Một câu hỏi của vị chánh án vô lương tri ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ - tạm gọi là không còn trái tim của con người: “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ Người đọc không hình dung ra được vị chánh án diện mạo ra sao, nhưng câu hỏi trên đã cho thấy tình nghĩa xóm làng đùm bọc lẫn nhau và nghĩa tử là nghĩa tận đã bị bào mòn đến tận cùng trong tâm thức của người cộng sản Việt Nam.
Ngược lại trong ngày hôm qua, thứ ba, 26/10/2010 toàn quốc đọc được thư của gia đình tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi lời cảm ơn sau lễ tang phu nhân tổng bí thư. Toàn văn lời cám ơn ghi như sau theo TTXVN: Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể Trung ương và địa phương, Ban Tổ chức lễ tang, các cơ quan ngoại giao và bạn bè quốc tế, họ hàng nội ngoại cùng thân bằng cố hữu đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ truy điệu và tiễn đưa người thân chúng tôi là bà Lý Thị Bang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh ngày 7/12/1942, mất ngày 24/10/2010, hưởng thọ 69 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ. Thay mặt gia đình. (Chồng: Nông Đức Mạnh)
Câu hỏi “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ của vị chánh án ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ bây giờ được đặt ra cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh: “Tại sao không phải thân nhân của bà Lý Thị Bang mà tất cả cá nhân và đoàn thể đến dự lễ truy điệu và tiễn đưa được gia đình tang gia nhận được lời cám ơn trang trọng như thế?“
Cùng một việc tham dự tiễn đưa và chôn một người chết: một bên thành tội đồ, một bên thành công ơn.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm thứ ba, 26/10/2010 kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton lên tiếng về vụ Cồn Dầu khi bà đến Hà Nội vào cuối tuần này.
Ông Leonard Leo, Chủ tịch của USCIRF cho biết: “Chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Clinton nêu vấn đề với Việt Nam, vừa công khai vừa riêng tư, về vụ Cồn Dầu và đưa ra tuyên bố công khai lên án việc các cộng đồng tôn giáo Việt Nam tiếp tục đối mặt với bạo động và đối xử thô bạo.”
Cùng ngày 26/10/2010, các Dân Biểu Christopher Smith, Frank Wolf và Cao Quang Ánh kêu gọi trực tiếp chủ tịch Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp để tránh gây khó khăn cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
„Quốc Hội Hoa Kỳ đã thu thập rất nhiều báo cáo đáng tin cậy từ những giáo dân Cồn Dầu phải đối đầu với bạo lực, bắt bớ, và hăm dọa của công an bởi vì chính quyền địa phương muốn xây dựng một khu du lịch sinh thái. Thêm nữa, một giáo dân đã bị thiệt mạng sau khi bị công an tra tấn đánh đập nhiều lần, và hai phụ nữ đã bị sẩy thai. Trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt-Mỹ trên đà gia tăng, chúng tôi thiết nghĩ rằng sự tiến triển ấy không thể nào được biện minh bằng những hành động đàn áp như trên.“
Cuối thư các Dân Biểu Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo chính quyền Việt Nam về đàn áp nhân quyền:
„Chúng tôi vẫn tin tưởng vào một quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt-Mỹ, nhưng, chúng tôi và nhiều vị đồng viện trong trong Quốc Hội vẫn chủ trương rằng vấn đề nhân quyền là một quan tâm hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ và là điểm trọng yếu trong quan hệ song phương giữa hai nước.“
Không ai tin được trong thế kỷ 21 có một vị chánh án Việt Nam vô lương tri đến thế!
Ngược lại trong ngày hôm qua, thứ ba, 26/10/2010 toàn quốc đọc được thư của gia đình tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi lời cảm ơn sau lễ tang phu nhân tổng bí thư. Toàn văn lời cám ơn ghi như sau theo TTXVN: Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể Trung ương và địa phương, Ban Tổ chức lễ tang, các cơ quan ngoại giao và bạn bè quốc tế, họ hàng nội ngoại cùng thân bằng cố hữu đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ truy điệu và tiễn đưa người thân chúng tôi là bà Lý Thị Bang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh ngày 7/12/1942, mất ngày 24/10/2010, hưởng thọ 69 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ. Thay mặt gia đình. (Chồng: Nông Đức Mạnh)
Câu hỏi “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ của vị chánh án ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ bây giờ được đặt ra cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh: “Tại sao không phải thân nhân của bà Lý Thị Bang mà tất cả cá nhân và đoàn thể đến dự lễ truy điệu và tiễn đưa được gia đình tang gia nhận được lời cám ơn trang trọng như thế?“
Cùng một việc tham dự tiễn đưa và chôn một người chết: một bên thành tội đồ, một bên thành công ơn.
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) hôm thứ ba, 26/10/2010 kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton lên tiếng về vụ Cồn Dầu khi bà đến Hà Nội vào cuối tuần này.
Ông Leonard Leo, Chủ tịch của USCIRF cho biết: “Chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Clinton nêu vấn đề với Việt Nam, vừa công khai vừa riêng tư, về vụ Cồn Dầu và đưa ra tuyên bố công khai lên án việc các cộng đồng tôn giáo Việt Nam tiếp tục đối mặt với bạo động và đối xử thô bạo.”
Cùng ngày 26/10/2010, các Dân Biểu Christopher Smith, Frank Wolf và Cao Quang Ánh kêu gọi trực tiếp chủ tịch Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng can thiệp để tránh gây khó khăn cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
„Quốc Hội Hoa Kỳ đã thu thập rất nhiều báo cáo đáng tin cậy từ những giáo dân Cồn Dầu phải đối đầu với bạo lực, bắt bớ, và hăm dọa của công an bởi vì chính quyền địa phương muốn xây dựng một khu du lịch sinh thái. Thêm nữa, một giáo dân đã bị thiệt mạng sau khi bị công an tra tấn đánh đập nhiều lần, và hai phụ nữ đã bị sẩy thai. Trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt-Mỹ trên đà gia tăng, chúng tôi thiết nghĩ rằng sự tiến triển ấy không thể nào được biện minh bằng những hành động đàn áp như trên.“
Cuối thư các Dân Biểu Hoa Kỳ tiếp tục cảnh báo chính quyền Việt Nam về đàn áp nhân quyền:
„Chúng tôi vẫn tin tưởng vào một quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt-Mỹ, nhưng, chúng tôi và nhiều vị đồng viện trong trong Quốc Hội vẫn chủ trương rằng vấn đề nhân quyền là một quan tâm hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ và là điểm trọng yếu trong quan hệ song phương giữa hai nước.“
Không ai tin được trong thế kỷ 21 có một vị chánh án Việt Nam vô lương tri đến thế!