Hồng y Sarah: Việc từ thiện không là hoạt động phúc lợi, nhưng là chứng tá cho Chúa
Vatican – Việc từ thiện Kitô giáo không phải là công việc xã hội thông thường do người theo đạo thực hiện, theo vị giám đốc các hoạt động từ thiện của ĐTC nói với các lãnh đạo Caritas ngày 21-5. Đúng hơn, công tác từ thiện phải "làm chứng cho Thiên Chúa" mọi lúc.
Nhân viên Caritas phân phối hàng cứu trợ tại Cộng hòa Domicica
Hồng y Robert Sarah phát biểu với các chức sắc Caritas châu Âu tại một hội nghị ở Vatican: “Lẽ tất nhiên, việc từ thiện phải đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người đang đau khổ. Nhưng nó không thể bỏ qua nguyên nhân sâu xa nhất của đau khổ con người, đó là sự vắng mặt của Thiên Chúa".
Ngài nói: “Do đó, thay vì trước tiên nó được định hướng cho xã hội, đặc trưng đầu tiên của việc từ thiện là làm chứng cho Thiên Chúa."
Đức Hồng y trích dẫn điều mà Ngài gọi là một tuyên bố "nổi bật" của Chân Phước Frederic Ozanam, vị sáng lập Hiệp Hội Bác ái Vinh Sơn trong thế kỷ 19.
"Chân phước Ozanam, với tổ chức nổi tiếng của Ngài về phục vụ người nghèo, nói rằng mục đích cơ bản của chúng tôi không là đi ra ngoài và giúp đỡ người nghèo. Đối với chúng tôi, đó chỉ là một phương tiện. Mục đích của chúng tôi là duy trì đức tin Công giáo trong chúng tôi, và cho phép sự phổ biến của nó cho người khác thông qua công cụ từ thiện".
Đức Hồng Y Sarah, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), nói với các giám đốc và phó giám đốc của Caritas châu Âu, rằng việc từ thiện Công giáo quốc tế đã đạt đến “một thời điểm then chốt" trong lịch sử của mình, 60 năm sau khi công tác này được ĐTC Piô XII thành lập.
“ĐTC muốn đưa ra một dấu hiệu cụ thể và thiết thực của việc Giáo hội quan tâm đến vô số tình huống cầu cứu sự trợ giúp" sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngài đã tổ chức Caritas Quốc tế như một sứ vụ của Giáo Hội, để "làm cho hiện diện, thông qua hoạt động cụ thể của công tác từ thiện, lòng bác ái của chính Thiên Chúa".
Tuy nhiên, gần đây, các giám chức Vatican đã tìm thấy sự cần thiết phải tăng cường bản sắc Công giáo của Caritas, và gia tăng tập trung vào việc truyền giáo.
Sự bất đồng về đường hướng mới đã làm cho Tòa Thánh tìm kiếm người thay thế cho Tổng thư ký của Caritas Quốc tế, bà Lesley-Anne Knight, đầu năm nay. Tòa Thánh đánh giá cao nhiều thành tựu của bà Knight, nhưng đã tìm một “gương mặt mới” sau khi bà chỉ trích quan điểm của Tòa thánh về Caritas trên báo chí.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Hồng Y Sarah mô tả thông điệp đầu tiên của ĐTC Biển Đức XVI "Deus Caritas Est" (Chúa là Tình yêu) về chủ đề tình yêu Kitô giáo, là "Hiến chương cho đường hướng của chúng tôi” trong những năm tới.
Diễn văn của Ngài trích dẫn nhiều câu từ thông điệp này về bác ái là gì và không là gì cho người Công giáo.
Hồng y Sarah đề cao một đoạn của ĐTC viết: “Đối với Giáo hội, từ thiện không phải là một loại hoạt động phúc lợi, vốn có thể để lại tốt như nhau cho người khác. Thật ra, từ thiện là "không thể tách rời" khỏi hai nhiệm vụ cơ bản của Giáo hội: "công bố Lời Chúa" và "cử hành các bí tích".
Đức Hồng Y Sarah nhắc đến nhiều tuyên bố của Giáo Hoàng, để làm nổi bật tầm nhìn của Giáo hội về công tác từ thiện.
Trước tiên, từ một diễn văn năm 2006 với Hội nghị Thế giới về từ thiện, là một lời nhắc nhở của ĐTC Biển Đức: “Trong tổ chức từ thiện, Chúa và Chúa Kitô không phải là lời xa lạ. Sức mạnh thật sự của Caritas phụ thuộc vào sức mạnh đức tin của tất cả các thành viên và cộng tác viên của Caritas”.
Hồng y Sarah cho biết rằng “sự tập chú lấy Chúa làm trung tâm” là lý do cho một loạt cuộc tĩnh tâm và ngày suy tư, mà Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm đã tổ chức trong những năm gần đây. Ngài nhắc với các tham dự viên: “Caritas châu Âu là một thành phần của Caritas Quốc tế, và chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác của các bạn".
Hồng y cũng mời các giám đốc Caritas châu Âu suy niệm về một mối quan tâm, mà Ngài nói là "chắc chắn ở trung tâm của triều đại Giáo hoàng Biển Đức XVI", được diễn tả trong chuyến Giáo hoàng đi thăm Fatima, Bồ Đào Nha, hồi tháng 5-2010.
Trong dịp này, ĐTC nói: “Trong thời đại chúng ta, trong đó đức tin ở nhiều nơi có vẻ như một ánh sáng có nguy cơ bị tiêu tan vĩnh viễn, ưu tiên cao nhất là làm cho Thiên Chúa được nhìn thấy trên thế giới, và mở cho nhân loại một con đường đi đến với Chúa".
Ngài nói tiếp: "Và không đến với bất cứ 'thượng đế' nào, nhưng đến với Thiên Chúa, Đấng đã nói trên núi Sinai - Thiên Chúa mà chúng ta nhận biết khuôn mặt của Ngài trong tình yêu sinh ra cho đến tận cùng trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại". (CNA / EWTN News 21-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican – Việc từ thiện Kitô giáo không phải là công việc xã hội thông thường do người theo đạo thực hiện, theo vị giám đốc các hoạt động từ thiện của ĐTC nói với các lãnh đạo Caritas ngày 21-5. Đúng hơn, công tác từ thiện phải "làm chứng cho Thiên Chúa" mọi lúc.
Nhân viên Caritas phân phối hàng cứu trợ tại Cộng hòa Domicica
Hồng y Robert Sarah phát biểu với các chức sắc Caritas châu Âu tại một hội nghị ở Vatican: “Lẽ tất nhiên, việc từ thiện phải đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người đang đau khổ. Nhưng nó không thể bỏ qua nguyên nhân sâu xa nhất của đau khổ con người, đó là sự vắng mặt của Thiên Chúa".
Ngài nói: “Do đó, thay vì trước tiên nó được định hướng cho xã hội, đặc trưng đầu tiên của việc từ thiện là làm chứng cho Thiên Chúa."
Đức Hồng y trích dẫn điều mà Ngài gọi là một tuyên bố "nổi bật" của Chân Phước Frederic Ozanam, vị sáng lập Hiệp Hội Bác ái Vinh Sơn trong thế kỷ 19.
"Chân phước Ozanam, với tổ chức nổi tiếng của Ngài về phục vụ người nghèo, nói rằng mục đích cơ bản của chúng tôi không là đi ra ngoài và giúp đỡ người nghèo. Đối với chúng tôi, đó chỉ là một phương tiện. Mục đích của chúng tôi là duy trì đức tin Công giáo trong chúng tôi, và cho phép sự phổ biến của nó cho người khác thông qua công cụ từ thiện".
Đức Hồng Y Sarah, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), nói với các giám đốc và phó giám đốc của Caritas châu Âu, rằng việc từ thiện Công giáo quốc tế đã đạt đến “một thời điểm then chốt" trong lịch sử của mình, 60 năm sau khi công tác này được ĐTC Piô XII thành lập.
“ĐTC muốn đưa ra một dấu hiệu cụ thể và thiết thực của việc Giáo hội quan tâm đến vô số tình huống cầu cứu sự trợ giúp" sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngài đã tổ chức Caritas Quốc tế như một sứ vụ của Giáo Hội, để "làm cho hiện diện, thông qua hoạt động cụ thể của công tác từ thiện, lòng bác ái của chính Thiên Chúa".
Tuy nhiên, gần đây, các giám chức Vatican đã tìm thấy sự cần thiết phải tăng cường bản sắc Công giáo của Caritas, và gia tăng tập trung vào việc truyền giáo.
Sự bất đồng về đường hướng mới đã làm cho Tòa Thánh tìm kiếm người thay thế cho Tổng thư ký của Caritas Quốc tế, bà Lesley-Anne Knight, đầu năm nay. Tòa Thánh đánh giá cao nhiều thành tựu của bà Knight, nhưng đã tìm một “gương mặt mới” sau khi bà chỉ trích quan điểm của Tòa thánh về Caritas trên báo chí.
Trong bài diễn văn của mình, Đức Hồng Y Sarah mô tả thông điệp đầu tiên của ĐTC Biển Đức XVI "Deus Caritas Est" (Chúa là Tình yêu) về chủ đề tình yêu Kitô giáo, là "Hiến chương cho đường hướng của chúng tôi” trong những năm tới.
Diễn văn của Ngài trích dẫn nhiều câu từ thông điệp này về bác ái là gì và không là gì cho người Công giáo.
Hồng y Sarah đề cao một đoạn của ĐTC viết: “Đối với Giáo hội, từ thiện không phải là một loại hoạt động phúc lợi, vốn có thể để lại tốt như nhau cho người khác. Thật ra, từ thiện là "không thể tách rời" khỏi hai nhiệm vụ cơ bản của Giáo hội: "công bố Lời Chúa" và "cử hành các bí tích".
Đức Hồng Y Sarah nhắc đến nhiều tuyên bố của Giáo Hoàng, để làm nổi bật tầm nhìn của Giáo hội về công tác từ thiện.
Trước tiên, từ một diễn văn năm 2006 với Hội nghị Thế giới về từ thiện, là một lời nhắc nhở của ĐTC Biển Đức: “Trong tổ chức từ thiện, Chúa và Chúa Kitô không phải là lời xa lạ. Sức mạnh thật sự của Caritas phụ thuộc vào sức mạnh đức tin của tất cả các thành viên và cộng tác viên của Caritas”.
Hồng y Sarah cho biết rằng “sự tập chú lấy Chúa làm trung tâm” là lý do cho một loạt cuộc tĩnh tâm và ngày suy tư, mà Hội đồng Giáo hoàng Đồng Tâm đã tổ chức trong những năm gần đây. Ngài nhắc với các tham dự viên: “Caritas châu Âu là một thành phần của Caritas Quốc tế, và chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác của các bạn".
Hồng y cũng mời các giám đốc Caritas châu Âu suy niệm về một mối quan tâm, mà Ngài nói là "chắc chắn ở trung tâm của triều đại Giáo hoàng Biển Đức XVI", được diễn tả trong chuyến Giáo hoàng đi thăm Fatima, Bồ Đào Nha, hồi tháng 5-2010.
Trong dịp này, ĐTC nói: “Trong thời đại chúng ta, trong đó đức tin ở nhiều nơi có vẻ như một ánh sáng có nguy cơ bị tiêu tan vĩnh viễn, ưu tiên cao nhất là làm cho Thiên Chúa được nhìn thấy trên thế giới, và mở cho nhân loại một con đường đi đến với Chúa".
Ngài nói tiếp: "Và không đến với bất cứ 'thượng đế' nào, nhưng đến với Thiên Chúa, Đấng đã nói trên núi Sinai - Thiên Chúa mà chúng ta nhận biết khuôn mặt của Ngài trong tình yêu sinh ra cho đến tận cùng trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại". (CNA / EWTN News 21-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa