WHĐ (20.10.2010) – Trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa nhận được Tài liệu làm việc của Đại hội Dân Chúa. Cùng với việc phổ biến tài liệu này, chúng tôi đã phỏng vấn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, người đứng đầu Ban Thư ký Đại hội. Trân trọng giới thiệu với quý độc giả nội dung bài phỏng vấn.
Thưa Đức cha, Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn từ 21 đến 25.11.2010. Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã phê chuẩn Tài liệu làm việc của Đại hội. Đức cha có thể cho biết đôi nét về tài liệu này?
– Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng áp dụng phương pháp làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới. Cụ thể là Hội đồng Giám mục quyết định đề tài và trao cho Ban Thư ký trách nhiệm khai triển đề tài. Từ đó, Ban Thư ký đã biên soạn Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ. Sau khi được Hội đồng Giám mục phê chuẩn, chúng tôi đã gửi đề cương này đến các giáo phận, dòng tu, cũng như phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần Dân Chúa để xin ý kiến. Đề cương này cũng trở thành tài liệu học hỏi về Giáo Hội trong suốt Năm Thánh 2010.
– Dựa trên những ý kiến từ các giáo phận, dòng tu, các nhóm cũng như cá nhân, Ban Thư ký đã biên soạn bản thảo đầu tiên của Tài liệu làm việc. Bản thảo Tài liệu làm việc được gửi đến Ban Thường vụ và các giám mục trong nhóm soạn thảo văn bản của Hội đồng Giám mục (quý Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giuse Vũ Duy Thống, Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giuse Nguyễn Năng) để xin góp ý. Ban Thư ký đã nhận được những góp ý từ các Đức cha nói trên, ngoài ra còn nhận được góp ý của Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa (cùng với Đại chủng viện Sao Biển-Nha Trang) và Đức cha Giuse Võ Đức Minh. Dựa trên những góp ý, Ban Thư ký đã sửa lại Tài liệu làm việc để có văn bản cuối cùng như hiện nay. Văn bản này được trình lên Hội đồng Giám mục và đã được chính thức phê chuẩn trong Đại hội XI vừa qua.
Đức cha mới nói đến việc biên soạn Tài liệu làm việc, còn nội dung chính của tài liệu ra sao, xin Đức cha cho biết?
– Cách tổng quát, Tài liệu làm việc gồm 2 phần chính: (1) Nền tảng thần học, (2) Hướng đi mục vụ, chia ra thành 4 chương:
- Dẫn nhập (số 1)
- Chương I (số 2-10) Mầu nhiệm: Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam
- Chương II (số 11-17) Hiệp thông: Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau
- Chương III (số 18-32) Sứ vụ: Giáo Hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng
- Chương 4 (số 33-37) Những hướng đi mục vụ
So sánh với Đề cương, Tài liệu làm việc vẫn giữ nội dung cũ nhưng có đôi nét khác biệt:
Về mặt thần học, ngoài việc trình bày Giáo Hội dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần), Tài liệu làm việc quan tâm hơn đến mầu nhiệm Chúa Kitô (Nhập thể và Vượt qua) để đặt nền tảng cho chiều kích nhập thể (tính bản địa, hội nhập văn hóa, đồng hành với dân Việt) và chiều kích vượt qua trong lịch sử và đời sống Giáo Hội (Giáo Hội lữ hành, sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, ý nghĩa và giá trị của tử đạo cũng như những đau khổ và hi sinh trong đời sống Kitô hữu). Đồng thời, Tài liệu làm việc cố gắng làm nổi bật sự hiệp thông (koinonia) như sợi chỉ xuyên suốt cả ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ; nhờ đó, tránh sự giản lược hiệp thông theo chiều ngang thuần túy. Theo đó, sự hiệp thông với Thiên Chúa vừa là nền tảng và điều kiện vừa là chuẩn mực cho sự hiệp thông giữa người với người. Cũng từ đây, khám phá ý nghĩa Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau.
Về mặt mục vụ, vì Tài liệu làm việc không chỉ là một văn bản thần học trừu tượng nhưng còn hướng đến đời sống và những hoạt động cụ thể của Giáo Hội trong hoàn cảnh cụ thể, do đó phần mục vụ cũng được quan tâm nhiều hơn. Trên cơ sở thần học đã khai triển trong các chương trước thuộc phần I (Nền tảng thần học), phần II (chương 4) của Tài liệu làm việc đưa ra những đề nghị mục vụ, nhận định đâu là những định hướng mục vụ, những mối ưu tiên cần quan tâm và những hoạt động cụ thể để đáp ứng.
Thưa Đức cha, Tài liệu làm việc có được phổ biến rộng rãi không?
– Có chứ, Tài liệu làm việc sẽ được phổ biến chính thức qua các Tòa Giám mục cũng như các phương tiện truyền thông trong Giáo Hội để mọi thành phần Dân Chúa có thể tham gia góp ý.
Tài liệu này được sử dụng ra sao trong Đại hội Dân Chúa?
– Sẽ có hơn 300 đại biểu tham dự đại hội. Con số này không thấm vào đâu so với 7 triệu người công giáo. Tuy nhiên các đại biểu không tham dự đại hội với tư cách cá nhân nhưng với tư cách đại diện một thành phần Dân Chúa trong một khu vực nào đó, ví dụ linh mục A đại diện cho linh mục đoàn giáo phận Thanh Hóa, ông B đại diện cho giáo dân giáo phận Bắc Ninh… Vì thế, đại biểu mang đến đại hội những suy nghĩ và ý kiến của thành phần Dân Chúa mà mình là đại diện. Hiểu như thế, mỗi đại biểu cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của thành phần Dân Chúa mà mình là đại diện và nói thay cho họ tại Đại hội.
Tài liệu làm việc sẽ là văn bản chính thức trong Đại hội Dân Chúa để các đại biểu tham gia ý kiến qua các bài thuyết trình, tham luận và họp nhóm. Dĩ nhiên tài liệu này chưa phải là hoàn hảo nhưng là cơ sở cần thiết để mọi người tập trung vào góp ý. Nói cách khác, mọi tham luận và thảo luận nhóm sẽ tập trung vào nội dung được trình bày trong Tài liệu làm việc. Nếu không, sẽ có thể có rất nhiều ý kiến nhưng thiếu điểm tập trung và không đem lại kết quả. Các tham luận và thảo luận nhóm trong Đại hội nhằm mục đích: (1) Góp ý giải thích, chỉnh sửa, hoàn thiện những gì đã được trình bày trong Tài liệu làm việc, cả về suy tư thần học lẫn đường hướng mục vụ, (2) Đưa ra những đề xuất mới để đáp ứng nhu cầu và làm phong phú đời sống Giáo Hội.
Cách cụ thể, đại hội sẽ diễn tiến như thế nào?
– Đại hội diễn ra từ 21 đến 25-11-2010. Mỗi ngày sẽ dành cho một chủ đề (một chương) trong Tài liệu làm việc. Buổi sáng được dành cho các bài thuyết trình và tham luận. Sẽ có bài thuyết trình chính (30 phút) do một giám mục đảm trách, sau đó là các bài tham luận của các đại biểu. Vì có đến 300 đại biểu nên mỗi tham luận chỉ giới hạn trong 5 phút. Các đại biểu muốn có tham luận trong Đại hội phải gửi văn bản đến cho Ban Tổ chức (hạn chót là ngày 15-11). Mục đích là để Ban Thư ký sắp xếp bài tham luận đó sẽ trình bày vào ngày nào, lúc nào cho phù hợp với chủ đề của từng ngày. Hơn nữa, có thể có những tham luận với nội dung giống nhau, khi đó cần chọn lựa. Tuy nhiên, dù được đọc trong Đại hội hay không, tất cả những bài tham luận này đều được giữ lại để làm hồ sơ tổng kết Đại hội.Buổi chiều được dành cho việc thảo luận nhóm. Có hai loại nhóm: nhóm theo thành phần và nhóm hỗn hợp, thay đổi theo từng ngày cho phong phú. Sau giờ thảo luận nhóm, mỗi nhóm sẽ trình bày vắn tắt ý kiến của nhóm trong giờ đúc kết chung. Ban Thư ký sẽ tổng kết các ý kiến cho từng ngày.
Tất cả những ý kiến nhận được từ Đại hội Dân Chúa sẽ được đúc kết thành những đề nghị (propositiones) đệ trình lên Hội đồng Giám mục. HĐGM sẽ chỉ định nhóm biên soạn văn kiện hậu Đại hội và sẽ chính thức phê chuẩn sau.
Chân thành cảm ơn Đức cha. Cầu chúc Đại hội đạt được những kết quả tốt nhất cho Dân Chúa tại Việt Nam.
(Nguồn: Web HĐGMVN)
Thưa Đức cha, Đại hội Dân Chúa sẽ được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn từ 21 đến 25.11.2010. Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã phê chuẩn Tài liệu làm việc của Đại hội. Đức cha có thể cho biết đôi nét về tài liệu này?
– Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng áp dụng phương pháp làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới. Cụ thể là Hội đồng Giám mục quyết định đề tài và trao cho Ban Thư ký trách nhiệm khai triển đề tài. Từ đó, Ban Thư ký đã biên soạn Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ. Sau khi được Hội đồng Giám mục phê chuẩn, chúng tôi đã gửi đề cương này đến các giáo phận, dòng tu, cũng như phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần Dân Chúa để xin ý kiến. Đề cương này cũng trở thành tài liệu học hỏi về Giáo Hội trong suốt Năm Thánh 2010.
– Dựa trên những ý kiến từ các giáo phận, dòng tu, các nhóm cũng như cá nhân, Ban Thư ký đã biên soạn bản thảo đầu tiên của Tài liệu làm việc. Bản thảo Tài liệu làm việc được gửi đến Ban Thường vụ và các giám mục trong nhóm soạn thảo văn bản của Hội đồng Giám mục (quý Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giuse Vũ Duy Thống, Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giuse Nguyễn Năng) để xin góp ý. Ban Thư ký đã nhận được những góp ý từ các Đức cha nói trên, ngoài ra còn nhận được góp ý của Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa (cùng với Đại chủng viện Sao Biển-Nha Trang) và Đức cha Giuse Võ Đức Minh. Dựa trên những góp ý, Ban Thư ký đã sửa lại Tài liệu làm việc để có văn bản cuối cùng như hiện nay. Văn bản này được trình lên Hội đồng Giám mục và đã được chính thức phê chuẩn trong Đại hội XI vừa qua.
Đức cha mới nói đến việc biên soạn Tài liệu làm việc, còn nội dung chính của tài liệu ra sao, xin Đức cha cho biết?
– Cách tổng quát, Tài liệu làm việc gồm 2 phần chính: (1) Nền tảng thần học, (2) Hướng đi mục vụ, chia ra thành 4 chương:
- Dẫn nhập (số 1)
- Chương I (số 2-10) Mầu nhiệm: Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam
- Chương II (số 11-17) Hiệp thông: Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau
- Chương III (số 18-32) Sứ vụ: Giáo Hội Việt Nam và sứ vụ loan báo Tin Mừng
- Chương 4 (số 33-37) Những hướng đi mục vụ
So sánh với Đề cương, Tài liệu làm việc vẫn giữ nội dung cũ nhưng có đôi nét khác biệt:
Về mặt thần học, ngoài việc trình bày Giáo Hội dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần), Tài liệu làm việc quan tâm hơn đến mầu nhiệm Chúa Kitô (Nhập thể và Vượt qua) để đặt nền tảng cho chiều kích nhập thể (tính bản địa, hội nhập văn hóa, đồng hành với dân Việt) và chiều kích vượt qua trong lịch sử và đời sống Giáo Hội (Giáo Hội lữ hành, sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, ý nghĩa và giá trị của tử đạo cũng như những đau khổ và hi sinh trong đời sống Kitô hữu). Đồng thời, Tài liệu làm việc cố gắng làm nổi bật sự hiệp thông (koinonia) như sợi chỉ xuyên suốt cả ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ; nhờ đó, tránh sự giản lược hiệp thông theo chiều ngang thuần túy. Theo đó, sự hiệp thông với Thiên Chúa vừa là nền tảng và điều kiện vừa là chuẩn mực cho sự hiệp thông giữa người với người. Cũng từ đây, khám phá ý nghĩa Giáo Hội như dấu chỉ và khí cụ xây dựng sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau.
Về mặt mục vụ, vì Tài liệu làm việc không chỉ là một văn bản thần học trừu tượng nhưng còn hướng đến đời sống và những hoạt động cụ thể của Giáo Hội trong hoàn cảnh cụ thể, do đó phần mục vụ cũng được quan tâm nhiều hơn. Trên cơ sở thần học đã khai triển trong các chương trước thuộc phần I (Nền tảng thần học), phần II (chương 4) của Tài liệu làm việc đưa ra những đề nghị mục vụ, nhận định đâu là những định hướng mục vụ, những mối ưu tiên cần quan tâm và những hoạt động cụ thể để đáp ứng.
Thưa Đức cha, Tài liệu làm việc có được phổ biến rộng rãi không?
– Có chứ, Tài liệu làm việc sẽ được phổ biến chính thức qua các Tòa Giám mục cũng như các phương tiện truyền thông trong Giáo Hội để mọi thành phần Dân Chúa có thể tham gia góp ý.
Tài liệu này được sử dụng ra sao trong Đại hội Dân Chúa?
– Sẽ có hơn 300 đại biểu tham dự đại hội. Con số này không thấm vào đâu so với 7 triệu người công giáo. Tuy nhiên các đại biểu không tham dự đại hội với tư cách cá nhân nhưng với tư cách đại diện một thành phần Dân Chúa trong một khu vực nào đó, ví dụ linh mục A đại diện cho linh mục đoàn giáo phận Thanh Hóa, ông B đại diện cho giáo dân giáo phận Bắc Ninh… Vì thế, đại biểu mang đến đại hội những suy nghĩ và ý kiến của thành phần Dân Chúa mà mình là đại diện. Hiểu như thế, mỗi đại biểu cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của thành phần Dân Chúa mà mình là đại diện và nói thay cho họ tại Đại hội.
Tài liệu làm việc sẽ là văn bản chính thức trong Đại hội Dân Chúa để các đại biểu tham gia ý kiến qua các bài thuyết trình, tham luận và họp nhóm. Dĩ nhiên tài liệu này chưa phải là hoàn hảo nhưng là cơ sở cần thiết để mọi người tập trung vào góp ý. Nói cách khác, mọi tham luận và thảo luận nhóm sẽ tập trung vào nội dung được trình bày trong Tài liệu làm việc. Nếu không, sẽ có thể có rất nhiều ý kiến nhưng thiếu điểm tập trung và không đem lại kết quả. Các tham luận và thảo luận nhóm trong Đại hội nhằm mục đích: (1) Góp ý giải thích, chỉnh sửa, hoàn thiện những gì đã được trình bày trong Tài liệu làm việc, cả về suy tư thần học lẫn đường hướng mục vụ, (2) Đưa ra những đề xuất mới để đáp ứng nhu cầu và làm phong phú đời sống Giáo Hội.
Cách cụ thể, đại hội sẽ diễn tiến như thế nào?
– Đại hội diễn ra từ 21 đến 25-11-2010. Mỗi ngày sẽ dành cho một chủ đề (một chương) trong Tài liệu làm việc. Buổi sáng được dành cho các bài thuyết trình và tham luận. Sẽ có bài thuyết trình chính (30 phút) do một giám mục đảm trách, sau đó là các bài tham luận của các đại biểu. Vì có đến 300 đại biểu nên mỗi tham luận chỉ giới hạn trong 5 phút. Các đại biểu muốn có tham luận trong Đại hội phải gửi văn bản đến cho Ban Tổ chức (hạn chót là ngày 15-11). Mục đích là để Ban Thư ký sắp xếp bài tham luận đó sẽ trình bày vào ngày nào, lúc nào cho phù hợp với chủ đề của từng ngày. Hơn nữa, có thể có những tham luận với nội dung giống nhau, khi đó cần chọn lựa. Tuy nhiên, dù được đọc trong Đại hội hay không, tất cả những bài tham luận này đều được giữ lại để làm hồ sơ tổng kết Đại hội.Buổi chiều được dành cho việc thảo luận nhóm. Có hai loại nhóm: nhóm theo thành phần và nhóm hỗn hợp, thay đổi theo từng ngày cho phong phú. Sau giờ thảo luận nhóm, mỗi nhóm sẽ trình bày vắn tắt ý kiến của nhóm trong giờ đúc kết chung. Ban Thư ký sẽ tổng kết các ý kiến cho từng ngày.
Tất cả những ý kiến nhận được từ Đại hội Dân Chúa sẽ được đúc kết thành những đề nghị (propositiones) đệ trình lên Hội đồng Giám mục. HĐGM sẽ chỉ định nhóm biên soạn văn kiện hậu Đại hội và sẽ chính thức phê chuẩn sau.
Chân thành cảm ơn Đức cha. Cầu chúc Đại hội đạt được những kết quả tốt nhất cho Dân Chúa tại Việt Nam.
(Nguồn: Web HĐGMVN)