Bài chia sẻ của Giám mục Hải Phòng
Các bạn trẻ thân mến,
Với sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II, ngày Giới trẻ Thế giới đã được tổ chức 26 lần, ở cấp giáo phận cũng như ở tầm mức quốc tế. Những Đại hội tổ chức ở tầm mức quốc tế quy tụ hàng triệu bạn trẻ xung quanh Đức Thánh Cha, vị Cha chung của Giáo Hội công giáo. Như chúng ta đã biết, Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2011 này đã được tổ chức tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 8 vừa qua. Khoảng 2 triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự biến cố đặc biệt này, trong số đó có khoảng 100 tham dự viên đến từ Việt Nam.
Theo thong lệ, mỗi dịp ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các bạn trẻ qua một Sứ điệp. Nội dung của các sứ điệp đều nhằm mời gọi các bạn trẻ sống và củng cố đức tin. Sứ điệp năm nay của Đức Thánh Cha mang chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Trong dịp hội ngộ của các bạn trẻ miền Bắc lần thứ IX này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của Sứ điệp, để suy tư và thực thi giáo huấn của Đức Thánh Cha.
I-Một thế giới rất cần có Thiên Chúa
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phê-rô, Đức Bê-nê-đi-tô XVI là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Có lẽ vì thế mà ưu tư lớn nhất của Ngài trong cương vị Giáo Hoàng là củng cố đức tin nơi các tín hữu. Ngài lo lắng trước một thế giới đang muốn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, gạt bỏ Ngài khỏi cuộc sống con người. Trong Sứ điệp nhân ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26, Đức Thánh Cha đã viết: “Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một “thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là “một hỏa ngục” trong đó, trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng”. Ý tưởng này, chúng ta còn có thể thấy rải rác trong các giáo huấn của Đức Thánh Cha. Trong Thông điệp “Chúng ta được cứu rỗi nhờ niềm hy vọng”, Đức Thánh Cha đã quả quyết: “Một nền nhân bản vắng bóng Thiên Chúa sẽ là một nên nhân bản phi nhân” (Thông điệp Spe Salvi, số 78). Thực thế, con người thời nay đang muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Đây là một thảm họa cho thời đại chúng ta. Một khi không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, người ta không còn chuẩn mực đạo đức. Con người sẽ sống theo những tham vọng đam mê của mình. Một thế giới không có tôn giáo sẽ giống như một chiếc xe xuống dốc không phanh. Thế giới vắng bóng Thiên Chúa chỉ còn lại những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình mà quên lãng tha nhân.
Cũng theo Đức Thánh Cha, tất cả mọi cuộc khủng hoảng mà nhân loại đang chứng kiến hôm nay đều là hậu quả của cuộc khủng hoảng đức tin. Thực vậy, khi không còn xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin, người ta không còn thực thi tình liên đới và hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn cầu. Khi không còn tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta không cần quan tâm đến đạo đức, lương tâm, nên hậu quả là cuộc khủng hoảng luân lý thê thảm đang diễn ra trong xã hội, khiến gia đình ly tán, huynh đệ tương tàn, hận thù chồng chất, trộm cắp hoành hành nhiễu nhương bất chấp luật pháp đạo đời. Khi không tin Chúa là cha của mọi vật mọi loài, người ta cũng không muốn nhận mọi người xung quanh là anh chị em với mình, và hậu quả là những mưu mô dối trá trong tương quan giữa con người với tha nhân.
II-Đức tin, một vấn đề riêng tư?
Một trong những nguyên nhân làm cho đời sống đức tin bị mai một, đó là nhiều người coi đức tin hay tôn giáo là vấn đề riêng tư, cá nhân, không cần người khác can thiệp. Đây là một quan niệm rất nguy hiểm. Đức Thánh Cha đã viết: “Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự “che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình”.
Một khi coi đức tin là vấn đề riêng tư của mỗi người thì sẽ không còn các hội đoàn. Người ra cũng sẽ không cần những sinh hoạt đạo đức chung của một xứ đạo hay một cộng đoàn nữa. Cha mẹ cũng sẽ mất quyền nhắc nhở con cái sống đức tin và thực hành lời khuyên của Tin Mừng. Một khi đức tin bị coi là vấn đề riêng tư, không ai có quyền nhắc nhở thúc giục người khác, vì họ viện cớ tôn trọng tự do và sự chọn lựa của mọi người”.
Đức tin công giáo là sự tự do chọn lựa của mỗi người. Tuy vậy, đức tin ấy phải được tuyên xưng trong Giáo Hội, với Giáo Hội và như Giáo Hội dạy. Trong kinh tin kính, mặc dù chúng ta tuyên xưng với đại từ ở ngôi thứ nhất số ít: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng”, thì chúng ta không tuyên xưng đức tin một cách đơn lẻ, nhưng mỗi tín hữu đều hợp với cả Giáo Hội để tuyên xưng đức tin của mình. Bởi lẽ đồng thời với việc tuyên xưng đức tin nơi Thiên Chúa, người tín hữu cũng tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội. Chính trong Giáo Hội và với Giáo Hội mà họ có một đức tin tinh tuyền, không sai lầm.
Đức tin vừa mang tính riêng tư (tôi tin) vừa mang tính cộng đồng (chúng tôi tin). Một đức tin trọn vẹn phải hàm chứa hai đặc tính đó. Khi tuyên xưng đức tin một cách riêng tư, tôi muốn khẳng định tôi hoàn toàn tự do chấp nhận và hiểu điểu tôi tin. Đức tin của tôi không phải là thái độ xu thời theo phong trào hoặc để hài lòng người khác. Khi tuyên xưng đức tin cùng với cộng đoàn Giáo Hội, tôi chấp nhận Giáo Hội là người quản lý kho tàng đức tin và có quyền giải thích đức tin theo như ý của Chúa. Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động một hiện tượng của xã hội hôm nay là nhiều người chủ trương xếp hạng đức tin vào số những hành vi thuần thúy cá nhân. Nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có chủ trương đó. Khi cha mẹ nhắc nhở đi lễ, lĩnh nhận các bí tích, nhiều bạn trẻ đã kiếm cớ thoái thác và trả lời: “đây là việc riêng tư của mỗi người, cha mẹ cứ lo phần của cha mẹ, còn chúng con sẽ lo phần của chúng con”. Khá nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có lý luận theo cách này. Cũng vậy, nhiều bạn trẻ cho rằng bây giờ chưa phải là lúc tham gia những thực hành đạo đức mà chờ sau này về già mới lo giữ đạo. Đây là một quan niệm lệch lạc và nguy hiểm về đức tin. Thực thế, thời gian và cuộc sống lại không chờ cho đến lúc chúng ta về già. Những gì đang xảy đến xung quanh chúng ta lại đòi hỏi chúng ta cần có ơn khôn ngoan để xử sự đúng mức, với tư cách là một người tín hữu. Lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta hãy nghiêm túc suy nghĩ về quan niệm cũng như cách thực hành đức tin của mình: Phải chăng tôi giữ đạo chỉ vì nể cha mẹ. Phải chăng tôi tránh né những vấn đề liên quan đến những thực hành đạo đức, vì cho rằng đây là tự do cá nhân của mỗi người? Hy vọng chúng ta, sau khi dự Đại Hội này sẽ trưởng thành hơn trong đức tin, thiện chí sống đức tin của mình trong mọi môi trường của cuộc sống.
III-Đức tin và việc làm
Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nhiều làm lên án những người Biệt phái. Người gọi họ là những kẻ giả hình vì họ nói mà không làm. Thánh Gia-cô-bê cũng khẳng định đức tin và việc làm phải đi đôi với nhau, vì “đức tin không có việc làm sẽ là một đức tin chết. Đức tin không việc làm sẽ giống như những tiếng thanh la não bạt vang dội, như những chiếc thùng rỗng kêu to mà không đem lại giá trị gì. Một khi có đức tin vững mạnh, những việc chúng ta làm sẽ đem lại hiệu quả vững bền. Một khi có những việc làm chân chính, đức tin của chúng ta sẽ được củng cố. Đức tin tạo nền tảng vững chắc cho hành động và hành động tốt chính hoa trái của đức tin. Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp: “Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: “Tại sao các con gọi Thầy ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa!’ mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46).
Trong Giáo Hội miền Bắc của chúng ta, do ảnh hưởng một nền giáo dục không có tôn giáo, và do quá thiếu linh mục, nên đức tin của chúng ta chỉ dừng lại như một lý thuyết hoặc như một thói quen. Nhiều người có đạo vẫn sốt sắng tham gia các hội đoàn, vẫn lĩnh nhận các bí tích thường xuyên, nhưng lối sống của họ trong cuộc đời lại không ăn nhập gì với đức tin mà họ tuyên xưng, Chính vì thế mà đức tin và việc làm nơi họ là hai vấn đề tách biệt, không có liên quan với nhau. Có những bạn trẻ vẫn tham gia ca đoàn hay các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ, nhưng đồng thời cũng tham gia băng đảng, nghiện ngập, trộm cắp. Một số tín hữu vẫn tuyên xưng mình là người công giáo nhưng vẫn đua theo thói đời như ly dị, phá thai, sống giả dối và bất công.
Tại các nước Âu Mỹ, men Tin Mừng thấm nhập nơi cuộc sống của con người. Có thể họ ít đến nhà thờ hơn chúng ta, nhưng họ tôn trọng công ích, bảo vệ môi trường, giữ đức công bằng và sống theo một lương tâm ngay chính. Khi thực hành một lối sống như vậy, họ gắn liền đức tin với hành động, làm cho cả hai khía cạnh trở nên một thực tại duy nhất. Khi biết kết hợp giữa đức tin và việc làm, đức tin sẽ được minh chứng qua hành động, hành động sẽ được soi sáng bởi đức tin.
IV-Bạn trẻ và sứ vụ truyền giáo trong Giáo Hội
Trong Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa, các Giám mục Việt Nam thể hiện tâm tình ưu ái đặc biệt đối với các bạn trẻ công giáo Việt Nam. Các ngài mời gọi họ cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Quả thực, loan báo Tin Mừng là trách nhiệm của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Thư chung đã trích dẫn ý tưởng của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong Tông huấn “Ki-tô hữu giáo dân, ở số 46”: “Giáo Hội tại Việt Nam ý thức rằng người trẻ không chỉ là tương lai nhưng còn là chính hiện tại của Giáo Hội. Do đó, mục vụ giới trẻ vừa phải nhìn người trẻ như đối tượng cần được chăm sóc vừa phải xem họ như những chủ thể, sứ giả loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong môi trường của giới trẻ” (Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa của HĐGM Việt Nam, số 44). Như thế, các bạn trẻ được tin tưởng mời gọi tham gia sứ vụ đặc biệt này của Giáo Hội. Đây là sứ vụ mà Đức Ki-tô đã trao phó cho các môn đệ trước khi Người về trời.
Để tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, trước hết bạn trẻ phải truyền giáo cho chính mình, tức là sống đức tin. Thực thế, một khi đức tin của chúng ta vững vàng và trưởng thành, chúng ta mới có thể giúp người khác sống đức tin. Một cách cụ thể, bạn trẻ phải chuyên cần học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, năng lĩnh nhận các bí tích và tham gia các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ hay cộng đoàn mình đang sống.
Để truyền giáo cho người khác, bạn trẻ cũng cần có một lương tâm ngay thẳng và một cuộc sống lương thiện. Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã để lại cho chúng ta một phương châm thực hành: “Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là nhân chứng” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41). Quả thực, những việc làm cụ thể thì có sức thuyết phục người khác và dẫn đưa họ về với Chúa hơn là những bài giảng hùng hồn nhưng lại thiếu thực hành. Khi có một lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tôn trọng công ích, tôn trọng và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống của mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Nhờ lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tiêu diệt sự gian dối, ích kỷ, đem lại cho cuộc đời sự thanh bình và bác ái theo tinh thần của Tin Mừng Đức Giê-su đã dạy.
Thưa các bạn,
Trên đây là một vài suy tư về Sứ điệp của Đức Thánh Cha. Ước mong những chia sẻ này giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, nhờ đó chúng ta có thêm nghị lực và tình yêu nơi cuộc sống hiện tại, cùng nhau xây đắp nền văn mình tình thương và sự sống. Mến chúc các bạn luôn bình an, thánh đức để đem sức trẻ xây dựng một cuộc sống an vui, là hình ảnh của Nước trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Xin Chúa đồng hành cùng các bạn trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Cám ơn các bạn đã đọc những dòng suy tư này.
Các bạn trẻ thân mến,
Với sáng kiến của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II, ngày Giới trẻ Thế giới đã được tổ chức 26 lần, ở cấp giáo phận cũng như ở tầm mức quốc tế. Những Đại hội tổ chức ở tầm mức quốc tế quy tụ hàng triệu bạn trẻ xung quanh Đức Thánh Cha, vị Cha chung của Giáo Hội công giáo. Như chúng ta đã biết, Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2011 này đã được tổ chức tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 8 vừa qua. Khoảng 2 triệu bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới để tham dự biến cố đặc biệt này, trong số đó có khoảng 100 tham dự viên đến từ Việt Nam.
Theo thong lệ, mỗi dịp ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha ngỏ lời với các bạn trẻ qua một Sứ điệp. Nội dung của các sứ điệp đều nhằm mời gọi các bạn trẻ sống và củng cố đức tin. Sứ điệp năm nay của Đức Thánh Cha mang chủ đề: “Bén rễ và được xây dựng trên Chúa Kitô, được củng cố trong đức tin” (Xc Cl 2,7). Trong dịp hội ngộ của các bạn trẻ miền Bắc lần thứ IX này, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của Sứ điệp, để suy tư và thực thi giáo huấn của Đức Thánh Cha.
I-Một thế giới rất cần có Thiên Chúa
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phê-rô, Đức Bê-nê-đi-tô XVI là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Có lẽ vì thế mà ưu tư lớn nhất của Ngài trong cương vị Giáo Hoàng là củng cố đức tin nơi các tín hữu. Ngài lo lắng trước một thế giới đang muốn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, gạt bỏ Ngài khỏi cuộc sống con người. Trong Sứ điệp nhân ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 26, Đức Thánh Cha đã viết: “Có một xu hướng duy đời (laiciste) mạnh mẽ muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người và xã hội, toan tính kiến tạo một “thiên đường” không có Thiên Chúa. Nhưng kinh nghiệm dạy rằng một thế giới không có Thiên Chúa là “một hỏa ngục” trong đó, trổi vượt những ích kỷ, chia rẽ trong các gia đình, oán thù giữa cá nhân và các dân tộc, thiếu tình thương, niềm vui và hy vọng”. Ý tưởng này, chúng ta còn có thể thấy rải rác trong các giáo huấn của Đức Thánh Cha. Trong Thông điệp “Chúng ta được cứu rỗi nhờ niềm hy vọng”, Đức Thánh Cha đã quả quyết: “Một nền nhân bản vắng bóng Thiên Chúa sẽ là một nên nhân bản phi nhân” (Thông điệp Spe Salvi, số 78). Thực thế, con người thời nay đang muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ. Đây là một thảm họa cho thời đại chúng ta. Một khi không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời, người ta không còn chuẩn mực đạo đức. Con người sẽ sống theo những tham vọng đam mê của mình. Một thế giới không có tôn giáo sẽ giống như một chiếc xe xuống dốc không phanh. Thế giới vắng bóng Thiên Chúa chỉ còn lại những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình mà quên lãng tha nhân.
Cũng theo Đức Thánh Cha, tất cả mọi cuộc khủng hoảng mà nhân loại đang chứng kiến hôm nay đều là hậu quả của cuộc khủng hoảng đức tin. Thực vậy, khi không còn xây dựng đời mình trên nền tảng đức tin, người ta không còn thực thi tình liên đới và hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn cầu. Khi không còn tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta không cần quan tâm đến đạo đức, lương tâm, nên hậu quả là cuộc khủng hoảng luân lý thê thảm đang diễn ra trong xã hội, khiến gia đình ly tán, huynh đệ tương tàn, hận thù chồng chất, trộm cắp hoành hành nhiễu nhương bất chấp luật pháp đạo đời. Khi không tin Chúa là cha của mọi vật mọi loài, người ta cũng không muốn nhận mọi người xung quanh là anh chị em với mình, và hậu quả là những mưu mô dối trá trong tương quan giữa con người với tha nhân.
II-Đức tin, một vấn đề riêng tư?
Một trong những nguyên nhân làm cho đời sống đức tin bị mai một, đó là nhiều người coi đức tin hay tôn giáo là vấn đề riêng tư, cá nhân, không cần người khác can thiệp. Đây là một quan niệm rất nguy hiểm. Đức Thánh Cha đã viết: “Nền văn hóa hiện nay, tại một số miền trên thế giới, nhất là tại Tây Phương, có xu hướng loại trừ Thiên Chúa hoặc coi đức tin chỉ là một chuyện riêng tư, không ăn nhằm gì tới đời sống xã hội. Trong khi tất cả các giá trị làm nền tảng cho xã hội xuất phát từ Tin Mừng - như cảm thức về phẩm giá con người, tình liên đới, lao công và gia đình -, người ta nhận thấy một sự “che khuất Thiên Chúa”, một sự mất trí nhớ, thậm chí một sự chối bỏ thực sự đối với Kitô giáo và một sự phủ nhận kho tàng đức tin đã nhận lãnh, đến độ có nguy cơ đánh mất chính căn tính sâu xa của mình”.
Một khi coi đức tin là vấn đề riêng tư của mỗi người thì sẽ không còn các hội đoàn. Người ra cũng sẽ không cần những sinh hoạt đạo đức chung của một xứ đạo hay một cộng đoàn nữa. Cha mẹ cũng sẽ mất quyền nhắc nhở con cái sống đức tin và thực hành lời khuyên của Tin Mừng. Một khi đức tin bị coi là vấn đề riêng tư, không ai có quyền nhắc nhở thúc giục người khác, vì họ viện cớ tôn trọng tự do và sự chọn lựa của mọi người”.
Đức tin công giáo là sự tự do chọn lựa của mỗi người. Tuy vậy, đức tin ấy phải được tuyên xưng trong Giáo Hội, với Giáo Hội và như Giáo Hội dạy. Trong kinh tin kính, mặc dù chúng ta tuyên xưng với đại từ ở ngôi thứ nhất số ít: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng”, thì chúng ta không tuyên xưng đức tin một cách đơn lẻ, nhưng mỗi tín hữu đều hợp với cả Giáo Hội để tuyên xưng đức tin của mình. Bởi lẽ đồng thời với việc tuyên xưng đức tin nơi Thiên Chúa, người tín hữu cũng tuyên xưng đức tin vào Giáo Hội. Chính trong Giáo Hội và với Giáo Hội mà họ có một đức tin tinh tuyền, không sai lầm.
Đức tin vừa mang tính riêng tư (tôi tin) vừa mang tính cộng đồng (chúng tôi tin). Một đức tin trọn vẹn phải hàm chứa hai đặc tính đó. Khi tuyên xưng đức tin một cách riêng tư, tôi muốn khẳng định tôi hoàn toàn tự do chấp nhận và hiểu điểu tôi tin. Đức tin của tôi không phải là thái độ xu thời theo phong trào hoặc để hài lòng người khác. Khi tuyên xưng đức tin cùng với cộng đoàn Giáo Hội, tôi chấp nhận Giáo Hội là người quản lý kho tàng đức tin và có quyền giải thích đức tin theo như ý của Chúa. Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động một hiện tượng của xã hội hôm nay là nhiều người chủ trương xếp hạng đức tin vào số những hành vi thuần thúy cá nhân. Nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có chủ trương đó. Khi cha mẹ nhắc nhở đi lễ, lĩnh nhận các bí tích, nhiều bạn trẻ đã kiếm cớ thoái thác và trả lời: “đây là việc riêng tư của mỗi người, cha mẹ cứ lo phần của cha mẹ, còn chúng con sẽ lo phần của chúng con”. Khá nhiều bạn trẻ trong chúng ta cũng có lý luận theo cách này. Cũng vậy, nhiều bạn trẻ cho rằng bây giờ chưa phải là lúc tham gia những thực hành đạo đức mà chờ sau này về già mới lo giữ đạo. Đây là một quan niệm lệch lạc và nguy hiểm về đức tin. Thực thế, thời gian và cuộc sống lại không chờ cho đến lúc chúng ta về già. Những gì đang xảy đến xung quanh chúng ta lại đòi hỏi chúng ta cần có ơn khôn ngoan để xử sự đúng mức, với tư cách là một người tín hữu. Lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta hãy nghiêm túc suy nghĩ về quan niệm cũng như cách thực hành đức tin của mình: Phải chăng tôi giữ đạo chỉ vì nể cha mẹ. Phải chăng tôi tránh né những vấn đề liên quan đến những thực hành đạo đức, vì cho rằng đây là tự do cá nhân của mỗi người? Hy vọng chúng ta, sau khi dự Đại Hội này sẽ trưởng thành hơn trong đức tin, thiện chí sống đức tin của mình trong mọi môi trường của cuộc sống.
III-Đức tin và việc làm
Trong Tin Mừng, Đức Giê-su đã nhiều làm lên án những người Biệt phái. Người gọi họ là những kẻ giả hình vì họ nói mà không làm. Thánh Gia-cô-bê cũng khẳng định đức tin và việc làm phải đi đôi với nhau, vì “đức tin không có việc làm sẽ là một đức tin chết. Đức tin không việc làm sẽ giống như những tiếng thanh la não bạt vang dội, như những chiếc thùng rỗng kêu to mà không đem lại giá trị gì. Một khi có đức tin vững mạnh, những việc chúng ta làm sẽ đem lại hiệu quả vững bền. Một khi có những việc làm chân chính, đức tin của chúng ta sẽ được củng cố. Đức tin tạo nền tảng vững chắc cho hành động và hành động tốt chính hoa trái của đức tin. Đức Thánh Cha viết trong Sứ điệp: “Được xây dựng trên Chúa Kitô, nghĩa là đáp lại một cách cụ thể tiếng gọi của Thiên Chúa, bằng cách đặt niềm tín thác của chúng ta nơi Ngài và mang Lời Ngài ra thực hành. Chính Chúa Giêsu đã cảnh giác các môn đệ: “Tại sao các con gọi Thầy ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa!’ mà lại không làm điều Thầy nói?” (Lc 6,46).
Trong Giáo Hội miền Bắc của chúng ta, do ảnh hưởng một nền giáo dục không có tôn giáo, và do quá thiếu linh mục, nên đức tin của chúng ta chỉ dừng lại như một lý thuyết hoặc như một thói quen. Nhiều người có đạo vẫn sốt sắng tham gia các hội đoàn, vẫn lĩnh nhận các bí tích thường xuyên, nhưng lối sống của họ trong cuộc đời lại không ăn nhập gì với đức tin mà họ tuyên xưng, Chính vì thế mà đức tin và việc làm nơi họ là hai vấn đề tách biệt, không có liên quan với nhau. Có những bạn trẻ vẫn tham gia ca đoàn hay các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ, nhưng đồng thời cũng tham gia băng đảng, nghiện ngập, trộm cắp. Một số tín hữu vẫn tuyên xưng mình là người công giáo nhưng vẫn đua theo thói đời như ly dị, phá thai, sống giả dối và bất công.
Tại các nước Âu Mỹ, men Tin Mừng thấm nhập nơi cuộc sống của con người. Có thể họ ít đến nhà thờ hơn chúng ta, nhưng họ tôn trọng công ích, bảo vệ môi trường, giữ đức công bằng và sống theo một lương tâm ngay chính. Khi thực hành một lối sống như vậy, họ gắn liền đức tin với hành động, làm cho cả hai khía cạnh trở nên một thực tại duy nhất. Khi biết kết hợp giữa đức tin và việc làm, đức tin sẽ được minh chứng qua hành động, hành động sẽ được soi sáng bởi đức tin.
IV-Bạn trẻ và sứ vụ truyền giáo trong Giáo Hội
Trong Thư chung hậu Đại hội Dân Chúa, các Giám mục Việt Nam thể hiện tâm tình ưu ái đặc biệt đối với các bạn trẻ công giáo Việt Nam. Các ngài mời gọi họ cộng tác trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Quả thực, loan báo Tin Mừng là trách nhiệm của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. Thư chung đã trích dẫn ý tưởng của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong Tông huấn “Ki-tô hữu giáo dân, ở số 46”: “Giáo Hội tại Việt Nam ý thức rằng người trẻ không chỉ là tương lai nhưng còn là chính hiện tại của Giáo Hội. Do đó, mục vụ giới trẻ vừa phải nhìn người trẻ như đối tượng cần được chăm sóc vừa phải xem họ như những chủ thể, sứ giả loan báo Tin Mừng, đặc biệt trong môi trường của giới trẻ” (Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa của HĐGM Việt Nam, số 44). Như thế, các bạn trẻ được tin tưởng mời gọi tham gia sứ vụ đặc biệt này của Giáo Hội. Đây là sứ vụ mà Đức Ki-tô đã trao phó cho các môn đệ trước khi Người về trời.
Để tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, trước hết bạn trẻ phải truyền giáo cho chính mình, tức là sống đức tin. Thực thế, một khi đức tin của chúng ta vững vàng và trưởng thành, chúng ta mới có thể giúp người khác sống đức tin. Một cách cụ thể, bạn trẻ phải chuyên cần học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ chúa nhật và lễ trọng, năng lĩnh nhận các bí tích và tham gia các hội đoàn đạo đức trong giáo xứ hay cộng đoàn mình đang sống.
Để truyền giáo cho người khác, bạn trẻ cũng cần có một lương tâm ngay thẳng và một cuộc sống lương thiện. Đức Thánh Cha Phao-lô VI đã để lại cho chúng ta một phương châm thực hành: “Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là nhân chứng” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41). Quả thực, những việc làm cụ thể thì có sức thuyết phục người khác và dẫn đưa họ về với Chúa hơn là những bài giảng hùng hồn nhưng lại thiếu thực hành. Khi có một lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tôn trọng công ích, tôn trọng và bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống của mọi người, không phân biệt lương hay giáo. Nhờ lương tâm ngay chính, chúng ta sẽ tiêu diệt sự gian dối, ích kỷ, đem lại cho cuộc đời sự thanh bình và bác ái theo tinh thần của Tin Mừng Đức Giê-su đã dạy.
Thưa các bạn,
Trên đây là một vài suy tư về Sứ điệp của Đức Thánh Cha. Ước mong những chia sẻ này giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, nhờ đó chúng ta có thêm nghị lực và tình yêu nơi cuộc sống hiện tại, cùng nhau xây đắp nền văn mình tình thương và sự sống. Mến chúc các bạn luôn bình an, thánh đức để đem sức trẻ xây dựng một cuộc sống an vui, là hình ảnh của Nước trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Xin Chúa đồng hành cùng các bạn trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Cám ơn các bạn đã đọc những dòng suy tư này.