VATICAN (ZENIT.org).- “Chúa nhật sau, tôi sẽ đi Bosnie-Herzégovine, hầu củng cố trong Ðức tin cộng đồng công giáo này, dấn thân trong một con đường quan trọng hoà giải và hòa hợp”. Như vậy, thông tấn quốc tế Fides nhắc lại, Ðức Giáo Hoàng đã tuyên bố chuyến tông du thứ 101 của Ngài, trong buổi triều yết chung ngày thứ Tư 18/6.
Chúa nhật 22/6 Ðức Giáo Hoàng sẽ đi Bosnie-Herzégovine, trong Giáo phận Banja Luka, để phong Chân phước người Tôi tớ Chúa Ivan Mertz. Thông tấn Fides đã đặt một số câu hỏi với Ðức Cha Anton Orlovac, Tổng Đại diện Giáo phận Banja Luka, và Chủ tịch Ủy ban tổ chức chuyến tông du của Ðức Giáo hoàng.
Người ta thở không khí gì trong lúc chờ đợi Ðức Giáo Hoàng?
Ðức Cha Anton Orlovac: Nói chung bầu khí rất tích cực, phần rất lớn dân chúng vui vẻ chờ đợi biến cố rất trọng đại này, cuộc viếng thăm của Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tự nhiên chúng tôi sống một hoàn cảnh đặc biệt, nhưng cũng có những người vô tư, người ta nghe những tiếng nói không hòa nhập trong bàu khí chung. Tất cả mọi phương tiện truyền thông, điện tử và báo chí, đều cam kết tạo nên một không khí tích cực. Những người chính trị cũng góp phần cho không khí bình thản này bằng những lời tuyên bố cuả họ: họ đã công bố rằng với chúng tôi đây là một dịp để thưc thi cuộc “xét mình tính trưởng thành” của chúng tôi và Banja Luka có khả năng tiếp đón cách xứng đáng một người khách quan trọng như vậy.
Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp được hoàn cảnh xã hội và giáo hội nào?
Ðức Cha Anton Orlovac: -Ngài sẽ thấy một xã hội bị tổn thương và một Giáo hội bị thương tích, nhưng những vết thương này lành lạnh lại từ từ: đó là một quá trình chập chạp và khó khăn. Nạn thất nghiệp, những đơn xin nhà ở không được đáp ứng, nhiều người lưu vong không thể trở về nhà, sự sinh sống bất khả kháng qua những công việc hằng ngày, là những vấn đề làm chúng tôi quan tâm. Giáo hội ra sức và nhất là nhờ tổ chức Caritas đã giúp đỡ và xoa dịu các hoàn cảnh này; nhưng cần phải có sự giúp đỡ nhiều lắm. Chính Giáo hội Bosnie-Herzégovine đã bị giảm sút một nữa so với thời kỳ trước chiến tranh mới đây. Trong Giáo phận Banja Luka, còn tệ hơn: từ 130.000 tín hữu trước chiến tranh, hiện nay chỉ còn 42.000 tín hữu.
Trên những mặt trận nào Giáo hội đã làm việc nhiều nhất tại Bosnie-Herzégovine?
Ðức Cha Anton Orlovac - Giáo hội chia sẻ số phận và những đau khổ của dân mình và của mỗi một người. Trong khuôn khổ hợp với những khả năng của mình, Giáo hội ra sức giúp người ta sống và bảo đảm những điều kiện sống tối thiểu cho những kẻ hồi hương. Giáo Hội cũng ra sức giúp mọi người ở lại quê hương mình và không rời bỏ họ. Trong lãnh vực tôn giáo, Giáo hội ra sức đổi mới và tái lập những tương quan đại kết với Giáo hội Chính Thống, những tương quan đã bị bẽ gãy, và giáo hội đào sâu sự đối thoại với thế giới Hồi giáo. Một khi tất cả những điều đó đã thực hiện, bấy giờ mới tới thời gian tái kiến thiết các nhà thờ và những cơ sở giáo hội, điều này còn đòi hỏi nhiều năm. Lý do chính cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là viêc Phong Chân Phước cho Ivan Merz, một vị tông đồ danh tiếng của tuổi trẻ.
Gương mặt Ngài có những phương diện nào còn luôn hợp thời ngày nay?
Ðức Cha Anton Orlovac - Tính thời sự của vị Tân Chân Phước Ivan Merz thì đa dạng. Như tông đồ của tuổi trẻ, Ngài cống hiến chúng ta bằng chứng luôn luôn có thể nên thánh, dầu là người giáo dân, khi sống giữa những người của thời đại chúng ta. Chắc chắn, phải muốn điều đó, bằng cách xây dựng đời sống nội tâm mình với phụng vụ và với Thánh Thể, bằng cách mở mắt nhìn những kẻ thiếu thốn nhất trong anh em chúng ta, và bằng cách mang đến cho họ một câu trả lời cụ thể.
Như vậy các Thánh không phải là những người kỳ dị; các Ngài là những con người như chúng ta, sống giữa chúng ta. Phải khám phá ra các Ngài và theo các Ngài. Những người trẻ ngày nay tìm kiếm những gương sáng, thỉnh thoảng cũng bị lầm đường: trong chiều hướng này, Ivan Merz có thể là một sự vươn lên rất mạnh đối với họ. Nhờ vậy họ sẽ không ngã theo cơn cám dỗ hút xách, uống rượu, biếng nhác, vô tình cảm và vô trách nhiệm, tất cả những tật xấu mà vô phúc thường thấy ngày nay.
Chúa nhật 22/6 Ðức Giáo Hoàng sẽ đi Bosnie-Herzégovine, trong Giáo phận Banja Luka, để phong Chân phước người Tôi tớ Chúa Ivan Mertz. Thông tấn Fides đã đặt một số câu hỏi với Ðức Cha Anton Orlovac, Tổng Đại diện Giáo phận Banja Luka, và Chủ tịch Ủy ban tổ chức chuyến tông du của Ðức Giáo hoàng.
Người ta thở không khí gì trong lúc chờ đợi Ðức Giáo Hoàng?
Ðức Cha Anton Orlovac: Nói chung bầu khí rất tích cực, phần rất lớn dân chúng vui vẻ chờ đợi biến cố rất trọng đại này, cuộc viếng thăm của Ðức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tự nhiên chúng tôi sống một hoàn cảnh đặc biệt, nhưng cũng có những người vô tư, người ta nghe những tiếng nói không hòa nhập trong bàu khí chung. Tất cả mọi phương tiện truyền thông, điện tử và báo chí, đều cam kết tạo nên một không khí tích cực. Những người chính trị cũng góp phần cho không khí bình thản này bằng những lời tuyên bố cuả họ: họ đã công bố rằng với chúng tôi đây là một dịp để thưc thi cuộc “xét mình tính trưởng thành” của chúng tôi và Banja Luka có khả năng tiếp đón cách xứng đáng một người khách quan trọng như vậy.
Ðức Giáo Hoàng sẽ gặp được hoàn cảnh xã hội và giáo hội nào?
Ðức Cha Anton Orlovac: -Ngài sẽ thấy một xã hội bị tổn thương và một Giáo hội bị thương tích, nhưng những vết thương này lành lạnh lại từ từ: đó là một quá trình chập chạp và khó khăn. Nạn thất nghiệp, những đơn xin nhà ở không được đáp ứng, nhiều người lưu vong không thể trở về nhà, sự sinh sống bất khả kháng qua những công việc hằng ngày, là những vấn đề làm chúng tôi quan tâm. Giáo hội ra sức và nhất là nhờ tổ chức Caritas đã giúp đỡ và xoa dịu các hoàn cảnh này; nhưng cần phải có sự giúp đỡ nhiều lắm. Chính Giáo hội Bosnie-Herzégovine đã bị giảm sút một nữa so với thời kỳ trước chiến tranh mới đây. Trong Giáo phận Banja Luka, còn tệ hơn: từ 130.000 tín hữu trước chiến tranh, hiện nay chỉ còn 42.000 tín hữu.
Trên những mặt trận nào Giáo hội đã làm việc nhiều nhất tại Bosnie-Herzégovine?
Ðức Cha Anton Orlovac - Giáo hội chia sẻ số phận và những đau khổ của dân mình và của mỗi một người. Trong khuôn khổ hợp với những khả năng của mình, Giáo hội ra sức giúp người ta sống và bảo đảm những điều kiện sống tối thiểu cho những kẻ hồi hương. Giáo Hội cũng ra sức giúp mọi người ở lại quê hương mình và không rời bỏ họ. Trong lãnh vực tôn giáo, Giáo hội ra sức đổi mới và tái lập những tương quan đại kết với Giáo hội Chính Thống, những tương quan đã bị bẽ gãy, và giáo hội đào sâu sự đối thoại với thế giới Hồi giáo. Một khi tất cả những điều đó đã thực hiện, bấy giờ mới tới thời gian tái kiến thiết các nhà thờ và những cơ sở giáo hội, điều này còn đòi hỏi nhiều năm. Lý do chính cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là viêc Phong Chân Phước cho Ivan Merz, một vị tông đồ danh tiếng của tuổi trẻ.
Gương mặt Ngài có những phương diện nào còn luôn hợp thời ngày nay?
Ðức Cha Anton Orlovac - Tính thời sự của vị Tân Chân Phước Ivan Merz thì đa dạng. Như tông đồ của tuổi trẻ, Ngài cống hiến chúng ta bằng chứng luôn luôn có thể nên thánh, dầu là người giáo dân, khi sống giữa những người của thời đại chúng ta. Chắc chắn, phải muốn điều đó, bằng cách xây dựng đời sống nội tâm mình với phụng vụ và với Thánh Thể, bằng cách mở mắt nhìn những kẻ thiếu thốn nhất trong anh em chúng ta, và bằng cách mang đến cho họ một câu trả lời cụ thể.
Như vậy các Thánh không phải là những người kỳ dị; các Ngài là những con người như chúng ta, sống giữa chúng ta. Phải khám phá ra các Ngài và theo các Ngài. Những người trẻ ngày nay tìm kiếm những gương sáng, thỉnh thoảng cũng bị lầm đường: trong chiều hướng này, Ivan Merz có thể là một sự vươn lên rất mạnh đối với họ. Nhờ vậy họ sẽ không ngã theo cơn cám dỗ hút xách, uống rượu, biếng nhác, vô tình cảm và vô trách nhiệm, tất cả những tật xấu mà vô phúc thường thấy ngày nay.