QUY LUẬT VỀ VIỆC CHO RƯỚC LỄ DƯỚI HAI HÌNH

Thần học về Phép Thánh Thể và Luật Rước Lễ

BÀI GIẢNG II

(Ngày 31 tháng 5 vá 1 thán 6 năm 2003)

I. Anh chị em thân mến, tôi xin tóm lược những điểm chính trong bài giảng tuần trước.

A - Chúng tôi xin tất cả mọi người đọc và suy nghĩ 2 tài liệu “ Cầm Lấy Mà Ăn” và Ðây Là Chén Cứu Ðộ”.

B- Chúng ta là một giáo hội lữ hành, hàng tuần họp nhau thành cộng đoàn để cử hành Lễ Vượt Qua của Ðức Giêsu Kitô.

C- Chúng ta sống mầu nhiệm Vượt Qua theo gương hiến tế của Chúa Giêsu bằng việc chết cho chính mình và sống cho Thiên Chúa. Chúng ta chia sẻ với anh chị em tình yêu tự hiến.

D- Thánh lễ là một nghi thức thánh thiêng, nối kết chúng ta với Thiên Chúa và với cộng đoàn.

Thánh Lễ :

1/ * là một hiến tế : Hiến tế Núi Sọ của Chúa Giêsu được thực hiện tại hóa. Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được ban cho ta.

2/* là một tiệc thánh.

II. Mô tả kinh nghiệm ta có về bữa ăn. Những bữa ăn trong gia đình ta:

A- Gia đình chúng ta cùng quây quần.

B- Thực phẩm bổ dưỡng được sửa soạn trong yêu thương.

C- Sắp đặt bàn tiệc

D- Hát (đọc kinh) tạ ơn Thiên Chúa

E- Gia đình hàn huyên, trò truyện

F- Cùng ăn, cùng uống

G- Cả gia đình được ăn uống thỏa thuê và còn cần chu toàn bổn phận hàng ngày

III. Tiệc Thánh ta dự trong lễ Misa, như bữa ăn gia đình

A- Cộng đoàn chúng ta như gia đình họp mặt

B- Chúng ta kể chuyện gia đình trong Sách Thánh

C- Sắp đặt bàn tiệc.

D- Hát những bài ca tôn vinh

E- Ta dâng kinh nguyện Tạ ơn.

F- Chúng ta chia sẻ Mình Máu Thánh Chúa

G- Ta ra đi như Chúa đến với anh chị em.

IV. Thánh Thể ngày nay:

A- Những gì được ban trong tiệc ly cũng được ban cho ta ngày nay. Công Ðồng Vaticanô II đã dậy “ Phép Thánh Thể làm thành vĩnh viễn hiến tế của Chúa Kitô, đã hiến dâng một lần cho chúng ta, cho nhân loạI được ơn cứu rỗi, làm hiện-ta-hóa chiến thắng khải hoàn của Ðức Kitô tử nạn và phục sinh.”

B- Cộng đồng cũng nói “Phép Thánh Thể là một bữa tiệc thánh, là một bí tích yêu thương, một dấu chỉ sự hiệp nhất, một mối dây liên kết bác ái” mà Chúa Kitô đã gọi chúng ta là bạn hữu của Ngài đến chia sẻ trong bữa tiệc Nước Trời.

C- Bánh và rượu trong bữa Tiệc Ly - tức là Mình và Máu Thánh Chúa - được bẻ ra và rót vào chén là của nuôi cho chúng ta, như khách lữ hành trên đường dương thế mà không gì có thể thay thế.

V. Một ít dè dặt khi uống máu Thánh ( xin coi trong trang Ðây Chén Cứu Ðộ.)

A- Sợ bệnh và sợ bị truyền nhiễm. Vi trùng không dính vào chén bằng kim loại. Lau chùi và xoay chén thì làm sạch rượu. Ta chú trọng tới Ðức Tin.

B- Cảm nhận chính chúng ta như những người xa lạ quy tụ lại với nhau

1. Ta là gia đình của Thiên Chúa và không lúc nào bằng khi chúng ta họp nhau để nghe lời Chúa, để bẻ bánh và uống chén Cứu Ðộ.

2. Ðáp lại lời Chúa mời gọi “Cầm lấy mà uống”, từ chén Thánh Thể ta được thách đố đổi lối nhìn coi giáo hội là nơi quy tụ những con người xa lạ, sang cái nhìn giáo hội là nơi găp mặt của bạn bè

C- Chúng ta thiếu sự trân quý về việc Chúa hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thể dưới hình thức rượu.

VI. Làm Sao để tham dự đầy đủ vào phụng vụ Thánh Thể

A- Toàn vẹn, tích cực và đầy đủ ý thức vào phụng vụ

B- Nhận biết Thánh Thể mà ta tham dự là một yến tiệc:

1. Ta làm gì khi dự tiệc? Chúng ta ăn của ăn mỹ vị và uống thứ rượu hảo hạng.

2. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã truyền cho ta “Cầm lấy mà ăn…”Lãnh nhận mà uống”

C- Giáo Hội dậy rằng tuyệt đối việc Chúa hiện diện không cách gì làm giảm thiểu khi chỉ rước mình hoặc rước Máu Thánh Chúa mà thôi.

D- Nhưng Giáo Hội còn dậy thêm là việc rước lễ còn có một hình thức trọn vẹn hơn đó là khi chúng ta rước dưới hai hình. Ðó là một dấu chỉ trọn vẹn hơn của yến tiệc Thánh Thể. ( Xem GIRM # 240 đoạn cuối).

E- ( Vì thế tại giáo xứ Thánh Maria Goretti, chúng tôi rất muốn khuyến khích mọi tín hữu đến dự Thánh Lễ luôn luôn rước lễ dưới hai hình Mình và Máu Thánh Ðức Kitô.

VII. Những thay đổi trong tuần tới:

A- Tư thế là một yếu tố cầu nguyện của chúng ta.

1. Khi thân xác chúng ta tham dự vào việc cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện bằng cả con người mình.

2. Tư thế và điệu bộ có một ý nghĩa sâu xa và có thể khiến ta dự thánh lễ sốt sắng.

3. Giáo Hội coi cả hai tư thế và điệu bộ của ta có ý nghĩa tượng trưng cho sự hiệp nhất những kẻ đến thờ phượng và là một phương thế nuôi dưỡng sự hiệp nhất.

4. Chúng ta không được tự ý thay đổi các tư thế cho phù hợp với lòng đạo đức riêng tư.

5. Khi thờ phượng vớI cùng một tư thế, chúng ta chứng tỏ rõ ràng là mình thuộc thân thể Chúa Kitô, cùng một lòng, một tâm trí và một tinh thần.

B- Thế đứng là một dấu chỉ tôn trọng và kính mến.

1. Từ Giáo Hội thời sơ khai, thé đứng được hiểu như một cách thế của những con người được phục sinh với Ðức Kitô và tìm những sự trên trời.

2. Khi chúng ta đứng để cầu nguyện, chúng ta đoan chắc mình bộc lộ toàn diện con người mình trước nhan Thiên Chúa trong khiêm tốn chứ không phải là kiêu căng.

3. Theo như Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma mới, thế đứng là một tư thế được chọn ở Hoa Kỳ khi lên rước lễ.

4. Chúng ta sẽ đứng từ lúc thưa lờI ‘AMEN’ Trịnh trọng cho tới khi mọi người rước lễ xong

C- Giáo Hội lữ hành cùng tiến:

1. Cộng đồng là một nhân chứng và là dấu chỉ Giáo Hội lữ hành đang tiến đến cùng Chúa.

2. “Hạnh phúc cho ai được mời tới dự tiệc của Chúa.”

3. Chúng ta sẽ bắt đầu đi lên từ hàng ghế cuối của mỗi dẫy ghế. Người phụ trách sẽ hướng dẫn hàng ghế cuối đi lên phía trước, khi linh mục cho các thừa tác viên Thánh Thể rước lễ trên cung thánh.

D- CÚI MÌNH Là cử chỉ tôn kính:

1. Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma mới, mọi người phải tỏ dấu cung kính Chúa Kitô khi rước lễ.

2. Chúng ta sẽ cúi mình khi đến gần linh mục hay thừa tác viên Thánh Thể.

E- Rước Lễ:

1. Khi chúng ta rước Mình Thánh Chúa:

a. Ta đến gần linh mục hay thừa tác viên Thánh Thể, ta cúi mình.

b. Nếu ta rước lễ trên tay, ta đặt 1 bàn tay trên bàn tay kia (tay trái trên tay phải)

c. Thừa tác viên nói rõ ràng: “ Mình Thánh Chúa Kitô”

d. Chúng ta thưa lại cách xác quyết rõ ràng: “AMEN”

e. Thừa tác viên Thánh Thể đặt Mình Thánh Chúa trên tay hay vào lưỡi của người chịu lễ.

f. Người rước lễ bước sang một bên nhường chỗ cho người sau

g. Lấy tay phía dướI cầm Mình Thánh Chúa đưa vào miệng.

h. RồI tiến đến thừa tác viên cho rước Máu Thánh Chúa.

2. Khi lên rước Máu Thánh Chúa.

a. Ðến gần thừa tác viên Thánh Thể hay linh mục và cúi mình.

b. Khi thừa tác viên Thánh Thể nói rõ ràng” Máu Thánh Chúa Kitô”

c. Ta thưa lại các xác quyết rõ ràng: “AMEN”

d. Ta nhận chén Thánh từ thừa tác viên Thánh Thể và nhấp một chút bửu huyết của Chúa.

e. Nên nhớ không bao giờ được phép cầm Mình Thánh Chúa nhúng vào chén thánh hoặc ly đựng Máu Thánh.

3. Người rước lễ trở về chỗ mình đứng.

F. Thinh lặng cám ơn Chúa và suy gẫm sau khi rước lễ.

1. Sau khi mọi người đã chịu lễ

2. Khi chủ tế ngồi, cộng đoàn mới ngồi.