Chúa Nhật Thứ 6 Mùa Thường Niên, Năm A
Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, người ta nhận thấy có một số nguyên nhân thuộc phía nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Đó là sự ganh tương đố kỵ, vì dân chúng lũ lượt đi theo một người giảng dạy như Đấng có uy quyền và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó, khiến họ mất tầm ảnh hưởng (x.Mc 1,22; Cvtđ 10,38). Đó là sự tức tối, oán giận, vì bị Chúa Giêsu thẳng thừng vạch mặt chỉ tên những bất cập, sai sót và cả lầm lẫn trong lời dạy và nhất là cuộc sống của họ khiến họ mất sự tín nhiệm nơi quần chúng (x.Mt 23). Ngoài ra phải cần kể đến những xung đột giữa họ với Chúa Giêsu về các chủ đề lớn như Lề luật, Đền Thờ và niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (x.GLCG Chung số 574 đến 591).
“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Một điều gì đó cần phải được kiện toàn thì chắc chắn nó chưa hoàn hảo. Cái nét chưa hoàn hảo có thể trong quan niệm về luật lệ, cũng có thể trong cách thế giữ luật, cũng có thể trong chính việc làm luật và giải thích luật… Không gì hơn, xin cùng xem Chúa Kitô đã kiện toàn lề luật như thế nào mà các trang Tin Mừng đã tường thuật.
1. Đặt lề luật vào đúng vị trí của nó: Lề luật là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. “Ngày Sabbát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbát” (Mc 2,27). Đã là phương tiện thì phải nhằm phục vụ mục đích. Để đạt một mục đích thì không chỉ có một phương tiện duy nhất. Hơn nữa, khi không thể đạt mục đích hay đang đi lệch mục đích thì phương tiện không còn cần thiết và nhiều khi phải từ bỏ nó. Luật giao thông có ra là nhằm giúp những người tham gia giao thông được đi lại dễ dàng, thuận lợi và nhất là được an toàn. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới quy định “đi phía bên phải”. Giả dụ một người đang lái xe máy đang đi bên phải mà bỗng có một em bé từ lề phải chạy, người lái xe khi ấy vì không thắng kịp nên đã lái xe qua phía bên trái. Chắc chắn không một ai quy kết người kia lỗi luật giao thông. Cái phương tiện là luật đi bên phải lúc bấy giờ cần phải bỏ qua vì không thể đạt mục đích mà thậm chí còn trái với mục đích là bảo đảm an toàn giao thông.
Khi có ngưòi đến hỏi Chúa Giêsu rằng tại sao các môn đệ ông Gioan Tẩy Giả và các môn đệ người Pharisiêu ăn chay mà các môn đệ Người không ăn chay thì chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ họ về mục đích của việc ăn chay (x.Mc 2,18-22). Vì sao ta ăn chay hay ta ăn chay để làm gì? Có người ăn chay là để sám hối ăn năn tội lỗi đã phạm, có người ăn chay để hãm mình hầu làm chủ các tham muốn vô độ, có người ăn chay chỉ vì để giảm béo… Khi đã xác định rõ mục đích thì chúng ta sẽ biết ăn chay khi nào và ăn chay thế nào, nghĩa là biết sử dụng một phương tiện đúng thời điểm và đúng cách thế.
2. Đặt lề luật vào đúng thứ tự trên dưới và mức độ hoàn bị cũng như bó buộc, xét theo nguồn gốc của lề luật: Thiên luật là luật do Thiên Chúa ban thì trên hết và mọi người đều phải tuân giữ, còn nhân luật là luật do con người làm ra thì có tình tương đối vì bị điều kiện hoá bởi các hoàn cảnh thời gian, không gian, nền văn hoá… Luật của con người thì có thể thay đổi và cần được thay đổi, nhưng luật của Thiên Chúa thì bất biến. Chính vì thế cần phải ưu tiên tuân giữ luật của Thiên Chúa. Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta có thể nói rằng luật của con người có ra là nhằm phục vụ cho luật của Thiên Chúa. Do đó luật của con người cần phải lấy luật của Thiên Chúa làm điểm quy chiếu và nhất là không được trái với luật của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã từng sữa sai nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ về việc họ bỏ qua luật của Thiên Chúa mà bo bo giữ các tập tục nhân loại chẳng hạn như việc họ dạy người ta về luật Corban: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Người hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”(Mt 15,3-6). Khi người ta nói đến chuyện Môsê cho phép ly dị thì Chúa Giêsu đã khẳng định sự bất cập của nhân luật và Người tái khẳng định sự bất biến và tính bó buộc của thiên luật về hôn nhân bất khả phân ly (x.Mt 19,1-9; Mc 10,1-12).
3. Việc tuân giữ lề luật phải khởi đi từ thái độ chân thành bên trong tâm hồn. Cái bên ngoài là cách thế hữu hình rõ nét biểu lộ cái bên trong. Tuy nhiên không phải luôn luôn có sự đồng nhất về ý nghĩa giữa tâm tình bên trong và điều biểu lộ bên ngoài. Chuyện “khẩu phật, tâm xà” là chuyện xưa nay không hiếm. Hơn nữa điều cần lưu ý đó là chính tâm tình bên trong mới quyết định giá trị cũng như ý nghĩa của cái biểu lộ bên ngoài. Rất nhiều lần Chúa Giêsu phê phán thái độ giữ luật bằng hình thức bên ngoài mà thiếu sự chân thành bên trong tâm hồn. Người đã dùng hình ảnh “mả tô vôi”, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì tanh hôi, để ví nhiều người giữ luật theo kiểu này. Ngưòi cũng đã dùng lời sứ ngôn Isaia để nhắc nhớ họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (x.Mt 15,7-8).
Loài người chúng ta trong thân phận hữu hình thì các hành vi bên ngoài luôn có tính cần thiết như tất yếu. Tuy nhiên chính cái tấm lòng, cái ý hướng bên trong mới chủ yếu quyết định giá trị tốt xấu các hành vi bên ngoài. Đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định rằng không phải những gì bên ngoài vào trong con người thì làm cho họ ra nhơ uế mà chính là những gì từ bên trong phát xuất ra (x.Mc 7,14-23). Nhiều khi dù chưa thực hiện bằng hành vi bên ngoài như giết người hay ngoại tình, nhưng đã quyết định loại bỏ người anh em ngay trong lòng mình, hoặc đã quyết định làm điều bất chính với một phụ nữ thì đã đáng tội rồi (x.Mt 5,21-28).
4. Luật yêu thương là luật tối thượng. Chúa Giêsu đã nhiều lần minh định về giới răn: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình (x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28). Dù xác đinh là giới răn trọng nhất, nhưng chúa Giêsu đã phân thành hai điều trên dưới khác nhau là mến Chúa và yêu người. Chính nhờ biết kính mến Thiên Chúa nên chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân vượt quá cảm tính thường tình để rồi có thể yêu thương cả kẻ thù, yêu thương người bắt bớ, làm hại mình (x.Mt 5,43-48). Tuy nhiên, tương tự như các bậc mẹ cha thường đón nhận việc con cái yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là cách thế báo hiếu mẹ cha tuyệt vời nhất thì Thiên Chúa đã đoái nhận việc con người yêu thương nhau thật tình là cách thể tỏ bày lòng mến Chúa tuyệt hảo. Sau khi giảng dạy dân chúng nhiều điều thì Chúa Giêsu đã tóm gọn: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12; x.Lc 6,31).
Trong tình yêu, khi bỏ qua, không làm một điều tích cực trong khả năng và hoàn cảnh thì đã làm một điều tiêu cực mà thậm chí là xấu xa. Nhiều lần Chúa Giêsu dùng kiểu chất vấn: Ngày Sabbat được làm điều lành hay làm điều dữ, nên cứu sống hay là giết chết? Có thể xác đinh ở đây hỏi tức là đã trả lời. Rất nhiều khi không cứu sống là đã giết chết, không làm điều lành là đã làm điều dữ. Dụ ngôn về ngày phán xét mà Chúa Giêsu kể, cho chúng ta xác tín chân lý này. Nhiều người phải trầm luân đời đời vì khi còn sống đã không làm những việc lành, việc tốt, việc phải làm cho một trong những kẻ bé mọn (x.Mt 25,31-46).
Để kết thúc những dòng chia sẻ này, xin có một vài nhận định nhỏ. Là Kitô hữu, ít có ai dám mạo phạm đến luật của Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng ít có sự xung đột hay bất đồng giữa những người có lòng thành về nội hàm của thiên luật. Nhiều vấn nạn nảy sinh thường là do bởi luật của con người. Trong thực tế thì dường như chúng ta quá đặt nặng luật của con người hơn là luật của Thiên Chúa. Chuyện gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà là chuyện vẫn đang tồn tại đó đây (x.Mt 23,23-24). Có nhiều truyền thống đạo đức của một thời dù hiện nay có vẽ không còn phù hợp nhưng ít có ai can đảm bỏ nó đi như các Tông đồ ngày xưa đã bỏ lễ nghi “cắt bì”. Chuyện luật Chúa thì dễ còn luật cha thì quá khó; hay chuyện luật giáo hội chung thì thường là mở ngõ còn luật các hội dòng thì quá khắt khe và khép chặt…là một hiện thực khá phổ biến. Nhiều người biện minh cho tình trạng trên là vì mục tiêu đào tạo, là phải biết phòng xa…Tuy nhiên phải chăng chúng ta có thể vô tình biến Kitô hữu trở thành những người vụ luật của một thời đã qua khiến cho việc kiện toàn lề luật của Chúa Kitô như đang giậm chân tại chỗ, thậm chí là đang đi giật lùi chăng? Chúa Kitô đã đổ Thần Khí vào lòng chúng ta để chúng ta thân thưa với Thiên Chúa: “Abba!”, Cha ơi. Thế nhưng, trong thực tế thử hỏi xem đã có sự tự nhiên trong tình thân gần gủi giữa tín hữu giáo dân với các linh mục quản xứ, giữa các tu sĩ nam nữ với bề trên của mình, giữa các linh mục với giám mục của mình như thế nào? Xin lặp lại: Hỏi là một cách thế trả lời vậy. Và xin cùng nhắc nhớ lời minh định Chúa Giêsu để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”(Mt 5,20).
Ban Mê Thuột
Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, người ta nhận thấy có một số nguyên nhân thuộc phía nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Đó là sự ganh tương đố kỵ, vì dân chúng lũ lượt đi theo một người giảng dạy như Đấng có uy quyền và đi đến đâu thì giáng phúc thi ân đến đó, khiến họ mất tầm ảnh hưởng (x.Mc 1,22; Cvtđ 10,38). Đó là sự tức tối, oán giận, vì bị Chúa Giêsu thẳng thừng vạch mặt chỉ tên những bất cập, sai sót và cả lầm lẫn trong lời dạy và nhất là cuộc sống của họ khiến họ mất sự tín nhiệm nơi quần chúng (x.Mt 23). Ngoài ra phải cần kể đến những xung đột giữa họ với Chúa Giêsu về các chủ đề lớn như Lề luật, Đền Thờ và niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (x.GLCG Chung số 574 đến 591).
“Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17). Một điều gì đó cần phải được kiện toàn thì chắc chắn nó chưa hoàn hảo. Cái nét chưa hoàn hảo có thể trong quan niệm về luật lệ, cũng có thể trong cách thế giữ luật, cũng có thể trong chính việc làm luật và giải thích luật… Không gì hơn, xin cùng xem Chúa Kitô đã kiện toàn lề luật như thế nào mà các trang Tin Mừng đã tường thuật.
1. Đặt lề luật vào đúng vị trí của nó: Lề luật là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. “Ngày Sabbát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày Sabbát” (Mc 2,27). Đã là phương tiện thì phải nhằm phục vụ mục đích. Để đạt một mục đích thì không chỉ có một phương tiện duy nhất. Hơn nữa, khi không thể đạt mục đích hay đang đi lệch mục đích thì phương tiện không còn cần thiết và nhiều khi phải từ bỏ nó. Luật giao thông có ra là nhằm giúp những người tham gia giao thông được đi lại dễ dàng, thuận lợi và nhất là được an toàn. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới quy định “đi phía bên phải”. Giả dụ một người đang lái xe máy đang đi bên phải mà bỗng có một em bé từ lề phải chạy, người lái xe khi ấy vì không thắng kịp nên đã lái xe qua phía bên trái. Chắc chắn không một ai quy kết người kia lỗi luật giao thông. Cái phương tiện là luật đi bên phải lúc bấy giờ cần phải bỏ qua vì không thể đạt mục đích mà thậm chí còn trái với mục đích là bảo đảm an toàn giao thông.
Khi có ngưòi đến hỏi Chúa Giêsu rằng tại sao các môn đệ ông Gioan Tẩy Giả và các môn đệ người Pharisiêu ăn chay mà các môn đệ Người không ăn chay thì chính Chúa Giêsu đã nhắc nhớ họ về mục đích của việc ăn chay (x.Mc 2,18-22). Vì sao ta ăn chay hay ta ăn chay để làm gì? Có người ăn chay là để sám hối ăn năn tội lỗi đã phạm, có người ăn chay để hãm mình hầu làm chủ các tham muốn vô độ, có người ăn chay chỉ vì để giảm béo… Khi đã xác định rõ mục đích thì chúng ta sẽ biết ăn chay khi nào và ăn chay thế nào, nghĩa là biết sử dụng một phương tiện đúng thời điểm và đúng cách thế.
2. Đặt lề luật vào đúng thứ tự trên dưới và mức độ hoàn bị cũng như bó buộc, xét theo nguồn gốc của lề luật: Thiên luật là luật do Thiên Chúa ban thì trên hết và mọi người đều phải tuân giữ, còn nhân luật là luật do con người làm ra thì có tình tương đối vì bị điều kiện hoá bởi các hoàn cảnh thời gian, không gian, nền văn hoá… Luật của con người thì có thể thay đổi và cần được thay đổi, nhưng luật của Thiên Chúa thì bất biến. Chính vì thế cần phải ưu tiên tuân giữ luật của Thiên Chúa. Trong niềm tin Kitô giáo, chúng ta có thể nói rằng luật của con người có ra là nhằm phục vụ cho luật của Thiên Chúa. Do đó luật của con người cần phải lấy luật của Thiên Chúa làm điểm quy chiếu và nhất là không được trái với luật của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã từng sữa sai nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ về việc họ bỏ qua luật của Thiên Chúa mà bo bo giữ các tập tục nhân loại chẳng hạn như việc họ dạy người ta về luật Corban: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Người hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa”(Mt 15,3-6). Khi người ta nói đến chuyện Môsê cho phép ly dị thì Chúa Giêsu đã khẳng định sự bất cập của nhân luật và Người tái khẳng định sự bất biến và tính bó buộc của thiên luật về hôn nhân bất khả phân ly (x.Mt 19,1-9; Mc 10,1-12).
3. Việc tuân giữ lề luật phải khởi đi từ thái độ chân thành bên trong tâm hồn. Cái bên ngoài là cách thế hữu hình rõ nét biểu lộ cái bên trong. Tuy nhiên không phải luôn luôn có sự đồng nhất về ý nghĩa giữa tâm tình bên trong và điều biểu lộ bên ngoài. Chuyện “khẩu phật, tâm xà” là chuyện xưa nay không hiếm. Hơn nữa điều cần lưu ý đó là chính tâm tình bên trong mới quyết định giá trị cũng như ý nghĩa của cái biểu lộ bên ngoài. Rất nhiều lần Chúa Giêsu phê phán thái độ giữ luật bằng hình thức bên ngoài mà thiếu sự chân thành bên trong tâm hồn. Người đã dùng hình ảnh “mả tô vôi”, bên ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong thì tanh hôi, để ví nhiều người giữ luật theo kiểu này. Ngưòi cũng đã dùng lời sứ ngôn Isaia để nhắc nhớ họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (x.Mt 15,7-8).
Loài người chúng ta trong thân phận hữu hình thì các hành vi bên ngoài luôn có tính cần thiết như tất yếu. Tuy nhiên chính cái tấm lòng, cái ý hướng bên trong mới chủ yếu quyết định giá trị tốt xấu các hành vi bên ngoài. Đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định rằng không phải những gì bên ngoài vào trong con người thì làm cho họ ra nhơ uế mà chính là những gì từ bên trong phát xuất ra (x.Mc 7,14-23). Nhiều khi dù chưa thực hiện bằng hành vi bên ngoài như giết người hay ngoại tình, nhưng đã quyết định loại bỏ người anh em ngay trong lòng mình, hoặc đã quyết định làm điều bất chính với một phụ nữ thì đã đáng tội rồi (x.Mt 5,21-28).
4. Luật yêu thương là luật tối thượng. Chúa Giêsu đã nhiều lần minh định về giới răn: Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình (x.Mt 22,34-40; Mc 12,28-34; Lc 10,25-28). Dù xác đinh là giới răn trọng nhất, nhưng chúa Giêsu đã phân thành hai điều trên dưới khác nhau là mến Chúa và yêu người. Chính nhờ biết kính mến Thiên Chúa nên chúng ta mới có thể yêu thương tha nhân vượt quá cảm tính thường tình để rồi có thể yêu thương cả kẻ thù, yêu thương người bắt bớ, làm hại mình (x.Mt 5,43-48). Tuy nhiên, tương tự như các bậc mẹ cha thường đón nhận việc con cái yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là cách thế báo hiếu mẹ cha tuyệt vời nhất thì Thiên Chúa đã đoái nhận việc con người yêu thương nhau thật tình là cách thể tỏ bày lòng mến Chúa tuyệt hảo. Sau khi giảng dạy dân chúng nhiều điều thì Chúa Giêsu đã tóm gọn: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12; x.Lc 6,31).
Trong tình yêu, khi bỏ qua, không làm một điều tích cực trong khả năng và hoàn cảnh thì đã làm một điều tiêu cực mà thậm chí là xấu xa. Nhiều lần Chúa Giêsu dùng kiểu chất vấn: Ngày Sabbat được làm điều lành hay làm điều dữ, nên cứu sống hay là giết chết? Có thể xác đinh ở đây hỏi tức là đã trả lời. Rất nhiều khi không cứu sống là đã giết chết, không làm điều lành là đã làm điều dữ. Dụ ngôn về ngày phán xét mà Chúa Giêsu kể, cho chúng ta xác tín chân lý này. Nhiều người phải trầm luân đời đời vì khi còn sống đã không làm những việc lành, việc tốt, việc phải làm cho một trong những kẻ bé mọn (x.Mt 25,31-46).
Để kết thúc những dòng chia sẻ này, xin có một vài nhận định nhỏ. Là Kitô hữu, ít có ai dám mạo phạm đến luật của Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng ít có sự xung đột hay bất đồng giữa những người có lòng thành về nội hàm của thiên luật. Nhiều vấn nạn nảy sinh thường là do bởi luật của con người. Trong thực tế thì dường như chúng ta quá đặt nặng luật của con người hơn là luật của Thiên Chúa. Chuyện gạn lọc con muỗi để nuốt cả con lạc đà là chuyện vẫn đang tồn tại đó đây (x.Mt 23,23-24). Có nhiều truyền thống đạo đức của một thời dù hiện nay có vẽ không còn phù hợp nhưng ít có ai can đảm bỏ nó đi như các Tông đồ ngày xưa đã bỏ lễ nghi “cắt bì”. Chuyện luật Chúa thì dễ còn luật cha thì quá khó; hay chuyện luật giáo hội chung thì thường là mở ngõ còn luật các hội dòng thì quá khắt khe và khép chặt…là một hiện thực khá phổ biến. Nhiều người biện minh cho tình trạng trên là vì mục tiêu đào tạo, là phải biết phòng xa…Tuy nhiên phải chăng chúng ta có thể vô tình biến Kitô hữu trở thành những người vụ luật của một thời đã qua khiến cho việc kiện toàn lề luật của Chúa Kitô như đang giậm chân tại chỗ, thậm chí là đang đi giật lùi chăng? Chúa Kitô đã đổ Thần Khí vào lòng chúng ta để chúng ta thân thưa với Thiên Chúa: “Abba!”, Cha ơi. Thế nhưng, trong thực tế thử hỏi xem đã có sự tự nhiên trong tình thân gần gủi giữa tín hữu giáo dân với các linh mục quản xứ, giữa các tu sĩ nam nữ với bề trên của mình, giữa các linh mục với giám mục của mình như thế nào? Xin lặp lại: Hỏi là một cách thế trả lời vậy. Và xin cùng nhắc nhớ lời minh định Chúa Giêsu để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisiêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”(Mt 5,20).
Ban Mê Thuột