VATICAN. Trưa Chúa Nhật, 16.2, hàng chục ngàn tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc Kinh Truyền Tin và nhận phép lành từ ngài.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng Mt 5,17-37, để triển khai những giáo huấn của Giêsu liên quan đến luật mới và luật cũ. Trước hết, ngài tóm tắt ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng. Ngài nói:
“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay nằm trong của cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi", bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu... Ngài nói rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17). Vì thế, Đức Giêsu không muốn xóa bỏ các giới răn mà Thiên Chúa đã ban qua Môsê, nhưng là muốn mang nó đến sự kiện toàn. Và ngay sau đó, Ngài thêm rằng "sự kiện toàn Lề Luật" này đòi hỏi một sự công chính trỗi vượt hơn, một sự tuân thủ chân thực hơn. Ngài nói với các môn đệ rằng:" Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào được Nước Trời" (Mt 5,20)
Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích:
“Nhưng sự "kiện toàn Lề Luật" này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vượt hơn bao hàm điều gì? Chính Đức Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ để người ta có thể hiểu được. Bắt đầu từ điều răn thứ 5 trong Mười Điều Răn: "Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: Chớ giết người;... còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, người đó đáng bị đưa ra xét xử rồi" (cc 21-22). Về điều này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cần nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã phạm tội rồi.”
Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:
“Đức Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thước đo duy nhất là chẳng có thước đo, là đi xa vượt trên sự tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến độ Đức Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không muốn có sự hòa bình với người anh em: "Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã" (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”
Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh, điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu. Ngài chia sẻ:
“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con người, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Để có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đủ, nhưng cần động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đức tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đi đến kết luận là mọi giới răn đều quy về một giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Ngài nói:
“Dưới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”
Như thường lệ, sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các hội đoàn, nhóm đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã dựa vào nội dung đoạn Tin Mừng Mt 5,17-37, để triển khai những giáo huấn của Giêsu liên quan đến luật mới và luật cũ. Trước hết, ngài tóm tắt ý tưởng chính của đoạn Tin Mừng. Ngài nói:
“Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay nằm trong của cái gọi là "Bài Giảng Trên Núi", bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu... Ngài nói rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật hay Lời các Ngôn Sứ; Thầy không đến để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn" (Mt 5,17). Vì thế, Đức Giêsu không muốn xóa bỏ các giới răn mà Thiên Chúa đã ban qua Môsê, nhưng là muốn mang nó đến sự kiện toàn. Và ngay sau đó, Ngài thêm rằng "sự kiện toàn Lề Luật" này đòi hỏi một sự công chính trỗi vượt hơn, một sự tuân thủ chân thực hơn. Ngài nói với các môn đệ rằng:" Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và kinh sư, các con sẽ chẳng thể vào được Nước Trời" (Mt 5,20)
Sau đó, Đức Thánh Cha giải thích:
“Nhưng sự "kiện toàn Lề Luật" này có nghĩa là gì? Và sự công chính trỗi vượt hơn bao hàm điều gì? Chính Đức Giêsu đã trả lời chúng ta bằng một vài ví dụ, khi so sánh luật cũ với luật mới của Ngài. Đức Giêsu rất thực tế, Ngài luôn giải thích bằng những ví dụ để người ta có thể hiểu được. Bắt đầu từ điều răn thứ 5 trong Mười Điều Răn: "Anh em đã nghe luật người xưa dạy rằng: Chớ giết người;... còn Thầy, Thầy bảo thật anh em: hễ ai giận ghét anh em mình, người đó đáng bị đưa ra xét xử rồi" (cc 21-22). Về điều này, Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta rằng lời nói cũng có thể giết người! Vì thế, chưa cần nói đến việc xâm phạm mạng sống người thân cận, việc trút lên họ sự căm phẫn và những lời hàm oan cũng đã phạm tội rồi.”
Đức Thánh Cha dừng lại đôi chút, và chia sẻ với mọi người về những điều xấu xa do chuyện ngồi lê đôi mách mang lại. Sau đó, ngài chia sẻ tiếp:
“Đức Giêsu đề xuất với những ai theo Ngài về một tình yêu hoàn hảo: một tình yêu mà thước đo duy nhất là chẳng có thước đo, là đi xa vượt trên sự tính toán. Tình yêu dành cho người thân cận là một thái độ sâu sắc đến độ Đức Giêsu đã đến để xác nhận rằng tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa không thể nào chân thành nếu chúng ta không muốn có sự hòa bình với người anh em: "Vì thế, nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ là đang có điều bất hòa với người anh em, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã" (cc. 23-24). Thế nên, chúng ta được mời gọi để làm hòa với anh chị em của chúng ta trước khi biểu lộ lòng sùng kính của chúng ta với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện.”
Từ những gì đã chia sẻ ở trên, Đức Thánh Cha đi đến chiều sâu cốt lõi của việc tuân giữ lề luật của Chúa. Ngài nhấn mạnh, điều hệ trọng không phải là những gì ta thể hiện bên ngoài, nhưng là ý hướng thâm thúy bên trong, vì đó là nơi sẽ quyết định những gì ta làm là tốt hay xấu. Ngài chia sẻ:
“Từ những điều vừa nói, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu không coi trọng chỉ đơn thuần những việc tuân thủ quy luật hay những hành vi bên ngoài. Ngài đi đến tận cội rễ của Luật, chú ý trước hết đến ý hướng và con tim của con người, nơi phát sinh những hành vi tốt hay xấu của chúng ta. Để có được lối hành xử tốt đẹp và chân thực, những quy định của lề luật thôi thì chưa đủ, nhưng cần động lực bên trong, diễn tả một sự khôn ngoan ẩn tàng, sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà chỉ có thể nhận được nhờ Thánh Thần. Về phía chúng ta, nhờ đức tin nơi Đức Kitô, chúng ta có thể mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, Ngài có thể giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đi đến kết luận là mọi giới răn đều quy về một giới răn quan trọng nhất là mến Chúa yêu người. Ngài nói:
“Dưới ánh sáng những lời giáo huấn của Đức Kitô, mỗi điều luật đều cho thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó như là đòi hỏi của tình yêu và tất cả nối kết với nhau trong một giới răn cao cả nhất: yêu mến Thiên Chúa với trọn con tim và yêu mến người thân cận như chính mình.”
Như thường lệ, sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương, các hội đoàn, nhóm đang hiện diện ở quảng trường thánh Phêrô.