Tòa Giám mục Giáo phận Phát Diệm có vị trí ở đầu Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm, đó là vị trí đối với Nhà thờ, còn về vị trí địa lý tính từ đường giữa đi vào nhà thờ thì Tòa Giám Mục lại nằm sau nhà thờ. Có hai đường vào Tòa Giám Mục, con đường chính cổng to cho ô tô đi vào được là con đường dọc Nhà thờ Chính tòa và Quần thể nhà thờ; con đường ngắn hơn thông từ Tòa Giám Mục với Nhà thờ Chính Tòa bằng một cửa gỗ sơn màu đỏ và mỗi khi có những lễ trọng, lễ đặc biệt sẽ có đoàn rước Đức cha, các Cha đi từ Tòa Giám Mục ra Nhà thờ.
Hồi tôi mới tìm hiểu đạo, chưa biết việc học giáo lý, chưa biết đến đi lễ theo giờ giấc chương trình, chưa có bạn bè là người Công giáo... Tôi rất thắc mắc về từ ngữ và thuật ngữ Công giáo, có khi từ ghép Hán – Việt, có khi có đối thoại giữa tiếng Việt và tiếng Anh tiếng Pháp, ví dụ như: “Khi linh mục trao Mình Thánh Chúa, ngài nói 'Mình Thánh Chúa Kitô'. Giáo dân lãnh nhận và thưa 'Amen'”. Tôi tra từ điển tiếng Việt từ 'Amen' để tìm nghĩa nhưng không có! Và những lần tôi đi một vòng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Giám Mục Hà Nội tôi cũng rất thắc mắc: “Tòa Giám Mục” nghĩa là gì? “Tòa” thì đương nhiên là “Tòa nhà” rồi; còn “Giám Mục” nghĩa là gì? Chịu, chưa biết! Nhưng giáo dân gọi Đức cha là Giám Mục, hay thử ghép “Tòa nhà – Đức cha”. Đúng rồi, Tòa Giám Mục là Tòa nhà là nơi ở và làm việc của Đức cha.
Đang khi tôi cứ tự tìm cách giải nghĩa cho mình hiểu về từ ngữ – thuật ngữ thì bỗng nhiên tôi được nhận một cuốn sách mỏng “Thuật Ngữ Thần Học Anh – Việt” từ cha Hiển dòng Đaminh Việt Nam tặng. Từ đó tôi ý thức hơn về thuật ngữ thần học của Công Giáo khi nói cũng như khi cầu nguyện. Khi được đi học giáo lý, tuần đầu tiên, tôi đã viết ra 100 câu hỏi thắc mắc về Đạo Thiên Chúa gửi anh giáo lý viên xin anh giải thích, anh giáo lý viên “thua” không trả lời được và vội đưa tờ câu hỏi đó cho cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề trên DCCT Hà Nội. Tôi thấy cha và anh giáo lý viên đứng ở cửa sổ tầng hai nhà dòng nhìn tôi. Sau hôm đó, trong những thời gian theo học giáo lý và phục vụ ở Thái Hà, tôi đã được nghe cha Hiên giảng về đạo Công giáo, cha khuyến khích tôi tìm hiểu về các thánh tử đạo Việt Nam. Quả thực, sau này khi đã gia nhập Hội Thánh, tôi không hề thấy sự giải thích học hiểu về từ ngữ – thuật ngữ Công Giáo cũng như về Phụng Vụ, Kinh Thánh, Giáo Luật... được tổ chức trong giáo xứ, trong giờ học giáo lý hay trước sau thánh lễ, ai muốn hiểu thì tự tìm hiểu!.
Câu chuyện về ngày lễ cầu nguyện cho ân nhân của giáo phận Phát Diệm năm 2007 tôi có kể việc trưa hôm sau đã theo đoàn ân nhân để được vào tham quan Tòa Giám Mục. Lần đầu tiên bước vào đây, một cảm giác cho tôi suy nghĩ là Tòa Giám Mục không giống như Tu viện, các dãy nhà tòa nhà không đều nhau về diện tích và có nhiều kiểu kiến trúc, điều đó là do bối cảnh hội nhập qua lịch sử của Giáo phận. Tôi đã nhầm tòa nhà cao tầng ngay con đường chính đi vào là nhà chính của Tòa Giám Mục, nhưng không phải, mà là dãy nhà hai tầng mái ngói mới là nhà chính. Tầng một có phòng khách, có một số phòng ở của các cha. Tầng hai là tầng có phòng ở của Đức cha. Nhà nguyện Tòa Giám Mục ở giữa hai tòa nhà và dãy nhà của Đức cha. Tòa Giám Mục có nhà ăn và các dãy nhà khác. Tất cả đều trong khuôn viên rộng đi đi lại lại cũng hơn hai mươi phút đồng hồ.
Quần thể Nhà thờ Phát Diệm thời cha Phêrô Trần Lục làm chính xứ Phát Diệm, ngài đã xây dựng nhà xứ và khuôn viên Tòa Giám Mục bây giờ trước đây chính là nhà xứ Phát Diệm. Nghe cha Hồng Phúc kể lại thì vào thời gian năm 1895 Đức cha Alexander Marcou (Thành) làm Giám mục phó Giáo phận Tây Đàng Ngoài, hai Đức cha Grendreau (Đông) và Đức cha Marcou đã bàn nhau chia Giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai giáo phận, giáo phận mới lấy tên là Giáo phận Duyên Hải Đàng Ngoài còn gọi là Giáo phận Thanh (nay là Giáo phận Phát Diệm và Giáo phận Thanh Hóa) ngài đi tìm địa điểm đặt Tòa Giám Mục và đã chọn Phát Diệm làm Tòa Giám Mục.
Khi Phát Diệm được chọn làm cơ sở của Tòa Giám Mục thì cha Trần Lục có thưa với Đức cha: “Nếu biết Phát Diệm làm Tòa Giám Mục thì con đã cho xây dựng to rộng hơn.”
Giáo phận Duyên Hải Đàng Ngoài được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1901, Đức cha Marcou đã ở đây. Năm 1924 có sự thay đổi tên gọi Giáo phận gọi theo tên địa bàn hành chính, Giáo phận Thanh gọi là Giáo phận Phát Diệm.
Năm 1932 Giáo phận Thanh Hóa được thành lập tách từ Giáo phận Phát Diệm với một diện tích rộng gấp 10 lần Giáo phận Phát Diệm chiếm trọn tỉnh Thanh Hóa (11.136.300km2), còn Giáo phận Phát Diệm diện tích là 1.786.770km2 gồm toàn tỉnh Ninh Bình và một xã Khoan Dụ huyện Chi Nê của tỉnh Hòa Bình. Những năm cuối đời Đức cha Marcou sống và làm việc tại Giáo phận Thanh Hóa, ngài qua đời ở Thanh Hóa ngày 7.12.1939, hưởng thọ 82 tuổi. Ngày 9.12.1939 thi hài của ngài được đưa về an táng trong lòng Cung Thánh Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm.
Từ ngày Đức cha Yến cho chuyển hướng đi chính từ hướng Tây sang hướng Đông vào Tòa Giám Mục đường đi từ Thị trấn vào Tòa Giám Mục và Nhà thờ Chính Tòa gần hơn hẳn đoạn đường và khu phố ở đây đông vui hơn kể từ ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo phận Phát Diệm. Liên tiếp những ngày vui đến với Giáo phận và Giáo xứ Phát Diệm như chuyện từ nay nhà xứ Phát Diệm chuyển ra ngoài khu nhà song song với Nhà thờ mà Chính quyền địa phương trao trả lại cho Tòa Giám Mục.
Một con đường mới hình thành chạy thẳng từ phố Đông vào tới cổng Tòa Giám Mục, con đường rất đẹp và tôi thường đi dạo trên con đường này, có nhiều điều thú vị trên con đường thơ mộng đó là nơi mà những người nghèo khó luôn đứng chờ cha xứ, các cha của Tòa Giám Mục hay khách tham quan để xin các cha và các vị khách bố thí, tôi quan sát và thỉnh thoảng tôi cũng cho những người nghèo đó mỗi người 2.000 đồng, họ rất vui. Một điều tôi nhận thấy là phía bên phải con đường đi từ phố Đông vào Tòa Giám Mục, có nhà vệ sinh lớn ở vị trí song song với hang đá Lộ Đức cách cổng Tòa Giám Mục 10m, tôi cảm thấy không thoải mái vì có nhà vệ sinh trước cổng Tòa Giám Mục, tôi đã thưa với cha Hồng Phúc và cha giải thích cho tôi hiểu: Khi Nhà thờ Phát Diệm là điểm hành hương tham quan của khách thập phương thì người người ở khắp nơi nơi đổ về tham quan Nhà thờ Phát Diệm. Sân nhà xứ là nơi để xe ô tô, những khi đông nhất là cả trên mười xe 50 chỗ để trong sân và có hàng chục nghìn người đi lại sinh hoạt, thì quanh khu vực nhà thờ và nhà xứ có ba nhà vệ sinh lớn để giải quyết nhu cầu cho hàng trăm, hàng nghìn người đến Phát Diệm là thế. Vậy thì, tôi thầm nghĩ: giải pháp cho cổng Tòa Giám Mục không phải chịu nhà vệ sinh án ngữ trước cổng nữa thì có thể chuyển hướng đi sang phía cổng ở đường dong từ cầu ngói đi vào, cổng này sẽ đối diện với cổng nhà Hưu của Phát Diệm. Dầu vậy thì người dân nhận thấy sự khó chịu đó nhưng còn sự quyết định thay đổi hay không thay đổi thì vẫn là quyền của Đức cha và các cha Phát Diệm.
Ngày gần đây nhất tôi tới Tòa Giám Mục Phát Diệm đó là ngày lễ tấn phong Giám mục 8.9.2009. Tòa Giám Mục bây giờ đẹp và thơ mộng, từ cổng đi vào là thấy bên phải có ruộng lúa vườn cây hoa màu, bên trái là thảm cỏ, con đường với hàng cây nhãn dọc từ cổng phụ thẳng tới nhà ăn Tòa Giám Mục, một sân nhỏ trước hành lang tầng một Tòa Giám Mục là nơi tụ họp giáo dân trong những dịp lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán để mừng chúc Đức cha, các cha và các ngài sẽ tặng quà cho giáo dân vui phấn khởi lòng đạo đức hơn. Tôi đã từng được tham dự những ngày lễ đó như chính mình cũng là người con của Giáo phận Phát Diệm vậy.
Trong ơn Chúa ban, những ngày về Phát Diệm khi được đi chia sẻ ở xứ Tân Khẩn 8.11.2007, tôi được tham quan tu viện Mến Thánh Giá Lưu Phương theo lời mời của Dì Maria Trần thị Thanh, Tổng Thư Ký Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Dì Thanh dẫn tôi đi tham quan từ phòng khách qua hành lang tu viện tới khu chăn nuôi trồng trọt tăng gia của nhà dòng, phía cuối dãy nhà dòng là ngôi nhà hai tầng khang trang sử dụng làm trường mầm non có 5-7 lớp (tôi không nhớ rõ) và mỗi lớp trên 30 cháu, mức học phí cộng với tiền ăn ở trường thu rẻ hơn 10 lần so với ở Hà Nội. Sau khi giới thiệu về trường mầm non xong, dì chỉ cho tôi xem khu nhà ở của các chị, nhà bếp và cạnh đó là ao cá và vườn chuối nơi để lại sự tích về việc “Quỷ nhập tu viện”. Dì và tôi đi men theo hàng cây chuối sau vườn là ra tới nhà phát thuốc chữa bệnh và nhà bán đồ đạo, sau cùng dì đưa tôi vào Nhà nguyện của nhà dòng. Trong Nhà nguyện có mấy chị đang cầu nguyện, dì Thanh và tôi cùng quỳ cầu nguyện với Chúa. Tôi cảm tạ ơn Chúa vì đã được dì Thanh đưa đi thăm nhà dòng và nhất là tôi được đi qua hành lang tu viện vào thời điểm tôi rất ước ao mong có giây phút yên vui đi lại trên hành lang tu viện.
Có một dòng tu nữ mà tôi đã tha thiết khấn xin được vào tu ngay từ những ngày đầu tiên chọn Chúa đó là Dòng Kín, tôi muốn sống đời sống cầu nguyện xa cách bên ngoài xã hội nhưng ý Chúa lại muốn tôi sống phục vụ Giáo Hội và Chúa đã làm tất cả để tôi yêu Chúa, phục vụ hết mình cho Chúa và thỉnh thoảng Chúa cho tôi ngắm nhìn ước mơ của mình qua mỗi lần gặp nữ tu hay thăm viếng nhà dòng để tôi được nhìn lại mình. Các chị hiền lành, nhân ái và khiêm nhường, luôn luôn các chị nói năng thật dịu dàng cả khi từ chối, sự quan tâm và khéo tay của các chị đúng là nhất!... Còn tôi, tôi thật vụng về và hay tủi thân đến nỗi có người đã than với tôi: “Ôi, tân tòng ơi là tân tòng!”. Các người thân và giáo dân nói gì, suy nghĩ gì về tôi, tôi đều được Chúa cho biết, tôi giận hờn nhưng rồi tôi thưa với Chúa “Con là con bé bỏng” (Kn 9,5). Tôi khóc nhiều nhưng sống hồn nhiên và vui tươi vì đối với Thiên Chúa tôi tin mình thật là bé bỏng, mình chẳng thể làm hại ai được và luôn mong được yêu thương.
Những ngày thực hiện chương trình hành hương Phát Diệm vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2008, tôi có ghé vào nhà dòng thăm dì Thanh, cảm ơn dì, tôi tặng dì hai túi chun buộc tóc xanh đỏ với hàng nghìn cái chun nhỏ xíu các mầu, xin dì gửi cho các chị ở trường mầm non để các chị dùng buộc tóc cho những bé gái. Tôi thấy dì vui, dì kể cho tôi biết là nhà dòng đang bắt đầu xây Nhà nguyện mới và xin tôi thêm lời cầu nguyện cho nhà dòng. Tôi vâng lời và rất vui khi nhìn ra ngoài công trường thấy các dì các chị đang là thợ xây thợ nề!
Ngày 7 tháng 9 năm 2008 tôi về Phát Diệm để tham dự lễ Sinh nhật Đức Mẹ thì hay tin bên nhà dòng có chị Dung mới qua đời hôm trước, ngày hôm sau thì lễ an táng, tôi xin sang dự lễ an táng của chị, cùng thêm lời cầu nguyện cho chị. Trong lễ an táng của chị Dung tôi đã được gặp dì Hường ở Nhà Dòng Mến Thánh Giá Thành Đức và chị Gương Phó Tổng Phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, hai nữ tu ở hai thế hệ nhưng cực kỳ tuyệt vời.
Có thời gian tôi đang suy sụp tinh thần, tôi đã được dì Hường hết lòng động viên và chia sẻ. Tôi rất biết ơn dì và các chị em Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Hà Nội, ngày 2.4.2011
Hồi tôi mới tìm hiểu đạo, chưa biết việc học giáo lý, chưa biết đến đi lễ theo giờ giấc chương trình, chưa có bạn bè là người Công giáo... Tôi rất thắc mắc về từ ngữ và thuật ngữ Công giáo, có khi từ ghép Hán – Việt, có khi có đối thoại giữa tiếng Việt và tiếng Anh tiếng Pháp, ví dụ như: “Khi linh mục trao Mình Thánh Chúa, ngài nói 'Mình Thánh Chúa Kitô'. Giáo dân lãnh nhận và thưa 'Amen'”. Tôi tra từ điển tiếng Việt từ 'Amen' để tìm nghĩa nhưng không có! Và những lần tôi đi một vòng Nhà thờ Lớn Hà Nội và Tòa Giám Mục Hà Nội tôi cũng rất thắc mắc: “Tòa Giám Mục” nghĩa là gì? “Tòa” thì đương nhiên là “Tòa nhà” rồi; còn “Giám Mục” nghĩa là gì? Chịu, chưa biết! Nhưng giáo dân gọi Đức cha là Giám Mục, hay thử ghép “Tòa nhà – Đức cha”. Đúng rồi, Tòa Giám Mục là Tòa nhà là nơi ở và làm việc của Đức cha.
Đang khi tôi cứ tự tìm cách giải nghĩa cho mình hiểu về từ ngữ – thuật ngữ thì bỗng nhiên tôi được nhận một cuốn sách mỏng “Thuật Ngữ Thần Học Anh – Việt” từ cha Hiển dòng Đaminh Việt Nam tặng. Từ đó tôi ý thức hơn về thuật ngữ thần học của Công Giáo khi nói cũng như khi cầu nguyện. Khi được đi học giáo lý, tuần đầu tiên, tôi đã viết ra 100 câu hỏi thắc mắc về Đạo Thiên Chúa gửi anh giáo lý viên xin anh giải thích, anh giáo lý viên “thua” không trả lời được và vội đưa tờ câu hỏi đó cho cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Bề trên DCCT Hà Nội. Tôi thấy cha và anh giáo lý viên đứng ở cửa sổ tầng hai nhà dòng nhìn tôi. Sau hôm đó, trong những thời gian theo học giáo lý và phục vụ ở Thái Hà, tôi đã được nghe cha Hiên giảng về đạo Công giáo, cha khuyến khích tôi tìm hiểu về các thánh tử đạo Việt Nam. Quả thực, sau này khi đã gia nhập Hội Thánh, tôi không hề thấy sự giải thích học hiểu về từ ngữ – thuật ngữ Công Giáo cũng như về Phụng Vụ, Kinh Thánh, Giáo Luật... được tổ chức trong giáo xứ, trong giờ học giáo lý hay trước sau thánh lễ, ai muốn hiểu thì tự tìm hiểu!.
Câu chuyện về ngày lễ cầu nguyện cho ân nhân của giáo phận Phát Diệm năm 2007 tôi có kể việc trưa hôm sau đã theo đoàn ân nhân để được vào tham quan Tòa Giám Mục. Lần đầu tiên bước vào đây, một cảm giác cho tôi suy nghĩ là Tòa Giám Mục không giống như Tu viện, các dãy nhà tòa nhà không đều nhau về diện tích và có nhiều kiểu kiến trúc, điều đó là do bối cảnh hội nhập qua lịch sử của Giáo phận. Tôi đã nhầm tòa nhà cao tầng ngay con đường chính đi vào là nhà chính của Tòa Giám Mục, nhưng không phải, mà là dãy nhà hai tầng mái ngói mới là nhà chính. Tầng một có phòng khách, có một số phòng ở của các cha. Tầng hai là tầng có phòng ở của Đức cha. Nhà nguyện Tòa Giám Mục ở giữa hai tòa nhà và dãy nhà của Đức cha. Tòa Giám Mục có nhà ăn và các dãy nhà khác. Tất cả đều trong khuôn viên rộng đi đi lại lại cũng hơn hai mươi phút đồng hồ.
Quần thể Nhà thờ Phát Diệm thời cha Phêrô Trần Lục làm chính xứ Phát Diệm, ngài đã xây dựng nhà xứ và khuôn viên Tòa Giám Mục bây giờ trước đây chính là nhà xứ Phát Diệm. Nghe cha Hồng Phúc kể lại thì vào thời gian năm 1895 Đức cha Alexander Marcou (Thành) làm Giám mục phó Giáo phận Tây Đàng Ngoài, hai Đức cha Grendreau (Đông) và Đức cha Marcou đã bàn nhau chia Giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai giáo phận, giáo phận mới lấy tên là Giáo phận Duyên Hải Đàng Ngoài còn gọi là Giáo phận Thanh (nay là Giáo phận Phát Diệm và Giáo phận Thanh Hóa) ngài đi tìm địa điểm đặt Tòa Giám Mục và đã chọn Phát Diệm làm Tòa Giám Mục.
Khi Phát Diệm được chọn làm cơ sở của Tòa Giám Mục thì cha Trần Lục có thưa với Đức cha: “Nếu biết Phát Diệm làm Tòa Giám Mục thì con đã cho xây dựng to rộng hơn.”
Giáo phận Duyên Hải Đàng Ngoài được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1901, Đức cha Marcou đã ở đây. Năm 1924 có sự thay đổi tên gọi Giáo phận gọi theo tên địa bàn hành chính, Giáo phận Thanh gọi là Giáo phận Phát Diệm.
Năm 1932 Giáo phận Thanh Hóa được thành lập tách từ Giáo phận Phát Diệm với một diện tích rộng gấp 10 lần Giáo phận Phát Diệm chiếm trọn tỉnh Thanh Hóa (11.136.300km2), còn Giáo phận Phát Diệm diện tích là 1.786.770km2 gồm toàn tỉnh Ninh Bình và một xã Khoan Dụ huyện Chi Nê của tỉnh Hòa Bình. Những năm cuối đời Đức cha Marcou sống và làm việc tại Giáo phận Thanh Hóa, ngài qua đời ở Thanh Hóa ngày 7.12.1939, hưởng thọ 82 tuổi. Ngày 9.12.1939 thi hài của ngài được đưa về an táng trong lòng Cung Thánh Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm.
Từ ngày Đức cha Yến cho chuyển hướng đi chính từ hướng Tây sang hướng Đông vào Tòa Giám Mục đường đi từ Thị trấn vào Tòa Giám Mục và Nhà thờ Chính Tòa gần hơn hẳn đoạn đường và khu phố ở đây đông vui hơn kể từ ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo phận Phát Diệm. Liên tiếp những ngày vui đến với Giáo phận và Giáo xứ Phát Diệm như chuyện từ nay nhà xứ Phát Diệm chuyển ra ngoài khu nhà song song với Nhà thờ mà Chính quyền địa phương trao trả lại cho Tòa Giám Mục.
Một con đường mới hình thành chạy thẳng từ phố Đông vào tới cổng Tòa Giám Mục, con đường rất đẹp và tôi thường đi dạo trên con đường này, có nhiều điều thú vị trên con đường thơ mộng đó là nơi mà những người nghèo khó luôn đứng chờ cha xứ, các cha của Tòa Giám Mục hay khách tham quan để xin các cha và các vị khách bố thí, tôi quan sát và thỉnh thoảng tôi cũng cho những người nghèo đó mỗi người 2.000 đồng, họ rất vui. Một điều tôi nhận thấy là phía bên phải con đường đi từ phố Đông vào Tòa Giám Mục, có nhà vệ sinh lớn ở vị trí song song với hang đá Lộ Đức cách cổng Tòa Giám Mục 10m, tôi cảm thấy không thoải mái vì có nhà vệ sinh trước cổng Tòa Giám Mục, tôi đã thưa với cha Hồng Phúc và cha giải thích cho tôi hiểu: Khi Nhà thờ Phát Diệm là điểm hành hương tham quan của khách thập phương thì người người ở khắp nơi nơi đổ về tham quan Nhà thờ Phát Diệm. Sân nhà xứ là nơi để xe ô tô, những khi đông nhất là cả trên mười xe 50 chỗ để trong sân và có hàng chục nghìn người đi lại sinh hoạt, thì quanh khu vực nhà thờ và nhà xứ có ba nhà vệ sinh lớn để giải quyết nhu cầu cho hàng trăm, hàng nghìn người đến Phát Diệm là thế. Vậy thì, tôi thầm nghĩ: giải pháp cho cổng Tòa Giám Mục không phải chịu nhà vệ sinh án ngữ trước cổng nữa thì có thể chuyển hướng đi sang phía cổng ở đường dong từ cầu ngói đi vào, cổng này sẽ đối diện với cổng nhà Hưu của Phát Diệm. Dầu vậy thì người dân nhận thấy sự khó chịu đó nhưng còn sự quyết định thay đổi hay không thay đổi thì vẫn là quyền của Đức cha và các cha Phát Diệm.
Ngày gần đây nhất tôi tới Tòa Giám Mục Phát Diệm đó là ngày lễ tấn phong Giám mục 8.9.2009. Tòa Giám Mục bây giờ đẹp và thơ mộng, từ cổng đi vào là thấy bên phải có ruộng lúa vườn cây hoa màu, bên trái là thảm cỏ, con đường với hàng cây nhãn dọc từ cổng phụ thẳng tới nhà ăn Tòa Giám Mục, một sân nhỏ trước hành lang tầng một Tòa Giám Mục là nơi tụ họp giáo dân trong những dịp lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán để mừng chúc Đức cha, các cha và các ngài sẽ tặng quà cho giáo dân vui phấn khởi lòng đạo đức hơn. Tôi đã từng được tham dự những ngày lễ đó như chính mình cũng là người con của Giáo phận Phát Diệm vậy.
Trong ơn Chúa ban, những ngày về Phát Diệm khi được đi chia sẻ ở xứ Tân Khẩn 8.11.2007, tôi được tham quan tu viện Mến Thánh Giá Lưu Phương theo lời mời của Dì Maria Trần thị Thanh, Tổng Thư Ký Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Dì Thanh dẫn tôi đi tham quan từ phòng khách qua hành lang tu viện tới khu chăn nuôi trồng trọt tăng gia của nhà dòng, phía cuối dãy nhà dòng là ngôi nhà hai tầng khang trang sử dụng làm trường mầm non có 5-7 lớp (tôi không nhớ rõ) và mỗi lớp trên 30 cháu, mức học phí cộng với tiền ăn ở trường thu rẻ hơn 10 lần so với ở Hà Nội. Sau khi giới thiệu về trường mầm non xong, dì chỉ cho tôi xem khu nhà ở của các chị, nhà bếp và cạnh đó là ao cá và vườn chuối nơi để lại sự tích về việc “Quỷ nhập tu viện”. Dì và tôi đi men theo hàng cây chuối sau vườn là ra tới nhà phát thuốc chữa bệnh và nhà bán đồ đạo, sau cùng dì đưa tôi vào Nhà nguyện của nhà dòng. Trong Nhà nguyện có mấy chị đang cầu nguyện, dì Thanh và tôi cùng quỳ cầu nguyện với Chúa. Tôi cảm tạ ơn Chúa vì đã được dì Thanh đưa đi thăm nhà dòng và nhất là tôi được đi qua hành lang tu viện vào thời điểm tôi rất ước ao mong có giây phút yên vui đi lại trên hành lang tu viện.
Có một dòng tu nữ mà tôi đã tha thiết khấn xin được vào tu ngay từ những ngày đầu tiên chọn Chúa đó là Dòng Kín, tôi muốn sống đời sống cầu nguyện xa cách bên ngoài xã hội nhưng ý Chúa lại muốn tôi sống phục vụ Giáo Hội và Chúa đã làm tất cả để tôi yêu Chúa, phục vụ hết mình cho Chúa và thỉnh thoảng Chúa cho tôi ngắm nhìn ước mơ của mình qua mỗi lần gặp nữ tu hay thăm viếng nhà dòng để tôi được nhìn lại mình. Các chị hiền lành, nhân ái và khiêm nhường, luôn luôn các chị nói năng thật dịu dàng cả khi từ chối, sự quan tâm và khéo tay của các chị đúng là nhất!... Còn tôi, tôi thật vụng về và hay tủi thân đến nỗi có người đã than với tôi: “Ôi, tân tòng ơi là tân tòng!”. Các người thân và giáo dân nói gì, suy nghĩ gì về tôi, tôi đều được Chúa cho biết, tôi giận hờn nhưng rồi tôi thưa với Chúa “Con là con bé bỏng” (Kn 9,5). Tôi khóc nhiều nhưng sống hồn nhiên và vui tươi vì đối với Thiên Chúa tôi tin mình thật là bé bỏng, mình chẳng thể làm hại ai được và luôn mong được yêu thương.
Những ngày thực hiện chương trình hành hương Phát Diệm vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2008, tôi có ghé vào nhà dòng thăm dì Thanh, cảm ơn dì, tôi tặng dì hai túi chun buộc tóc xanh đỏ với hàng nghìn cái chun nhỏ xíu các mầu, xin dì gửi cho các chị ở trường mầm non để các chị dùng buộc tóc cho những bé gái. Tôi thấy dì vui, dì kể cho tôi biết là nhà dòng đang bắt đầu xây Nhà nguyện mới và xin tôi thêm lời cầu nguyện cho nhà dòng. Tôi vâng lời và rất vui khi nhìn ra ngoài công trường thấy các dì các chị đang là thợ xây thợ nề!
Ngày 7 tháng 9 năm 2008 tôi về Phát Diệm để tham dự lễ Sinh nhật Đức Mẹ thì hay tin bên nhà dòng có chị Dung mới qua đời hôm trước, ngày hôm sau thì lễ an táng, tôi xin sang dự lễ an táng của chị, cùng thêm lời cầu nguyện cho chị. Trong lễ an táng của chị Dung tôi đã được gặp dì Hường ở Nhà Dòng Mến Thánh Giá Thành Đức và chị Gương Phó Tổng Phụ trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, hai nữ tu ở hai thế hệ nhưng cực kỳ tuyệt vời.
Có thời gian tôi đang suy sụp tinh thần, tôi đã được dì Hường hết lòng động viên và chia sẻ. Tôi rất biết ơn dì và các chị em Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm.
Hà Nội, ngày 2.4.2011