Đức Thánh Cha kêu gọi Hội nghị G20 bảo vệ phẩm giá con người
Vatican City (AsiaNews, VIS) – Hôm 11/11, Đức Thánh Cha Bêneđíctô XVI đã gửi một bức thư cho ông Lee Myung-bak, Tổng thống Hàn Quốc, nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong đó cho hay cuộc khủng hoảng kinh tế phải được vượt qua bằng cách bảo vệ giá trị nguyên thủy và trọng yếu là phẩm giá con người, và không để một số nước phải trả giá cho các nước khác, nhưng phải tôn trọng con người. Bức thư cũng tái khẳng định mạnh mẽ những điểm quan trọng trong Thông Điệp Tình Thương trong Chân Lý ("Caritas in Veritate") đã được Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhiều lần trong các huấn dụ hằng ngày của ngài.
Đức Thánh Cha nhắc trong bức thư bằng Anh ngữ rằng Hội nghị Thượng định “không chỉ mang tầm quan trọng toàn cầu mà rõ ràng còn diễn tả ý nghĩa và trách nhiệm mà Á Châu giành được trên trường quốc tế vào đầu thế kỷ 21.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô cho hay: "Hội nghị Thượng đỉnh này tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề khá phức tạp, mà tương lai của các thế hệ sắp tới phải phụ thuộc vào và vì thế đòi hỏi sự hợp tác của toàn thể cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên, sự hợp tác này "phải dựa trên sự thừa nhận – vốn được chia sẻ và đồng thuận của tất cả các dân tộc - giá trị nguyên thủy và trọng yếu của phẩm giá con người, mục tiêu cuối cùng của những chọn lựa nơi họ".
Giáo Hội Công Giáo, vì bản chất đặc trưng của mình, ưu tư và chia sẻ những mối quan tâm của các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Thượng đỉnh tại Seoul: "Vì vậy tôi khuyến khích qúy vị khi giải quyết những vấn đề nghiêm trọng cần đối mặt – trong đó, mỗi con người ngày nay phải đối diện – phải nhớ đến những lý do sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và đưa ra xem xét những hệ quả của các biện pháp được thông qua để vượt qua chính cuộc khủng hoảng, và nhằm tìm kiếm các giải pháp lâu dài, bền vững và công bằng. "Trong những ngày qua, khi nói về cuộc khủng hoảng, đã nhiều lần Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tính chất luân lý và đạo đức của cội rễ gây ra khủng hoảng.
Cùng với học thuyết xã hội của Giáo Hội và các giáo huấn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc nhở G20 niềm hy vọng của ngài: "sẽ có một nhận thức nhiệt tình trong các giải pháp được thông qua, như thế sẽ làm việc chỉ khi trong phân tích cuối cùng chúng nhắm đến mục đích: sự phát triển đích thực và toàn diện của con người". Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng phải công bằng: "Sự chú ý của thế giới tập trung vào quý vị và trông đợi các giải pháp thích hợp sẽ được áp dụng để vượt qua khủng hoảng, với thỏa thuận thông thường sẽ không làm lợi cho một số nước bằng sự trả giá của các nước khác. Hơn nữa, lịch sử nhắc nhở chúng ta rằng, không có vấn đề nào khó khăn cho bằng hòa hợp những khác biệt về bản sắc văn hóa xã hội, kinh tế và chính trị để cùng chung sống tồn tại trong thời đại ngày nay, các giải pháp có hiệu quả này phải được áp dụng qua hành động kết hợp mà trên hết là tôn trọng bản tính của con người. "
Vatican City (AsiaNews, VIS) – Hôm 11/11, Đức Thánh Cha Bêneđíctô XVI đã gửi một bức thư cho ông Lee Myung-bak, Tổng thống Hàn Quốc, nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh G20, trong đó cho hay cuộc khủng hoảng kinh tế phải được vượt qua bằng cách bảo vệ giá trị nguyên thủy và trọng yếu là phẩm giá con người, và không để một số nước phải trả giá cho các nước khác, nhưng phải tôn trọng con người. Bức thư cũng tái khẳng định mạnh mẽ những điểm quan trọng trong Thông Điệp Tình Thương trong Chân Lý ("Caritas in Veritate") đã được Đức Thánh Cha nhấn mạnh nhiều lần trong các huấn dụ hằng ngày của ngài.
Đức Thánh Cha nhắc trong bức thư bằng Anh ngữ rằng Hội nghị Thượng định “không chỉ mang tầm quan trọng toàn cầu mà rõ ràng còn diễn tả ý nghĩa và trách nhiệm mà Á Châu giành được trên trường quốc tế vào đầu thế kỷ 21.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô cho hay: "Hội nghị Thượng đỉnh này tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề khá phức tạp, mà tương lai của các thế hệ sắp tới phải phụ thuộc vào và vì thế đòi hỏi sự hợp tác của toàn thể cộng đồng quốc tế". Tuy nhiên, sự hợp tác này "phải dựa trên sự thừa nhận – vốn được chia sẻ và đồng thuận của tất cả các dân tộc - giá trị nguyên thủy và trọng yếu của phẩm giá con người, mục tiêu cuối cùng của những chọn lựa nơi họ".
Giáo Hội Công Giáo, vì bản chất đặc trưng của mình, ưu tư và chia sẻ những mối quan tâm của các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị Thượng đỉnh tại Seoul: "Vì vậy tôi khuyến khích qúy vị khi giải quyết những vấn đề nghiêm trọng cần đối mặt – trong đó, mỗi con người ngày nay phải đối diện – phải nhớ đến những lý do sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính và đưa ra xem xét những hệ quả của các biện pháp được thông qua để vượt qua chính cuộc khủng hoảng, và nhằm tìm kiếm các giải pháp lâu dài, bền vững và công bằng. "Trong những ngày qua, khi nói về cuộc khủng hoảng, đã nhiều lần Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tính chất luân lý và đạo đức của cội rễ gây ra khủng hoảng.
Cùng với học thuyết xã hội của Giáo Hội và các giáo huấn, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc nhở G20 niềm hy vọng của ngài: "sẽ có một nhận thức nhiệt tình trong các giải pháp được thông qua, như thế sẽ làm việc chỉ khi trong phân tích cuối cùng chúng nhắm đến mục đích: sự phát triển đích thực và toàn diện của con người". Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng phải công bằng: "Sự chú ý của thế giới tập trung vào quý vị và trông đợi các giải pháp thích hợp sẽ được áp dụng để vượt qua khủng hoảng, với thỏa thuận thông thường sẽ không làm lợi cho một số nước bằng sự trả giá của các nước khác. Hơn nữa, lịch sử nhắc nhở chúng ta rằng, không có vấn đề nào khó khăn cho bằng hòa hợp những khác biệt về bản sắc văn hóa xã hội, kinh tế và chính trị để cùng chung sống tồn tại trong thời đại ngày nay, các giải pháp có hiệu quả này phải được áp dụng qua hành động kết hợp mà trên hết là tôn trọng bản tính của con người. "