Hai ngày thăm viếng thành phố Saint Peterburg đều không may vì bầu trời mây mù và mưa rơi rỉ rả! Dầu vậy chúng tôi cũng lợi dụng cơ hội đi thăm nhiều nơi và các thắng cảnh nổi tiếng được càng nhiều càng tốt, vì đây là một thành phố quan trọng và lớn thứ hai của Nga sô chỉ sau Moscow, nhưng về vẻ đẹp thì nhiều người nói nó có vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa tráng lệ.
Xem hình ảnh
Chính hoàng đế Peter đại đế thứ I thành lập thành này năm 1703 vì vậy mà gọi là thành của Petersburg. Đến năm 1914 đổi tên là Petrograd (cho có vẻ Nga sô!) và giữ tên này tới năm 1924. Rồi cách mạng tháng 10 Cộng sản lên nắm quyền lại đổi thành Leningrad để cúng ông Lênin. Cộng sản sụp đổ và tên cũ Peterdburg được hồi sinh tứ năm 1991.
St. Petersburg đã có quá khứ vàng son và Nga hoàng chọn nơi đây làm thủ đô của đế quốc trong 200 năm (1712-1918).
Ngày nay St Petersburg có dân số trên 5.6 triệu người (lớn hơn nhiều quốc gia) là một thành quan trọng của Nga nhất là vì có hải cảng rộng lớn và là trung tăm văn hóa và kĩ nghệ của Nga.
Vỉ thành phố được xây dựng trên cánh đồng ruộng sình lầy thành ra phải đào nhiều kênh ngòi (có tới 60 kênh canals) để thoát nước và 200 chiếc cầu thuận tiện cho việc giao thông. Chính vì nhiều kênh ngòi mà St Petersburg được gọi là “Venice của miền Bắc”.
Nền kinh tế của thành Petersburg nhờ vào kĩ nghệ chế biến, nhất là sản xuất dụng cụ chiến tranh, sung đạn và tầu chiến, sản xuất máy móc và điện tử và đặc biệt là xây tầu bè. Nhưng trên hết phải nói thành này là một hải cảng thương mại xuất nhập hang hóa lớn vào bậc nhất.
Nhờ hoàn cảnh thuận tiện và có bề dài lịch sử và truyền thống lậu đời, nhiều thánh đường nguy nga, như St Isaac, St Catherine, Máu Thánh Chúa, pháo đài thành quách Peter and Paul, Lầu đài nghỉ mát mùa hè, lâu đài nghỉ mát mùa đông, da95c biệt là bảo tang viện Hermitage không thua kém Louvre hay bảo tang Luân đôn. Lái xe theo các con đường trong thành phố đâu đâu cũng thấy các biệt thự vbà lâu đài nguy nga và người hướng dẫn viên cho biết có tới 2000 lâu đài to lớn ở trong thành phố này.
Chúng tôi đặc biệt thăm đại giáo đường Saint Catherine nằm ngay trung tâm thành phố trên đại lộ Prospect nơi buôn bán sầm uất và thời danh nhất ở đây. Khi vào thánh đường, chúng tôi thật xúc động vì có một số người đang chầu Mình Thánh Chúa trong một nhà nguyện. Đọc qua lịch sử ngôi thánh đường biết rằng đây là 1 trong 10 nhà thờ Công giáo ở St Petersburg trước thời cách mạng tháng 10. Sau khi Cộng sản lên nắm quyền thì tất cả các nhà thờ bị dẹp hết. Chính ngôi thánh đường này trở thành nới chứa rau cỏ, gia xúc… Nhưng một vị linh mục thừa sai vẫn còn ở lại đề chăm sóc cho giáo dân 10 giáo xứ trong thành phố. Sau này vị linh mục này cũng bị trục xuât. Ngôi thánh đường mới được mở cửa lại và được tân trang vì có thời sau cách mạng đã bị cháy một phần. Ở torng nhà thờ nay còn dấu vết bức tường củ và tượng Chúa chịu nạn.
Dù sau bao nhiêu năm dước thế độ vô thần, nhưng khi chúng tôi thăm đại giáo đường Chính thống giáo Isaac, chúng tôi vẫn chứng kiến đức tin của nhiều người rất sung đạo, cả các thanh thiếu niên cũng thấy vào đây, họ đốt nến, cầu nguyện cách thành khẩn trước tượng Chúa, Đức Mẹ và các icons. Chúng tôi cũng tình cờ gặp một đôi vợ chồng trẻ mang con tới nhà thờ để chịui phép thánh tẩy.
Sauk hi đi tham quan tổng quát thành Petersburg, chúng tôi cũng đồng ý với cô hướng dẫn viên là thành Petersburg là một trong các thành phố đẹp nhất Âu châu.
Khí hậu ở đây ôn hòa trong mùa Hè nên các vua chúa và giới thượng lưu chọn nơi đây làm nơi nghỉ mát và xây các cung điện, đền đài. Nhưng 4 tháng mùa đông thì rất lạnh và nhiều tuyết, lạnh tới dưới -10 độ C. Hải cảng của thành phố bị đông giá trong 4 tháng đông, nhưng vì nhu cầu buôn bán nên phải có các tầu làm bể đá (icebreaker) giúp phá đá đông cho tầu bè đi lại. Một trong những tầu bể đá tiên khởi hãy còn lưu trữ bên bờ sông làm kỉ niệm.
Petersburg cũng là chốn đế đô văn hiến, có trường đại học tiên khởi vào năm 1819 (St Petersburg University) và có tới 40 trường đại học, và 200 học viện chuyên ngành. Vì là nôi sinh văn hóa, nên những tài hoa văn học xuất than tại đây gồm có: Alexander Pushkin, Fryodor Dostoyevsky, Rudolhp Nureyev, Mikhail Baryshnikov, Peter Tchaikovsky và Dmitry Shostakovich.
Một điểm đáng ghi nhớ về sắc thái còn tồn tích lại của thời cộng sản là một số các chung cư giống khuôn như nhau mầu xám hoạc mầu vàng nhạt được xây dựng lên trong thời “các đồng chí anh em bình đẳng”, trông rõ chán và tẻ lạnh!
Trong chuyến đi thăm vài nước có tàn tích cộng sản trước đây như Đông Đức, Estonia hay Nga sô, chúng tôi đều cảm nghiệm được một điều là tuy dù đã qua đi cái thời khốn đốn có khi 20 hay 30 năm rồi, nhưng vết hằn sâu thẳm và nỗi đau thương cùng sự kinh hoàng thời xa xưa đó vẫn còn rõ nét qua những câu chuyện kể của các hướng dẫn viên, các câu nói hài về thời cộng sản ngố, và cái thời phải sống trong lo sợ và soi bói nhau, thời nghèo đấn nỗi không có gì ăn!!! Qua các diễn tả và lới kể của các hướng dẫn viên dẫn giải về lịch sử và cảnh lên ngôi xuống chó qua các biến đổi chínht rị và thể chế, chúng tôi cảm nghiệm được, dù ở đâu, bất kì thời nào thì nỗi ước vọng về tự do, công bình và dân chủ luôn là một khát vọng chính đáng và là quyền nhân bản mà con người ở đâu cũng muốn có được.
Điểm cuối cùng thật bất ngờ với chúng tôi là tại thành phố Petersburg tuy dù được xây trên các kênh đài và xình lầy, nhưng đi đâu cũng thấy nền tảng vững vàng, nên nhà của cả trăm năm vẫn còn đứng vững… Hơn thế thành phố rộng lớn này lại rất sạch sẽ, và đi đâu cũng thấy nhiều đường phố được trồng hoa tươi rất đẹp mắt và mỹ lệ.
Chính hoàng đế Peter đại đế thứ I thành lập thành này năm 1703 vì vậy mà gọi là thành của Petersburg. Đến năm 1914 đổi tên là Petrograd (cho có vẻ Nga sô!) và giữ tên này tới năm 1924. Rồi cách mạng tháng 10 Cộng sản lên nắm quyền lại đổi thành Leningrad để cúng ông Lênin. Cộng sản sụp đổ và tên cũ Peterdburg được hồi sinh tứ năm 1991.
St. Petersburg đã có quá khứ vàng son và Nga hoàng chọn nơi đây làm thủ đô của đế quốc trong 200 năm (1712-1918).
Ngày nay St Petersburg có dân số trên 5.6 triệu người (lớn hơn nhiều quốc gia) là một thành quan trọng của Nga nhất là vì có hải cảng rộng lớn và là trung tăm văn hóa và kĩ nghệ của Nga.
Vỉ thành phố được xây dựng trên cánh đồng ruộng sình lầy thành ra phải đào nhiều kênh ngòi (có tới 60 kênh canals) để thoát nước và 200 chiếc cầu thuận tiện cho việc giao thông. Chính vì nhiều kênh ngòi mà St Petersburg được gọi là “Venice của miền Bắc”.
Nền kinh tế của thành Petersburg nhờ vào kĩ nghệ chế biến, nhất là sản xuất dụng cụ chiến tranh, sung đạn và tầu chiến, sản xuất máy móc và điện tử và đặc biệt là xây tầu bè. Nhưng trên hết phải nói thành này là một hải cảng thương mại xuất nhập hang hóa lớn vào bậc nhất.
Nhờ hoàn cảnh thuận tiện và có bề dài lịch sử và truyền thống lậu đời, nhiều thánh đường nguy nga, như St Isaac, St Catherine, Máu Thánh Chúa, pháo đài thành quách Peter and Paul, Lầu đài nghỉ mát mùa hè, lâu đài nghỉ mát mùa đông, da95c biệt là bảo tang viện Hermitage không thua kém Louvre hay bảo tang Luân đôn. Lái xe theo các con đường trong thành phố đâu đâu cũng thấy các biệt thự vbà lâu đài nguy nga và người hướng dẫn viên cho biết có tới 2000 lâu đài to lớn ở trong thành phố này.
Chúng tôi đặc biệt thăm đại giáo đường Saint Catherine nằm ngay trung tâm thành phố trên đại lộ Prospect nơi buôn bán sầm uất và thời danh nhất ở đây. Khi vào thánh đường, chúng tôi thật xúc động vì có một số người đang chầu Mình Thánh Chúa trong một nhà nguyện. Đọc qua lịch sử ngôi thánh đường biết rằng đây là 1 trong 10 nhà thờ Công giáo ở St Petersburg trước thời cách mạng tháng 10. Sau khi Cộng sản lên nắm quyền thì tất cả các nhà thờ bị dẹp hết. Chính ngôi thánh đường này trở thành nới chứa rau cỏ, gia xúc… Nhưng một vị linh mục thừa sai vẫn còn ở lại đề chăm sóc cho giáo dân 10 giáo xứ trong thành phố. Sau này vị linh mục này cũng bị trục xuât. Ngôi thánh đường mới được mở cửa lại và được tân trang vì có thời sau cách mạng đã bị cháy một phần. Ở torng nhà thờ nay còn dấu vết bức tường củ và tượng Chúa chịu nạn.
Dù sau bao nhiêu năm dước thế độ vô thần, nhưng khi chúng tôi thăm đại giáo đường Chính thống giáo Isaac, chúng tôi vẫn chứng kiến đức tin của nhiều người rất sung đạo, cả các thanh thiếu niên cũng thấy vào đây, họ đốt nến, cầu nguyện cách thành khẩn trước tượng Chúa, Đức Mẹ và các icons. Chúng tôi cũng tình cờ gặp một đôi vợ chồng trẻ mang con tới nhà thờ để chịui phép thánh tẩy.
Sauk hi đi tham quan tổng quát thành Petersburg, chúng tôi cũng đồng ý với cô hướng dẫn viên là thành Petersburg là một trong các thành phố đẹp nhất Âu châu.
Khí hậu ở đây ôn hòa trong mùa Hè nên các vua chúa và giới thượng lưu chọn nơi đây làm nơi nghỉ mát và xây các cung điện, đền đài. Nhưng 4 tháng mùa đông thì rất lạnh và nhiều tuyết, lạnh tới dưới -10 độ C. Hải cảng của thành phố bị đông giá trong 4 tháng đông, nhưng vì nhu cầu buôn bán nên phải có các tầu làm bể đá (icebreaker) giúp phá đá đông cho tầu bè đi lại. Một trong những tầu bể đá tiên khởi hãy còn lưu trữ bên bờ sông làm kỉ niệm.
Petersburg cũng là chốn đế đô văn hiến, có trường đại học tiên khởi vào năm 1819 (St Petersburg University) và có tới 40 trường đại học, và 200 học viện chuyên ngành. Vì là nôi sinh văn hóa, nên những tài hoa văn học xuất than tại đây gồm có: Alexander Pushkin, Fryodor Dostoyevsky, Rudolhp Nureyev, Mikhail Baryshnikov, Peter Tchaikovsky và Dmitry Shostakovich.
Một điểm đáng ghi nhớ về sắc thái còn tồn tích lại của thời cộng sản là một số các chung cư giống khuôn như nhau mầu xám hoạc mầu vàng nhạt được xây dựng lên trong thời “các đồng chí anh em bình đẳng”, trông rõ chán và tẻ lạnh!
Trong chuyến đi thăm vài nước có tàn tích cộng sản trước đây như Đông Đức, Estonia hay Nga sô, chúng tôi đều cảm nghiệm được một điều là tuy dù đã qua đi cái thời khốn đốn có khi 20 hay 30 năm rồi, nhưng vết hằn sâu thẳm và nỗi đau thương cùng sự kinh hoàng thời xa xưa đó vẫn còn rõ nét qua những câu chuyện kể của các hướng dẫn viên, các câu nói hài về thời cộng sản ngố, và cái thời phải sống trong lo sợ và soi bói nhau, thời nghèo đấn nỗi không có gì ăn!!! Qua các diễn tả và lới kể của các hướng dẫn viên dẫn giải về lịch sử và cảnh lên ngôi xuống chó qua các biến đổi chínht rị và thể chế, chúng tôi cảm nghiệm được, dù ở đâu, bất kì thời nào thì nỗi ước vọng về tự do, công bình và dân chủ luôn là một khát vọng chính đáng và là quyền nhân bản mà con người ở đâu cũng muốn có được.
Điểm cuối cùng thật bất ngờ với chúng tôi là tại thành phố Petersburg tuy dù được xây trên các kênh đài và xình lầy, nhưng đi đâu cũng thấy nền tảng vững vàng, nên nhà của cả trăm năm vẫn còn đứng vững… Hơn thế thành phố rộng lớn này lại rất sạch sẽ, và đi đâu cũng thấy nhiều đường phố được trồng hoa tươi rất đẹp mắt và mỹ lệ.