KENTUCKY - Xưa nay người ta thường có quan niệm giúp người nghèo Việt Nam, Châu Phi hay một nơi nào đó có thu nhập thấp, chứ mấy ai hiểu được rằng, trên đất nước giàu sang cũng có người nghèo để lo. Cũng đúng thôi, bởi vì nước Mỹ được mệnh danh là đất nước của sự xa hoa, sự thịnh đạt, vậy thì lấy đâu ra người nghèo để lo. Thật là một thiếu sót nếu như chúng ta không tìm hiểu rõ nguồn ai nghèo, nghèo do đâu…?
View photos - Xem hình ảnh
Nằm giữa trung tâm Thành Phố Louisville, Tiểu Bang Kentucky, có một ngôi Thánh Đường không đồ sộ, khang trang đẹp đẽ như bao Thánh Đường khác, nhưng ở đó lại có một vị Linh mục luôn giúp đỡ cho người nghèo, người cùng khổ, kẻ tha phương cầu thực.
Lúc đang còn là một Linh Mục Dòng Phanxico Truyền Giáo Hoa Kỳ, Linh Mục Anthony Ngô Đình Chính hoạt động trong Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, hòa nhập vào tầng lớp giới trẻ trong những điệu hát, những buổi sinh hoạt, Ngài tiếp tục lao vào công tác xã hội với những việc làm thiết thực, giúp người Việt đang gặp khó khăn về ngôn ngữ. Thấy được việc làm hiệu quả của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Thomas Kelly, O.P, thuộc Tổng Giáo Phận Louisville lúc bấy giờ đã chấp thuận Ngài về làm chánh giáo xứ St. John Vianney. Dù cho công tác mục vụ của giáo xứ Việt- Mỹ bộn bề, nhưng Ngài vẫn luôn ôm ấp công trình “ người nghèo” trong mỗi bước chân.
Năm 2005, Ngài chính thức bắt tay vào công việc chuyên lo cho người nghèo một cách quy mô hơn. Nhớ những ngày đầu chỉ vọn vẹn 30-40 gia đình biết và tìm đến xin cứu trợ hàng tuần, Ngài không khỏi mủi lòng vì mình chưa có cơ hội làm hết trách nhiệm cho những người thiếu may mắn như những Linh Mục, những giáo xứ khác đã từng làm. Và hôm nay, cứ đến thứ sáu hàng tuần, vào lúc 02g chiều, người nghèo khó, kẻ tàn tật lại đổ xô về đây với mong muốn nhận được những nhu yếu phẩm cho một tuần mới. Trong chốc lát tôi bắt gặp những chuyến xe chở hàng cứu trợ đổ về, nào sữa cho người bệnh, bơ cho người đói, bánh cho người nghèo…Nhưng vẫn chưa thỏa mạn với óc tìm tòi, tôi quay sang hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính. Cha có dự tính xây lại ngôi Thánh Đường mới hay không? Ngài liền đáp. Cha xứ có thể dâng nhiều lễ trong một nhà thờ, hoặc có thể dâng thánh lễ ngoài trời. Nhưng việc xây dựng nhà thờ- nhà xứ là cần thiết hay việc xây dựng đời sống người dân là cần thiết hơn!
Nghe cách trả lời đơn giản nhưng lại ẩn chứa nỗi lòng của một vị mục tử, tôi cảm thấy thật hổ thẹn và bất xứng. Đúng 2g chiều, tầng lớp người xếp hàng tiến vào khu vực phát quà cứu trợ, trước mắt họ là 250 phần quà, với những nhu yếu phẩm cần thiết cho một tuần mới. Tranh thủ lấy thêm thông tin, tôi tiến lại gốc cây và làm quen một người phụ nữ trạc tuổi 55, tôi hỏi: Where are you from? – Chị từ đâu tới? Thấy chị ta có vẻ bối rối chưa có câu trả lời, người đàn ông đứng bên cạnh nói với tôi. “She is from Mexico”. Àh thì ra ở đây có cả người Mexico. Tôi quay lại hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính.
- Thưa Cha, trong số 250 phần quà này Cha có biết họ là những người từ đâu tới không?
Ngài đáp: Việt Nam, Philippines, Mexico, Guatamala, Africa, Iraq, Myammar, Bosnia, đều có, có cả những người Mỹ trắng hoặc gốc Phi Châu…, đa số họ là những người mới nhập cư.
- Vậy bằng cách nào họ biết được Cha phát quà cứu trợ vào thứ sáu hàng tuần?
Cũng giống như những nơi khác, Cha không thể thông báo hết cho họ được, nhưng chính những hộp sữa, cặp bánh, lốc bơ đã thay Cha loan tin đến với người cùng khổ.
- Cha làm công tác từ thiện này được bao lâu rồi?
Chính xác hơn, quy mô hơn cũng được hơn 06 năm.
- Trong sáu năm qua, Cha có nhận ra những gương mặt nào quen thuộc ở đây không?
Hoàn toàn mới, mục tiêu của Cha là trao cho họ những cái cần câu, có được cái cần câu rồi, họ sẽ thoải mái hơn trong việc đi câu. Những người này họ chưa có công ăn việc làm, mình sẽ giúp họ tìm việc, đi làm về họ chưa có gì để ăn, mình giúp họ những nhu yếu phẩm để họ ăn qua ngày đoạn tháng. Cứ như vậy, lớp người này ổn định rồi lại có lớp người kế tiếp cần phải giúp đỡ.
- Vậy hàng cứu trợ là do Cha mua, hay từ đâu mà có một số lượng lớn như vậy?
Có nhiều bàn tay của bà con giáo xứ đã không ngừng cộng tác với Cha, một mình Cha không thể làm được, những Mạnh Tường Quân ẩn danh, và chính đó là những món quà do Chúa đem đến.
Sau ngày được tiếp kiến công việc Cha làm cho người nghèo, tôi trở lại trường với nhiều nghi đoan về công tác mục vụ của Ngài, liệu Ngài có thể chu toàn trách nhiệm của vị mục tử hay không, hay vì quá yêu công việc rồi sẽ có thiếu sót gì chăng! Để giải quyết cho khúc mắc trên, tôi quyết định trở lại vào một ngày gần nhất, tận mắt, tận tai chứng kiến những sinh hoạt của giáo xứ.
Vào thượng tuần tháng hai, sau gần 02 giờ đồng hồ ngồi trên xe hơi với vận tốc 120km/g. Tôi ghé vào một gia đình trong giáo xứ St. John Vianney ăn tối, ở đó tôi biết thêm về Ngài một con người không chỉ lo cho người nghèo. Trong công tác mục vụ Ngài luôn chu toàn sứ vụ, trong ứng xử, Ngài luôn thể hiện sự hài hòa với mọi tầng lớp. Sáng sớm, gia đình anh chị đón chúng tôi đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Bước chân vào nhà thờ, tôi nhận ra hôm nay là ngày lễ đặc biệt, bởi những cánh hoa đào, lộc xuân treo lơ lửng, những khuôn mặt người Việt, người Mỹ đang hiện rõ một nét tươi vui, các em Thiếu Nhi áo trắng xếp hàng, quý ông áo dài khăn đóng, quý bà- quý chị áo dài thướt tha. Tất cả mọi người đang sẵn sàng đón Đức Tổng Giám Mục Joshep Kentz- vị chủ tế hôm nay. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức Tổng đã không ngừng ca ngợi Cha xứ và cộng đoàn người Việt nơi đây. Ngài liên tục nói rằng: Father Anthony, I need you anywhere. You and the Vietnamese Community are so spencial to our Archdioce ( Cha Anton, Tôi cần Cha trong mọi hoàn cảnh. Cha và cộng đoàn người Việt ở đây rất đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận).
Vậy là đã rõ, ngoài công việc lo cho người nghèo, Ngài luôn chu toàn sứ vụ được giao phó, đó cũng là phần nào giải quyết được những khúc mắc của tôi trước đây.
Ngôi Thánh Đường St. John Vianney do Linh Mục Ngô Đình Chính đương nhiệm- Số 4839 Southside Dr. Louisville, KY 40214. Vẫn còn đó cánh cổng tình thương đang chờ đón người nghèo, vẫn còn đó căn nhà từ thiện đang mong đợi những Mạnh Tường Quân góp tay.
View photos - Xem hình ảnh
Nằm giữa trung tâm Thành Phố Louisville, Tiểu Bang Kentucky, có một ngôi Thánh Đường không đồ sộ, khang trang đẹp đẽ như bao Thánh Đường khác, nhưng ở đó lại có một vị Linh mục luôn giúp đỡ cho người nghèo, người cùng khổ, kẻ tha phương cầu thực.
Lúc đang còn là một Linh Mục Dòng Phanxico Truyền Giáo Hoa Kỳ, Linh Mục Anthony Ngô Đình Chính hoạt động trong Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, hòa nhập vào tầng lớp giới trẻ trong những điệu hát, những buổi sinh hoạt, Ngài tiếp tục lao vào công tác xã hội với những việc làm thiết thực, giúp người Việt đang gặp khó khăn về ngôn ngữ. Thấy được việc làm hiệu quả của Ngài. Đức Tổng Giám Mục Thomas Kelly, O.P, thuộc Tổng Giáo Phận Louisville lúc bấy giờ đã chấp thuận Ngài về làm chánh giáo xứ St. John Vianney. Dù cho công tác mục vụ của giáo xứ Việt- Mỹ bộn bề, nhưng Ngài vẫn luôn ôm ấp công trình “ người nghèo” trong mỗi bước chân.
Năm 2005, Ngài chính thức bắt tay vào công việc chuyên lo cho người nghèo một cách quy mô hơn. Nhớ những ngày đầu chỉ vọn vẹn 30-40 gia đình biết và tìm đến xin cứu trợ hàng tuần, Ngài không khỏi mủi lòng vì mình chưa có cơ hội làm hết trách nhiệm cho những người thiếu may mắn như những Linh Mục, những giáo xứ khác đã từng làm. Và hôm nay, cứ đến thứ sáu hàng tuần, vào lúc 02g chiều, người nghèo khó, kẻ tàn tật lại đổ xô về đây với mong muốn nhận được những nhu yếu phẩm cho một tuần mới. Trong chốc lát tôi bắt gặp những chuyến xe chở hàng cứu trợ đổ về, nào sữa cho người bệnh, bơ cho người đói, bánh cho người nghèo…Nhưng vẫn chưa thỏa mạn với óc tìm tòi, tôi quay sang hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính. Cha có dự tính xây lại ngôi Thánh Đường mới hay không? Ngài liền đáp. Cha xứ có thể dâng nhiều lễ trong một nhà thờ, hoặc có thể dâng thánh lễ ngoài trời. Nhưng việc xây dựng nhà thờ- nhà xứ là cần thiết hay việc xây dựng đời sống người dân là cần thiết hơn!
Nghe cách trả lời đơn giản nhưng lại ẩn chứa nỗi lòng của một vị mục tử, tôi cảm thấy thật hổ thẹn và bất xứng. Đúng 2g chiều, tầng lớp người xếp hàng tiến vào khu vực phát quà cứu trợ, trước mắt họ là 250 phần quà, với những nhu yếu phẩm cần thiết cho một tuần mới. Tranh thủ lấy thêm thông tin, tôi tiến lại gốc cây và làm quen một người phụ nữ trạc tuổi 55, tôi hỏi: Where are you from? – Chị từ đâu tới? Thấy chị ta có vẻ bối rối chưa có câu trả lời, người đàn ông đứng bên cạnh nói với tôi. “She is from Mexico”. Àh thì ra ở đây có cả người Mexico. Tôi quay lại hỏi Linh Mục Ngô Đình Chính.
- Thưa Cha, trong số 250 phần quà này Cha có biết họ là những người từ đâu tới không?
Ngài đáp: Việt Nam, Philippines, Mexico, Guatamala, Africa, Iraq, Myammar, Bosnia, đều có, có cả những người Mỹ trắng hoặc gốc Phi Châu…, đa số họ là những người mới nhập cư.
- Vậy bằng cách nào họ biết được Cha phát quà cứu trợ vào thứ sáu hàng tuần?
Cũng giống như những nơi khác, Cha không thể thông báo hết cho họ được, nhưng chính những hộp sữa, cặp bánh, lốc bơ đã thay Cha loan tin đến với người cùng khổ.
- Cha làm công tác từ thiện này được bao lâu rồi?
Chính xác hơn, quy mô hơn cũng được hơn 06 năm.
- Trong sáu năm qua, Cha có nhận ra những gương mặt nào quen thuộc ở đây không?
Hoàn toàn mới, mục tiêu của Cha là trao cho họ những cái cần câu, có được cái cần câu rồi, họ sẽ thoải mái hơn trong việc đi câu. Những người này họ chưa có công ăn việc làm, mình sẽ giúp họ tìm việc, đi làm về họ chưa có gì để ăn, mình giúp họ những nhu yếu phẩm để họ ăn qua ngày đoạn tháng. Cứ như vậy, lớp người này ổn định rồi lại có lớp người kế tiếp cần phải giúp đỡ.
- Vậy hàng cứu trợ là do Cha mua, hay từ đâu mà có một số lượng lớn như vậy?
Có nhiều bàn tay của bà con giáo xứ đã không ngừng cộng tác với Cha, một mình Cha không thể làm được, những Mạnh Tường Quân ẩn danh, và chính đó là những món quà do Chúa đem đến.
Sau ngày được tiếp kiến công việc Cha làm cho người nghèo, tôi trở lại trường với nhiều nghi đoan về công tác mục vụ của Ngài, liệu Ngài có thể chu toàn trách nhiệm của vị mục tử hay không, hay vì quá yêu công việc rồi sẽ có thiếu sót gì chăng! Để giải quyết cho khúc mắc trên, tôi quyết định trở lại vào một ngày gần nhất, tận mắt, tận tai chứng kiến những sinh hoạt của giáo xứ.
Vào thượng tuần tháng hai, sau gần 02 giờ đồng hồ ngồi trên xe hơi với vận tốc 120km/g. Tôi ghé vào một gia đình trong giáo xứ St. John Vianney ăn tối, ở đó tôi biết thêm về Ngài một con người không chỉ lo cho người nghèo. Trong công tác mục vụ Ngài luôn chu toàn sứ vụ, trong ứng xử, Ngài luôn thể hiện sự hài hòa với mọi tầng lớp. Sáng sớm, gia đình anh chị đón chúng tôi đi tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Bước chân vào nhà thờ, tôi nhận ra hôm nay là ngày lễ đặc biệt, bởi những cánh hoa đào, lộc xuân treo lơ lửng, những khuôn mặt người Việt, người Mỹ đang hiện rõ một nét tươi vui, các em Thiếu Nhi áo trắng xếp hàng, quý ông áo dài khăn đóng, quý bà- quý chị áo dài thướt tha. Tất cả mọi người đang sẵn sàng đón Đức Tổng Giám Mục Joshep Kentz- vị chủ tế hôm nay. Trong phần chia sẻ lời Chúa, Đức Tổng đã không ngừng ca ngợi Cha xứ và cộng đoàn người Việt nơi đây. Ngài liên tục nói rằng: Father Anthony, I need you anywhere. You and the Vietnamese Community are so spencial to our Archdioce ( Cha Anton, Tôi cần Cha trong mọi hoàn cảnh. Cha và cộng đoàn người Việt ở đây rất đặc biệt đối với Tổng Giáo Phận).
Vậy là đã rõ, ngoài công việc lo cho người nghèo, Ngài luôn chu toàn sứ vụ được giao phó, đó cũng là phần nào giải quyết được những khúc mắc của tôi trước đây.
Ngôi Thánh Đường St. John Vianney do Linh Mục Ngô Đình Chính đương nhiệm- Số 4839 Southside Dr. Louisville, KY 40214. Vẫn còn đó cánh cổng tình thương đang chờ đón người nghèo, vẫn còn đó căn nhà từ thiện đang mong đợi những Mạnh Tường Quân góp tay.