Có nhiều người thân email hỏi tôi rằng sao lâu nay thấy vắng bóng trên sân cỏ truyền giáo ở Paraguay hay là bị bóng hồng nào ở Paraguay hớp hồn mà im hơi lặng tiếng như vậy. Xin thành thực trả lời vì từ tháng 2 đến giờ phải lo nhiều chuyện bên lề, rồi sau đó có kỳ nghỉ hè 3 tháng thăm những người thân nên phải tạm gác bút một thời gian để chiêm nghiệm những gì mình đã làm và chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày sắp đến. Hôm nay, sau khi đã trở lại vùng đất truyền giáo của mình, xin chia sẻ vài cảm nghiệm sau chuyến nghỉ hè đầy bổ ích vì lấy lại được phong độ cả thể xác lẫn tinh thần cho một kỳ phiêu lưu mới.
Những tháng ngày ở Hoa Kỳ
Một số anh em bè bạn chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng ai mà đặt chân đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ dù chỉ một lần là mãn nguyện rồi. Bởi thế, khi tôi loan tin cho các anh em đồng môn về chuyến đi Hoa Kỳ của tôi trong dịp hè, ai nấy đều chưng hửng vì họ nghĩ rằng một anh chàng hai lúa như tôi với lý lịch chẳng ngon lành gì mà lại được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cấp visa trong vòng 2 năm, mà tôi đăng ký làm visa tại Paraguay nữa chứ! Chính tôi cũng không tin là họ cấp cho tôi visa nhanh như vậy. Tôi tin là Chúa đã giúp tôi trong vấn đề này.
Từ Paraguay, tôi đã đến Hoa Kỳ vào những ngày đầu tháng 5 năm 2010 sau khi ghé hai trạm dừng ở Peru và Chile. Thực tình mà nói trong chuyến Mỹ du này tôi có 3 điều cần phải thực hiện: Một là gặp một linh mục điều phối viên về đào tạo vùng Châu Mỹ, hai là thăm những người thân trong đó tôi sẽ cử hành lễ mừng thọ và kỷ niệm hôn phối của cha mẹ đỡ đầu của tôi và ba là tôi muốn biết nước Mỹ như thế nào.
Khi tôi đến phi trường Miami bang Florida, nhân viên hải quan ở đó quá lịch sự và niềm nở khi biết tôi là linh mục truyền giáo ở Paraguay. Anh ta đã nói chuyện với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha và chỉ dẫn cho tôi cách chu đáo về hộ hiếu của tôi sẽ làm lại ở đâu trong nước Mỹ vì sắp hết hạn. Qua cách đối xứ lịch thiệp như thế từ nhân viên hải quan dù họ cũng kiểm tra gắt gao hành lý và cả con người vì lý do an ninh, tôi nhận thấy rằng khi sống ở những quốc gia văn minh thì cũng làm cho con người trở nên văn minh và lịch lãm hơn.
Từ Miami, tôi lại lên đường để bay đến San Francisco bang California. Những người thân đã ra đón tôi tay bắt mặt mừng nhưng đượm một nỗi buồn mà lúc đầu họ không nói cho tôi biết. Sau này trước khi tôi bay về Việt Nam, ba mẹ đỡ đầu của tôi mới nói cho tôi biết là hình như tôi có vấn đề trầm trọng về sức khỏe nên khuôn mặt của tôi trở nên xám xịt và nước da trở nên tái nhạt. khi nhìn vào hình thì tôi mới nhận ra điều đó. Tôi cứ tưởng là do làm việc ở xứ sở nóng nắng nên tôi dần dần cũng giống người Paraguay, nào ngờ tôi phát hiện là tôi bị bệnh gan.
Những ngày ở Cali tôi được những người thân và bạn bè thương mến và chăm chút. Cha sở nhà thờ chính tòa Oakland, CA đã từng đọc những bài chia sẻ truyền giáo của tôi trên Vietcatholic đã mời tôi đồng tế thánh lễ với ngài, và sau thánh lễ chính ngài giới thiệu cho mọi người trong xứ về tôi và còn khôi hài rằng, ai muốn gởi mì tôm cho tôi thì cứ gởi trực tiếp ở đây. Tuy mọi người không chuẩn bị trước, nhưng ai nấy đều có một chút quà nhỏ chia sẻ cho tôi dù đời sống kinh tế ở nước Mỹ hiện giờ gặp muôn vàn khó khăn. Qua đó tôi nhận thấy rằng người Việt Nam chúng ta dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn là những người có tấm lòng từ tâm nhất. Tôi nhận quà của họ mà bật khóc trong long dù tôi không hề mở miệng xin ai. Nhiều khi nghĩ lại mình cũng hơi tủi thân một chút là nhiều năm mình làm việc ở Paraguay mà ngày mình đi về thăm quê hương, không một con chiên nào cho được 1 đôla để ăn quà, trong khi những người Việt sống ở Mỹ xa xôi mà chưa bao giờ mình giúp họ ngày nào mà họ lại đối xứ với mình tốt đến như vậy.
Tôi cũng được dâng thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa cho 2 cộng đoàn Việt Nam, một ở Bay Point, Bắc Cali với một cha bạn đang làm phó xứ, và một ở Riverside, Nam Cali với cha cùng Dòng từng làm việc ở Việt Nam. Hai cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé này nhưng tâm hồn thì rất bao la. Họ đã đón tiếp tôi như một người con từ xa trở về vì họ từng được đọc những bài chia sẻ của tôi trên mạng Vietcatholic.
Tôi cũng đã đến thăm một cộng đoàn Việt Nam khác ở mãi Tucson bang Arizona, nơi một người bạn nối khố của tôi đang sinh sống. Trong những ngày đó cha xứ vắng nhà nên nhờ tôi dâng thánh lễ dù lễ ngày thường chỉ khoảng 20 người. Những người Việt Nam thân yêu ấy luôn để lại trong tôi những ấn tượng đẹp và là một lực đẩy giúp tôi tiếp tực sứ mạng truyền giáo của tôi.
Tôi cũng đã được thăm và dâng thánh lễ tại Trung Tâm LaVang ở Las Vegas bang Nevada với những người Việt Nam thiểu số ở vùng đất ăn chơi này. Nhìn thấy hình ảnh thân quen của Việt Nam nơi xứ người mà càng nhớ quê hương da diết.
Tôi đã dâng thánh lễ cho ba má đỡ đầu nhân dịp mừng thọ và kỷ niệm lễ cưới tại Oakland, Bắc Cali với những bạn bè và người thân của gia đình. Gặp lại những người đồng hương Việt Nam với biết bao câu chuyện buồn vui sau nhiều năm xa cách mà lòng cảm thấy ấm lại. Dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhưng tình người, tình đồng hương không hề phai mờ theo năm tháng.
Về thăm quê hương Việt Nam
Ngày mong đợi để thăm quê hương cũng đã đến. Tôi đã đến sân bay Tân Sơn Nhất vào những ngày đầu của tháng 6 sau khi quá cảng ở San Francisco và Hongkong. Tôi không muốn báo tin cho gia đình vì sợ Ba Má tôi biết tôi về sẽ quá vui rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tình trạng sức khỏe của các ngài đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi chỉ báo cho nhà Dòng biết ngày giờ tôi đến phi trường và chỉ có vài thầy học viện ra đón tôi cùng với cha linh hướng.
Tháng 6 trời mưa và đường xá Sài Gòn đang trong giai đoạn tu sửa nên có quá nhiều lô cốt và người đông nghìn nghịt. Chỉ từ Phi trường Tân Sơn Nhất về đến đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, là trụ sở của Dòng tôi mà mất rất nhiều thời gian. Vừa bước vào khuôn viên học viện khi các thầy chuẩn bị ăn trưa và thấy các thầy bàn tán xôn xao về bộ dạng của tôi. Cha bề trên miền Sài Gòn nhìn tôi có vẻ thương hại khi thấy tôi tàn tạ như thế. Đã gần 1 tháng tẩm bổ bên Mỹ mà khi về tới Việt Nam còn như thế thì không biết nếu tôi từ Paraguay trực tiếp trở về thì thiên hạ sẽ nhìn tôi thế nào nữa đây. Các thầy học viện đã xì xào với nhau rằng họ sẽ không dám đi truyền giáo như cha Sang nữa đâu vì sợ có ngày sẽ thân tàn ma dại. Nghĩ cũng thấy thương cho lớp đàn em vì thời đại hưởng thụ bây giờ mà các em vẫn đâm đầu vào đi tu với biết bao lo lắng trong đời sống tu trì.
Đau đớn nhất là khi tôi trở về chính mái nhà thân yêu của mình sau khi chào thăm nhà Dòng, tôi thấy Má tôi đang sốt sắng cầu nguyện lớn tiếng cho tôi và cho cha bạn tôi ở nước ngoài. Tôi đã chào Má tôi nhưng má tôi không hề nhận ra tôi. Bà vẫn tiếp tục râm ra cầu nguyện như người xuất thần và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Nhìn mái đầu bạc trắng của bà với cái miệng móm méo vì không còn răng mà lòng chợt nhói đau. Má tôi đã thay đổi nhiều quá kể từ ngày tôi ra đi. Bà đã có nhiều cú sốc khi anh trai tôi mất, rồi người chị thân quí nhất của bà cũng bỏ bà ra đi. Nhưng ít ra tôi còn được gặp mặt má tôi an lành, khỏe mạnh dù trí nhớ của bà không còn như trước nữa.
Tôi cũng bước vào chào ba tôi khi ông đang nằm trên chiếc ghế dài. Ông không nghe gì được nhưng nước mắt ông trào ra khi nhận ra tôi. Những người bạn cùng tuổi với ba tôi cũng bị căn bệnh tai biến giờ đã quy tiên hết rồi, còn ba tôi bị nặng hơn nhưng Chúa đã để ba con chúng tôi được gặp nhau trong dịp này để trút bầu tâm sự. Tôi có một niềm tin xác tín rằng Chúa rất công bình và từ nhân, Người không để ai thua thiệt và Người cũng không thất tín bao giờ.
Tôi đã gặp lại được những bè bạn và những người thân yêu sau nhiều năm xa cách. Ai nấy đều có vẻ già đi do tuổi tác và lo kế sinh nhai. Ai cũng có một gia đình dù là bé nhỏ, chỉ có tôi vẫn một thân, một mình nơi viễn xứ trở về!
Sau những ngày chào thăm gia đình và những người thân yêu, tôi bắt đầu lo cho sức khỏe của mình. Tôi đã đến bệnh viện Mắt của Sài gòn để điều trị con mắt trái sắp bị hỏng do một tai nạn ở Paraguay. Tôi cũng đã đến trung tâm Hòa Hảo Sài Gòn để khám tổng quát và biết rằng tôi có vấn đề rất nghiêm trọng về gan do ăn uống cẩu thả ở vùng truyền giáo. Nhìn hóa đơn khám bệnh và toa thuốc lên tới gần hơn triệu đồng mà thấy choáng ván. Thôi thì bệnh thì phải chữa và cũng may là có một vài cha bạn hiểu ý nên cho lễ mập để trả những khoảng chí phí này.
Tôi cũng đến một số cộng đoàn tu trì để dâng thánh lễ và chia sẻ về đời sống truyền giáo tại xứ tôi đang làm việc. Mọi người nghe và cảm thông nhiều cho công việc của các nhà truyền giáo, nhất là các Soeurs của các Dòng Phú Xuân - Huế, Cộng đoàn Phaolô ở Kontum, Dòng Ảnh Phép Lạ KonTum, Dòng Mân Côi Chí Hòa, Cộng đoàn MTG Khiết Tâm Sài Sài Gòn… đều tỏ lòng mến mộ và hứa sẽ luôn cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.
Trong những ngày hè ở Việt Nam, tôi cũng được tham dự các thánh lễ đại triều trong năm linh mục. Ngày lễ kết thúc năm linh mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn là ngày 11 tháng 6 với lễ phong chức của 33 tân linh mục thuộc Dòng và Triều, trong đó có 4 anh em tân linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời chúng tôi. Từ lâu lắm rồi tôi mới được tham dự những thánh lễ đại triều long trọng như thế ở Việt Nam. Những anh em linh mục từng biết tôi qua trang mạng Vietcatholic, nay lại được gặp mặt và cùng nhau chia sẻ nhiều điều trong vấn đề mục vụ. Tôi có chia sẻ với các cha rằng ở Việt Nam dù một xứ khỉ ho cò gáy nào cũng may mắn gấp nhiều lần so với các xứ vùng truyền giáo ở hải ngoại. Hầu hết các cha cũng đều đồng ý như thế.
Có lẽ những ngày vui nhất của tôi là được trở về Nhà Dòng Mẹ tại Nha Trang, đó là nơi tôi bắt đầu tập tu, khấn Dòng và chịu chức cũng tại đây. Tôi về đúng dịp lễ khấn truyền thống của Nhà Dòng. Tuy nhiên cũng đúng ngày hôm đó, Nhà Dòng vừa có tin vui vừa có tin buồn. Tin vui là có các Thầy Tân Khấn Sinh và các Thầy Khấn Trọn, còn tin buồn là một tu sĩ đáng kính của Nhà Dòng từ giã cõi đời khi vừa tròn 50 năm khấn Dòng. Tôi đã được tham dự và chứng kiến những sự kiện đáng nhớ đó và các anh em trong Dòng đã luôn đón tiếp tôi với một tình huynh đệ thật sự dù giờ này tôi đã thuộc một tỉnh Dòng khác.
Hôm nay ngồi viết lại những dòng kỷ niệm này khi tôi đã trở lại Paraguay sau những tháng hè đáng nhớ để nói lên một tâm tình tạ ơn. Cuộc sống mà thiếu vắng những lời tạ ơn, nói như người Paraguay thường nói, giống như bữa ăn thiếu củ mì và bữa uống thiếu trà Terere. Tôi muốn nói lời cảm ơn, tuy muộn màng đến những người Việt Nam thân yêu ở Mỹ, những nơi mà tôi được đặt chân đến như Oakland, Pittsburg, Bay Point, San José, Garden Grove, Riverside, Tucson, Las Vegas… Chính những người Việt thân yêu này, nhiều người dù tôi chỉ gặp lần đầu tiên nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai vì họ đã cho tôi niềm tin, sự quý trọng và lòng nhân ái để tôi tiếp tục định hướng cho công việc truyền giáo của tôi. Chỉ có những người Việt sống xa quê hương mới hiểu cảnh ngộ của những người như mình. Rất cảm ơn Ba Má đỡ đầu đã tạo điều kiện cho con được tiếp cận với những người Việt dễ thương bên Cali.
Xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã thay mặt em chăm sóc cha mẹ già trong hoàn cảnh nghiệt ngã và suy thoái kinh tế như hiện giờ. Chúa sẽ trả công cho các anh chị khi anh chị biết chu toàn chữ hiếu.
Xin cảm ơn các anh em trong Dòng SVD-Giuse Việt Nam về những tình cảm anh em đã giành cho trong những ngày về thăm Việt Nam.
Xin cảm ơn Quý Cha, Quý Sơ và những giáo dân mà con từng quen biết đã luôn nâng đỡ, cầu nguyện và giúp đỡ con bằng cách này hay cách khác trong những ngày con làm việc ở Paraguay hay chuyến về thăm quê hương vừa rồi. Con sẽ luôn ghi khắc vào tâm khảm những tâm tình quý báu này.
Paraguay mùa này lạnh lắm nhưng lòng con bổng trở nên ấm hơn sau chuyến thăm quê hương đầy lưu luyến. Chính nhờ những động lực này mà thỉnh thoảng có thể hâm nóng lại đời tu sau những lúc tưởng chừng như tắt ngấm. Xin cầu chúc mọi người luôn được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày.
Paraguay, 23 tháng 8 năm 2010
Những tháng ngày ở Hoa Kỳ
Một số anh em bè bạn chúng tôi thường nói đùa với nhau rằng ai mà đặt chân đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ dù chỉ một lần là mãn nguyện rồi. Bởi thế, khi tôi loan tin cho các anh em đồng môn về chuyến đi Hoa Kỳ của tôi trong dịp hè, ai nấy đều chưng hửng vì họ nghĩ rằng một anh chàng hai lúa như tôi với lý lịch chẳng ngon lành gì mà lại được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cấp visa trong vòng 2 năm, mà tôi đăng ký làm visa tại Paraguay nữa chứ! Chính tôi cũng không tin là họ cấp cho tôi visa nhanh như vậy. Tôi tin là Chúa đã giúp tôi trong vấn đề này.
Khi tôi đến phi trường Miami bang Florida, nhân viên hải quan ở đó quá lịch sự và niềm nở khi biết tôi là linh mục truyền giáo ở Paraguay. Anh ta đã nói chuyện với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha và chỉ dẫn cho tôi cách chu đáo về hộ hiếu của tôi sẽ làm lại ở đâu trong nước Mỹ vì sắp hết hạn. Qua cách đối xứ lịch thiệp như thế từ nhân viên hải quan dù họ cũng kiểm tra gắt gao hành lý và cả con người vì lý do an ninh, tôi nhận thấy rằng khi sống ở những quốc gia văn minh thì cũng làm cho con người trở nên văn minh và lịch lãm hơn.
Từ Miami, tôi lại lên đường để bay đến San Francisco bang California. Những người thân đã ra đón tôi tay bắt mặt mừng nhưng đượm một nỗi buồn mà lúc đầu họ không nói cho tôi biết. Sau này trước khi tôi bay về Việt Nam, ba mẹ đỡ đầu của tôi mới nói cho tôi biết là hình như tôi có vấn đề trầm trọng về sức khỏe nên khuôn mặt của tôi trở nên xám xịt và nước da trở nên tái nhạt. khi nhìn vào hình thì tôi mới nhận ra điều đó. Tôi cứ tưởng là do làm việc ở xứ sở nóng nắng nên tôi dần dần cũng giống người Paraguay, nào ngờ tôi phát hiện là tôi bị bệnh gan.
Những ngày ở Cali tôi được những người thân và bạn bè thương mến và chăm chút. Cha sở nhà thờ chính tòa Oakland, CA đã từng đọc những bài chia sẻ truyền giáo của tôi trên Vietcatholic đã mời tôi đồng tế thánh lễ với ngài, và sau thánh lễ chính ngài giới thiệu cho mọi người trong xứ về tôi và còn khôi hài rằng, ai muốn gởi mì tôm cho tôi thì cứ gởi trực tiếp ở đây. Tuy mọi người không chuẩn bị trước, nhưng ai nấy đều có một chút quà nhỏ chia sẻ cho tôi dù đời sống kinh tế ở nước Mỹ hiện giờ gặp muôn vàn khó khăn. Qua đó tôi nhận thấy rằng người Việt Nam chúng ta dù ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn là những người có tấm lòng từ tâm nhất. Tôi nhận quà của họ mà bật khóc trong long dù tôi không hề mở miệng xin ai. Nhiều khi nghĩ lại mình cũng hơi tủi thân một chút là nhiều năm mình làm việc ở Paraguay mà ngày mình đi về thăm quê hương, không một con chiên nào cho được 1 đôla để ăn quà, trong khi những người Việt sống ở Mỹ xa xôi mà chưa bao giờ mình giúp họ ngày nào mà họ lại đối xứ với mình tốt đến như vậy.
Tôi cũng được dâng thánh lễ và chia sẻ Lời Chúa cho 2 cộng đoàn Việt Nam, một ở Bay Point, Bắc Cali với một cha bạn đang làm phó xứ, và một ở Riverside, Nam Cali với cha cùng Dòng từng làm việc ở Việt Nam. Hai cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé này nhưng tâm hồn thì rất bao la. Họ đã đón tiếp tôi như một người con từ xa trở về vì họ từng được đọc những bài chia sẻ của tôi trên mạng Vietcatholic.
Tôi cũng đã đến thăm một cộng đoàn Việt Nam khác ở mãi Tucson bang Arizona, nơi một người bạn nối khố của tôi đang sinh sống. Trong những ngày đó cha xứ vắng nhà nên nhờ tôi dâng thánh lễ dù lễ ngày thường chỉ khoảng 20 người. Những người Việt Nam thân yêu ấy luôn để lại trong tôi những ấn tượng đẹp và là một lực đẩy giúp tôi tiếp tực sứ mạng truyền giáo của tôi.
Tôi cũng đã được thăm và dâng thánh lễ tại Trung Tâm LaVang ở Las Vegas bang Nevada với những người Việt Nam thiểu số ở vùng đất ăn chơi này. Nhìn thấy hình ảnh thân quen của Việt Nam nơi xứ người mà càng nhớ quê hương da diết.
Tôi đã dâng thánh lễ cho ba má đỡ đầu nhân dịp mừng thọ và kỷ niệm lễ cưới tại Oakland, Bắc Cali với những bạn bè và người thân của gia đình. Gặp lại những người đồng hương Việt Nam với biết bao câu chuyện buồn vui sau nhiều năm xa cách mà lòng cảm thấy ấm lại. Dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng khó khăn nhưng tình người, tình đồng hương không hề phai mờ theo năm tháng.
Về thăm quê hương Việt Nam
Ngày mong đợi để thăm quê hương cũng đã đến. Tôi đã đến sân bay Tân Sơn Nhất vào những ngày đầu của tháng 6 sau khi quá cảng ở San Francisco và Hongkong. Tôi không muốn báo tin cho gia đình vì sợ Ba Má tôi biết tôi về sẽ quá vui rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tình trạng sức khỏe của các ngài đang trong tình trạng nguy kịch. Tôi chỉ báo cho nhà Dòng biết ngày giờ tôi đến phi trường và chỉ có vài thầy học viện ra đón tôi cùng với cha linh hướng.
Tháng 6 trời mưa và đường xá Sài Gòn đang trong giai đoạn tu sửa nên có quá nhiều lô cốt và người đông nghìn nghịt. Chỉ từ Phi trường Tân Sơn Nhất về đến đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, là trụ sở của Dòng tôi mà mất rất nhiều thời gian. Vừa bước vào khuôn viên học viện khi các thầy chuẩn bị ăn trưa và thấy các thầy bàn tán xôn xao về bộ dạng của tôi. Cha bề trên miền Sài Gòn nhìn tôi có vẻ thương hại khi thấy tôi tàn tạ như thế. Đã gần 1 tháng tẩm bổ bên Mỹ mà khi về tới Việt Nam còn như thế thì không biết nếu tôi từ Paraguay trực tiếp trở về thì thiên hạ sẽ nhìn tôi thế nào nữa đây. Các thầy học viện đã xì xào với nhau rằng họ sẽ không dám đi truyền giáo như cha Sang nữa đâu vì sợ có ngày sẽ thân tàn ma dại. Nghĩ cũng thấy thương cho lớp đàn em vì thời đại hưởng thụ bây giờ mà các em vẫn đâm đầu vào đi tu với biết bao lo lắng trong đời sống tu trì.
Đau đớn nhất là khi tôi trở về chính mái nhà thân yêu của mình sau khi chào thăm nhà Dòng, tôi thấy Má tôi đang sốt sắng cầu nguyện lớn tiếng cho tôi và cho cha bạn tôi ở nước ngoài. Tôi đã chào Má tôi nhưng má tôi không hề nhận ra tôi. Bà vẫn tiếp tục râm ra cầu nguyện như người xuất thần và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Nhìn mái đầu bạc trắng của bà với cái miệng móm méo vì không còn răng mà lòng chợt nhói đau. Má tôi đã thay đổi nhiều quá kể từ ngày tôi ra đi. Bà đã có nhiều cú sốc khi anh trai tôi mất, rồi người chị thân quí nhất của bà cũng bỏ bà ra đi. Nhưng ít ra tôi còn được gặp mặt má tôi an lành, khỏe mạnh dù trí nhớ của bà không còn như trước nữa.
Tôi cũng bước vào chào ba tôi khi ông đang nằm trên chiếc ghế dài. Ông không nghe gì được nhưng nước mắt ông trào ra khi nhận ra tôi. Những người bạn cùng tuổi với ba tôi cũng bị căn bệnh tai biến giờ đã quy tiên hết rồi, còn ba tôi bị nặng hơn nhưng Chúa đã để ba con chúng tôi được gặp nhau trong dịp này để trút bầu tâm sự. Tôi có một niềm tin xác tín rằng Chúa rất công bình và từ nhân, Người không để ai thua thiệt và Người cũng không thất tín bao giờ.
Tôi đã gặp lại được những bè bạn và những người thân yêu sau nhiều năm xa cách. Ai nấy đều có vẻ già đi do tuổi tác và lo kế sinh nhai. Ai cũng có một gia đình dù là bé nhỏ, chỉ có tôi vẫn một thân, một mình nơi viễn xứ trở về!
Sau những ngày chào thăm gia đình và những người thân yêu, tôi bắt đầu lo cho sức khỏe của mình. Tôi đã đến bệnh viện Mắt của Sài gòn để điều trị con mắt trái sắp bị hỏng do một tai nạn ở Paraguay. Tôi cũng đã đến trung tâm Hòa Hảo Sài Gòn để khám tổng quát và biết rằng tôi có vấn đề rất nghiêm trọng về gan do ăn uống cẩu thả ở vùng truyền giáo. Nhìn hóa đơn khám bệnh và toa thuốc lên tới gần hơn triệu đồng mà thấy choáng ván. Thôi thì bệnh thì phải chữa và cũng may là có một vài cha bạn hiểu ý nên cho lễ mập để trả những khoảng chí phí này.
Tôi cũng đến một số cộng đoàn tu trì để dâng thánh lễ và chia sẻ về đời sống truyền giáo tại xứ tôi đang làm việc. Mọi người nghe và cảm thông nhiều cho công việc của các nhà truyền giáo, nhất là các Soeurs của các Dòng Phú Xuân - Huế, Cộng đoàn Phaolô ở Kontum, Dòng Ảnh Phép Lạ KonTum, Dòng Mân Côi Chí Hòa, Cộng đoàn MTG Khiết Tâm Sài Sài Gòn… đều tỏ lòng mến mộ và hứa sẽ luôn cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.
Trong những ngày hè ở Việt Nam, tôi cũng được tham dự các thánh lễ đại triều trong năm linh mục. Ngày lễ kết thúc năm linh mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn là ngày 11 tháng 6 với lễ phong chức của 33 tân linh mục thuộc Dòng và Triều, trong đó có 4 anh em tân linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời chúng tôi. Từ lâu lắm rồi tôi mới được tham dự những thánh lễ đại triều long trọng như thế ở Việt Nam. Những anh em linh mục từng biết tôi qua trang mạng Vietcatholic, nay lại được gặp mặt và cùng nhau chia sẻ nhiều điều trong vấn đề mục vụ. Tôi có chia sẻ với các cha rằng ở Việt Nam dù một xứ khỉ ho cò gáy nào cũng may mắn gấp nhiều lần so với các xứ vùng truyền giáo ở hải ngoại. Hầu hết các cha cũng đều đồng ý như thế.
Có lẽ những ngày vui nhất của tôi là được trở về Nhà Dòng Mẹ tại Nha Trang, đó là nơi tôi bắt đầu tập tu, khấn Dòng và chịu chức cũng tại đây. Tôi về đúng dịp lễ khấn truyền thống của Nhà Dòng. Tuy nhiên cũng đúng ngày hôm đó, Nhà Dòng vừa có tin vui vừa có tin buồn. Tin vui là có các Thầy Tân Khấn Sinh và các Thầy Khấn Trọn, còn tin buồn là một tu sĩ đáng kính của Nhà Dòng từ giã cõi đời khi vừa tròn 50 năm khấn Dòng. Tôi đã được tham dự và chứng kiến những sự kiện đáng nhớ đó và các anh em trong Dòng đã luôn đón tiếp tôi với một tình huynh đệ thật sự dù giờ này tôi đã thuộc một tỉnh Dòng khác.
Hôm nay ngồi viết lại những dòng kỷ niệm này khi tôi đã trở lại Paraguay sau những tháng hè đáng nhớ để nói lên một tâm tình tạ ơn. Cuộc sống mà thiếu vắng những lời tạ ơn, nói như người Paraguay thường nói, giống như bữa ăn thiếu củ mì và bữa uống thiếu trà Terere. Tôi muốn nói lời cảm ơn, tuy muộn màng đến những người Việt Nam thân yêu ở Mỹ, những nơi mà tôi được đặt chân đến như Oakland, Pittsburg, Bay Point, San José, Garden Grove, Riverside, Tucson, Las Vegas… Chính những người Việt thân yêu này, nhiều người dù tôi chỉ gặp lần đầu tiên nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai vì họ đã cho tôi niềm tin, sự quý trọng và lòng nhân ái để tôi tiếp tục định hướng cho công việc truyền giáo của tôi. Chỉ có những người Việt sống xa quê hương mới hiểu cảnh ngộ của những người như mình. Rất cảm ơn Ba Má đỡ đầu đã tạo điều kiện cho con được tiếp cận với những người Việt dễ thương bên Cali.
Xin cảm ơn các anh chị trong gia đình đã thay mặt em chăm sóc cha mẹ già trong hoàn cảnh nghiệt ngã và suy thoái kinh tế như hiện giờ. Chúa sẽ trả công cho các anh chị khi anh chị biết chu toàn chữ hiếu.
Xin cảm ơn các anh em trong Dòng SVD-Giuse Việt Nam về những tình cảm anh em đã giành cho trong những ngày về thăm Việt Nam.
Xin cảm ơn Quý Cha, Quý Sơ và những giáo dân mà con từng quen biết đã luôn nâng đỡ, cầu nguyện và giúp đỡ con bằng cách này hay cách khác trong những ngày con làm việc ở Paraguay hay chuyến về thăm quê hương vừa rồi. Con sẽ luôn ghi khắc vào tâm khảm những tâm tình quý báu này.
Paraguay mùa này lạnh lắm nhưng lòng con bổng trở nên ấm hơn sau chuyến thăm quê hương đầy lưu luyến. Chính nhờ những động lực này mà thỉnh thoảng có thể hâm nóng lại đời tu sau những lúc tưởng chừng như tắt ngấm. Xin cầu chúc mọi người luôn được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hàng ngày.
Paraguay, 23 tháng 8 năm 2010