PARAGUAY – CHUYỆN TỬ TẾ NƠI XỨ NGƯỜI
Vào những năm đầu của thập niên 90, khi còn là chú chủng sinh ở Nha Trang, chúng tôi được xem một bộ phim trắng đen “Chuyện Tử Tế”. Chuyện tử tế là một bộ phim tài liệu Việt Nam của đạo diễn Trần Văn Thủy. Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế tiếp tục là một tác phẩm phản ánh những suy nghĩ của nhà văn kiêm đạo diễn Trần Văn Thủy về cuộc sống và xã hội thời bao cấp. Bộ phim đã khắc họa hình ảnh của những người dân nghèo khổ trong xã hội để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Thế nào là sự tử tế?".
Thế nào là sự tử tế? Một bô lão giảng giải: "Tử tế, các nhà làm phim thân mến ạ, gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ "tử" có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ "tế" có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ "tử tế" gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời".
Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm...
Hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày Chuyện tử tế ở Việt Nam ra đời nhưng con người của thế kỷ XXI dường như vẫn chưa mấy tử tế với nhau. Đâu đó vẫn còn nghe hay thấy những cảnh tượng man rợ mà con con người đối xử với nhau, giữa những nhà cầm quyền với những con dân, và ngay giữa những người ruột thịt với nhau cũng đối xử cách tàn bạo với nhau.
Cũng khá nhiều năm sống ở xứ người và có những dịp quan sát tận mắt người dân ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng người dân nơi đây không có một nền văn hiến bốn ngàn năm như dân Việt mình, không hề biết đến phim Chuyện tử tế nào cả nhưng họ sống khá tử tế dù đôi lúc văn hóa của họ khác với mình làm mình hơi khó chịu lúc ban đầu. Ngẫm nghĩ lại thấy buồn cho dân mình.
Dù muốn hay không chúng ta cũng không thể thờ ơ trước những tin tức hàng ngày được đưa lên mạng, nhất là trên Facebook với biết bao chuyện không mấy tử tế xảy ra hàng ngày ở Việt Nam. Thế kỷ XXI này không ai có thể bịt miệng hay che mắt những chuyện mà có giấu, có che thì không thể nào che giấu hết được. Có lẽ vì lẽ đó mà những nhà cầm quyền độc tài xem Internet là kẻ thù của họ vì dám phô bày sự thật làm mất thể diện của họ, và họ cố gắng hạn chế tối đa chừng nào hay chừng đó bằng tất cả những nghiệp vụ hòng che mắt bàn dân thiên hạ.
Hai tuần vừa qua cả thế giới hướng về một Vị mặc áo trắng khá đơn sơ viếng thăm hai quốc gia từng là cựu thù của nhau là Cuba và Hoa Kỳ. Vị này là quốc trưởng của một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nhưng là vị lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo lớn nhất thế giới. Ngài chẳng có quân đội, chẳng có tiềm lực kinh tế nào cả, cũng chẳng có vũ khí sát thương để trao đổi, nhưng vũ khí duy nhất của Ngài có là là Tình Thương và Hòa Bình. Vậy mà chẳng hiểu vì sao đi đâu Ngài cũng được người ta chào đón, tung hô. Từng lời nói, từng cử chỉ, hành động của Ngài được ghi lại qua ống kính và được truyền đi khắp thế giới vì Ngài sống quá tử tế. Vậy mà ở Việt Nam không thấy tờ báo nào nói về chuyện này vì có lẽ vì họ vẫn còn sợ tầm ảnh hưởng của Vị này sẽ làm lu mờ hình ảnh của họ. Chúng tôi còn nhớ khi còn học đại học ở Việt Nam, một vị giáo sư đại học của chúng tôi lúc ấy hay đã kích Công Giáo và nói rằng nước Việt Nam chẳng có lợi lộc gì khi bang giao với Tòa Thánh Va-ti-căng vì nước nhỏ bé nhất thế giới này chỉ có xuất-nhập khẩu mấy ông linh mục áo đen mà thôi! Quan điểm của vị giáo sư này chỉ mang tính cá nhân nhưng phần nào nói lên ý thức hệ và mang tính miệt thị một tôn giáo lớn như Công Giáo. Như vậy là thiếu tử tế.
Mấy ngày gần đây ở Thủ đô Asunción của Paraguay dấy lên một làn sóng biểu tình của giới sinh viên đại học quốc gia khi họ khám phá ra rằng vị Hiệu trưởng của Trường Đại Học danh tiếng này tham nhũng và đưa người thân vào làm việc mà không thông qua hệ thống tuyển công chức. Cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày với sự liên đới của các trường đại học tư thục khác làm tê liệt các con đường chính. Các bậc phụ huynh và giảng viên đại học cũng tán thành với cuộc biểu tình này và đòi vị Hiệu trưởng và Ban Giám Hiệu của Trường phải từ chức. Cảnh sát chỉ làm nhiệm vụ vãn hội trật tự nếu có bạo động và luôn có mặt cùng với đoàn biểu tình. Các sinh viên của các trường đại học khác cùng nhau góp sức mang thức ăn, nước uống cho bè bạn đang tụ tập trước sân trường để phản đối hành vi nhu nhược của các vị hữu trách, cách tiêng của vị hiệu trưởng bị tố là tham nhũng. Trước áp lực chính đáng của những sinh viên ưu tú và người dân, vị Hiệu trưởng này phải từ chức và đang chờ điều tra nếu vi phạm tham nhũng và chế độ tuyển công chức thì sẽ vào tù. Một hành động khá tử tế.
Ấy vậy mà nghe nói ở Việt Nam vừa bổ nhiệm một vị khá trẻ khoảng 30 tuổi làm đốc Sở vì là con của một quan lớn vừa mới nghỉ hưu. Chỉ trong vòng 6 tháng mà được bổ nhiệm từ phó giám đốc Sở, lại vọt ngay lên làm giám đốc Sở. Chuyện đó chẳng có gì ầm ỉ nếu người được bổ nhiệm có năng lực đặc biệt vì ở Paraguay này trong đầu năm nay một giám đốc ngân hàng Trung ương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài Chính khi vừa mới 36 tuổi. Công bằng mà nói chuyện già trẻ không quan trọng trong việc lãnh đạo vì chưa chắc người lớn lớn tuổi nhiều kinh nghiệm sống hơn người trẻ tuổi, nhưng sống trong thế kỷ XXI này chỉ cần gõ vào Google để tìm hiểu thân thế của một người nổi tiếng thì ngay lập tức sẽ hiện ra biết bao nhiêu đường link bình phẩm nhân vật này. Nước Việt Nam mình đâu phải là nước Bắc Hàn khép kín kiểu cha truyền con nối và bố có toàn quyền bổ nhiệm cho con làm quan, làm tướng như nhà họ Kim. Phải tử tế một tý để người đời còn khâm phục.
Rồi hàng ngày chúng tôi cũng xem qua báo chí, truyền hình, truyền thanh về những Videoclip ở Paraguay của những người dân phản ảnh cách làm việc quan liêu, tham nhũng của những nhân viên công vụ, cảnh sát, tòa án... nhưng chúng tôi nhận thấy phần lớn sai phạm thuộc về những người dân vì không phải tất cả những phản ánh của họ đều đúng sự thật. Có những phần tử quá khích thích ở đây thích chọc giận những người thi hành công vụ rồi họ quay phim, chụp ảnh và đăng trên mạng. Ở đây không ai cấm chuyện đó nhưng khi đăng rồi thì các cơ quan chức năng sẽ điều tra ai đúng, ai sai. Những người thi hành công vụ ở đây có thái độ rất bình tĩnh vì chỉ cần một lời nói nặng là dễ bị lên án và ném đá khi bị đăng lên mạng. Mặc dù ở đây không trương khẩu hiệu những nhà lãnh đạo là công bộc của nhân dân nhưng chúng tôi nhận thấy những người làm lớn ở đây đúng thật là những người phục vụ nhân dân và đôi lúc bị những người dân quá khích làm tổn hại đến danh dự nữa. Ngay cả chúng tôi là những người tu hành và đang làm việc ở một trường tư thục Công Giáo. Mình là linh mục và là sếp lớn của một ngôi trường bề thế với gần 100 giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên đâu phải giáo viên hay nhân viên nào cũng cuối đầu vâng dạ dù họ lãnh lương hàng tháng do chính Nhà Dòng chi trả. Có những giáo viên hay nhân viên có thâm niên làm việc ở đây nhiều lúc trở chứng và có thái độ chống đối và muốn điều khiển mình phải làm theo ý họ. Có những lúc giận quá muốn dùng lời lẽ thế gian để trả đủa hay dùng quyền để tống khứ ngay những người bất trị này, nhưng phải kiềm nén vì chỉ cần một sơ sẩy của mình là sẽ bị đưa lên mạng ngay và sẽ nhận không ít búa rìu dư luận dù mình có đúng thế nào đi nữa. Tuy nhiên, pháp luật chính là thước đo để trừng trị những người làm sai, và trả lại danh dự cho những người làm đúng. Đúng là một quốc gia tuy kém phát triển nhưng biết cư xử tử tế.
Ở quốc gia nhỏ bé này người ta có thể làm bất cứ điều gì miễn là không vi phạm luật pháp. Một ông tướng quân đội về hưu với tiền lương hàng tháng có thể nuôi sống vợ con thoải mái lại tự nguyện đi góp tiền xây nhà thờ và chính ông mời gọi những tướng tá về hưu như ông tham gia công tác tông đồ bác ái. Chính họ cũng là những người mời gọi các em nhỏ, thanh thiếu niên tham gia các phong trào trong giáo xứ như Hướng đạo, Legio Maria, Cursillo nhằm hạn chế tối đa những thú vui trần thếc có thể làm băng hoại giới trẻ. Đúng là những người quá tử tế.
Nhìn lại quê hương mình mà thấy thương cho người dân vì làm gì cũng sợ và gặp công an ngoài đường như gặp phải ông kẹ. Cũng may là có một số “thanh niên cứng” và biết luật dám “cãi” công an và quay clip đưa lên mạng mới biết mấy anh công an mình giờ thế nào. Tại sao cứ phải cấm nếu mình không làm gì sai? Bây giờ là thế kỷ XXI rồi mà! Ngày xưa khi Chúa Giê-su bị kết án tử, khi Ngài trả lời với vị thượng tế thì bị một tên lính đánh vào mặt Ngài, lập tức Ngài liền chất vấn: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Xc. Ga 18,23). Phải chăng anh lính này đánh Chúa Giê-su vì anh ta nhìn thấy điều sai nơi Ngài? Hay anh ta đánh Ngài vì anh bị người khác ra lệnh đánh? Hay là anh ta đánh Ngài vì sự uất ức của anh ta như là một người đầy tớ phải chịu nhiều áp bức và nhục nhã, không có ai để trút giận? Hoặc anh ta đánh Ngài vì muốn chứng tỏ mình trước ông sếp giấu mặt của anh, để làm vui lòng sếp, vì đang mong đợi một ân huệ nào đó từ sếp? Một hành động thiếu tử tế.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Miguel, Gabriel và Rafael, những vị được xem là Anh Cả của các Thiên Thần mà theo niềm tin Công Giáo là các vị Hộ Mệnh của chúng ta. Chúa thật tử tế vì khi tạo dựng chúng ta, Người luôn đồng hành với chúng ta khi gởi các Thiên Thần đến với chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống. Người luôn tôn trọng tự do của chúng ta vì Người là Một Thiên Chúa Tốt Lành, Tử Tế và Khoang Dung. Xin Các Tổng Lãnh Thiên Thần giúp cho chúng con biết sống tử tế với nhau, cho những vị lãnh đạo nước Việt Nam chúng con biết tử tế với người dân đế quốc gia chúng con thật sự hùng cường nhằm sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
Paraguay, ngày 29 tháng 09 năm 2015
Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Miguel, Gabriel và Rafael
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Thế nào là sự tử tế? Một bô lão giảng giải: "Tử tế, các nhà làm phim thân mến ạ, gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ "tử" có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ "tế" có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ "tử tế" gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời".
Tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người - người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm...
Hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày Chuyện tử tế ở Việt Nam ra đời nhưng con người của thế kỷ XXI dường như vẫn chưa mấy tử tế với nhau. Đâu đó vẫn còn nghe hay thấy những cảnh tượng man rợ mà con con người đối xử với nhau, giữa những nhà cầm quyền với những con dân, và ngay giữa những người ruột thịt với nhau cũng đối xử cách tàn bạo với nhau.
Cũng khá nhiều năm sống ở xứ người và có những dịp quan sát tận mắt người dân ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng người dân nơi đây không có một nền văn hiến bốn ngàn năm như dân Việt mình, không hề biết đến phim Chuyện tử tế nào cả nhưng họ sống khá tử tế dù đôi lúc văn hóa của họ khác với mình làm mình hơi khó chịu lúc ban đầu. Ngẫm nghĩ lại thấy buồn cho dân mình.
Dù muốn hay không chúng ta cũng không thể thờ ơ trước những tin tức hàng ngày được đưa lên mạng, nhất là trên Facebook với biết bao chuyện không mấy tử tế xảy ra hàng ngày ở Việt Nam. Thế kỷ XXI này không ai có thể bịt miệng hay che mắt những chuyện mà có giấu, có che thì không thể nào che giấu hết được. Có lẽ vì lẽ đó mà những nhà cầm quyền độc tài xem Internet là kẻ thù của họ vì dám phô bày sự thật làm mất thể diện của họ, và họ cố gắng hạn chế tối đa chừng nào hay chừng đó bằng tất cả những nghiệp vụ hòng che mắt bàn dân thiên hạ.
Hai tuần vừa qua cả thế giới hướng về một Vị mặc áo trắng khá đơn sơ viếng thăm hai quốc gia từng là cựu thù của nhau là Cuba và Hoa Kỳ. Vị này là quốc trưởng của một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nhưng là vị lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo lớn nhất thế giới. Ngài chẳng có quân đội, chẳng có tiềm lực kinh tế nào cả, cũng chẳng có vũ khí sát thương để trao đổi, nhưng vũ khí duy nhất của Ngài có là là Tình Thương và Hòa Bình. Vậy mà chẳng hiểu vì sao đi đâu Ngài cũng được người ta chào đón, tung hô. Từng lời nói, từng cử chỉ, hành động của Ngài được ghi lại qua ống kính và được truyền đi khắp thế giới vì Ngài sống quá tử tế. Vậy mà ở Việt Nam không thấy tờ báo nào nói về chuyện này vì có lẽ vì họ vẫn còn sợ tầm ảnh hưởng của Vị này sẽ làm lu mờ hình ảnh của họ. Chúng tôi còn nhớ khi còn học đại học ở Việt Nam, một vị giáo sư đại học của chúng tôi lúc ấy hay đã kích Công Giáo và nói rằng nước Việt Nam chẳng có lợi lộc gì khi bang giao với Tòa Thánh Va-ti-căng vì nước nhỏ bé nhất thế giới này chỉ có xuất-nhập khẩu mấy ông linh mục áo đen mà thôi! Quan điểm của vị giáo sư này chỉ mang tính cá nhân nhưng phần nào nói lên ý thức hệ và mang tính miệt thị một tôn giáo lớn như Công Giáo. Như vậy là thiếu tử tế.
Mấy ngày gần đây ở Thủ đô Asunción của Paraguay dấy lên một làn sóng biểu tình của giới sinh viên đại học quốc gia khi họ khám phá ra rằng vị Hiệu trưởng của Trường Đại Học danh tiếng này tham nhũng và đưa người thân vào làm việc mà không thông qua hệ thống tuyển công chức. Cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày với sự liên đới của các trường đại học tư thục khác làm tê liệt các con đường chính. Các bậc phụ huynh và giảng viên đại học cũng tán thành với cuộc biểu tình này và đòi vị Hiệu trưởng và Ban Giám Hiệu của Trường phải từ chức. Cảnh sát chỉ làm nhiệm vụ vãn hội trật tự nếu có bạo động và luôn có mặt cùng với đoàn biểu tình. Các sinh viên của các trường đại học khác cùng nhau góp sức mang thức ăn, nước uống cho bè bạn đang tụ tập trước sân trường để phản đối hành vi nhu nhược của các vị hữu trách, cách tiêng của vị hiệu trưởng bị tố là tham nhũng. Trước áp lực chính đáng của những sinh viên ưu tú và người dân, vị Hiệu trưởng này phải từ chức và đang chờ điều tra nếu vi phạm tham nhũng và chế độ tuyển công chức thì sẽ vào tù. Một hành động khá tử tế.
Ấy vậy mà nghe nói ở Việt Nam vừa bổ nhiệm một vị khá trẻ khoảng 30 tuổi làm đốc Sở vì là con của một quan lớn vừa mới nghỉ hưu. Chỉ trong vòng 6 tháng mà được bổ nhiệm từ phó giám đốc Sở, lại vọt ngay lên làm giám đốc Sở. Chuyện đó chẳng có gì ầm ỉ nếu người được bổ nhiệm có năng lực đặc biệt vì ở Paraguay này trong đầu năm nay một giám đốc ngân hàng Trung ương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài Chính khi vừa mới 36 tuổi. Công bằng mà nói chuyện già trẻ không quan trọng trong việc lãnh đạo vì chưa chắc người lớn lớn tuổi nhiều kinh nghiệm sống hơn người trẻ tuổi, nhưng sống trong thế kỷ XXI này chỉ cần gõ vào Google để tìm hiểu thân thế của một người nổi tiếng thì ngay lập tức sẽ hiện ra biết bao nhiêu đường link bình phẩm nhân vật này. Nước Việt Nam mình đâu phải là nước Bắc Hàn khép kín kiểu cha truyền con nối và bố có toàn quyền bổ nhiệm cho con làm quan, làm tướng như nhà họ Kim. Phải tử tế một tý để người đời còn khâm phục.
Rồi hàng ngày chúng tôi cũng xem qua báo chí, truyền hình, truyền thanh về những Videoclip ở Paraguay của những người dân phản ảnh cách làm việc quan liêu, tham nhũng của những nhân viên công vụ, cảnh sát, tòa án... nhưng chúng tôi nhận thấy phần lớn sai phạm thuộc về những người dân vì không phải tất cả những phản ánh của họ đều đúng sự thật. Có những phần tử quá khích thích ở đây thích chọc giận những người thi hành công vụ rồi họ quay phim, chụp ảnh và đăng trên mạng. Ở đây không ai cấm chuyện đó nhưng khi đăng rồi thì các cơ quan chức năng sẽ điều tra ai đúng, ai sai. Những người thi hành công vụ ở đây có thái độ rất bình tĩnh vì chỉ cần một lời nói nặng là dễ bị lên án và ném đá khi bị đăng lên mạng. Mặc dù ở đây không trương khẩu hiệu những nhà lãnh đạo là công bộc của nhân dân nhưng chúng tôi nhận thấy những người làm lớn ở đây đúng thật là những người phục vụ nhân dân và đôi lúc bị những người dân quá khích làm tổn hại đến danh dự nữa. Ngay cả chúng tôi là những người tu hành và đang làm việc ở một trường tư thục Công Giáo. Mình là linh mục và là sếp lớn của một ngôi trường bề thế với gần 100 giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên đâu phải giáo viên hay nhân viên nào cũng cuối đầu vâng dạ dù họ lãnh lương hàng tháng do chính Nhà Dòng chi trả. Có những giáo viên hay nhân viên có thâm niên làm việc ở đây nhiều lúc trở chứng và có thái độ chống đối và muốn điều khiển mình phải làm theo ý họ. Có những lúc giận quá muốn dùng lời lẽ thế gian để trả đủa hay dùng quyền để tống khứ ngay những người bất trị này, nhưng phải kiềm nén vì chỉ cần một sơ sẩy của mình là sẽ bị đưa lên mạng ngay và sẽ nhận không ít búa rìu dư luận dù mình có đúng thế nào đi nữa. Tuy nhiên, pháp luật chính là thước đo để trừng trị những người làm sai, và trả lại danh dự cho những người làm đúng. Đúng là một quốc gia tuy kém phát triển nhưng biết cư xử tử tế.
Ở quốc gia nhỏ bé này người ta có thể làm bất cứ điều gì miễn là không vi phạm luật pháp. Một ông tướng quân đội về hưu với tiền lương hàng tháng có thể nuôi sống vợ con thoải mái lại tự nguyện đi góp tiền xây nhà thờ và chính ông mời gọi những tướng tá về hưu như ông tham gia công tác tông đồ bác ái. Chính họ cũng là những người mời gọi các em nhỏ, thanh thiếu niên tham gia các phong trào trong giáo xứ như Hướng đạo, Legio Maria, Cursillo nhằm hạn chế tối đa những thú vui trần thếc có thể làm băng hoại giới trẻ. Đúng là những người quá tử tế.
Nhìn lại quê hương mình mà thấy thương cho người dân vì làm gì cũng sợ và gặp công an ngoài đường như gặp phải ông kẹ. Cũng may là có một số “thanh niên cứng” và biết luật dám “cãi” công an và quay clip đưa lên mạng mới biết mấy anh công an mình giờ thế nào. Tại sao cứ phải cấm nếu mình không làm gì sai? Bây giờ là thế kỷ XXI rồi mà! Ngày xưa khi Chúa Giê-su bị kết án tử, khi Ngài trả lời với vị thượng tế thì bị một tên lính đánh vào mặt Ngài, lập tức Ngài liền chất vấn: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chổ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Xc. Ga 18,23). Phải chăng anh lính này đánh Chúa Giê-su vì anh ta nhìn thấy điều sai nơi Ngài? Hay anh ta đánh Ngài vì anh bị người khác ra lệnh đánh? Hay là anh ta đánh Ngài vì sự uất ức của anh ta như là một người đầy tớ phải chịu nhiều áp bức và nhục nhã, không có ai để trút giận? Hoặc anh ta đánh Ngài vì muốn chứng tỏ mình trước ông sếp giấu mặt của anh, để làm vui lòng sếp, vì đang mong đợi một ân huệ nào đó từ sếp? Một hành động thiếu tử tế.
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Miguel, Gabriel và Rafael, những vị được xem là Anh Cả của các Thiên Thần mà theo niềm tin Công Giáo là các vị Hộ Mệnh của chúng ta. Chúa thật tử tế vì khi tạo dựng chúng ta, Người luôn đồng hành với chúng ta khi gởi các Thiên Thần đến với chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong cuộc sống. Người luôn tôn trọng tự do của chúng ta vì Người là Một Thiên Chúa Tốt Lành, Tử Tế và Khoang Dung. Xin Các Tổng Lãnh Thiên Thần giúp cho chúng con biết sống tử tế với nhau, cho những vị lãnh đạo nước Việt Nam chúng con biết tử tế với người dân đế quốc gia chúng con thật sự hùng cường nhằm sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.
Paraguay, ngày 29 tháng 09 năm 2015
Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần Miguel, Gabriel và Rafael
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.