Ủy ban Quỹ Nhân Quyền Rafto của Na Uy đã quyết định trao giải thưởng năm nay cho một vị giám mục Công Giáo Mexico, ĐGM José Raúl López Vera, vì những tranh đấu cho nhân quyền và công bằng xã hội.
Quỹ Rafto đã mô tả ĐGM Vera là "một trong những tiếng nói dũng cảm nhất chống lại những vi phạm nhân quyền tại Mexico hiện nay", Năm nay 65 tuổi, ĐGM Vera đã không quản ngại cho sự an tòan cá nhân để lên tiếng tố cáo các tham nhũng, lạm quyền, và đàn áp.
Đức Giám mục Vera gần đây đã đặc biệt hoạt động cho những người di cư; Họ là những nạn nhân của nhiều vụ bắt cóc, quấy rối, cướp bóc và tấn công tình dục trên những con đường mòn từ El Salvador, Honduras, và Guatemala đi qua Mexico.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho dịch vụ tin tức trực tuyến của hãng Fronte NorteSur về vấn đề biên giới Mỹ-Mexico, ĐGM đã công khai cáo buộc các đại diện của Viện Di cư Quốc gia Mexico và cảnh sát là thành phần của một mạng lưới tội phạm.
Ngài tố cáo rằng những người di cư bị bắt cóc này đã bị tra tấn để tiết lộ tên của thân nhân, rồi các thân nhân này sau đó bị đòi tiền chuộc nhiều khi lên đến 8.000 USD. Nếu không được chuộc, nạn nhân sẽ phải bán các bộ phận cơ thể của mình.
Giải Rafto là một giải thưởng lập ra để tưởng nhớ một nhà nhân quyền, GS Thorolf Rafto (1922-1986). GS Rafto quê quán ở Bergen và đã dạy môn lịch sử kinh tế tại Trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh Na Uy (NHH), ông luôn giảng cho sinh viên rằng công lý là một phần của chương trình học.
Suốt đời lưu tâm tới các diễn biến trên thế giới, và tận tâm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, GS Rafto đã trở thành một phát ngôn viên quan trọng cho người Do Thái, cho giới trí thức, cũng như cho những người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Âu dưới thời Liên Xô cũ.
Không hài lòng với cuộc sống an toàn và yên tĩnh, Giáo sư Rafto đã liên kết với nhiều người bất đồng chính kiến từ nhiều quốc gia.
Sau khi giảng thuyết cho một nhóm sinh viên bị khai trừ khỏi các trường đại học vì lý do chính trị ở Prague vào năm 1979, Rafto đã bị bắt, bị cảnh sát đánh đập, và gây thương tổn thể chất mà ông phải chịu đựng suốt đời.
Tổ chức Nhân quyền Rafto được thành lập trong cùng một năm ông mất để kỷ niệm những công việc của ông.
Giải thưởng tôn vinh những nhà vận động nhân quyền và dân chủ trên thế giới. Những người từng đoạt giải Rafto trước đây là bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện (1990), cựu tổng thống Kim Dae-jung của Nam-Hàn (2000,) và nữ luật sư Shirin Ebadi của Iran (2001.)
Đức Giám mục Vera sẽ nhận giải thưởng trong một buổi lễ tại hí viện quốc gia Den Nationale Scene tại Bergen vào ngày 07 tháng 11 tới.
Quỹ Rafto đã mô tả ĐGM Vera là "một trong những tiếng nói dũng cảm nhất chống lại những vi phạm nhân quyền tại Mexico hiện nay", Năm nay 65 tuổi, ĐGM Vera đã không quản ngại cho sự an tòan cá nhân để lên tiếng tố cáo các tham nhũng, lạm quyền, và đàn áp.
Đức Giám mục Vera gần đây đã đặc biệt hoạt động cho những người di cư; Họ là những nạn nhân của nhiều vụ bắt cóc, quấy rối, cướp bóc và tấn công tình dục trên những con đường mòn từ El Salvador, Honduras, và Guatemala đi qua Mexico.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho dịch vụ tin tức trực tuyến của hãng Fronte NorteSur về vấn đề biên giới Mỹ-Mexico, ĐGM đã công khai cáo buộc các đại diện của Viện Di cư Quốc gia Mexico và cảnh sát là thành phần của một mạng lưới tội phạm.
Ngài tố cáo rằng những người di cư bị bắt cóc này đã bị tra tấn để tiết lộ tên của thân nhân, rồi các thân nhân này sau đó bị đòi tiền chuộc nhiều khi lên đến 8.000 USD. Nếu không được chuộc, nạn nhân sẽ phải bán các bộ phận cơ thể của mình.
Giải Rafto là một giải thưởng lập ra để tưởng nhớ một nhà nhân quyền, GS Thorolf Rafto (1922-1986). GS Rafto quê quán ở Bergen và đã dạy môn lịch sử kinh tế tại Trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh Na Uy (NHH), ông luôn giảng cho sinh viên rằng công lý là một phần của chương trình học.
Suốt đời lưu tâm tới các diễn biến trên thế giới, và tận tâm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, GS Rafto đã trở thành một phát ngôn viên quan trọng cho người Do Thái, cho giới trí thức, cũng như cho những người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Âu dưới thời Liên Xô cũ.
Không hài lòng với cuộc sống an toàn và yên tĩnh, Giáo sư Rafto đã liên kết với nhiều người bất đồng chính kiến từ nhiều quốc gia.
Sau khi giảng thuyết cho một nhóm sinh viên bị khai trừ khỏi các trường đại học vì lý do chính trị ở Prague vào năm 1979, Rafto đã bị bắt, bị cảnh sát đánh đập, và gây thương tổn thể chất mà ông phải chịu đựng suốt đời.
Tổ chức Nhân quyền Rafto được thành lập trong cùng một năm ông mất để kỷ niệm những công việc của ông.
Giải thưởng tôn vinh những nhà vận động nhân quyền và dân chủ trên thế giới. Những người từng đoạt giải Rafto trước đây là bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện (1990), cựu tổng thống Kim Dae-jung của Nam-Hàn (2000,) và nữ luật sư Shirin Ebadi của Iran (2001.)
Đức Giám mục Vera sẽ nhận giải thưởng trong một buổi lễ tại hí viện quốc gia Den Nationale Scene tại Bergen vào ngày 07 tháng 11 tới.