Đức Tổng Giám mục Filoni: ‘Việc truyền giáo khuyến khích sự phát triển các dân tộc’
Phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano nhân Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới
ROMA - Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc kể từ tháng Năm, nói rằng việc truyền giáo là một trong các việc phục vụ tốt nhất mà chúng ta trả cho đức tin của mình. Ngài nhắc lại rằng việc truyền giáo luôn luôn ủng hộ "sự phát triển các dân tộc".
Đầu tháng Mười, theo truyền thống dành riêng cho việc truyền giáo, Đức Tổng Giám mục Filoni trả lời phỏng vấn của nhật báo L'Osservatore Romano, trong đó Ngài nói ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế giới năm nay sẽ diễn ra ngày 16-10 trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện hàng năm "có liên quan đến toàn thể Giáo Hội trên bình diện cầu nguyện và tình đoàn kết với sứ mệnh truyền giáo".
Đối với tháng truyền giáo này, Đức Thánh Cha muốn gửi đến các Kitô hữu một sứ điệp để suy tư có tiêu đề "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em", và Đức Tổng Giám mục Filoni muốn suy tư sứ điệp này, nhấn mạnh ba điểm đặc biệt.
Ngài khẳng định: "Trước tiên là sự cam kết mà tất cả các Kitô hữu phải mang theo để rao giảng Tin Mừng; quả thế, với tư cách là người đã rửa tội, chúng ta có một bổn phận cụ thể, đó là công bố Tin Mừng; cần phải xem trọng mệnh lệnh mà Chúa Giêsu, sau khi sống lại, giao phó cho các tông đồ và mọi tín hữu. Vì vậy, những người đầu tiên mang ơn gọi truyền giáo là những người đã rửa tội, trong đó có các linh mục và Giám mục".
Khía cạnh thứ hai đề cập đến sự phục vụ. Tổng Giám mục giải thích: “Truyền giáo là việc phục vụ quý giá nhất, mà chúng ta có thể trả cho đức tin của chúng ta; tôi cũng sẽ nói là việc phục vụ đẹp nhất, bởi vì đối với một Kitô hữu, công bố Tin Mừng có nghĩa là đáp trả cho ý Chúa Giêsu. Đồng thời truyền giáo là một việc phục vụ cho Giáo Hội của mình, và là một việc phục vụ cho mỗi người, bởi vì nó giúp tìm thấy một chiều kích, đó là chiều ngang, vốn bổ sung cho ý nghĩa của các mối quan hệ nhân sinh của chúng ta”.
Cuối cùng, điểm thứ ba: "Cần phải nhấn mạnh rằng việc rao giảng Tin Mừng làm sinh động Giáo Hội bên trong, tăng cường sự nhiệt tình, đổi mới sự cam kết trong thế giới, và thúc đẩy Giáo hội tự điều chỉnh trong phương pháp và trong sự nhiệt tình".
Đức Tổng Giám mục Filoni cũng nhắc lại rằng "truyền giáo luôn luôn ủng hộ sự phát triển các dân tộc". "Đó là một quan điểm mà không nên đánh giá thấp nó: việc rao giảng Tin Mừng mang đến sự đoàn kết và tạo sự đoàn kết. Vì vậy, mặc dù truyền giáo là mục tiêu đầu tiên của chúng ta, chúng ta luôn tự đề nghị cổ vũ sự đoàn kết với những người sống trong lãnh thổ truyền giáo, bằng cách chia sẻ và hiểu biết nhu cầu nhân bản, xã hội và vật chất của họ".
Nhân dịp ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc cũng kêu gọi các tín hữu mở lòng quảng đại, với điều kiện lòng quảng đại "là luôn đi kèm với một tình yêu tuyệt vời cho việc truyền giáo, và việc cầu nguyện sốt sắng hàng ngày, nhằm hỗ trợ các nhà truyền giáo và việc rao giảng Tin Mừng". (ZENIT.org 4-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano nhân Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới
ROMA - Đức Tổng Giám Mục Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc kể từ tháng Năm, nói rằng việc truyền giáo là một trong các việc phục vụ tốt nhất mà chúng ta trả cho đức tin của mình. Ngài nhắc lại rằng việc truyền giáo luôn luôn ủng hộ "sự phát triển các dân tộc".
Đầu tháng Mười, theo truyền thống dành riêng cho việc truyền giáo, Đức Tổng Giám mục Filoni trả lời phỏng vấn của nhật báo L'Osservatore Romano, trong đó Ngài nói ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế giới năm nay sẽ diễn ra ngày 16-10 trên toàn thế giới. Đây là một sự kiện hàng năm "có liên quan đến toàn thể Giáo Hội trên bình diện cầu nguyện và tình đoàn kết với sứ mệnh truyền giáo".
Đối với tháng truyền giáo này, Đức Thánh Cha muốn gửi đến các Kitô hữu một sứ điệp để suy tư có tiêu đề "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em", và Đức Tổng Giám mục Filoni muốn suy tư sứ điệp này, nhấn mạnh ba điểm đặc biệt.
Ngài khẳng định: "Trước tiên là sự cam kết mà tất cả các Kitô hữu phải mang theo để rao giảng Tin Mừng; quả thế, với tư cách là người đã rửa tội, chúng ta có một bổn phận cụ thể, đó là công bố Tin Mừng; cần phải xem trọng mệnh lệnh mà Chúa Giêsu, sau khi sống lại, giao phó cho các tông đồ và mọi tín hữu. Vì vậy, những người đầu tiên mang ơn gọi truyền giáo là những người đã rửa tội, trong đó có các linh mục và Giám mục".
Khía cạnh thứ hai đề cập đến sự phục vụ. Tổng Giám mục giải thích: “Truyền giáo là việc phục vụ quý giá nhất, mà chúng ta có thể trả cho đức tin của chúng ta; tôi cũng sẽ nói là việc phục vụ đẹp nhất, bởi vì đối với một Kitô hữu, công bố Tin Mừng có nghĩa là đáp trả cho ý Chúa Giêsu. Đồng thời truyền giáo là một việc phục vụ cho Giáo Hội của mình, và là một việc phục vụ cho mỗi người, bởi vì nó giúp tìm thấy một chiều kích, đó là chiều ngang, vốn bổ sung cho ý nghĩa của các mối quan hệ nhân sinh của chúng ta”.
Cuối cùng, điểm thứ ba: "Cần phải nhấn mạnh rằng việc rao giảng Tin Mừng làm sinh động Giáo Hội bên trong, tăng cường sự nhiệt tình, đổi mới sự cam kết trong thế giới, và thúc đẩy Giáo hội tự điều chỉnh trong phương pháp và trong sự nhiệt tình".
Đức Tổng Giám mục Filoni cũng nhắc lại rằng "truyền giáo luôn luôn ủng hộ sự phát triển các dân tộc". "Đó là một quan điểm mà không nên đánh giá thấp nó: việc rao giảng Tin Mừng mang đến sự đoàn kết và tạo sự đoàn kết. Vì vậy, mặc dù truyền giáo là mục tiêu đầu tiên của chúng ta, chúng ta luôn tự đề nghị cổ vũ sự đoàn kết với những người sống trong lãnh thổ truyền giáo, bằng cách chia sẻ và hiểu biết nhu cầu nhân bản, xã hội và vật chất của họ".
Nhân dịp ngày Chủ Nhật Truyền Giáo Thế Giới, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phúc âm hóa các Dân tộc cũng kêu gọi các tín hữu mở lòng quảng đại, với điều kiện lòng quảng đại "là luôn đi kèm với một tình yêu tuyệt vời cho việc truyền giáo, và việc cầu nguyện sốt sắng hàng ngày, nhằm hỗ trợ các nhà truyền giáo và việc rao giảng Tin Mừng". (ZENIT.org 4-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa