao nhất của con người, tức là lý trí, không loại trừ việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nói một cách khác người ta không buộc phải lựa chọn giữa đức tin và trí tuệ. "Khi tin," cha nói. Cantalamessa, "con người không từ bỏ lý trí của mình, nhưng thăng hoa nó đến một cái gì đó rất khác biệt. Nó nới rộng các nguồn tài nguyên của lý trí đến cực điểm, cho phép lý trí thực hiện các tác động cao quý nhất của nó.
Lễ giỗ thứ bảy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Ngày 02 Tháng Tư đánh dấu kỷ niệm thứ bảy sự qua đi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Đài phát thanh Vatican đã có sáng kiến phỏng vấn những người có những kỷ niệm sâu sắc với Đức Cố Giáo Hoàng .
Trong số họ là chuyên gia nổi tiếng về Vatican, tác giả và nhà báo Marco Politi, người đã xuất bản một cuốn sách trong năm 2008 có tựa đề “Pope Wojtyla. The adieu”, trong đó ông kể về làn sóng đáng kinh ngạc của cảm xúc, tràn ngập hàng triệu người nam nữ giữa tháng hai và tháng tư năm 2005. Marco Politi, hiện là chủ biên cho tờ nhật báo Ý "Il Fatto Quotidiano".
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng được các phương tiện truyền thông mệnh danh là “vận động viên của Thiên Chúa”, người đã thực hiện nhiều chuyến tông du nhất trong các vị Giáo Hoàng nhưng về cuối đời ngài được mô tả là một nhân vật yếu đuối bệnh hoạn nhưng tượng trưng cho sức mạnh cứu độ của đau khổ và cái chết.
Tòa Thánh bày tỏ thất vọng về việc Việt Nam thu hồi thị thực nhập cảnh của các viên chức Vatican
Việt Nam đã thu hồi thị thực nhập cảnh đã cấp trước đó cho một phái đoàn Vatican đến thăm Việt Nam như là một phần của tiến trình điều tra án phong thánh cho Đức Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận.
Phái đoàn điều tra được Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dự định đến Việt Nam trong thời gian từ 23 tháng Ba đến mùng 9 tháng Tư.
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã từng là giám mục coi sóc Giáo phận Nha Trang từ ngày 13 tháng Tư năm 1967. Sau đó, ngài được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm làm giám mục phụ tá tổng giáo phận Sàigòn vào ngày 24 tháng 4 năm 1975, chỉ vài ngày trước khi thành phố này bị lọt vào tay các lực lượng Bắc Việt.
Ngài đã bị bắt vào ngày 15 tháng 8 năm 1975 và trải qua 13 năm bị giam giữ mà không có bất cứ một phiên tòa xét xử nào. Ngài bị giam giữ tại nhiều nơi khác nhau, cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.
Tháng 4 năm 1990, ngài đến Roma. Trong khi đang điều trị bệnh tại đây, nhà nước Việt Nam tuyên bố không cho ngài được trở lại Việt Nam. Tòa Thánh đã bố trí cho ngài làm thành viên Ủy ban Quốc tế về Di trú và Di dân. Ngày 9 tháng 4 năm 1994, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, thay thế cho Hồng y Y. R. Etchegaray nghỉ hưu.
Ngày 21 tháng 2 năm 2001, Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng y cho ngài với nhà thờ hiệu tòa là Santa Maria della Scala.
Ngày 16 tháng 9 năm 2002, ngài qua đời tại Roma do bệnh ung thư ruột.
Năm năm sau đó, vào ngày 17 tháng 9 năm 2007, Bộ Phong Thánh đã bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước cho ngài và đây cũng là lần đầu tiên một người Việt Nam được khởi sự án phong chân phước mà không phải là Thánh tử đạo.
Theo tiến trình phong thánh thì Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đang ở bậc Tôi tớ Chúa. Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Tòa Thánh ban án lệnh chính thức để vận động thu thập những chứng cứ, tài liệu, tác phẩm liên quan đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, án phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được chính thức khởi sự.
Trong khi đó, nhà nước Cuba đã quyết định Thứ Sáu mồng 6 tháng Tư 2012 ,tức Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là ngày nghỉ lễ chính thức của toàn dân Cuba.
Quyết định này là thể theo lời yêu cầu của ĐGH Bênêđictô XVI khi Ngài hội kiến với Tổng Thống Raul Castro trong ngày thứ Ba 27 tháng Ba vừa qua.
Cơ quan thông tấn nhà nước Cuba cũng cho biết sau này chính quyền sẽ quyết định các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong tương lai có phải là ngày lễ nghỉ chính thức và vĩnh viễn của dân chúng Cuba hay không
Khi ông Fidel Castro thiết lập chế độ cộng sản tại Cuba vào năm 1959, tất cả các ngày lễ quan trọng của Công Giáo đã không còn được coi là ngày lễ nghỉ toàn quốc nữa. Đến năm 1998, Chủ Tịch Fidel Castro đã tái lập ngày lễ Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ chính thức của tòan quốc. Quyết định lịch sử này là do lời yêu cầu của ĐGH Gioan Phaolô II với ông Fidel Castro khi ngài viếng viếng thăm Cuba và nhờ cuộc viếng thăm này, liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Cuba đã được nối lại
Truớc tin chính quyền Cuba nhận ngày thứ Sáu Tuần Thánh là ngày lễ nghỉ, phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi tuyên bố “Đây là một dấu hiệu tích cực”.
Ngài nói thêm “Tòa Thánh hy vọng rằng sự kiện này sẽ khuyến khích nhiều người tham dự các nghi thức tôn giáo và các nghi lễ trong Tuần Thánh trong tương lai. Cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ tiếp tục mang lại những kết quả mong muốn cho Giáo Hội và cho cả dân chúng Cuba”
Trong cuộc viếng thăm Cuba, Đức Thánh Cha đã thúc giục chính quyền đảo quốc này thay đổi và yêu cầu để cho Giáo Hội có vai trò tích cực hơn trong thời gian chuyển đổi.
Ông Raul Castro lên thay thế ôgn Fidel Castro vào năm 2008. Từ đó ông đã đưa ra nhiều biện pháp cải tổ kinh tế và mới đây ông công bố sẽ sa thải 1 triệu nhân viên lam việc cho chính phủ.
Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân khẩn thiết kêu gọi anh chị em giáo dân đừng đóng đinh vào thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Tổng Giám mục Jose Palma là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Phi Luật Tân, và cũng là chủ chăn của tổng giáo phận Cebu vừa ra tiếp một thư mục vụ kêu gọi anh chị em tín hữu Phi Luật Tân đừng đóng đinh vào thập tự giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đức Cha Jose Palma đã phải ra thư mục vụ trên sau các báo cáo cho biết 20 người sẽ chịu đóng đinh vào ngày 06 tháng 4 tại Barangay Pedro Catud, Santa Lucia và San Juan, tất cả trong tỉnh Pampanga.
Trong buổi phỏng vấn dành cho Radio Veritas, Đức Cha Jose Palma nói ngài tin rằng các hối nhân có lý do riêng của họ khi muốn được đóng đinh trên thập tự giá. Tuy nhiên, ngài nhắc nhở họ rằng Giáo Hội Công Giáo không tán thành các thực hành này.
"Chúng tôi không phán xét và lên án nhưng chúng tôi không khuyến khích làm như thế. Có thể có một số người đã đưa ra một lời thề (chẳng hạn như chịu đóng đinh trên thập tự giá) và nếu họ không làm điều đó, họ sẽ cảm thấy áy náy lương tâm. ".
Đức Cha Palma đã kêu gọi anh chị em thay vì chịu đóng đinh như thế hãy tham gia vào các nghi thức Phụng Vụ Tuần Thánh như Chúa Nhật Lễ Lá, cuộc Khổ Nạn của Chúa, Tam Nhật Vượt Qua, Thánh Lễ Dầu, Bữa Tiệc Ly cuối cùng và Bảy Di Ngôn cuối cùng.
Trong khi đó, Đức Cha Teodoro Bacani là Giám mục hiệu tòa Novaliches yêu cầu các tín hữu hãy tìm kiếm những cách khác để ăn năn hối cải tội lỗi của họ thay vì gây đau đớn trên mình bằng cách đóng đinh trên thập tự giá.
"Một cách để đền bù tội lỗi của anh chị em là thể hiện mối quan tâm, và làm những việc tốt cho tha nhân, và giúp đỡ mọi người. Đây là những gì họ nên làm thay vì trừng phạt bản thân",
Đức Cha Rey Evangelista là Giám mục Boac Marinduque cũng khuyên giới trẻ không nên chơi âm nhạc ồn ào trong Tuần Thánh.
Trong khi đó Đức Tổng Giám mục Angel Lagdameo của tổng giáo phận Jaro, Iloilo kêu gọi các chính trị gia đừng tận dụng lợi thế của Tuần Thánh để vận động cho cuộc bầu cử 2013.
Hội Đồng Giám Mục Phi cũng kêu gọi quân chính phủ và phiến quân cộng sản thực hiện một thỏa thuận ngừng bắn trong Tuần Thánh.
Đức Giám Mục Leonardo Medroso của giáo phận Tagbilaran nói rằng thật là bất hạnh là những người lính và quân nổi dậy cộng sản đã tiếp tục chiến đấu với nhau ác liệt ngay cả trong mùa Chay.
Ngài nói: "Tôi hy vọng rằng cả hai bên sẽ đạt được một lệnh ngừng bắn như một dấu hiệu của sự tôn trọng Mùa Chay. Mùa Chay là một thời gian cho hòa bình và hòa giải”
Những triển vọng tươi sáng cho Miến Điện
Kết quả của cuộc bầu cử, mặc dù chưa chính thức, “là một khởi đầu mới cho đất nước, sự bắt đầu của một kỷ nguyên đầy hy vọng cho tất cả chúng tôi.” Đức Cha Raymond Saw Po Ray, Giám Mục Mawlamyine, Chủ tịch "Ủy ban Công Lý và Hòa bình" của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giáo về cuộc bầu cử vừa diễn ra hôm Chúa Nhật 1 tháng Tư.
Theo các số liệu ban đầu, nhà lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đã trúng cử và đảng “Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ” của bà đã giành được đa số trong 48 ghế vừa được bầu lại tại Quốc Hội.
Đức Giám Mục Raymond nói:" Chúng tôi tin rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ làm hết sức cho lợi ích dân chúng và thiện ích chung, đưa ra tiếng nói của nhiều thành phần trong xã hội mà bấy lâu nay không ai thèm nghe đến. Thách thức lớn nhất đất nước phải đối mặt ngày hôm nay là làm sao đạt được hòa bình, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, người Miến Điện đang có những cơ hội để thực hiện một cuộc đổi đời."
Đức Cha kết luận: "Là Kitô hữu chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ muốn được phục vụ quốc gia để bảo đảm một tương lai hòa bình và hạnh phúc cho đất nước, trong sự tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của tình đoàn kết".
Bethania, Nơi của tình bằng hữu.
Bethania là một ốc đảo, một nguồn nước sự sống bởi vì chính là ở đây mà Chúa Giêsu công bố: 'Ta là sự sống lại và sự sống’. Các Kitô hữu tại Giê-ru-sa-lem được hướng dẫn bởi các Hiệp Sĩ Thánh Mộ tiếp tục cuộc hành trình Mùa Chay của họ theo Chúa Kitô lên đồi Calvariô.
Trong tuần thứ Tư Mùa Chay, họ đã kỷ niệm sự hy sinh và đau khổ của Chúa Giêsu tại đền thờ Chúa bị đánh đòn ngay sau phép lạ cho ông Lazarô, một bằng hữu của Chúa Giêsu, chết chôn đã 4 ngày được sống lại.
Nơi Bethania, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu rất gần với chúng ta, Chúa Giêsu đã yêu thương những bạn bè của mình là Martha, Maria và Lazarô. Chúa Giêsu đã bật khóc trước cảnh sinh ly tử biệt của người bạn của Ngài là ông Lazarô. Ông Lazarô đã được sống lại chính là nhờ tình yêu của Chúa Giêsu.
Tại Bethania, Chúa Giêsu đã trải qua sự ấm áp của tình bạn con người. Đối với những người hiện diện ở đó khi Lazarô bước ra khỏi mộ, và cả những khách hành hương ngày nay, biến cố này cho thấy Chúa Giêsu đã chiến thắng cái chết, nhưng Ngài cũng là một con người rung động mãnh liệt trước đau khổ của bạn bè của mình.
Ngày nay, tại địa điểm mà truyền thống liên kết với ký ức này có một gian cung thánh nhỏ được xây dựng bởi kiến trúc sư Antonio Baluzzi, chỉ cách vài bước là đến ngôi mộ của Lazarô được đục sâu vào trong đá.
Đền thờ này đã từ thế kỷ thứ 4, nhưng vào cuối thế kỷ 16, nó được chuyển thành một nhà thờ Hồi giáo và bây giờ các lối vào ngôi mộ không còn nguyên trạng nữa. Số phận tương tự cũng xảy ra cho nhà thờ nơi Chúa lên trời trên núi Núi Cây Dầu. Ngôi nhà thờ đó cũng bị chuyển đổi thành một ngôi đền Hồi giáo. Tại đây các tu sĩ Phanxicô thường tập trung trước khi đi bộ đến đền thờ Kinh Lạy Cha cùng với các khách hành hương. Đó là địa điểm nơi mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của mình cầu nguyện.
Lúc 9 giờ rưỡi sáng Chúa Nhật 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu Tuần Thánh với nghi thức làm phép lá, rước lá và thánh lễ tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, trước sự tham dự của hơn 60 ngàn tín hữu và khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời thoạt đầu bị mây phủ nhưng rồi trở thành nắng đẹp.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 vị Hồng Y, khoảng 30 vị Giám Mục và hơn 150 linh mục và phó tế. Hai vị Hồng Y đi bên cạnh Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Cocopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật và Đức Hồng Y Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về mục vụ di dân và người du mục. Đức Thánh Cha cầm ngành lá dừa màu vàng được kết một cách nghệ thuật. Trong khi đó, ca đoàn Sistina hát bài “Hosana” mô tả cảnh các trẻ em Do thái cầm những ngành Ôliu đi đón rước Chúa.
Sau khi 3 vị phó tế đọc trình thuật Phúc Âm về biến cố của Chúa Giêsu vào Giê-ru-sa-lem cho đến cái chết của Người trên thập giá, Đức Thánh Cha đã giảng trong thánh lễ.
Đức Thánh Cha đã đặt ra câu hỏi "Chúa Giêsu thành Nazareth là ai đối với chúng ta? Chúng ta nghĩ gì về Đấng Mê-si-a, về Thiên Chúa? Đó là những câu hỏi rất quan trọng mà chúng ta không thể lẩn tránh, ít nhất là trong tuần này khi chúng ta được mời gọi để bước theo Vua của chúng ta là Đấng đã chọn Thánh Giá làm ngai vàng của Ngài. Chúng ta được mời gọi để bước theo một Đấng Mê-si-a đã hứa hẹn với chúng ta, không phải là một thứ hạnh phúc dễ dàng trần thế, nhưng là hạnh phúc của thiên đàng, là những mối phúc thật của thần thánh.Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi lòng mình: chúng ta thật sự kỳ vọng điều gì?
Đức Giáo Hoàng cũng giải thích rằng Chúa Nhật Lễ Lá đưa ra cho chúng ta một lời mời gọi chọn lấy một triển vọng thích hợp cho toàn thể nhân loại, cho những dân tộc hình thành nên thế giới, cho các nền văn hóa và nền văn minh khác nhau.
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận. Vì thế trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã dành một phần để nói với giới trẻ. Ngài nói:
“Các bạn trẻ thân mến đang tụ họp nơi đây. Đây là Ngày đặc biệt của các bạn, ở mọi nơi trên thế giới có Giáo hội hiện diện. Vì thế tôi rất thân ái chào thăm các bạn! Ước gì Chúa nhật lễ lá là một ngày quyết định đối với các bạn, quyết định đón nhận Chúa và tận tình theo Chúa, quyết định biến cuộc Vượt qua, cái chết và sự sống lại của Chúa thành ý nghĩa cuộc sống của các bạn. Đó là một quyết định mang lại niềm vui đích thực, như tôi đã muốn nhắc nhở trong sứ điệp gửi giới trẻ nhân ngày này: “Anh chị em hãy luôn vui tươi trong Chúa” (Pl 4,4), như đã xảy ra với thánh nữ Clara thành Assisi, cách đây 800 năm, đã được gương thánh Phanxicô và các bạn đầu tiên của Người thu hút, chính vào Chúa Nhật lễ lá. Clara đã rời bỏ nhà cha mẹ để hoàn toàn dâng mình cho Chúa lúc mới được 18 tuổi và đã can đảm tin yêu, quyết định theo Chúa, tìm thấy nơi Chúa niềm vui và an bình.
Cuối thánh lễ, trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha đã chào thăm các tín hữu, nhất là phái đoàn giới trẻ từ Madrid, do Đức Hồng Y Antonio Rouco Varela hướng dẫn, và phái đoàn giới trẻ ở Rio de Janeiro, Brazil, nơi sẽ diễn ra Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới, do Đức Tổng Giám Mục Tempesta và Ông Thị trưởng Rio hướng dẫn. Ngài không quên chào thăm các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Ba Lan, Ý, trước khi ban phép lành cho các tín hữu.
Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay là Chúa Nhật Lễ Lá: khi chúng ta kỷ niệm việc hoan hô Chúa vào thành Jerusalem, cha hân hoan chào đón tất cả các con, đặc biệt là đông đảo các bạn trẻ đã đến đây để cầu nguyện với cha”.
Được biết đông đảo các sinh viên đã tập trung về Rôma để tham dự diễn đàn Đại Học UNIV 2012 và cử hành Tuần Thánh với Đức Thánh Cha. Đề cập đến những tâm tình phải có trong Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nói:
“Trong Tuần Thánh này, cầu xin cho chúng ta một lần nữa biết xúc động trước cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô, quyết tâm chọn một cuộc sống yêu thương và phục vụ anh chị em chúng ta. Xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành trên anh chị em”.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha còn dùng xe mui trần tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào mọi người.
Lễ Lá tại Giêrusalem
Trong khi đó tại Jerusalem lúc 7h sáng ngày Chúa Nhật Lễ Lá 1 tháng Tư các tu sĩ dòng Phanxicô và hàng trăm anh chị em tín hữu đã đốt đèn cầy tay cầm các nhành lá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Vào lúc 2h30 chiều đã diễn ra cuộc rước truyền thống Ngày Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Jerusalem. Đoàn rước, được dẫn đầu bởi Đức Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Giêrusalem là Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal, đã đi từ núi Cây Dầu đến cổ thành Giêrusalem ngang qua vườn Giệtsimani.
Tuần trước 6 người Palestine đã bị quân Do Thái bắn chết trong cuộc biểu tình “Land Day”. Tình trạng an ninh có thể đã làm chùn chân một số khách hành hương. Tuy nhiên, đã có ít nhất 18,000 người tham dự trong cuộc rước này.
An ninh đã được tăng cường nghiêm nhặt vì mùa lễ Phục sinh năm nay trùng vào dịp Lễ Vượt Qua của các tín hữu Do Thái bắt đầu từ buổi chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
Bộ Du Lịch Do Thái ước lượng có 125,000 du khách đến Jerusalem trong Tuần Thánh và khoảng 300,000 trong suốt tháng Tư. Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Phục sinh vào ngày 8 tháng Tư, trong khi đó Chính Thống Giáo và các Giáo Hội Đông Phương theo lịch Julian sẽ mừng vào ngày 15 tháng Tư. Các tín hữu Do Thái mừng lễ Vượt Qua từ chiều thứ Sáu 6 tháng Tư.
Ý cầu nguyện trong tháng Tư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Ý cầu nguyện chung của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cho tháng Tư là: "Xin cho nhiều người trẻ có thể nghe thấy tiếng gọi của Chúa Kitô và theo Ngài trong ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến".
Ý truyền giáo trong tháng này là: "Xin cho Chúa Kitô phục sinh trở nên một dấu chỉ của hy vọng nào đó cho những người nam nữ của lục địa châu Phi".
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu một chương trình Tuần Thánh bận rộn.
Kết thúc chuyến tông du Mễ Tây Cơ và Cuba, máy bay chở Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường Ciampino lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày thứ Năm, 29 tháng Ba, sau 10 giờ bay. Chỉ một ngày sau chuyến đi dài này, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã bắt đầu ngay một chương trình Tuần Thánh bận rộn. Sáng thứ Sáu 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã tham dự bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay cuối cùng của giáo triều Rôma do cha Cantalamessa thần học gia Phủ Giáo Hoàng trình bày.
Trong nhà nguyện Redemptoris Mater của dinh Tông Tòa, cha Raniero Cantalamessa đã trình bày cách thức để hiểu biết Thiên Chúa của Thánh Grêgôriô thành Nyssa.
Bài giảng của cha Cantalamessa đã tập trung vào các mối quan hệ sâu sắc giữa suy nghĩ của vị Giáo Phụ sống vào thế kỷ thứ tư, và những câu hỏi của nhân loại thời đương đại. Ngài giải thích rằng Thánh Gregôriô đã tìm cách để hiểu biết Thiên Chúa trong bối cảnh của tình hình tôn giáo có nhiều nét giống con người ngày nay: tìm cách đến với kiến thức vượt qua sự vô minh. Bằng cách này, Thánh Gregôriô đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của suy tư thần học về kinh nghiệm thần bí, và vào sự phát triển của khái niệm về nhận thức đức tin theo đó, phần cao nhất của con người, tức là lý trí, không loại trừ việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nói một cách khác người ta không buộc phải lựa chọn giữa đức tin và trí tuệ. "Khi tin," cha nói. Cantalamessa, "con người không từ bỏ lý trí của mình, nhưng thăng hoa nó đến một cái gì đó rất khác biệt. Nó nới rộng các nguồn tài nguyên của lý trí đến cực điểm, cho phép lý trí thực hiện các tác động cao quý nhất của nó.
Lễ giỗ thứ bảy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Ngày 02 Tháng Tư đánh dấu kỷ niệm thứ bảy sự qua đi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Đài phát thanh Vatican đã có sáng kiến phỏng vấn những người có những kỷ niệm sâu sắc với Đức Cố Giáo Hoàng .
Trong số họ là chuyên gia nổi tiếng về Vatican, tác giả và nhà báo Marco Politi, người đã xuất bản một cuốn sách trong năm 2008 có tựa đề “Pope Wojtyla. The adieu”, trong đó ông kể về làn sóng đáng kinh ngạc của cảm xúc, tràn ngập hàng triệu người nam nữ giữa tháng hai và tháng tư năm 2005. Marco Politi, hiện là chủ biên cho tờ nhật báo Ý "Il Fatto Quotidiano".
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng được các phương tiện truyền thông mệnh danh là “vận động viên của Thiên Chúa”, người đã thực hiện nhiều chuyến tông du nhất trong các vị Giáo Hoàng nhưng về cuối đời ngài được mô tả là một nhân vật yếu đuối bệnh hoạn nhưng tượng trưng cho sức mạnh cứu độ của đau khổ và cái chết.
Tòa Thánh bày tỏ thất vọng về việc Việt Nam thu hồi thị thực nhập cảnh của các viên chức Vatican
Việt Nam đã thu hồi thị thực nhập cảnh đã cấp trước đó cho một phái đoàn Vatican đến thăm Việt Nam như là một phần của tiến trình điều tra án phong thánh cho Đức Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận.
Phái đoàn điều tra được Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình dự định đến Việt Nam trong thời gian từ 23 tháng Ba đến mùng 9 tháng Tư.
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã từng là giám mục coi sóc Giáo phận Nha Trang từ ngày 13 tháng Tư năm 1967. Sau đó, ngài được Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục bổ nhiệm làm giám mục phụ tá tổng giáo phận Sàigòn vào ngày 24 tháng 4 năm 1975, chỉ vài ngày trước khi thành phố này bị lọt vào tay các lực lượng Bắc Việt.
Ngài đã bị bắt vào ngày 15 tháng 8 năm 1975 và trải qua 13 năm bị giam giữ mà không có bất cứ một phiên tòa xét xử nào. Ngài bị giam giữ tại nhiều nơi khác nhau, cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.
Tháng 4 năm 1990, ngài đến Roma. Trong khi đang điều trị bệnh tại đây, nhà nước Việt Nam tuyên bố không cho ngài được trở lại Việt Nam. Tòa Thánh đã bố trí cho ngài làm thành viên Ủy ban Quốc tế về Di trú và Di dân. Ngày 9 tháng 4 năm 1994, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.
Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, thay thế cho Hồng y Y. R. Etchegaray nghỉ hưu.
Ngày 21 tháng 2 năm 2001, Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng y cho ngài với nhà thờ hiệu tòa là Santa Maria della Scala.
Ngày 16 tháng 9 năm 2002, ngài qua đời tại Roma do bệnh ung thư ruột.
Năm năm sau đó, vào ngày 17 tháng 9 năm 2007, Bộ Phong Thánh đã bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước cho ngài và đây cũng là lần đầu tiên một người Việt Nam được khởi sự án phong chân phước mà không phải là Thánh tử đạo.
Theo tiến trình phong thánh thì Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đang ở bậc Tôi tớ Chúa. Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Tòa Thánh ban án lệnh chính thức để vận động thu thập những chứng cứ, tài liệu, tác phẩm liên quan đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, án phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được chính thức khởi sự.
Trong khi đó, nhà nước Cuba đã quyết định Thứ Sáu mồng 6 tháng Tư 2012 ,tức Thứ Sáu Tuần Thánh sẽ là ngày nghỉ lễ chính thức của toàn dân Cuba.
Quyết định này là thể theo lời yêu cầu của ĐGH Bênêđictô XVI khi Ngài hội kiến với Tổng Thống Raul Castro trong ngày thứ Ba 27 tháng Ba vừa qua.
Cơ quan thông tấn nhà nước Cuba cũng cho biết sau này chính quyền sẽ quyết định các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong tương lai có phải là ngày lễ nghỉ chính thức và vĩnh viễn của dân chúng Cuba hay không
Khi ông Fidel Castro thiết lập chế độ cộng sản tại Cuba vào năm 1959, tất cả các ngày lễ quan trọng của Công Giáo đã không còn được coi là ngày lễ nghỉ toàn quốc nữa. Đến năm 1998, Chủ Tịch Fidel Castro đã tái lập ngày lễ Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ chính thức của tòan quốc. Quyết định lịch sử này là do lời yêu cầu của ĐGH Gioan Phaolô II với ông Fidel Castro khi ngài viếng viếng thăm Cuba và nhờ cuộc viếng thăm này, liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Cuba đã được nối lại
Truớc tin chính quyền Cuba nhận ngày thứ Sáu Tuần Thánh là ngày lễ nghỉ, phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi tuyên bố “Đây là một dấu hiệu tích cực”.
Ngài nói thêm “Tòa Thánh hy vọng rằng sự kiện này sẽ khuyến khích nhiều người tham dự các nghi thức tôn giáo và các nghi lễ trong Tuần Thánh trong tương lai. Cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ tiếp tục mang lại những kết quả mong muốn cho Giáo Hội và cho cả dân chúng Cuba”
Trong cuộc viếng thăm Cuba, Đức Thánh Cha đã thúc giục chính quyền đảo quốc này thay đổi và yêu cầu để cho Giáo Hội có vai trò tích cực hơn trong thời gian chuyển đổi.
Ông Raul Castro lên thay thế ôgn Fidel Castro vào năm 2008. Từ đó ông đã đưa ra nhiều biện pháp cải tổ kinh tế và mới đây ông công bố sẽ sa thải 1 triệu nhân viên lam việc cho chính phủ.
Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân khẩn thiết kêu gọi anh chị em giáo dân đừng đóng đinh vào thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh
Đức Tổng Giám mục Jose Palma là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Phi Luật Tân, và cũng là chủ chăn của tổng giáo phận Cebu vừa ra tiếp một thư mục vụ kêu gọi anh chị em tín hữu Phi Luật Tân đừng đóng đinh vào thập tự giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Đức Cha Jose Palma đã phải ra thư mục vụ trên sau các báo cáo cho biết 20 người sẽ chịu đóng đinh vào ngày 06 tháng 4 tại Barangay Pedro Catud, Santa Lucia và San Juan, tất cả trong tỉnh Pampanga.
Trong buổi phỏng vấn dành cho Radio Veritas, Đức Cha Jose Palma nói ngài tin rằng các hối nhân có lý do riêng của họ khi muốn được đóng đinh trên thập tự giá. Tuy nhiên, ngài nhắc nhở họ rằng Giáo Hội Công Giáo không tán thành các thực hành này.
"Chúng tôi không phán xét và lên án nhưng chúng tôi không khuyến khích làm như thế. Có thể có một số người đã đưa ra một lời thề (chẳng hạn như chịu đóng đinh trên thập tự giá) và nếu họ không làm điều đó, họ sẽ cảm thấy áy náy lương tâm. ".
Đức Cha Palma đã kêu gọi anh chị em thay vì chịu đóng đinh như thế hãy tham gia vào các nghi thức Phụng Vụ Tuần Thánh như Chúa Nhật Lễ Lá, cuộc Khổ Nạn của Chúa, Tam Nhật Vượt Qua, Thánh Lễ Dầu, Bữa Tiệc Ly cuối cùng và Bảy Di Ngôn cuối cùng.
Trong khi đó, Đức Cha Teodoro Bacani là Giám mục hiệu tòa Novaliches yêu cầu các tín hữu hãy tìm kiếm những cách khác để ăn năn hối cải tội lỗi của họ thay vì gây đau đớn trên mình bằng cách đóng đinh trên thập tự giá.
"Một cách để đền bù tội lỗi của anh chị em là thể hiện mối quan tâm, và làm những việc tốt cho tha nhân, và giúp đỡ mọi người. Đây là những gì họ nên làm thay vì trừng phạt bản thân",
Đức Cha Rey Evangelista là Giám mục Boac Marinduque cũng khuyên giới trẻ không nên chơi âm nhạc ồn ào trong Tuần Thánh.
Trong khi đó Đức Tổng Giám mục Angel Lagdameo của tổng giáo phận Jaro, Iloilo kêu gọi các chính trị gia đừng tận dụng lợi thế của Tuần Thánh để vận động cho cuộc bầu cử 2013.
Hội Đồng Giám Mục Phi cũng kêu gọi quân chính phủ và phiến quân cộng sản thực hiện một thỏa thuận ngừng bắn trong Tuần Thánh.
Đức Giám Mục Leonardo Medroso của giáo phận Tagbilaran nói rằng thật là bất hạnh là những người lính và quân nổi dậy cộng sản đã tiếp tục chiến đấu với nhau ác liệt ngay cả trong mùa Chay.
Ngài nói: "Tôi hy vọng rằng cả hai bên sẽ đạt được một lệnh ngừng bắn như một dấu hiệu của sự tôn trọng Mùa Chay. Mùa Chay là một thời gian cho hòa bình và hòa giải”
Những triển vọng tươi sáng cho Miến Điện
Kết quả của cuộc bầu cử, mặc dù chưa chính thức, “là một khởi đầu mới cho đất nước, sự bắt đầu của một kỷ nguyên đầy hy vọng cho tất cả chúng tôi.” Đức Cha Raymond Saw Po Ray, Giám Mục Mawlamyine, Chủ tịch "Ủy ban Công Lý và Hòa bình" của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện đã cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giáo về cuộc bầu cử vừa diễn ra hôm Chúa Nhật 1 tháng Tư.
Theo các số liệu ban đầu, nhà lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đã trúng cử và đảng “Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ” của bà đã giành được đa số trong 48 ghế vừa được bầu lại tại Quốc Hội.
Đức Giám Mục Raymond nói:" Chúng tôi tin rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ làm hết sức cho lợi ích dân chúng và thiện ích chung, đưa ra tiếng nói của nhiều thành phần trong xã hội mà bấy lâu nay không ai thèm nghe đến. Thách thức lớn nhất đất nước phải đối mặt ngày hôm nay là làm sao đạt được hòa bình, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, người Miến Điện đang có những cơ hội để thực hiện một cuộc đổi đời."
Đức Cha kết luận: "Là Kitô hữu chúng tôi chỉ là một thiểu số nhỏ muốn được phục vụ quốc gia để bảo đảm một tương lai hòa bình và hạnh phúc cho đất nước, trong sự tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của tình đoàn kết".
Bethania, Nơi của tình bằng hữu.
Bethania là một ốc đảo, một nguồn nước sự sống bởi vì chính là ở đây mà Chúa Giêsu công bố: 'Ta là sự sống lại và sự sống’. Các Kitô hữu tại Giê-ru-sa-lem được hướng dẫn bởi các Hiệp Sĩ Thánh Mộ tiếp tục cuộc hành trình Mùa Chay của họ theo Chúa Kitô lên đồi Calvariô.
Trong tuần thứ Tư Mùa Chay, họ đã kỷ niệm sự hy sinh và đau khổ của Chúa Giêsu tại đền thờ Chúa bị đánh đòn ngay sau phép lạ cho ông Lazarô, một bằng hữu của Chúa Giêsu, chết chôn đã 4 ngày được sống lại.
Nơi Bethania, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu rất gần với chúng ta, Chúa Giêsu đã yêu thương những bạn bè của mình là Martha, Maria và Lazarô. Chúa Giêsu đã bật khóc trước cảnh sinh ly tử biệt của người bạn của Ngài là ông Lazarô. Ông Lazarô đã được sống lại chính là nhờ tình yêu của Chúa Giêsu.
Tại Bethania, Chúa Giêsu đã trải qua sự ấm áp của tình bạn con người. Đối với những người hiện diện ở đó khi Lazarô bước ra khỏi mộ, và cả những khách hành hương ngày nay, biến cố này cho thấy Chúa Giêsu đã chiến thắng cái chết, nhưng Ngài cũng là một con người rung động mãnh liệt trước đau khổ của bạn bè của mình.
Ngày nay, tại địa điểm mà truyền thống liên kết với ký ức này có một gian cung thánh nhỏ được xây dựng bởi kiến trúc sư Antonio Baluzzi, chỉ cách vài bước là đến ngôi mộ của Lazarô được đục sâu vào trong đá.
Đền thờ này đã từ thế kỷ thứ 4, nhưng vào cuối thế kỷ 16, nó được chuyển thành một nhà thờ Hồi giáo và bây giờ các lối vào ngôi mộ không còn nguyên trạng nữa. Số phận tương tự cũng xảy ra cho nhà thờ nơi Chúa lên trời trên núi Núi Cây Dầu. Ngôi nhà thờ đó cũng bị chuyển đổi thành một ngôi đền Hồi giáo. Tại đây các tu sĩ Phanxicô thường tập trung trước khi đi bộ đến đền thờ Kinh Lạy Cha cùng với các khách hành hương. Đó là địa điểm nơi mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của mình cầu nguyện.