Trung Quốc: Cái chết đáng ngờ của một nhà truyền giáo Hàn Quốc làm việc bên người tị nạn Bắc Triều Tiên
Trung Quốc - Ngày 21-8, một nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc làm việc bên cạnh người tị nạn Bắc Triều Tiên tại các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới với Bắc Triều Tiên, đã đột ngột qua đời, dường như do bị chích thuốc độc. Thông tin này đã được tiết lộ bởi tờ JoongAng Ilbo, một trong các nhật báo hàng đầu của Hàn Quốc, ...
... và phiên bản tiếng Anh của nó là Korea JoongAng Daily, ngày 9-9-2011, nói rằng người ta nghi ngờ có sự dính líu của các điệp viên Bắc Triều Tiên trong vụ ám sát nhắm mục tiêu.
Nạn nhân, chỉ được xác định bởi tên họ là "Cô Kim", 47 tuổi. Ngày 21-8, trong khi cô đã chờ taxi trước một cửa hàng lớn ở Đan Đông, một thành phố bên bờ sông Áp Lục, ranh giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cô ngã sụp xuống, bất tỉnh. Ngay lập tức được đưa tới bệnh viện, cô Kim đã chết sau đó. Ít lâu sau, chính quyền Trung Quốc cho biết nguyên nhân cái chết là tự tử.
Tuy nhiên, một theo nguồn tin thân cận với vụ việc, và được nhật báo Hàn Quốc trích dẫn, “bệnh viện đã xác định rằng nạn nhân đã chết do thuốc độc, nhưng chính quyền muốn trình bày cái chết của cô như là một vụ tự tử". Gia đình nạn nhân cũng đã thông báo với cảnh sát Trung Quốc rằng cô Kim đã không đau khổ vì tình cảm, hoặc mắc bất kỳ bệnh nào, và với tư cách là một tín hữu có đức tin sâu đậm, cô không có lý do gì để kết liễu đời mình.
Chưa đầy 24 giờ sau, một công dân Hàn Quốc khác, mà danh tánh cũng không được tiết lộ, cũng bị đầu độc, nhưng may mắn thoát chết. Người nầy 59 tuổi, cũng tham gia giúp đỡ người tị nạn Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc, đã bị chích ở hông bằng ống tiêm trong khi người ấy đi ra khỏi một nhà tắm công cộng ở Yanji, thành phố gần biên giới với Bắc Triều Tiên, thuộc tỉnh Cát Lâm. Sau khi bị ngã xuống trên đường phố, người đàn ông này được đưa tới bệnh viện chăm sóc.
Theo chuyện kể của ông về vụ tấn công với lãnh sự quán Hàn Quốc, có ai đó đến sau lưng ông, khi ông cúi xuống mở cửa xe, và đâm kim tiêm vào hông của ông. Các bác sĩ đã xác nhận rằng người này là nạn nhân của một âm mưu chích thuốc độc.
Không có dụng cụ hữu hình nào bị tịch thu, để có bằng chứng buộc tội cho các điệp viên của Bắc Triều Tiên triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng, theo tờ nhật báo Hàn Quốc, chính quyền Hàn Quốc nghi ngờ mạnh việc này. Một nguồn tin thân cận với các nhà điều tra Hàn Quốc nói: “Rất có thể đây là một cuộc tấn công có chủ ý, nhằm cho các nhà truyền giáo giúp đỡ người dân Bắc Triều Tiên phải im lặng".
Tại Bộ ngoại giao Hàn Quốc, người ta kín tiếng về cả hai trường hợp trên, nhưng đã có lệnh cho lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, "hãy mạnh mẽ yêu cầu chính quyền của chính phủ Trung Quốc phải bảo đảm an ninh cho công dân Hàn Quốc tại các tỉnh biên giới (với Bắc Triều Tiên), và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự cố mới như thế xảy ra nữa”.
Trong trường hợp cái chết của "cô Kim", các bác sĩ bệnh viện đã đề nghị với gia đình của nạn nhân để tiến hành mổ tử thi lần thứ hai, nhưng gia đình đã từ chối, khi nói rằng vụ việc đã xong, và yêu cầu cho hồi hương nhanh chóng tử thi để hỏa táng không chậm trễ. Theo một thành viên lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thẩm Dương, "gia đình không muốn làm to chuyện về việc này, vì sợ các người khác bị đặt trong tình trạng nguy hiểm nữa”.
Về phía lãnh thổ Trung Quốc ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, trong hai tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh, nơi mà một nhóm thiểu số người gốc Triều Tiên định cư, sự hiện diện của các người tị nạn Bắc Triều Tiên tạo ra việc buôn bán mạnh. Một phần lớn trong số họ, đặc biệt là phụ nữ, bị bóc lột. Để giúp họ, các mạng lưới đã được thiết lập tại chỗ, trong đó các Giáo hội Kitô giáo Hàn Quốc hoạt động tích cực, chủ yếu là người Tin lành, nhưng cũng có người Công Giáo.
Hoạt động của họ là giúp người tị nạn đến một nước thứ ba trước khi di cư vĩnh viễn tới Hàn Quốc, hoặc để ngăn chặn họ khỏi rơi vào các mạng buôn người, nơi họ sẽ bị khai thác bóc lột, trước khi trở về Bắc Triều Tiên với hàng hóa hoặc tiền bạc, vốn là khan hiếm ở Bắc Triều Tiên. Đối với một số các giáo hội Tin lành tham gia vào các mạng này, họ chỉ làm việc để trợ giúp nhân đạo. Còn đối với một số giáo hội Tin lành khác, họ nhằm góp phần vào việc rao giảng Tin mừng ở Bắc Triều Tiên, nơi không có tự do tôn giáo, nên việc rao giảng không phải không có rủi ro.
Tháng 11-2010, một người Mỹ gốc Triều Tiên, Jun Young-su, 60 tuổi, bị bắt giữ ở Bắc Triều Tiên, và bị giam cầm vì đã tìm cách rao giảng Kitô giáo ở đất nước này. Ông đã được trả tự do và bị trục xuất về nước hồi tháng Năm, "vì lý do nhân đạo." Ngày 24 -12-2009, một người Mỹ gốc Triều Tiên khác, Robert Park, 28 tuổi, đã bị bắt ở Bắc Triều Tiên sau khi đi bộ vượt qua sông Tumen, bị đóng băng vào thời điểm ấy, tay cầm một cuốn Kinh thánh. Nhà truyền giáo trẻ phái Phúc âm đã bị trục xuất ít lâu sau. Các trường hợp khác là bi thảm hơn.
Tháng 1-2000, mục sư Kim Dong-shik, người Hàn Quốc, đã bị bắt cóc ở Yanji và chuyển về Bắc Triều Tiên. Từ đó người ta không biết tin tức về mục sư, và tin là ông đã qua đời. Về những gì liên quan công dân Bắc Triều Tiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo có trụ sở tại Hàn Quốc, hoặc các nơi khác trên thế giới, thường xuyên báo cáo các trường hợp xử tử: trong năm 2009, một Kitô hữu 33 tuổi, Ri Hyon-ok, đã bị xử tử nơi công cộng vì đã phân phát sách Kinh Thánh; năm ngoái, ba vị phụ trách một công đoàn Kitô bí mật cũng đã bị xử bắn.
Không có số liệu thống kê đáng tin cậy về mức độ tồn tại của các cộng đồng Kitô giáo ở Bắc Triều Tiên. (Eglises d'Asie 30-9-2011)
Phạm Kim An
Trung Quốc - Ngày 21-8, một nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc làm việc bên cạnh người tị nạn Bắc Triều Tiên tại các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới với Bắc Triều Tiên, đã đột ngột qua đời, dường như do bị chích thuốc độc. Thông tin này đã được tiết lộ bởi tờ JoongAng Ilbo, một trong các nhật báo hàng đầu của Hàn Quốc, ...
... và phiên bản tiếng Anh của nó là Korea JoongAng Daily, ngày 9-9-2011, nói rằng người ta nghi ngờ có sự dính líu của các điệp viên Bắc Triều Tiên trong vụ ám sát nhắm mục tiêu.
Nạn nhân, chỉ được xác định bởi tên họ là "Cô Kim", 47 tuổi. Ngày 21-8, trong khi cô đã chờ taxi trước một cửa hàng lớn ở Đan Đông, một thành phố bên bờ sông Áp Lục, ranh giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, cô ngã sụp xuống, bất tỉnh. Ngay lập tức được đưa tới bệnh viện, cô Kim đã chết sau đó. Ít lâu sau, chính quyền Trung Quốc cho biết nguyên nhân cái chết là tự tử.
Tuy nhiên, một theo nguồn tin thân cận với vụ việc, và được nhật báo Hàn Quốc trích dẫn, “bệnh viện đã xác định rằng nạn nhân đã chết do thuốc độc, nhưng chính quyền muốn trình bày cái chết của cô như là một vụ tự tử". Gia đình nạn nhân cũng đã thông báo với cảnh sát Trung Quốc rằng cô Kim đã không đau khổ vì tình cảm, hoặc mắc bất kỳ bệnh nào, và với tư cách là một tín hữu có đức tin sâu đậm, cô không có lý do gì để kết liễu đời mình.
Chưa đầy 24 giờ sau, một công dân Hàn Quốc khác, mà danh tánh cũng không được tiết lộ, cũng bị đầu độc, nhưng may mắn thoát chết. Người nầy 59 tuổi, cũng tham gia giúp đỡ người tị nạn Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc, đã bị chích ở hông bằng ống tiêm trong khi người ấy đi ra khỏi một nhà tắm công cộng ở Yanji, thành phố gần biên giới với Bắc Triều Tiên, thuộc tỉnh Cát Lâm. Sau khi bị ngã xuống trên đường phố, người đàn ông này được đưa tới bệnh viện chăm sóc.
Theo chuyện kể của ông về vụ tấn công với lãnh sự quán Hàn Quốc, có ai đó đến sau lưng ông, khi ông cúi xuống mở cửa xe, và đâm kim tiêm vào hông của ông. Các bác sĩ đã xác nhận rằng người này là nạn nhân của một âm mưu chích thuốc độc.
Không có dụng cụ hữu hình nào bị tịch thu, để có bằng chứng buộc tội cho các điệp viên của Bắc Triều Tiên triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng, theo tờ nhật báo Hàn Quốc, chính quyền Hàn Quốc nghi ngờ mạnh việc này. Một nguồn tin thân cận với các nhà điều tra Hàn Quốc nói: “Rất có thể đây là một cuộc tấn công có chủ ý, nhằm cho các nhà truyền giáo giúp đỡ người dân Bắc Triều Tiên phải im lặng".
Tại Bộ ngoại giao Hàn Quốc, người ta kín tiếng về cả hai trường hợp trên, nhưng đã có lệnh cho lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, "hãy mạnh mẽ yêu cầu chính quyền của chính phủ Trung Quốc phải bảo đảm an ninh cho công dân Hàn Quốc tại các tỉnh biên giới (với Bắc Triều Tiên), và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự cố mới như thế xảy ra nữa”.
Trong trường hợp cái chết của "cô Kim", các bác sĩ bệnh viện đã đề nghị với gia đình của nạn nhân để tiến hành mổ tử thi lần thứ hai, nhưng gia đình đã từ chối, khi nói rằng vụ việc đã xong, và yêu cầu cho hồi hương nhanh chóng tử thi để hỏa táng không chậm trễ. Theo một thành viên lãnh sự quán Hàn Quốc tại Thẩm Dương, "gia đình không muốn làm to chuyện về việc này, vì sợ các người khác bị đặt trong tình trạng nguy hiểm nữa”.
Về phía lãnh thổ Trung Quốc ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, trong hai tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh, nơi mà một nhóm thiểu số người gốc Triều Tiên định cư, sự hiện diện của các người tị nạn Bắc Triều Tiên tạo ra việc buôn bán mạnh. Một phần lớn trong số họ, đặc biệt là phụ nữ, bị bóc lột. Để giúp họ, các mạng lưới đã được thiết lập tại chỗ, trong đó các Giáo hội Kitô giáo Hàn Quốc hoạt động tích cực, chủ yếu là người Tin lành, nhưng cũng có người Công Giáo.
Hoạt động của họ là giúp người tị nạn đến một nước thứ ba trước khi di cư vĩnh viễn tới Hàn Quốc, hoặc để ngăn chặn họ khỏi rơi vào các mạng buôn người, nơi họ sẽ bị khai thác bóc lột, trước khi trở về Bắc Triều Tiên với hàng hóa hoặc tiền bạc, vốn là khan hiếm ở Bắc Triều Tiên. Đối với một số các giáo hội Tin lành tham gia vào các mạng này, họ chỉ làm việc để trợ giúp nhân đạo. Còn đối với một số giáo hội Tin lành khác, họ nhằm góp phần vào việc rao giảng Tin mừng ở Bắc Triều Tiên, nơi không có tự do tôn giáo, nên việc rao giảng không phải không có rủi ro.
Tháng 11-2010, một người Mỹ gốc Triều Tiên, Jun Young-su, 60 tuổi, bị bắt giữ ở Bắc Triều Tiên, và bị giam cầm vì đã tìm cách rao giảng Kitô giáo ở đất nước này. Ông đã được trả tự do và bị trục xuất về nước hồi tháng Năm, "vì lý do nhân đạo." Ngày 24 -12-2009, một người Mỹ gốc Triều Tiên khác, Robert Park, 28 tuổi, đã bị bắt ở Bắc Triều Tiên sau khi đi bộ vượt qua sông Tumen, bị đóng băng vào thời điểm ấy, tay cầm một cuốn Kinh thánh. Nhà truyền giáo trẻ phái Phúc âm đã bị trục xuất ít lâu sau. Các trường hợp khác là bi thảm hơn.
Tháng 1-2000, mục sư Kim Dong-shik, người Hàn Quốc, đã bị bắt cóc ở Yanji và chuyển về Bắc Triều Tiên. Từ đó người ta không biết tin tức về mục sư, và tin là ông đã qua đời. Về những gì liên quan công dân Bắc Triều Tiên, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo có trụ sở tại Hàn Quốc, hoặc các nơi khác trên thế giới, thường xuyên báo cáo các trường hợp xử tử: trong năm 2009, một Kitô hữu 33 tuổi, Ri Hyon-ok, đã bị xử tử nơi công cộng vì đã phân phát sách Kinh Thánh; năm ngoái, ba vị phụ trách một công đoàn Kitô bí mật cũng đã bị xử bắn.
Không có số liệu thống kê đáng tin cậy về mức độ tồn tại của các cộng đồng Kitô giáo ở Bắc Triều Tiên. (Eglises d'Asie 30-9-2011)
Phạm Kim An