Seoul - Cảnh sát đã bắt giữ hai linh mục Công giáo và hàng chục giáo dân, khi họ phản đối việc xây dựng một căn cứ hải quân trên đảo Jeju. Nhiều nhà hoạt động dự kiến sẽ tiếp tục ngồi biểu tình trên đảo, chống lại việc xây dựng vốn bắt đầu vào tháng Sáu.
Ngày 1-9, đông đảo cảnh sát đã được triển khai tại làng Gangjeong (quận Seogwipo), gần phía của căn cứ hải quân tương lai. Ít nhất 600 cảnh sát bao quanh khu vực, bị chiếm giữ bởi khoảng 80-100 nhà hoạt động, và bảo vệ chặt chẽ khu vực này.
Sau khi xô đẩy những người biểu tình ra khỏi khu vực, cảnh sát đưa nhiều máy xúc đến đó.
Các người biểu tình đụng độ với cảnh sát, và ngồi vai kề vai với nhau trên đường, hô to các khẩu hiệu và ngăn chặn đường đi của cảnh sát. Khoảng 30 người, trong đó có hai linh mục, đã bị cảnh sát đưa đi nơi khác.
Đảo Jeju nằm ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, trong Eo biển Triều Tiên, và được điều hành bởi một chính quyền tỉnh tự trị. Đảo này nổi tiếng với cảnh thiên nhiên hoang sơ và các cảnh quan ngoạn mục.
Các người biểu tình chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân ở đây, để bảo vệ thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo, và ngành công nghiệp du lịch. Trong khi đó, chính phủ cho rằng căn cứ hải quân trị giá 970 triệu USD là cần thiết, vì lý do an ninh quốc gia.
Kế hoạch của Chính phủ phải đối mặt với một mặt trận chống đối rộng lớn. Khoảng hai tuần trước đây, Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, kiêm Giám mục của giáo phận Cheju, Đức Cha Peter Kang U-il, đã chống lại kế hoạch này trong một bài báo có tiêu đề "Lương tâm Kitô giáo nói 'Không' với việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Jeju".
Hội đồng làng Gangjeong cũng phản đối việc xây dựng căn cứ. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9, Hội đồng kêu gọi ngưng việc xây dựng, bằng cách loan báo các sự kiện văn hóa với hàng ngàn người dân tham dự gần địa điểm dự kiến làm căn cứ.
Các nhà hoạt động cũng không phải ngồi yên. Một ‘máy bay hòa bình’ dự kiến sẽ chở thêm 170 người ủng hộ đến đảo. Khoảng 20 ‘xe buýt hòa bình’ sẽ chở người đến tham gia các hoạt động hòa bình bất bạo động.
Cách đây hai ngày ở Seoul, tại Hội trường Neutinamu, 120 tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức một hội nghị kêu gọi mọi người chống xây dựng Gureomb, địa điểm dự kiến của căn cứ.
Các tổ chức này nói: “Mặc dầu tòa án ra lệnh cấm các hành vi cản trở việc xây dựng căn cứ hải quân, điều này không phải là cơ sở cho chính phủ, hải quân, các công tố viên hoặc cảnh sát, để tiến hành việc xây dựng hoặc triển khai nhân viên tại đó”.
Ngoài ra, hai ngày trước đó, ông Kang Dong-gyun, trưởng làng Gangjeong đã bị bắt cùng với một số người dân khác. Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho họ, dập tắt bầu khí thiết quân luật đang chiếm ưu thế trên đảo.
Về phần mình, Hội đồng tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, đã đưa ra một tuyên bố, yêu cầu "Chính phủ phải có bước đi trước, với tư cách là người chủ chốt, trong việc giải quyết tình hình, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, và kiềm chế không triển khai sử dụng vũ lực". (AsiaNews 2-9-2011)
Ngày 1-9, đông đảo cảnh sát đã được triển khai tại làng Gangjeong (quận Seogwipo), gần phía của căn cứ hải quân tương lai. Ít nhất 600 cảnh sát bao quanh khu vực, bị chiếm giữ bởi khoảng 80-100 nhà hoạt động, và bảo vệ chặt chẽ khu vực này.
Sau khi xô đẩy những người biểu tình ra khỏi khu vực, cảnh sát đưa nhiều máy xúc đến đó.
Các người biểu tình đụng độ với cảnh sát, và ngồi vai kề vai với nhau trên đường, hô to các khẩu hiệu và ngăn chặn đường đi của cảnh sát. Khoảng 30 người, trong đó có hai linh mục, đã bị cảnh sát đưa đi nơi khác.
Đảo Jeju nằm ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, trong Eo biển Triều Tiên, và được điều hành bởi một chính quyền tỉnh tự trị. Đảo này nổi tiếng với cảnh thiên nhiên hoang sơ và các cảnh quan ngoạn mục.
Các người biểu tình chống lại việc xây dựng căn cứ hải quân ở đây, để bảo vệ thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo, và ngành công nghiệp du lịch. Trong khi đó, chính phủ cho rằng căn cứ hải quân trị giá 970 triệu USD là cần thiết, vì lý do an ninh quốc gia.
Kế hoạch của Chính phủ phải đối mặt với một mặt trận chống đối rộng lớn. Khoảng hai tuần trước đây, Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, kiêm Giám mục của giáo phận Cheju, Đức Cha Peter Kang U-il, đã chống lại kế hoạch này trong một bài báo có tiêu đề "Lương tâm Kitô giáo nói 'Không' với việc xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Jeju".
Hội đồng làng Gangjeong cũng phản đối việc xây dựng căn cứ. Trong một cuộc họp báo ngày 1-9, Hội đồng kêu gọi ngưng việc xây dựng, bằng cách loan báo các sự kiện văn hóa với hàng ngàn người dân tham dự gần địa điểm dự kiến làm căn cứ.
Các nhà hoạt động cũng không phải ngồi yên. Một ‘máy bay hòa bình’ dự kiến sẽ chở thêm 170 người ủng hộ đến đảo. Khoảng 20 ‘xe buýt hòa bình’ sẽ chở người đến tham gia các hoạt động hòa bình bất bạo động.
Cách đây hai ngày ở Seoul, tại Hội trường Neutinamu, 120 tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức một hội nghị kêu gọi mọi người chống xây dựng Gureomb, địa điểm dự kiến của căn cứ.
Các tổ chức này nói: “Mặc dầu tòa án ra lệnh cấm các hành vi cản trở việc xây dựng căn cứ hải quân, điều này không phải là cơ sở cho chính phủ, hải quân, các công tố viên hoặc cảnh sát, để tiến hành việc xây dựng hoặc triển khai nhân viên tại đó”.
Ngoài ra, hai ngày trước đó, ông Kang Dong-gyun, trưởng làng Gangjeong đã bị bắt cùng với một số người dân khác. Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho họ, dập tắt bầu khí thiết quân luật đang chiếm ưu thế trên đảo.
Về phần mình, Hội đồng tỉnh tự trị đặc biệt Jeju, đã đưa ra một tuyên bố, yêu cầu "Chính phủ phải có bước đi trước, với tư cách là người chủ chốt, trong việc giải quyết tình hình, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, và kiềm chế không triển khai sử dụng vũ lực". (AsiaNews 2-9-2011)