MADRID, Tây Ban Nha, 21 tháng 7, 2011 (Zenit.org).- Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa đã nói rằng để Phúc Âm hóa giới trẻ, Hội Thánh phải hiểu văn hóa của các em, mà trong đó tự do và khoa học là những giá trị nổi bật.

Đức Tổnng Gíam Mục Rino Fisichella nói trong lớp học mùa hè hôm Thứ Tư vừa qua. Môn học tên là “Người Trẻ và Hội Thánh Công Giáo: Những Điểm cho Thừa Tác Vụ Giới Trẻ Hôm Nay” đang được giảng dạy tuần này tại Đại Học Vua Juan Carlos ở Madrid.

Bài nói chuyện của ĐTGM với tựa đề “Người Trẻ và Thiên Chúa, Người Trẻ và Đức Chúa Giêsu Kitô, Người trẻ và Sự Sống Đời Đời.”

ĐTGM nói rằng người ta không thể nói với giới trẻ về Đức Kitô, “mà không nói đến tự do, như người trẻ ngày nay đã đặt nó trong nền văn hóa của họ, nhưng tự do phải luôn liên quan đến chân lý, như thể chân lý tạo ra tự do.”

Đồng thời ngài cũng nói thêm: “người ta không thể nói về Thiên Chúa cho giới trẻ mà không biết nền văn hóa của người trẻ thởi nay, đó là nền văn hóa khoa học. Nền văn hóa ngày nay, nội dung của nó, có đầy những định đề về khoa học.”

ĐTGM minh xác rằng Hội Thánh “đề cao khoa học, nhưng khoa học phải đề cao nhân loại và không bao giờ được chống lại nhân loại.

ĐTGM Fisichella nói: “Sẽ có lúc chính khoa học sẽ nhờ thần học giúp đỡ để biết những lãnh vục của thực tại một cách phong phú hơn, và có thể có câu trả lời về đau khổ, phản bội hay sự chết.” nói tóm lại “là câu trả lời về những thắc mắc vĩ đại, những thắc mắc vể ý nghĩa”.

ĐTGM Fisichella đã vạch ra rằng “ảnh hưởng hỗ tương giữa khoa học, đời sống cá nhân và đạo đức là điều cần thiết” và một nghành không thể sống được nếu không có nghành khác.

Để làm ví dụ, ĐTGM đã đưa ra trường hợp của vị giám đốc chương trình Genome, Francis S. Collins, là người đã đi xa hơn vào ngôn ngữ của Thiên Chúa, bởi vì “khoa học chân chính đưa bạn đến cửa của Đấng Siêu Việt.”

ĐTGM Fisichella kết luận bằng cách bảo đảm rằng một người “có thể là vừa Công Giáo vừa khoa học cùng một lúc. Để kinh nghiệm kiến thức khoa học không có nghĩa là vô thần. Khoa học có giới hạn, nó không thể xác quyết là không có Thiên Chúa được.”