Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm A (Acts 2: 1-11; 1 Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20; 19-23)
Thánh Thần thực hiện những gì? Nghi vấn này được tung ra xung quanh rất nhiều trong những giới tôn giáo, luôn như một kháng cáo mơ hồ đối với một thẩm quyền cao hơn và mập mờ ở một mức độ nào đó. Trong hàng bao thế kỷ, đôi khi nó bị lợi dụng cho những ý tưởng, những thực tiễn khả nghi là đúng.
Trong Tân Ước có một loạt những hình ảnh dành cho những công việc hoặc hành động của Thánh Thần. Chúng ta tất cả đều quen thuộc với hình ảnh của Thánh Thần đã được khắc họa bởi Thánh Lu-ca trong Sách Công vụ Tông đồ. Khá ồn ào và hào nhoáng nhưng lại rất sinh động. Nó đến một cách trang trọng trên những môn đệ được tập trung của Chúa Giê-su vào Lễ Ngũ Tuần mùa thu hoạch. Trong Thánh Kinh mùa thu hoạch thường được dùng như một ẩn dụ dành cho những ngày cuối cùng. Đó là thời gian để tập trung những gì thuộc về Thiên Chúa. Đối với Thánh Lu-ca, Chúa Thánh Thần làn sự hợp nhất cao cả. chức năng đầu tiên của nó trong Sách Công vụ Tông đồ là vượt qua rào cản của ngôn ngữ nhưng nó không dừng lại ở đó. Tất cả những bất hào và phân ly thuộc con người phải nhường lối cho quyền năng hòa giải và biến đổi thuộc Thánh Thần của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất và nhân loại phải là tính đồng nhất.
Trong suốt Sách Công vụ Tông đồ, Thánh Thần tiếp tục xô đẩy, thúc giục, thách thức cùng phẫn nộ với những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su trong một ý thức và hiểu biết tâm linh mới của thế gian. Ngày nay công việc của Chúa Thánh Thần là sự cần thiết hơn bao giờ hết đối với thế giới này là phải kiềm chế sự phân chia, sợ hãi, cáu giận và nghi ngờ. Nhưng Chúa Thánh Thần không chỉ được kêu cầu cho những mục đích thuộc giáo phái hoặc tu sỹ thu hẹp. Chúa Thánh Thần thực hiện bên trong và bên ngoài Giáo Hội để giới thiệu với Thiên Chúa một thế giới hiệp nhất và đầy sức sống bởi yêu thương.
Trọng tâm của Thánh Phao-lô đặt nhiều hơn vào cộng đồng trực tiếp. Thánh Thần không chỉ thống nhất cống đồng mà còn trợ giúp những thành viên của nó với một nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau của họ. Điều đó cũng là sự hiện diện phân quyền của Thiên Chúa trong cộng đồng những tín hữu. Thánh Phao-lô làm cho nó trong sáng trong những tác phẩm của mình rằng chúng ta có một sự lựa chọn một trong hai hoặc sống trong chính mình – cái tôi – hoặc trong Thánh Thần. Khi Thánh Thần trao quyền cho cộng đồng với những món quà tinh thần, người ta phản ứng thế nào trước những món quà đó biểu lộ mà sự lựa chọn họ đã tạo ra. Những món quà của Thánh Thần không phải dành cho cái tôi vĩ đại hoặc những trò trơi cường quyền mà dành cho sự công ích. Những dấu hiệu về sự hiện diện của Thánh Thần không thể nhầm lẫn được: tình yêu, niềm vui, an bình, kiên nhẫn, nhân ái, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gal 5: 22-23). Tất cả những công bố cảm hứng được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Thánh Gio-an tuyên bố Thánh Thần với tư cách là “Paraclete,” (ME paraclit < OFr paraclet < LL ‘Ec’ paracletus < Gr paraklẽtos ‘in N.T., the Holy Spirit’) một từ với nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như ủy viên hội đồng, nhân viên tư vấn hoặc biện hộ. Một trong những vai trò của Praclete là để tiết lộ sự thật và bản chất của Thiên Chúa. Theo Thánh Gio-an loài người ở trạng thái tự nhiên của họ không có khả năng về sự hiểu biết hoặc không nhận biết Thiên Chúa ngay cả khi họ có thể nói thao thao bất tuyệt về Người. Điều đó duy nhất là món quà của Thánh Thần thanh tẩy những cánh cửa của sự nhận thức để người ta thực sự có thể nhận biết và trải nghiệm về Thiên Chúa. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm này nhưng đó là một quan điểm bởi cả hai Thánh Go-an và Phao-lô và làm nền tảng cho những tác phẩm của hai ngài. Vì Chúa Giê-su thở Thần Khí trên các ông. Người đã giao cho họ sứ vụ giống như sứ vụ của người được Chúa Cha giao phó: thực hiện ý định của Chúa Cha và thể hiện bản tính thực tế và đặc tính của Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta biết Tin Mừng và những bức thư của Thánh Gio-an rằng Người đã định nghĩa Thiên Chúa là ánh sáng và là tình yêu – không có bóng tối, không có bạo lực và không có hận thù. Nói cách khác, Chúa Giê-su cho thấy Thiên Chúa trừ khử những qui chiếu của sợ hãi và bóng tối nhân loại, và giờ đây Người muốn những môn đệ của Người thực hiện y như vậy.
Nhưng những ai trú ngụ trong Thánh Thần có thể bày tỏ Thiên Chúa trong những ai và trong những gì họ gặp gỡ - ánh sáng của sự thánh thiêng chiếu sáng từ nội tâm. Thứ tuyên bố tôn giáo này vượt qua những ranh giới và những hệ tín đều không cho phép sự tranh luận hay cố chấp. Một lần nữa, thế giới của chúng ta gọi mời những ai cho phép Thánh Thần của Chúa ngự trong tâm hồn và linh hồn họ thay vì cho đức tin tôn giáo của những ai là một ý thức hệ hoặc kêu gọi vũ khí.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Thánh Thần thực hiện những gì? Nghi vấn này được tung ra xung quanh rất nhiều trong những giới tôn giáo, luôn như một kháng cáo mơ hồ đối với một thẩm quyền cao hơn và mập mờ ở một mức độ nào đó. Trong hàng bao thế kỷ, đôi khi nó bị lợi dụng cho những ý tưởng, những thực tiễn khả nghi là đúng.
Trong Tân Ước có một loạt những hình ảnh dành cho những công việc hoặc hành động của Thánh Thần. Chúng ta tất cả đều quen thuộc với hình ảnh của Thánh Thần đã được khắc họa bởi Thánh Lu-ca trong Sách Công vụ Tông đồ. Khá ồn ào và hào nhoáng nhưng lại rất sinh động. Nó đến một cách trang trọng trên những môn đệ được tập trung của Chúa Giê-su vào Lễ Ngũ Tuần mùa thu hoạch. Trong Thánh Kinh mùa thu hoạch thường được dùng như một ẩn dụ dành cho những ngày cuối cùng. Đó là thời gian để tập trung những gì thuộc về Thiên Chúa. Đối với Thánh Lu-ca, Chúa Thánh Thần làn sự hợp nhất cao cả. chức năng đầu tiên của nó trong Sách Công vụ Tông đồ là vượt qua rào cản của ngôn ngữ nhưng nó không dừng lại ở đó. Tất cả những bất hào và phân ly thuộc con người phải nhường lối cho quyền năng hòa giải và biến đổi thuộc Thánh Thần của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất và nhân loại phải là tính đồng nhất.
Trong suốt Sách Công vụ Tông đồ, Thánh Thần tiếp tục xô đẩy, thúc giục, thách thức cùng phẫn nộ với những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su trong một ý thức và hiểu biết tâm linh mới của thế gian. Ngày nay công việc của Chúa Thánh Thần là sự cần thiết hơn bao giờ hết đối với thế giới này là phải kiềm chế sự phân chia, sợ hãi, cáu giận và nghi ngờ. Nhưng Chúa Thánh Thần không chỉ được kêu cầu cho những mục đích thuộc giáo phái hoặc tu sỹ thu hẹp. Chúa Thánh Thần thực hiện bên trong và bên ngoài Giáo Hội để giới thiệu với Thiên Chúa một thế giới hiệp nhất và đầy sức sống bởi yêu thương.
Trọng tâm của Thánh Phao-lô đặt nhiều hơn vào cộng đồng trực tiếp. Thánh Thần không chỉ thống nhất cống đồng mà còn trợ giúp những thành viên của nó với một nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau của họ. Điều đó cũng là sự hiện diện phân quyền của Thiên Chúa trong cộng đồng những tín hữu. Thánh Phao-lô làm cho nó trong sáng trong những tác phẩm của mình rằng chúng ta có một sự lựa chọn một trong hai hoặc sống trong chính mình – cái tôi – hoặc trong Thánh Thần. Khi Thánh Thần trao quyền cho cộng đồng với những món quà tinh thần, người ta phản ứng thế nào trước những món quà đó biểu lộ mà sự lựa chọn họ đã tạo ra. Những món quà của Thánh Thần không phải dành cho cái tôi vĩ đại hoặc những trò trơi cường quyền mà dành cho sự công ích. Những dấu hiệu về sự hiện diện của Thánh Thần không thể nhầm lẫn được: tình yêu, niềm vui, an bình, kiên nhẫn, nhân ái, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gal 5: 22-23). Tất cả những công bố cảm hứng được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Thánh Gio-an tuyên bố Thánh Thần với tư cách là “Paraclete,” (ME paraclit < OFr paraclet < LL ‘Ec’ paracletus < Gr paraklẽtos ‘in N.T., the Holy Spirit’) một từ với nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như ủy viên hội đồng, nhân viên tư vấn hoặc biện hộ. Một trong những vai trò của Praclete là để tiết lộ sự thật và bản chất của Thiên Chúa. Theo Thánh Gio-an loài người ở trạng thái tự nhiên của họ không có khả năng về sự hiểu biết hoặc không nhận biết Thiên Chúa ngay cả khi họ có thể nói thao thao bất tuyệt về Người. Điều đó duy nhất là món quà của Thánh Thần thanh tẩy những cánh cửa của sự nhận thức để người ta thực sự có thể nhận biết và trải nghiệm về Thiên Chúa. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm này nhưng đó là một quan điểm bởi cả hai Thánh Go-an và Phao-lô và làm nền tảng cho những tác phẩm của hai ngài. Vì Chúa Giê-su thở Thần Khí trên các ông. Người đã giao cho họ sứ vụ giống như sứ vụ của người được Chúa Cha giao phó: thực hiện ý định của Chúa Cha và thể hiện bản tính thực tế và đặc tính của Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta biết Tin Mừng và những bức thư của Thánh Gio-an rằng Người đã định nghĩa Thiên Chúa là ánh sáng và là tình yêu – không có bóng tối, không có bạo lực và không có hận thù. Nói cách khác, Chúa Giê-su cho thấy Thiên Chúa trừ khử những qui chiếu của sợ hãi và bóng tối nhân loại, và giờ đây Người muốn những môn đệ của Người thực hiện y như vậy.
Nhưng những ai trú ngụ trong Thánh Thần có thể bày tỏ Thiên Chúa trong những ai và trong những gì họ gặp gỡ - ánh sáng của sự thánh thiêng chiếu sáng từ nội tâm. Thứ tuyên bố tôn giáo này vượt qua những ranh giới và những hệ tín đều không cho phép sự tranh luận hay cố chấp. Một lần nữa, thế giới của chúng ta gọi mời những ai cho phép Thánh Thần của Chúa ngự trong tâm hồn và linh hồn họ thay vì cho đức tin tôn giáo của những ai là một ý thức hệ hoặc kêu gọi vũ khí.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)