Banja Luka (Reuters) Cuộc viếng thăm ngắn ngủi của Ðức Thánh Cha Gioan Phao lồ II tại Banja Luka, thủ đô Cọng hòa Serbia trong ngày chúa nhật với niềm hy vọng gây lại niềm thông cảm hòa giải trong miền và đưa họ vào Liên hiệp Âu châu.
ÐTC đã đến Croatia ba lần, hai lần đến Bosnia (Sarajevo năm 1997) và Slovenia. Và lần đầu tiên vào xứ Serbia.
Trên các đường phố Banja Luka, thủ đô Serbia của xứ Bosnia, không treo những lá cờ Tòa thánh Vatican. Những tờ truyền đơn và biểu ngữ nêu lên những tội ác nhằm vào nhóm “oustachis” (người Croatia theo chủ nghỉa phát xít), họ chống đối cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng tại tu viện Petricevac, nơi đã chứa chấp tu sĩ Miroslav Filipovic, người đã theo Phát xít trong quá khứ, ông ấy đã bị Tòa Thánh dứt phép thông công và đã bị Tito treo cổ.
Những vết thương trong qúa khứ vẫn chưa được hàn gắn. Banja Luka chỉ có khoảng chừng 3000 người Công giáo. 70,000 người Croatia đã là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc trong cuộc chiến đẩm máu 1992-1995. Chỉ một số ít được trở về lại nhà của mình.
Có khoảng 50,000 người tham dự buổi lễ phong chân phước cho người con yêu dấu của xứ sở là một giáo dân nguời Croatia, Ivan Merz (1896-1928). Số đông đến từ Croatia và Slovenia. Những người tị nạn này ước mong nhân dịp cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng để đòi hỏi chính quyền cho họ được trở về xứ sở của mình.
Trong bầu không khí “tha thứ” mà Ðức Thánh Cha bày tỏ tại Banja Luka về những tội ác đã xẩy ra trong vùng này giữa những phe nhóm và chủng tộc. Sáng chúa nhật, khi bước xuống máy bay, trước Chủ tịch đoàn Bosnia, gồm chủ tịch “Serbia Borislay Paravac, chủ tịch Croatia Dragan Covic, chủ tịch người Hồi giáo Sulejman Tihic, Ðức Thánh Cha Gioan Phao lồ II tuyên bố: “Ðiều tối cần thiết là xây dựng lại con người nội tâm, chửa lành vết thương lòng và làm trong sạch trí nhớ bằng cách tha thứ cho nhau”. Từ ngữ “làm trong sạch trí nhớ” thường dùng để chỉ sự hoán cải ăn năn của Giáo Hội trong những hành động bất khoan dung trong quá khứ.
Sau thánh lễ phong chân phước trước tu viện Petricevac, Ðức Thánh Cha lập lại chủ đề đó. Không nêu tên những người chịu trách nhiệm, và những nạn nhân, ngài đã đấm ngực “lỗi tại tôi” thay cho những người Croatia: “ Thành phố này đã chứng kiến không biết bao nhiêu là đau khổ và máu đã đổ ra, tôi cầu xin Thiên Chúa tha thứ những tội lỗi cũa con người đối với con người, những gì mà người Công giáo đã gây nên đã đi trái ngược với nhân phẩm và tự do của con người. Chỉ trong niềm ân sủng và trong bầu không khí hòa giải thực sự và lòng nhớ ơn các nạn nhân vô tội mà những hy sinh của họ đã không trở thành vô ích”.
Trước khi Ðức Cha Franjo Komarica, Giám Mục Banja Luka, lên tiếng xin lỗi những sai lầm của người Công giáo Croatia trong quá khứ và hiện tại”. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh là chúng ta ai cũng có những lỗi lầm tương quan và cần phải tha thứ cho nhau và ngài cũng tố cáo các cường quốc đã không cố gắng giúp đở trong việc định cư những người Công giáo để họ được trở về xứ sở của mình tại Bosnia.
Ðức Thánh Cha ngỏ lời với ba cộng đoàn, Serbia, Croatia và những người Hồi giáo tại Bosnia mà cuộc chiến đã giết hại hơn 200,000 người: “Tôi cảm nhận nổi niềm đau xót đeo đẳng các người, và niềm thất vọng đang đè nặng trên các người, nhưng đừng đánh mất niềm hy vọng.” Chủ tịch đòan Bosnia tuyên bố là sẽ hòan trả tất cả tài sản của các giáo hội: Công giáo, Chính thống giáo, Hồi giáo và Do thái giáo đã bị tịch biên dưới chế độ Cọng sản.
Rất ít người chính thống giáo đến tham dự thánh lễ, tuy vậy đài truyền hình Serbia đã trực tiếp truyền hình buổi lễ phong chân phước này. Ðức Thánh Cha đã chào đón Ðức Thượng Phụ Payle của Belgrade, Hội đồng Chính thống giáo Serbia và cố gắng gây nên niềm cảm thông. Cuộc viếng thăm Serbia đã được sửa soạn kỷ lưởng, cố gắng thuyết phục Giáo Hội Serbia dù họ đã trách móc vô cớ Giáo Hội Công giáo trong qúa khứ đã không hết lòng cứu vớt những người Serbia bị chết oan ức trong các trại tập trung Jasenasac.
ÐTC đã đến Croatia ba lần, hai lần đến Bosnia (Sarajevo năm 1997) và Slovenia. Và lần đầu tiên vào xứ Serbia.
Trên các đường phố Banja Luka, thủ đô Serbia của xứ Bosnia, không treo những lá cờ Tòa thánh Vatican. Những tờ truyền đơn và biểu ngữ nêu lên những tội ác nhằm vào nhóm “oustachis” (người Croatia theo chủ nghỉa phát xít), họ chống đối cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng tại tu viện Petricevac, nơi đã chứa chấp tu sĩ Miroslav Filipovic, người đã theo Phát xít trong quá khứ, ông ấy đã bị Tòa Thánh dứt phép thông công và đã bị Tito treo cổ.
Những vết thương trong qúa khứ vẫn chưa được hàn gắn. Banja Luka chỉ có khoảng chừng 3000 người Công giáo. 70,000 người Croatia đã là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc trong cuộc chiến đẩm máu 1992-1995. Chỉ một số ít được trở về lại nhà của mình.
Có khoảng 50,000 người tham dự buổi lễ phong chân phước cho người con yêu dấu của xứ sở là một giáo dân nguời Croatia, Ivan Merz (1896-1928). Số đông đến từ Croatia và Slovenia. Những người tị nạn này ước mong nhân dịp cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng để đòi hỏi chính quyền cho họ được trở về xứ sở của mình.
Trong bầu không khí “tha thứ” mà Ðức Thánh Cha bày tỏ tại Banja Luka về những tội ác đã xẩy ra trong vùng này giữa những phe nhóm và chủng tộc. Sáng chúa nhật, khi bước xuống máy bay, trước Chủ tịch đoàn Bosnia, gồm chủ tịch “Serbia Borislay Paravac, chủ tịch Croatia Dragan Covic, chủ tịch người Hồi giáo Sulejman Tihic, Ðức Thánh Cha Gioan Phao lồ II tuyên bố: “Ðiều tối cần thiết là xây dựng lại con người nội tâm, chửa lành vết thương lòng và làm trong sạch trí nhớ bằng cách tha thứ cho nhau”. Từ ngữ “làm trong sạch trí nhớ” thường dùng để chỉ sự hoán cải ăn năn của Giáo Hội trong những hành động bất khoan dung trong quá khứ.
Sau thánh lễ phong chân phước trước tu viện Petricevac, Ðức Thánh Cha lập lại chủ đề đó. Không nêu tên những người chịu trách nhiệm, và những nạn nhân, ngài đã đấm ngực “lỗi tại tôi” thay cho những người Croatia: “ Thành phố này đã chứng kiến không biết bao nhiêu là đau khổ và máu đã đổ ra, tôi cầu xin Thiên Chúa tha thứ những tội lỗi cũa con người đối với con người, những gì mà người Công giáo đã gây nên đã đi trái ngược với nhân phẩm và tự do của con người. Chỉ trong niềm ân sủng và trong bầu không khí hòa giải thực sự và lòng nhớ ơn các nạn nhân vô tội mà những hy sinh của họ đã không trở thành vô ích”.
Trước khi Ðức Cha Franjo Komarica, Giám Mục Banja Luka, lên tiếng xin lỗi những sai lầm của người Công giáo Croatia trong quá khứ và hiện tại”. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh là chúng ta ai cũng có những lỗi lầm tương quan và cần phải tha thứ cho nhau và ngài cũng tố cáo các cường quốc đã không cố gắng giúp đở trong việc định cư những người Công giáo để họ được trở về xứ sở của mình tại Bosnia.
Ðức Thánh Cha ngỏ lời với ba cộng đoàn, Serbia, Croatia và những người Hồi giáo tại Bosnia mà cuộc chiến đã giết hại hơn 200,000 người: “Tôi cảm nhận nổi niềm đau xót đeo đẳng các người, và niềm thất vọng đang đè nặng trên các người, nhưng đừng đánh mất niềm hy vọng.” Chủ tịch đòan Bosnia tuyên bố là sẽ hòan trả tất cả tài sản của các giáo hội: Công giáo, Chính thống giáo, Hồi giáo và Do thái giáo đã bị tịch biên dưới chế độ Cọng sản.
Rất ít người chính thống giáo đến tham dự thánh lễ, tuy vậy đài truyền hình Serbia đã trực tiếp truyền hình buổi lễ phong chân phước này. Ðức Thánh Cha đã chào đón Ðức Thượng Phụ Payle của Belgrade, Hội đồng Chính thống giáo Serbia và cố gắng gây nên niềm cảm thông. Cuộc viếng thăm Serbia đã được sửa soạn kỷ lưởng, cố gắng thuyết phục Giáo Hội Serbia dù họ đã trách móc vô cớ Giáo Hội Công giáo trong qúa khứ đã không hết lòng cứu vớt những người Serbia bị chết oan ức trong các trại tập trung Jasenasac.