BERLIN - Trong những ngày chuẩn bị cho chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, tại Đức đã diễn ra nhiều cuộc vận động quanh một kháng thư mà mục đích là yêu cầu thủ tướng Đức chuyển cho chính phủ Việt Nam.
Đài BBC đã phỏng vấn ông Đinh Kim Tân, chủ tịch Liên đoàn công giáo Việt Nam tại Đức, một tổ chức thành viên của ủy ban vận động. Ông cho biết:
- Cộng đồng người Việt tị nạn Đức quốc có một ủy ban đấu tranh. Ủy ban đấu tranh đó phối hợp nhiều đoàn thể, trong đó có hai tôn giáo – Phật giáo và Công giáo, Tin lành – là cố vấn cho ủy ban đó. Trong kỳ rồi, thủ tướng Đức Schroeder sang Việt Nam thì chúng tôi, trong tinh thần là cố vấn của ủy ban, cùng ủy ban soạn thảo văn thơ, kiến nghị gửi lên cho thủ tướng Schroeder. Trong đó đặt vấn đề với ông ta, nói về sự đàn áp của cộng sản Việt nam với con người ta, với nhân quyền và tôn giáo. Tình hình như là Lê Chí Quang hay thượng tọa Thích Quảng Độ, hay là chuyện cha Lý ngày 30 tháng 5 này.
- Chuyện gửi thỉnh nguyện thư liệu có tác động được gì không hay chỉ là một lá thư nằm đâu đó trong văn phòng của ông Thủ tướng mà thôi ?
- Chúng tôi đã gửi thư đến văn phòng và văn phòng đã xác nhận là nhận cái thơ đó. Tôi nghĩ chuyện đó thủ tướng Schroeder phải mang cái thơ đó qua và đặt vấn đề với chính quyền Việt nam
- Nhưng trong một phỏng vấn mới đây của đài BBC với đại sứ Đức tại Việt Nam thì Đức nói có đối thoại song phương với Việt Nam nhưng đây là một quá trình lâu dài. Liệu lá thư này có ảnh hưởng gì không với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam ? Hay chỉ là một trong nhiều lá thư khác và câu chuyện lại tiếp tục được kéo dài ?
- Công việc đấu tranh là công việc lâu dài, và nó phải có sự kiên nhẫn. Tôi nghĩ không ít thì nhiều, lá thư đó phải có ảnh hưởng tới việc tranh đấu ở nước ngoài cho Việt nam.
- Thế nhưng đó là quan điểm ít nhất là của Liên đoàn công giáo của ông nghĩ như vậy. Nhưng Việt Nam buộc tội linh mục Nguyễn Văn Lý theo luật pháp Việt Nam, hay cả Lê Chí Quang. Tất cả những người này hầu như đều được xử theo luật pháp của Việt Nam. Khi ông làm như vậy có nghĩ là đã can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như một số thông điệp mà bộ ngoại giao Việt Nam từng gửi ra hay không ?
- Kính thưa quí vị, cái điều đó thì hoàn toàn trái ngược lại. Tại vì tôi hỏi ngược lại quí vị. Liệu chính phủ Việt Nam có tôn trọng nhân quyền và tôn giáo với công dân tại Việt Nam hay không ?
Đài BBC đã phỏng vấn ông Đinh Kim Tân, chủ tịch Liên đoàn công giáo Việt Nam tại Đức, một tổ chức thành viên của ủy ban vận động. Ông cho biết:
- Cộng đồng người Việt tị nạn Đức quốc có một ủy ban đấu tranh. Ủy ban đấu tranh đó phối hợp nhiều đoàn thể, trong đó có hai tôn giáo – Phật giáo và Công giáo, Tin lành – là cố vấn cho ủy ban đó. Trong kỳ rồi, thủ tướng Đức Schroeder sang Việt Nam thì chúng tôi, trong tinh thần là cố vấn của ủy ban, cùng ủy ban soạn thảo văn thơ, kiến nghị gửi lên cho thủ tướng Schroeder. Trong đó đặt vấn đề với ông ta, nói về sự đàn áp của cộng sản Việt nam với con người ta, với nhân quyền và tôn giáo. Tình hình như là Lê Chí Quang hay thượng tọa Thích Quảng Độ, hay là chuyện cha Lý ngày 30 tháng 5 này.
- Chuyện gửi thỉnh nguyện thư liệu có tác động được gì không hay chỉ là một lá thư nằm đâu đó trong văn phòng của ông Thủ tướng mà thôi ?
- Chúng tôi đã gửi thư đến văn phòng và văn phòng đã xác nhận là nhận cái thơ đó. Tôi nghĩ chuyện đó thủ tướng Schroeder phải mang cái thơ đó qua và đặt vấn đề với chính quyền Việt nam
- Nhưng trong một phỏng vấn mới đây của đài BBC với đại sứ Đức tại Việt Nam thì Đức nói có đối thoại song phương với Việt Nam nhưng đây là một quá trình lâu dài. Liệu lá thư này có ảnh hưởng gì không với vấn đề tôn giáo ở Việt Nam ? Hay chỉ là một trong nhiều lá thư khác và câu chuyện lại tiếp tục được kéo dài ?
- Công việc đấu tranh là công việc lâu dài, và nó phải có sự kiên nhẫn. Tôi nghĩ không ít thì nhiều, lá thư đó phải có ảnh hưởng tới việc tranh đấu ở nước ngoài cho Việt nam.
- Thế nhưng đó là quan điểm ít nhất là của Liên đoàn công giáo của ông nghĩ như vậy. Nhưng Việt Nam buộc tội linh mục Nguyễn Văn Lý theo luật pháp Việt Nam, hay cả Lê Chí Quang. Tất cả những người này hầu như đều được xử theo luật pháp của Việt Nam. Khi ông làm như vậy có nghĩ là đã can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam như một số thông điệp mà bộ ngoại giao Việt Nam từng gửi ra hay không ?
- Kính thưa quí vị, cái điều đó thì hoàn toàn trái ngược lại. Tại vì tôi hỏi ngược lại quí vị. Liệu chính phủ Việt Nam có tôn trọng nhân quyền và tôn giáo với công dân tại Việt Nam hay không ?