hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (10)
Điều Răn Thứ Chín: „Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người“
Điều Răn Thứ Chín không chỉ cấm ngặt việc gian dâm với vợ/chồng người khác, nhưng còn cấm cả việc ước muốn trong lòng, việc ve vãn, tán tỉnh hay tìm cách mua chuộc vợ/chồng người khác. Bởi vì, khi một người đã ước muốn ngoại tình với vợ/chồng người khác, thì người ấy thực sự đã ngoại tình trong lòng rồi, đúng như lời Chúa Giêsu dạy: „Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn thấy người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27).
Trong trường hợp này, đương sự còn phạm cả đến đức công bằng nữa, vì đã xúc phạm đến quyền lợi của kẻ khác. Trong Sách Luận Ngữ, đức Khổng Tử cũng đã nhắc bảo: „Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“: Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Nếu không muốn người khác tán tỉnh, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tán tình, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của người khác. Nếu không muốn ai phá đổ hạnh phúc gia ðình mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tìm cách phá đổ hạnh phúc của gia đình người khác bằng những lời nói và hành động tán tỉnh và ve vãn đầy chủ ý quyến rũ.
Đàng khác, kinh nghiệm về đạo đức luân lý ở đời vẫn căn dặn: „Lửa gần rơm không sớm thì muộn, thế nào cũng sẽ bốc cháy“. Vì thế, để tránh trước những cám dỗ và những bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống xã hội đầy chung đụng, ta cần phải tránh các giao tiếp đi lại quá thường xuyên và quá thân mật với vợ/chồng người khác. Trong điểm này, tất cả mọi người chúng ta đều cần phải ý thức và xác tín được sự thật cơ bản này về bản chất con người, đó là: „Nhân bất thập toàn“: Đã là người thì không ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười. Tất cả mọi người bất phân biệt giai cấp, địa vị hay tuổi tác đều như nhau, không ai lành thánh hơn ai và không ai tội lỗi xấu xa hơn ai. Mỗi người đều mang trong mình sự yếu đuối cố hữu, mỗi người đều có khả năng làm điều lành, nhưng đồng thời cũng có khả năng làm điều dữ nữa, có khả năng trở nên tốt lành thánh thiện, nhưng cũng có khả năng trở thành sa đọa hư đốn.
Bởi vậy, có thiện ý hướng thiện là chưa đủ, nhưng còn phải nổ lực tối đa để hiện thực được thiện ý hướng thiện ấy thì mới đầy đủ; không nên quá tự tin, quá ỷ y vào mình, trái lại luôn cần phải biết tự cảnh giác đề phòng chính mình, nhất là cần có một đức tin sống động vững vàng và một đời sống đạo sâu xa chắc chắn, nếu chúng ta không muốn mình bị rơi ngã vào trong những ngang trái đầy bất hạnh và không có lối thoát. Thà „phòng bệnh còn hơn chữa bệnh“, thà tránh trước đi các dịp dẫn ta tới chỗ sa ngã, còn hơn là chờ cho tới khi bị sa ngã và lún sâu vào vòng tục lụy ác nghiệt của cuộc đời rồi mới ngồi thất vọng gỡ mối tơ vò rối bời, bất khả tháo gỡ. Vâng, một khi cá đã cắn câu và ván đã đóng thuyền rồi, thì sự thể đã trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp và rắc rối, vì đã quá muộn mằn rồi.
Nhưng thử hỏi ai đã học được những kinh nghiệm đắt giá và quá cụ thể ấy? Nếu có, thì có lẽ người ta đã không phải chứng kiến bao oan trái, bao đau thương và bao bất hạnh vẫn luôn tái diễn không ngừng trong cuộc sống hằng ngày của con người, mà khởi đầu luôn chỉ là một vài ánh mắt lả lơi đưa tình hay một vài lời nói tán tỉnh bâng quơ. Bởi vậy, Kinh Thánh đã dạy chí lý: „Lời Chúa là đèn soi lối con đi“ (Tv 119,105), Điều Răn Thứ Chín thật là kim chỉ nam cần thiết, giúp cho toàn thể chúng ta đang trên đường tiến về hạnh phúc chân thực.
Điều Răn Thứ Mười: „Thứ mười: Chớ tham của người“
Như đã trình bày ở trên, đã là người ai mà lại không thích giàu sang, ai lại không muốn có nhiều tiền lắm của. Hơn nữa, tự bản chất sự ước muốn và sự có nhiều tiền lắm của không chỉ là một điều chính đáng và hợp lý, chứ không có gì là xấu xa hay tội lỗi cả, mà còn là điều rất cần thiết nữa. Bởi vì, chỉ khi có được một tình trạng kinh tế ổn định, vững chắc và dồi dào phong phú thì người ta mới khả dĩ có đầy đủ điều kiện để thăng tiến bản thân và gia đình, để tổ chức cuộc sống của mình cũng như của gia đình một cách xứng đáng với nhân phẩm hơn, và tiếp đến, là để góp phần vào công cuộc cải tiến và xây dựng cuộc sống xã hội một ngày một thêm tốt đẹp và phồn vinh hơn.
Trái lại, tự bản chất của nó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng chỉ đày đọa con người, và đồng thời là một nguy hiểm tìm hạ thấp cuộc sống con người xuống hàng thực vật, tức hằng ngày chỉ còn biết lo nghĩ đến việc làm sao có được miếng cơm bỏ bụng và manh áo che thân, chứ đâu còn thời giờ hay sức lực để nghĩ đến văn hóa, khoa học hay những giá trị tinh thần cao quý khác. Và cũng chính từ chỗ đó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng thường đưa đẩy con người dễ bị rơi vào những sai phạm, vào những hành động thấp hèn, không phù hợp với nhân phẩm cũng như đạo lý làm người ở đời. Vì cổ nhân xưa nay vẫn dạy: „Túng hay làm càn“, hay: „Bần cùng sinh đạo tặc“, nghèo thì hay sinh ra trộm cướp!
Bởi vậy, Điều Răn Thứ Mười không bao giờ cấm ta làm giàu, không bao giờ cấm ta có nhiều của cải, nhưng dạy ta không được đem lòng tham lam các của cải vật chất một cách quá độ, đến nỗi chẳng những không vừa lòng với những gì mình có, mà còn thèm muốn, dòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các của cải của kẻ khác một cách bất chính. Đó chính là sự khác biệt. Đó chính là tội phạm mà Điều Răn Thứ Mười ngăn cấm ta.
Hơn nữa, ở đời ai cũng biết rằng: „Đồng tiền liền khúc ruột“. Vì, chỉ trừ một số rất ít người nào đó được số phận dành cho ít nhiều may mắn, còn đối với đại đa số thì để có được đồng tiền, thường người ta phải lao công vất vả, phải thức khuya dậy sớm, phải đổi lấy miếng cơm manh áo bằng mồ bôi nước mắt. Vì thế, đồng tiền của họ làm ra được là một cái chi vô cùng quý giá và thân thương, gắn chặt với cuộc sống của họ và của gia đình họ. Đó cũng là lý do đòi mọi người phải luôn biết tôn trọng của cải của nhau, không ai có quyền xúc phạm, có quyền chiếm đoạt cách bất công các tài sản của kẻ khác. Ngay cả sự tham muốn cách vô lý các tài sản của kẻ khác, cũng bị cấm ngặt, vì lòng tham muốn thực sự các của cải của kẻ khác là bước đầu đưa tới hành động cướp đoạt các của cải ấy.
Việc chiếm đoạt gia tài, tiền bạc và các của cải của kẻ khác thường dẫn tới những hậu quả tai hại kèm theo cho các nạn nhân. Nhiều khi tội phạm đó làm thiệt hại đến sự hạnh phúc, đến tương lai và cả đến sự sống còn của cả gia đình họ nữa. Vì thế, hành động ấy là một trọng tội: vừa lỗi phép công bằng, vừa vô nhân đạo, vừa xúc phạm đến đức bác ái.
Để tránh thảm họa bất công đó cho người khác, người ta cần phải lo chăm chỉ làm ăn và kiếm sống bằng đồng tiền lương thiện, bằng chính đồng tiền do sức lao động của mình làm ra, chứ tuyệt đối không được đưa mắt dòm ngó, không đem lòng ganh tị, tham muốn và tìm cách chiếm đoạt tài sản của kẻ khác một cách bất chính. Dĩ nhiên, ở đây lòng tham lam chiếm đoạt tài sản của kẻ khác được hiểu giữa cá nhân này với cá nhân kia, giữa đoàn thể này với đoàn thể kia cũng như giữa các cấp chính quyền với các đoàn thể hoặc các cá nhân trong tầng lớp dân chúng.
Đây hẳn là một điều quá minh nhiên và hữu lý. Thế nhưng, trong xã hội vẫn không ít người chỉ biết „ngồi mát ăn bát vàng“, chỉ biết lười biếng không chịu tự lực kiếm sống, nhưng lại muốn sống ung dung nhàn hạ nhờ vào công sức của người khác. Đó là cuộc sống ký sinh, cuộc sống tầm gửi, một cuộc sống chỉ biết bám nhờ vào sức lao động của người khác, và vì thế là một cuộc sống bất công. Và những người đành tâm hạ mình sống cuộc đời ít giá trị nhân phẩm như thế thường hay đem lòng ganh tị và tham muốn tài sản của người khác, và rồi tìm cách chiếm đoạt số tài sản ấy bằng đủ mọi giá, nhất là khi họ có quyền hành trong tay như các cấp chính quyền, đặc biệt trong các nước độc tài đảng trị.
Đó chính là lý do cắt nghĩa tại sao trong cuộc sống hằng ngày trong xã hội nhân loại luôn vẫn xảy ra các tội ác vô nhân đạo, như: trộm cắp, cướp bóc, hành hạ hay giết hại các chủ tài sản một cách dã man và chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất công. Và như đã nói trên, đó là điều xảy ra trong phạm vi giữa các cá nhân đối với các cá nhân, cũng như trong lãnh vực rộng lớn hơn, giữa các nhà nước độc tài chuyên trị đối với các tầng lớp nhân dân vô tội của họ.
Đây là một điều bất công và vô nhân đạo, mà đa số người Việt Nam nói chung và các tín hữu Công Giáo Viêt Nam nói riêng đã từng gồng lưng gánh chịu trong bao thế kỷ qua và đang phải tiếp tục đối mặt cũng như đang phải chịu đựng, như các vụ vừa xảy ra gần đây tại Tòa Khâm Sứ cũ, tại các giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Đinh (Ninh Bình), Tam Tòa Quảng Bình), Loan Lý (Thừa Thiên), Cồn Dầu (Đà Nẵng), v.v…: Các giáo dân tay không đã bị công an cộng sản đánh đập một cách vô cùng dã man bằng dùi cui, gậy gộc hay báng súng đến bất tỉnh hay bị bại liệt suốt đời, còn biểu hiệu linh thiêng của tôn giáo là Thánh Giá, các ảnh tượng thánh, bàn thờ và các nơi thờ phượng của họ bị triệt hạ bằng địa; và chỉ vì mục đích duy nhất là các cấp chính quyền địa phương liên hệ tham muốn chiếm đoạt số đất đai tài sản của các giáo xứ nói trên.
Hơn nữa, không những họ lợi dụng quyền bính trong tay để xâm chiếm tài sản của người dân lành một cách bất công như thế, nhưng họ còn tước đoạt luôn cả quyền tự vệ chính đáng tối thiểu của người dân nữa. Đây quả là những tội ác thế kỷ! Những tội ác phản lại nhân bản, phản lại quyền tự do và nền văn minh nhân loại! Những tội ác không chỉ xúc phạm đến các quyền làm người cơ bản của các giáo dân thuộc các giáo xứ liên hệ, mà còn làm suy giảm và làm thiệt hại một cách trầm trọng đến uy tín của cả dân tộc Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Nếu quả thực những vị cầm đầu cao nhất của nhà nước Việt Nam có đủ sáng suốt và đủ công minh để nhìn ra được điều tai hại to lớn khó lường này cho quốc thể Việt Nam, thì chắc chắn họ đã phải trả lại công lý cho những người công dân vô tội liên hệ và bằng mọi cách không để những tội ác tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, như hiện nay.
Còn về phần mình, những người tín hữu Công Giáo chân chính luôn dùng ân báo oán, tức luôn biết can đảm tha thứ và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và giết hại mình như chính Đức Giê-su đã nêu gương trước khi Người bị treo trên thập tự giá: „Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm“ (Lc 23,34), chứ người tín hữu Công Giáo không bao giờ dùng oán báo oán theo thói đời. Đó chính là thái độ và cách cư xử mà các giáo dân Công Giáo thuộc những giáo xứ kể trên đã thực hành khi họ bị đàn áp và hành hung dã man một cách bất công, vì nguyên tắc chỉ đạo nền tảng và thánh thiêng của người tín hữu Công Giáo được gói ghém trong câu nói chí lý: „Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy, Giáo Hội chỉ đòi hỏi công lý mà thôi“ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, vị chủ chăn đáng kính và can trường của Giáo phận Vinh đã công khai tuyên bố trước hơn 200.000 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời ngày 15.8.2009, tại trung tâm Giáo phận ở Xã Đoài, Nghệ An.
Nói tóm lại, những trình bày trên đây đã cho thấy rằng lòng tham lam của cải vật chất quá độ đã biến đổi và làm cho con người trở nên mù quáng, nguy hiểm và độc ác như thế nào, nhất là nếu những con người ấy lại là những người vô thần, những người không có định hướng tôn giáo, những người không tin kính Thiên Chúa và không chấp nhận các Giới Răn của Người như điểm tựa luân lý vững chắc, thì càng tàn bạo, càng vô nhân đạo và càng lún sâu vào các tội ác chống lại nhân loại.
(Còn tiếp)
Điều Răn Thứ Chín: „Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người“
Điều Răn Thứ Chín không chỉ cấm ngặt việc gian dâm với vợ/chồng người khác, nhưng còn cấm cả việc ước muốn trong lòng, việc ve vãn, tán tỉnh hay tìm cách mua chuộc vợ/chồng người khác. Bởi vì, khi một người đã ước muốn ngoại tình với vợ/chồng người khác, thì người ấy thực sự đã ngoại tình trong lòng rồi, đúng như lời Chúa Giêsu dạy: „Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn thấy người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi“ (Mt 5,27).
Trong trường hợp này, đương sự còn phạm cả đến đức công bằng nữa, vì đã xúc phạm đến quyền lợi của kẻ khác. Trong Sách Luận Ngữ, đức Khổng Tử cũng đã nhắc bảo: „Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“: Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Nếu không muốn người khác tán tỉnh, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tán tình, mua chuộc hay lôi kéo vợ/chồng của người khác. Nếu không muốn ai phá đổ hạnh phúc gia ðình mình, thì ngược lại, cũng đừng bao giờ tìm cách phá đổ hạnh phúc của gia đình người khác bằng những lời nói và hành động tán tỉnh và ve vãn đầy chủ ý quyến rũ.
Đàng khác, kinh nghiệm về đạo đức luân lý ở đời vẫn căn dặn: „Lửa gần rơm không sớm thì muộn, thế nào cũng sẽ bốc cháy“. Vì thế, để tránh trước những cám dỗ và những bất hạnh có thể xảy ra trong cuộc sống xã hội đầy chung đụng, ta cần phải tránh các giao tiếp đi lại quá thường xuyên và quá thân mật với vợ/chồng người khác. Trong điểm này, tất cả mọi người chúng ta đều cần phải ý thức và xác tín được sự thật cơ bản này về bản chất con người, đó là: „Nhân bất thập toàn“: Đã là người thì không ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười. Tất cả mọi người bất phân biệt giai cấp, địa vị hay tuổi tác đều như nhau, không ai lành thánh hơn ai và không ai tội lỗi xấu xa hơn ai. Mỗi người đều mang trong mình sự yếu đuối cố hữu, mỗi người đều có khả năng làm điều lành, nhưng đồng thời cũng có khả năng làm điều dữ nữa, có khả năng trở nên tốt lành thánh thiện, nhưng cũng có khả năng trở thành sa đọa hư đốn.
Bởi vậy, có thiện ý hướng thiện là chưa đủ, nhưng còn phải nổ lực tối đa để hiện thực được thiện ý hướng thiện ấy thì mới đầy đủ; không nên quá tự tin, quá ỷ y vào mình, trái lại luôn cần phải biết tự cảnh giác đề phòng chính mình, nhất là cần có một đức tin sống động vững vàng và một đời sống đạo sâu xa chắc chắn, nếu chúng ta không muốn mình bị rơi ngã vào trong những ngang trái đầy bất hạnh và không có lối thoát. Thà „phòng bệnh còn hơn chữa bệnh“, thà tránh trước đi các dịp dẫn ta tới chỗ sa ngã, còn hơn là chờ cho tới khi bị sa ngã và lún sâu vào vòng tục lụy ác nghiệt của cuộc đời rồi mới ngồi thất vọng gỡ mối tơ vò rối bời, bất khả tháo gỡ. Vâng, một khi cá đã cắn câu và ván đã đóng thuyền rồi, thì sự thể đã trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp và rắc rối, vì đã quá muộn mằn rồi.
Nhưng thử hỏi ai đã học được những kinh nghiệm đắt giá và quá cụ thể ấy? Nếu có, thì có lẽ người ta đã không phải chứng kiến bao oan trái, bao đau thương và bao bất hạnh vẫn luôn tái diễn không ngừng trong cuộc sống hằng ngày của con người, mà khởi đầu luôn chỉ là một vài ánh mắt lả lơi đưa tình hay một vài lời nói tán tỉnh bâng quơ. Bởi vậy, Kinh Thánh đã dạy chí lý: „Lời Chúa là đèn soi lối con đi“ (Tv 119,105), Điều Răn Thứ Chín thật là kim chỉ nam cần thiết, giúp cho toàn thể chúng ta đang trên đường tiến về hạnh phúc chân thực.
Điều Răn Thứ Mười: „Thứ mười: Chớ tham của người“
Như đã trình bày ở trên, đã là người ai mà lại không thích giàu sang, ai lại không muốn có nhiều tiền lắm của. Hơn nữa, tự bản chất sự ước muốn và sự có nhiều tiền lắm của không chỉ là một điều chính đáng và hợp lý, chứ không có gì là xấu xa hay tội lỗi cả, mà còn là điều rất cần thiết nữa. Bởi vì, chỉ khi có được một tình trạng kinh tế ổn định, vững chắc và dồi dào phong phú thì người ta mới khả dĩ có đầy đủ điều kiện để thăng tiến bản thân và gia đình, để tổ chức cuộc sống của mình cũng như của gia đình một cách xứng đáng với nhân phẩm hơn, và tiếp đến, là để góp phần vào công cuộc cải tiến và xây dựng cuộc sống xã hội một ngày một thêm tốt đẹp và phồn vinh hơn.
Trái lại, tự bản chất của nó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng chỉ đày đọa con người, và đồng thời là một nguy hiểm tìm hạ thấp cuộc sống con người xuống hàng thực vật, tức hằng ngày chỉ còn biết lo nghĩ đến việc làm sao có được miếng cơm bỏ bụng và manh áo che thân, chứ đâu còn thời giờ hay sức lực để nghĩ đến văn hóa, khoa học hay những giá trị tinh thần cao quý khác. Và cũng chính từ chỗ đó, sự nghèo khổ và sự khốn cùng thường đưa đẩy con người dễ bị rơi vào những sai phạm, vào những hành động thấp hèn, không phù hợp với nhân phẩm cũng như đạo lý làm người ở đời. Vì cổ nhân xưa nay vẫn dạy: „Túng hay làm càn“, hay: „Bần cùng sinh đạo tặc“, nghèo thì hay sinh ra trộm cướp!
Bởi vậy, Điều Răn Thứ Mười không bao giờ cấm ta làm giàu, không bao giờ cấm ta có nhiều của cải, nhưng dạy ta không được đem lòng tham lam các của cải vật chất một cách quá độ, đến nỗi chẳng những không vừa lòng với những gì mình có, mà còn thèm muốn, dòm ngó và tìm cách chiếm đoạt các của cải của kẻ khác một cách bất chính. Đó chính là sự khác biệt. Đó chính là tội phạm mà Điều Răn Thứ Mười ngăn cấm ta.
Hơn nữa, ở đời ai cũng biết rằng: „Đồng tiền liền khúc ruột“. Vì, chỉ trừ một số rất ít người nào đó được số phận dành cho ít nhiều may mắn, còn đối với đại đa số thì để có được đồng tiền, thường người ta phải lao công vất vả, phải thức khuya dậy sớm, phải đổi lấy miếng cơm manh áo bằng mồ bôi nước mắt. Vì thế, đồng tiền của họ làm ra được là một cái chi vô cùng quý giá và thân thương, gắn chặt với cuộc sống của họ và của gia đình họ. Đó cũng là lý do đòi mọi người phải luôn biết tôn trọng của cải của nhau, không ai có quyền xúc phạm, có quyền chiếm đoạt cách bất công các tài sản của kẻ khác. Ngay cả sự tham muốn cách vô lý các tài sản của kẻ khác, cũng bị cấm ngặt, vì lòng tham muốn thực sự các của cải của kẻ khác là bước đầu đưa tới hành động cướp đoạt các của cải ấy.
Việc chiếm đoạt gia tài, tiền bạc và các của cải của kẻ khác thường dẫn tới những hậu quả tai hại kèm theo cho các nạn nhân. Nhiều khi tội phạm đó làm thiệt hại đến sự hạnh phúc, đến tương lai và cả đến sự sống còn của cả gia đình họ nữa. Vì thế, hành động ấy là một trọng tội: vừa lỗi phép công bằng, vừa vô nhân đạo, vừa xúc phạm đến đức bác ái.
Để tránh thảm họa bất công đó cho người khác, người ta cần phải lo chăm chỉ làm ăn và kiếm sống bằng đồng tiền lương thiện, bằng chính đồng tiền do sức lao động của mình làm ra, chứ tuyệt đối không được đưa mắt dòm ngó, không đem lòng ganh tị, tham muốn và tìm cách chiếm đoạt tài sản của kẻ khác một cách bất chính. Dĩ nhiên, ở đây lòng tham lam chiếm đoạt tài sản của kẻ khác được hiểu giữa cá nhân này với cá nhân kia, giữa đoàn thể này với đoàn thể kia cũng như giữa các cấp chính quyền với các đoàn thể hoặc các cá nhân trong tầng lớp dân chúng.
Đây hẳn là một điều quá minh nhiên và hữu lý. Thế nhưng, trong xã hội vẫn không ít người chỉ biết „ngồi mát ăn bát vàng“, chỉ biết lười biếng không chịu tự lực kiếm sống, nhưng lại muốn sống ung dung nhàn hạ nhờ vào công sức của người khác. Đó là cuộc sống ký sinh, cuộc sống tầm gửi, một cuộc sống chỉ biết bám nhờ vào sức lao động của người khác, và vì thế là một cuộc sống bất công. Và những người đành tâm hạ mình sống cuộc đời ít giá trị nhân phẩm như thế thường hay đem lòng ganh tị và tham muốn tài sản của người khác, và rồi tìm cách chiếm đoạt số tài sản ấy bằng đủ mọi giá, nhất là khi họ có quyền hành trong tay như các cấp chính quyền, đặc biệt trong các nước độc tài đảng trị.
Đó chính là lý do cắt nghĩa tại sao trong cuộc sống hằng ngày trong xã hội nhân loại luôn vẫn xảy ra các tội ác vô nhân đạo, như: trộm cắp, cướp bóc, hành hạ hay giết hại các chủ tài sản một cách dã man và chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất công. Và như đã nói trên, đó là điều xảy ra trong phạm vi giữa các cá nhân đối với các cá nhân, cũng như trong lãnh vực rộng lớn hơn, giữa các nhà nước độc tài chuyên trị đối với các tầng lớp nhân dân vô tội của họ.
Đây là một điều bất công và vô nhân đạo, mà đa số người Việt Nam nói chung và các tín hữu Công Giáo Viêt Nam nói riêng đã từng gồng lưng gánh chịu trong bao thế kỷ qua và đang phải tiếp tục đối mặt cũng như đang phải chịu đựng, như các vụ vừa xảy ra gần đây tại Tòa Khâm Sứ cũ, tại các giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Đinh (Ninh Bình), Tam Tòa Quảng Bình), Loan Lý (Thừa Thiên), Cồn Dầu (Đà Nẵng), v.v…: Các giáo dân tay không đã bị công an cộng sản đánh đập một cách vô cùng dã man bằng dùi cui, gậy gộc hay báng súng đến bất tỉnh hay bị bại liệt suốt đời, còn biểu hiệu linh thiêng của tôn giáo là Thánh Giá, các ảnh tượng thánh, bàn thờ và các nơi thờ phượng của họ bị triệt hạ bằng địa; và chỉ vì mục đích duy nhất là các cấp chính quyền địa phương liên hệ tham muốn chiếm đoạt số đất đai tài sản của các giáo xứ nói trên.
Hơn nữa, không những họ lợi dụng quyền bính trong tay để xâm chiếm tài sản của người dân lành một cách bất công như thế, nhưng họ còn tước đoạt luôn cả quyền tự vệ chính đáng tối thiểu của người dân nữa. Đây quả là những tội ác thế kỷ! Những tội ác phản lại nhân bản, phản lại quyền tự do và nền văn minh nhân loại! Những tội ác không chỉ xúc phạm đến các quyền làm người cơ bản của các giáo dân thuộc các giáo xứ liên hệ, mà còn làm suy giảm và làm thiệt hại một cách trầm trọng đến uy tín của cả dân tộc Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Nếu quả thực những vị cầm đầu cao nhất của nhà nước Việt Nam có đủ sáng suốt và đủ công minh để nhìn ra được điều tai hại to lớn khó lường này cho quốc thể Việt Nam, thì chắc chắn họ đã phải trả lại công lý cho những người công dân vô tội liên hệ và bằng mọi cách không để những tội ác tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai nữa, như hiện nay.
Còn về phần mình, những người tín hữu Công Giáo chân chính luôn dùng ân báo oán, tức luôn biết can đảm tha thứ và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và giết hại mình như chính Đức Giê-su đã nêu gương trước khi Người bị treo trên thập tự giá: „Lạy Cha, xin Cha tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm“ (Lc 23,34), chứ người tín hữu Công Giáo không bao giờ dùng oán báo oán theo thói đời. Đó chính là thái độ và cách cư xử mà các giáo dân Công Giáo thuộc những giáo xứ kể trên đã thực hành khi họ bị đàn áp và hành hung dã man một cách bất công, vì nguyên tắc chỉ đạo nền tảng và thánh thiêng của người tín hữu Công Giáo được gói ghém trong câu nói chí lý: „Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy, Giáo Hội chỉ đòi hỏi công lý mà thôi“ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, vị chủ chăn đáng kính và can trường của Giáo phận Vinh đã công khai tuyên bố trước hơn 200.000 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời ngày 15.8.2009, tại trung tâm Giáo phận ở Xã Đoài, Nghệ An.
Nói tóm lại, những trình bày trên đây đã cho thấy rằng lòng tham lam của cải vật chất quá độ đã biến đổi và làm cho con người trở nên mù quáng, nguy hiểm và độc ác như thế nào, nhất là nếu những con người ấy lại là những người vô thần, những người không có định hướng tôn giáo, những người không tin kính Thiên Chúa và không chấp nhận các Giới Răn của Người như điểm tựa luân lý vững chắc, thì càng tàn bạo, càng vô nhân đạo và càng lún sâu vào các tội ác chống lại nhân loại.
(Còn tiếp)