Chúa Nhật 28 thường niên năm A
Mt 22, 1-14
Hầu như ai trong chúng ta cũng có lần tham dự tiệc. Hoặc là do chính gia đình mình tổ chức hoặc là do người thân quen tổ chức mời tham dự. Tiệc có thịt và rượu là món chính, ngoài ra còn những món phụ khác làm cho bữa tiệc thêm thịnh soạn. Cũng có thể là món phòng trường hợp có thực khách thích rau hơn thịt, cá. Có bữa tiệc không có thịt cũng chẳng cá được gọi một tên đặc biệt là tiệc chay. Dù tiệc mặn hay chay vấn đề tổ chức, thiệp mời cũng đòi hỏi nhiều công sức. Nếu không cẩn thận sẽ quên việc này, sót việc nọ làm cho việc tổ chức thành luộm thuộm, vá víu và hậu quả là niềm vui giảm, lo lắng tăng và bất bình, cãi vã, đổ thừa là điều ắt phải có.
Tiệc mừng thường đi sau tin vui để đón tin vui. Tin vui dù lớn hay nhỏ đều quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Tin vui được coi là một phần trong cuộc sống, là ước vọng làm cho cuộc sống thêm hạnh phúc, ý vị. Tổ chức tiệc to nhỏ lệ thuộc vào niềm vui lớn nhỏ và hoàn cảnh tài chánh gia đình. Tùy theo cách mời mà thực khách đoán biết tầm mức quan trọng khi được mời. Mời qua điện thoại, mời lúc gặp ngoài đầu đường, cuối thôn, gặp nhau mời tới cho thêm vui. Mời có danh thiếp là tiệc mời quan trọng, trịnh trọng nhất. Theo phong cách đó người được mời dự tiệc nếu không là thân nhân thì cũng là người quen của gia đình. Vì thế vui mừng chấp thuận hay từ chối lời mời đều có ý nghĩa, nguyên nhân riêng của nó. Có nhiều lí do khách từ chối tham dự tiệc như cách trở ngàn trùng, giấy phép xuất nhập cảnh, sức khoẻ hay ngay cả hoàn cảnh tài chánh gia đình không cho phép và cũng có khi vì công ăn việc làm.
Dụ ngôn nhà vua tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử (Mat 22,1-14) bị các thực khách từ chối tham dự mang một ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất không phải một người mà nhiều người cùng từ chối. Thứ hai lí do đưa ra rất chung chung, bận công ăn việc làm. Thử hỏi mấy ai không bận công ăn việc làm. Thứ ba thiệp gởi mời trước ngày khai tiệc để khách có giờ chuẩn bị. Thứ tư đây là tiệc cưới hoàng gia, đúng ra phải hãnh diện, vui mừng mới phải. Thực khách lại chối từ không tham dự. Tệ hơn nữa còn xỉ vả, giết chết gia nhân hoàng tộc. Quả là hành động khiêu khích. Giết người vô tội trở thành kẻ có tội. Lí do khách vin vào từ chối là hành động phản kháng nhà vua. Hoàng tử chỉ là nạn nhân của phản kháng và gia nhân bị giết là vật tế thần của khiêu khích. Đối với thứ dân từ chối tham dự tiệc cưới của gia đình là hình thức phản kháng cho biết chưa thân thiết mấy, tình bạn còn lỏng lẻo nên coi nhẹ lời mời, không quan tâm, liệt vào ưu tiên hàng đầu.
Khách dự tiệc cũng cần chuẩn bị chu đáo vừa cho mình vừa khỏi làm mất mặt chủ tiệc. Một người tham dự tiệc cưới mà mà mặc áo công nhân đi dự sẽ lạc lõng. Dù không ai nói gì, mọi người nhìn vào cách ăn mặc lập dị đó cũng đủ cho chủ tiệc buồn. Như thế tham dự tiệc vui đã không chia vui, mang lại niềm vui; trái lại mang đến nỗi buồn, nỗi lo cho chủ tiệc.
Nước trời thường được ví như ngày hội vui, tiệc cưới. Tiệc thiên quốc do Chúa các đạo binh thiết đãi. Là ngày vui mừng hoan hỉ vì không còn tiếng rên xiết, không còn than van. Vui vì sự chết bị tiêu diệt. Ngày người ta không chôn xác người mà chôn chiếc khăn tang, vùi sâu vào lòng đất vì không bao giờ cần đến nó nữa. Nước trời được ví như tiệc cưới. Khách mời nằm trong danh sách chọn lựa. Không phải mời cách trống không, chung chung mà sai gia nhân đi mời. Tới ngày chủ còn sai gia nhân nhóm đi nhắc nhở khách, nhóm nhắc lại lời mời. Khách được mời không đáp nghĩa. Họ cũng không chuẩn bị để dự tiệc và cũng chẳng sẵn sàng. Trái lại còn chê trách, phản kháng lời mời gọi.
Nghĩ người rồi nghĩ đến ta. Tiệc Thánh Thể chính là hình ảnh tiệc cưới nước trời. Mỗi Kitô hữu hãy thành tâm nhìn lại thái độ, hình thức, phong cách chúng ta chuẩn bị tâm hồn, trong ngoài khi tham dự thánh lễ. Tham dự với tâm hồn sốt sắng, thành tâm, yêu mến. Trái lại tham dự có tính cách hời hợt, làm cho có lệ, cho xong tránh tội. Đến trễ về sớm, đứng ngoài sân ngó vào, vừa nói chuyện vừa tham dự thánh lễ. Tất cả những tâm tình thái độ trên cách nào đó bộc lộ nội tâm và tâm tình tham dự tiệc cưới nước trời. Coi thường bí tích Thánh Thể có khác chi nhóm thực khách được nhà vua mời tham dự tiệc cưới, họ đã không đi còn viện lí do bài bác, phê bình, chê trách.
Chúng ta hãy xin ơn biết yêu mến, quí trọng Bí Tích Thánh Thể.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mt 22, 1-14
Hầu như ai trong chúng ta cũng có lần tham dự tiệc. Hoặc là do chính gia đình mình tổ chức hoặc là do người thân quen tổ chức mời tham dự. Tiệc có thịt và rượu là món chính, ngoài ra còn những món phụ khác làm cho bữa tiệc thêm thịnh soạn. Cũng có thể là món phòng trường hợp có thực khách thích rau hơn thịt, cá. Có bữa tiệc không có thịt cũng chẳng cá được gọi một tên đặc biệt là tiệc chay. Dù tiệc mặn hay chay vấn đề tổ chức, thiệp mời cũng đòi hỏi nhiều công sức. Nếu không cẩn thận sẽ quên việc này, sót việc nọ làm cho việc tổ chức thành luộm thuộm, vá víu và hậu quả là niềm vui giảm, lo lắng tăng và bất bình, cãi vã, đổ thừa là điều ắt phải có.
Tiệc mừng thường đi sau tin vui để đón tin vui. Tin vui dù lớn hay nhỏ đều quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Tin vui được coi là một phần trong cuộc sống, là ước vọng làm cho cuộc sống thêm hạnh phúc, ý vị. Tổ chức tiệc to nhỏ lệ thuộc vào niềm vui lớn nhỏ và hoàn cảnh tài chánh gia đình. Tùy theo cách mời mà thực khách đoán biết tầm mức quan trọng khi được mời. Mời qua điện thoại, mời lúc gặp ngoài đầu đường, cuối thôn, gặp nhau mời tới cho thêm vui. Mời có danh thiếp là tiệc mời quan trọng, trịnh trọng nhất. Theo phong cách đó người được mời dự tiệc nếu không là thân nhân thì cũng là người quen của gia đình. Vì thế vui mừng chấp thuận hay từ chối lời mời đều có ý nghĩa, nguyên nhân riêng của nó. Có nhiều lí do khách từ chối tham dự tiệc như cách trở ngàn trùng, giấy phép xuất nhập cảnh, sức khoẻ hay ngay cả hoàn cảnh tài chánh gia đình không cho phép và cũng có khi vì công ăn việc làm.
Dụ ngôn nhà vua tổ chức tiệc cưới cho hoàng tử (Mat 22,1-14) bị các thực khách từ chối tham dự mang một ý nghĩa đặc biệt. Thứ nhất không phải một người mà nhiều người cùng từ chối. Thứ hai lí do đưa ra rất chung chung, bận công ăn việc làm. Thử hỏi mấy ai không bận công ăn việc làm. Thứ ba thiệp gởi mời trước ngày khai tiệc để khách có giờ chuẩn bị. Thứ tư đây là tiệc cưới hoàng gia, đúng ra phải hãnh diện, vui mừng mới phải. Thực khách lại chối từ không tham dự. Tệ hơn nữa còn xỉ vả, giết chết gia nhân hoàng tộc. Quả là hành động khiêu khích. Giết người vô tội trở thành kẻ có tội. Lí do khách vin vào từ chối là hành động phản kháng nhà vua. Hoàng tử chỉ là nạn nhân của phản kháng và gia nhân bị giết là vật tế thần của khiêu khích. Đối với thứ dân từ chối tham dự tiệc cưới của gia đình là hình thức phản kháng cho biết chưa thân thiết mấy, tình bạn còn lỏng lẻo nên coi nhẹ lời mời, không quan tâm, liệt vào ưu tiên hàng đầu.
Khách dự tiệc cũng cần chuẩn bị chu đáo vừa cho mình vừa khỏi làm mất mặt chủ tiệc. Một người tham dự tiệc cưới mà mà mặc áo công nhân đi dự sẽ lạc lõng. Dù không ai nói gì, mọi người nhìn vào cách ăn mặc lập dị đó cũng đủ cho chủ tiệc buồn. Như thế tham dự tiệc vui đã không chia vui, mang lại niềm vui; trái lại mang đến nỗi buồn, nỗi lo cho chủ tiệc.
Nước trời thường được ví như ngày hội vui, tiệc cưới. Tiệc thiên quốc do Chúa các đạo binh thiết đãi. Là ngày vui mừng hoan hỉ vì không còn tiếng rên xiết, không còn than van. Vui vì sự chết bị tiêu diệt. Ngày người ta không chôn xác người mà chôn chiếc khăn tang, vùi sâu vào lòng đất vì không bao giờ cần đến nó nữa. Nước trời được ví như tiệc cưới. Khách mời nằm trong danh sách chọn lựa. Không phải mời cách trống không, chung chung mà sai gia nhân đi mời. Tới ngày chủ còn sai gia nhân nhóm đi nhắc nhở khách, nhóm nhắc lại lời mời. Khách được mời không đáp nghĩa. Họ cũng không chuẩn bị để dự tiệc và cũng chẳng sẵn sàng. Trái lại còn chê trách, phản kháng lời mời gọi.
Nghĩ người rồi nghĩ đến ta. Tiệc Thánh Thể chính là hình ảnh tiệc cưới nước trời. Mỗi Kitô hữu hãy thành tâm nhìn lại thái độ, hình thức, phong cách chúng ta chuẩn bị tâm hồn, trong ngoài khi tham dự thánh lễ. Tham dự với tâm hồn sốt sắng, thành tâm, yêu mến. Trái lại tham dự có tính cách hời hợt, làm cho có lệ, cho xong tránh tội. Đến trễ về sớm, đứng ngoài sân ngó vào, vừa nói chuyện vừa tham dự thánh lễ. Tất cả những tâm tình thái độ trên cách nào đó bộc lộ nội tâm và tâm tình tham dự tiệc cưới nước trời. Coi thường bí tích Thánh Thể có khác chi nhóm thực khách được nhà vua mời tham dự tiệc cưới, họ đã không đi còn viện lí do bài bác, phê bình, chê trách.
Chúng ta hãy xin ơn biết yêu mến, quí trọng Bí Tích Thánh Thể.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org