VATICAN (ZENIT.org).-Người lớn tuổi nhất trong Hồng Y Ðoàn, Ðức Hồng Y Corrado Bafile đã là một gương đầu tàu trong ngành ngoại giao vatican, từ năm 1939, và nhất là tại Hungari vào năm 1956.
Ngài đã tham dự Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng 2 lần, tham dự công đồng Vatican II -với một sự đóng góp đặc biệt về tổ chức phụng vụ -Ngài cũng đã tham gia với tư cách là nhà giáo luật trong việc soạn thảo bản giáo luật mới.
Ðức Hồng Y Corrado Bafile đã bình thản nói: "Tôi được trăm tuổi là một biến cố rất đẹp nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến như thế. Và tôi cảm tạ ơn Chúa, mặc dầu tôi không nghĩ ltôi sẽ là hồng y đầu tiên sống tới trăm tuổi. Tôi có thể nói tôi khoẻ mạnh, nhưng chắc chắn với tuổi tôi, tôi không còn trách nhiệm nào nữa".
Ðức Hồng Y kể lại: "Tôi vào chủng viện khi đã trưởng thành. Nhưng tôi đáp ứng ơn gọi khi còn bé, lúc ấy tôi muốn làm linh mục. Nhưng khi tới tuổi trưởng thành, tại trường trung học rồi tới trường cao đẳng l' Aquila, tôi lại cảm thấy có một sự lối cuốn mạnh mẽ hơn là chức vị giáo sĩ. Tôi lấy bằng cao học luật và tôi đã hành nghề luật sư trong vài năm. Rồi những sự ưa thích của tôi tái xuất hiện và tôi đã dứt khoát đi đến quyết định. Tôi đã xin vào Ðại Chủng Viện Roma Cả" lúc ấy đã ngoài tuổi 30".
Sau khi chịu chức, Cha Corrado Bafile chuyên về giáo luật, và bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngoại giao trong một năm rất đặc biệt, đó là năm 1939.
Ðức Hồng Y tâm sự: "Ðúng như vậy khi chiến tranh tuyên chiến. Thực tế là tôi được kêu gọi vào mùa Xuân năm 1937 để vào hàn lâm viện giáo hội, hay đúng hơn người ta thường gọi lúc bấy giờ là "của những giáo sĩ quí phái". Sự nghiệp phục vụ bắt đầu làm đại diện Tòa Thánh vào năm 1939 không có gì là đặc biệt, nhưng bị cưỡng bách vì ơn kêu gọi muộn màng của tôi. Việc thi hành quân dịch không làm tôi quan tâm. Một trong những anh em tôi đã tử trận vì thế tôi được miễn dịch”
Trong số những sứ vụ tế nhị nhất của vị Hồng Y phải kể đến thời gian tại Hungary vào năm1956 giữa sự nổi loạn và đàn áp của Số Viết.
"Vàotháng 10/1956, tôi nhận bài sai đi Budapest, với những hoàn cảnh cho phép để hy vọng mở lại tòa khâm sứ Tòa Thánh vốn đã bị đóng cửa vì chế độ, đã buộc vị khâm sứ Tòa Thánh và các cộng sự viên của Ngài phải bỏ xứ ra đi.
Từ Roma tôi không thể vào Hungary bởi vì lúc đó quân Sô Viết đã chiếm đóng Hungary nên tôi phải lưu lại vài hôm tại Tòa Khâm Sứ ở Vienne xem xét tình hình rồi trở về lại Roma. Tôi nhớ lại sự cảm thông mạnh mẽ của các giáo sĩ Vatican với những bi kịch đang diễn ra.
Một giai đoạn khác quan trọng trong ngành phục vụ của Ðức Hồng Y là làm khâm sứ tại Ðức, từ 1960 đến 1975. Ðức Hồng Y nói: " Thật là những năm đầy nhiệt huyết. Tôi đã được thụ phong giám mục năm 1960 do Ðức Gioan XXIII, và tôi đã dự vào các công trình của công đồng và tiếp nhận nó với tất cả những hy vọng và những khó khăn kèm theo. Tại Ðức, tôi cũng phải đối đầu với một số khó khăn này. Giám muc Limbourg bao dung với những làn sóng quá khích xung đột đến tư tưởng giáo hội, và chúng tôi không đồng ý.
”Nhưng tôi nhớ tới nhiều kinh nghiệm thật mãn nguyện là nhiều giáo ước mà Tòa Thánh đã ký với những lãnh tụ khác nhau của Ðức. Vì trước khi làm linh mục tôi đã từng làm biện lý nên Tòa Thánh đã cử tôi làm những công việc quen thuộc này”
Và năm 1975 Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm Ðức Cha Corrado Bafile làm bộ trưởng bộ Phong Thánh và một năm sau ngày 24/3/1976, Ðức Thánh Cha đã tiến chức Ngài lên Hồng Y Ðoàn.
Trong thực tế Ðức Cha Bafile đã giữ những chức vụ tương đương với Hồng Y. Những vị khâm sứ Tòa Thánh giữ những tòa quan trọng nhất thì coi như đã trở nên hồng y. Và một khi được chỉ định làm hồng y, thì các Ngài từ bỏ những nhiệm vụ trước. Chức vị đứng đầu bộ Phong Thánh đang trống và tôi đã vui lòng đảm nhận.".
Về chính trị quốc tế hiện tại, Ðức Hồng Y tâm sự: "Tôi không rõ lắm về những sự kiện chính trị đặc biệt, nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng về vấn đề thống nhất Châu Âu, cũng như tất cả những gì đưa tới sự hiệp nhất đã làm tôi vui mừng". Ngài cảm thấy cảm phục về điếu ấy.
Trong Hồng Y đoàn còn 166 vị, 57 vị Hồng Y hơn 80 tuổi sẽ không được quyền bàu cử, và Ðức Hồng Y Corrado Bafile là vị cao niên nhất. Tính tới ngày hôm nay sau khi mới có một vị Hồng Y qua đời vào ngày thứ Hai 7/7 là Ðức Hồng Y Ignatio Velasco Garcia, số Hồng Y dưới 80 tuổi được bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Việt là 109 vị.
Hồng y người Áo Granz Kônig, sinh năm 1905, là vị Hồng Y duy nhất còn sống được tấn chức Hồng Y trong thời Ðức Gioan XXIII. Ngài thụ phong Hồng Y vào ngày 15/12/1958.
Trong 57 vị Hồng Y cũng có một vị người Hoa Kỳ là Ðức Hồng Y Anthony Joseph Bevilacqua (mừng sinh nhật 80 tuổi vào ngày 17/6)
Các vị Hồng Y được thụ phong thời Ðức Phaolô VI là 16 vị, mà 12 không còn quyền bàu cử, trong số có Ðức Hồng Y Bafile.
Hai vị Hồng Y trẻ nhất là Ðức Hồng Y Sarajevo Vinko Puljic sẽ tròn 58 tuổi vào ngày 8/9, và hồng y Christoph Schônborn, tổng giám mục Vienne, đã mừng sinh nhật thứ 58 vào ngày 22/1/2003.
Ngài đã tham dự Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng 2 lần, tham dự công đồng Vatican II -với một sự đóng góp đặc biệt về tổ chức phụng vụ -Ngài cũng đã tham gia với tư cách là nhà giáo luật trong việc soạn thảo bản giáo luật mới.
Ðức Hồng Y Corrado Bafile đã bình thản nói: "Tôi được trăm tuổi là một biến cố rất đẹp nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến như thế. Và tôi cảm tạ ơn Chúa, mặc dầu tôi không nghĩ ltôi sẽ là hồng y đầu tiên sống tới trăm tuổi. Tôi có thể nói tôi khoẻ mạnh, nhưng chắc chắn với tuổi tôi, tôi không còn trách nhiệm nào nữa".
Ðức Hồng Y kể lại: "Tôi vào chủng viện khi đã trưởng thành. Nhưng tôi đáp ứng ơn gọi khi còn bé, lúc ấy tôi muốn làm linh mục. Nhưng khi tới tuổi trưởng thành, tại trường trung học rồi tới trường cao đẳng l' Aquila, tôi lại cảm thấy có một sự lối cuốn mạnh mẽ hơn là chức vị giáo sĩ. Tôi lấy bằng cao học luật và tôi đã hành nghề luật sư trong vài năm. Rồi những sự ưa thích của tôi tái xuất hiện và tôi đã dứt khoát đi đến quyết định. Tôi đã xin vào Ðại Chủng Viện Roma Cả" lúc ấy đã ngoài tuổi 30".
Sau khi chịu chức, Cha Corrado Bafile chuyên về giáo luật, và bắt đầu sự nghiệp trong ngành ngoại giao trong một năm rất đặc biệt, đó là năm 1939.
Ðức Hồng Y tâm sự: "Ðúng như vậy khi chiến tranh tuyên chiến. Thực tế là tôi được kêu gọi vào mùa Xuân năm 1937 để vào hàn lâm viện giáo hội, hay đúng hơn người ta thường gọi lúc bấy giờ là "của những giáo sĩ quí phái". Sự nghiệp phục vụ bắt đầu làm đại diện Tòa Thánh vào năm 1939 không có gì là đặc biệt, nhưng bị cưỡng bách vì ơn kêu gọi muộn màng của tôi. Việc thi hành quân dịch không làm tôi quan tâm. Một trong những anh em tôi đã tử trận vì thế tôi được miễn dịch”
Trong số những sứ vụ tế nhị nhất của vị Hồng Y phải kể đến thời gian tại Hungary vào năm1956 giữa sự nổi loạn và đàn áp của Số Viết.
"Vàotháng 10/1956, tôi nhận bài sai đi Budapest, với những hoàn cảnh cho phép để hy vọng mở lại tòa khâm sứ Tòa Thánh vốn đã bị đóng cửa vì chế độ, đã buộc vị khâm sứ Tòa Thánh và các cộng sự viên của Ngài phải bỏ xứ ra đi.
Từ Roma tôi không thể vào Hungary bởi vì lúc đó quân Sô Viết đã chiếm đóng Hungary nên tôi phải lưu lại vài hôm tại Tòa Khâm Sứ ở Vienne xem xét tình hình rồi trở về lại Roma. Tôi nhớ lại sự cảm thông mạnh mẽ của các giáo sĩ Vatican với những bi kịch đang diễn ra.
Một giai đoạn khác quan trọng trong ngành phục vụ của Ðức Hồng Y là làm khâm sứ tại Ðức, từ 1960 đến 1975. Ðức Hồng Y nói: " Thật là những năm đầy nhiệt huyết. Tôi đã được thụ phong giám mục năm 1960 do Ðức Gioan XXIII, và tôi đã dự vào các công trình của công đồng và tiếp nhận nó với tất cả những hy vọng và những khó khăn kèm theo. Tại Ðức, tôi cũng phải đối đầu với một số khó khăn này. Giám muc Limbourg bao dung với những làn sóng quá khích xung đột đến tư tưởng giáo hội, và chúng tôi không đồng ý.
”Nhưng tôi nhớ tới nhiều kinh nghiệm thật mãn nguyện là nhiều giáo ước mà Tòa Thánh đã ký với những lãnh tụ khác nhau của Ðức. Vì trước khi làm linh mục tôi đã từng làm biện lý nên Tòa Thánh đã cử tôi làm những công việc quen thuộc này”
Và năm 1975 Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm Ðức Cha Corrado Bafile làm bộ trưởng bộ Phong Thánh và một năm sau ngày 24/3/1976, Ðức Thánh Cha đã tiến chức Ngài lên Hồng Y Ðoàn.
Trong thực tế Ðức Cha Bafile đã giữ những chức vụ tương đương với Hồng Y. Những vị khâm sứ Tòa Thánh giữ những tòa quan trọng nhất thì coi như đã trở nên hồng y. Và một khi được chỉ định làm hồng y, thì các Ngài từ bỏ những nhiệm vụ trước. Chức vị đứng đầu bộ Phong Thánh đang trống và tôi đã vui lòng đảm nhận.".
Về chính trị quốc tế hiện tại, Ðức Hồng Y tâm sự: "Tôi không rõ lắm về những sự kiện chính trị đặc biệt, nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng về vấn đề thống nhất Châu Âu, cũng như tất cả những gì đưa tới sự hiệp nhất đã làm tôi vui mừng". Ngài cảm thấy cảm phục về điếu ấy.
Trong Hồng Y đoàn còn 166 vị, 57 vị Hồng Y hơn 80 tuổi sẽ không được quyền bàu cử, và Ðức Hồng Y Corrado Bafile là vị cao niên nhất. Tính tới ngày hôm nay sau khi mới có một vị Hồng Y qua đời vào ngày thứ Hai 7/7 là Ðức Hồng Y Ignatio Velasco Garcia, số Hồng Y dưới 80 tuổi được bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Việt là 109 vị.
Hồng y người Áo Granz Kônig, sinh năm 1905, là vị Hồng Y duy nhất còn sống được tấn chức Hồng Y trong thời Ðức Gioan XXIII. Ngài thụ phong Hồng Y vào ngày 15/12/1958.
Trong 57 vị Hồng Y cũng có một vị người Hoa Kỳ là Ðức Hồng Y Anthony Joseph Bevilacqua (mừng sinh nhật 80 tuổi vào ngày 17/6)
Các vị Hồng Y được thụ phong thời Ðức Phaolô VI là 16 vị, mà 12 không còn quyền bàu cử, trong số có Ðức Hồng Y Bafile.
Hai vị Hồng Y trẻ nhất là Ðức Hồng Y Sarajevo Vinko Puljic sẽ tròn 58 tuổi vào ngày 8/9, và hồng y Christoph Schônborn, tổng giám mục Vienne, đã mừng sinh nhật thứ 58 vào ngày 22/1/2003.