NAGASAKI, Nhật bản - Khi quả bom nguyên tử “Fat Boy” tàn phá thành phố Nagasaki vào ngày thứ Hai trong tuần lễ này 65 năm trước, một trong những kiến trúc bị hoàn toàn sụp đổ là nhà thờ chính tòa Urakami, lúc đó được coi nằm trong số những thánh đường lớn nhất Á châu.
Vụ nổ hạt nhân nhanh như tia chớp và làm mù lòa đã cướp đi sinh mạng của hơn 70 ngàn cư dân trong thành phố, và cũng chớp nhoáng thổi bay những cửa sổ ghép kiếng mầu của ngôi thánh đường này, làm sụp đổ các bức tường, thiêu rụi bàn thờ, làm tan chảy quả chuông đúc bằng kim loại.
Nhưng, điều mà tín hữu địa phương coi như một phép lạ, đó là đầu bức tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ đã tìm lại được giữa những hàng cột sụp đổ và đống gạch vụn nát cháy xém của ngôi nhà thờ xây dựng theo kiến trúc Roma bị san thành bình địa vào hôm 9 tháng 8 năm 1945.
Phần còn lại của bức tượng bị chiến tranh tàn phá này luôn còn tạo ra một nỗi ám ảnh: Đôi mắt Đức Mẹ bị cháy nám chỉ còn là hai hỏm đen, má trái thành than quầng thâm, và một vết nứt chạy dài trông chẳng khác vệt nước mắt chảy trên khuôn mặt.
“Thoạt mới nhìn [bức tượng bị hư hại] lần đầu tiên, tôi tưởng là Đức Mẹ đang khóc.” Đó là lời một giáo dân trong xứ đạo, ông Shigemi Fukahori, nay 79 tuổi. Ông còn nhớ hình ảnh bức tượng trước khi có vụ nổ đã làm tan tành ngôi nhà thờ chính tòa mang tên Đức Mẹ Maria.
Chăm chú nhìn vào bức tượng, ông nói: “Tôi tưởng dường như bằng sự hy sinh chính mình, Đức Mẹ đang kể lại cho chúng ta về nỗi thống khổ gây ra bởi chiến tranh. Đây quả thật là một biểu tượng của hoà bình phải nên bảo tồn mãi mãi.”
Di tượng của Đức Mẹ sau đó đã tìm được chỗ ở mới, bên trong ngôi thánh đường được tái tạo, cũng mang tên Đức Mẹ Maria, được xây lại trên cùng một địa điểm, chỉ cách chỗ trái bom san bình địa khoảng 500 thước.
Nhưng di tượng sau đó đã chu du nhiều nơi như một biểu tượng của hoà bình – gần đây nhất là tới thành phố New York khi có hội nghị của Liên hiệp quốc về giải trừ võ khi hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua, đồng thời cũng được đưa tới một thánh lễ cử hành tại nhà thờ chính tòa St. Patrick của thành phố này.
Trên đường chu du, các nhà lãnh đạo tôn giáo Nagasaki đã mang tượng tới Tòa thánh để được Đức giáo hoàng Benedict XVI làm phép, rồi được chuyển đến Guernica (Tây ban nha) nhằm tưởng niệm các nạn nhân bị chết vì không kích do chính thể Quốc xã trong thời kỳ Nội Chiến Tây ban nha.
Phát biểu của tổng giám mục Nagasaki là Joseph Mitsuaki Takami trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AFP: “Chúng tôi du hành ra nước ngoài, mang theo bức tượng, với ý tưởng xin Đức Trinh nữ Maria hoạt động cho hòa bình.”
“Có nhiều cách thế để kêu gọi hòa bình – như dùng hình ảnh, phim hoặc những chuyện kể về nỗi kinh hoàng của chiến tranh – nhưng tượng Đức Mẹ bị bom nguyên tử tàn phá, dường như có một mãnh lực khác biệt khi thuật lại cho chúng ta về nỗi kinh hoàng đó.”
Nagasaki là một thành phố cảng nằm ở phía tây nam và là cửa ngõ duy nhất của Nhật bản mở ra cho thế giới bên ngoài trong thời đại Edo (1603-1867); lúc đó cả nước quay về trạng thái tự cô lập để bế quan tỏa cảng.
Chính thể Tokugawa Shogunate trong thời đại Edo ngay từ hồi đầu thế kỷ 17 đã áp đặt những chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa, đàn áp các Kitô hữu và cấm cửa các linh mục người châu Âu.
Một số tín hữu đã bị chết vì đạo, một số khác bí mật gìn giữ đức tin của họ, sống như những “Kitô hữu chui” suốt một thời gian dài tới hơn 200 năm cho tới khi Nhật bản mở cửa lại cho thế giới bên ngoài dưới triều đại của vua Minh Trị, khởi đầu từ cuối thế kỷ 19.
Trong trận bom phá hủy Nagasaki, có tới 8500 người theo Kitô giáo bị chết.
Tu sĩ Thomas Ozaki Tagawa, phát biểu thay cho các tín hữu địa phương, nói rằng nhiều người vẫn còn thắc mắc không thể hiểu được tại sao Hoa kỳ lại tấn công Nagasaki, một thành phố có cộng đồng Kitô giáo lớn nhất nước Nhật.
Tuy nhiều người còn sống sót sau trận đánh bom này coi đó như là sự đau khổ Thiên Chúa gửi đến cho họ, nhưng tận đáy ký ức, họ vẫn còn thấy những nỗi kinh hoàng.
Ông Fukahori, thoát chết bên trong một cơ xưởng tại Nagasaki khi trái bom nổ tung tỏa ra một đám mây hình trái nấm, cho biết: “Tôi quá buồn khổ không khóc lên được bởi chỉ thấy thật quá tàn nhẫn.”
“Nhiều người thoát chết nay vẫn còn chịu hậu quả của phóng xạ. Tất cả những gì tôi có thể làm được là cầu nguyện cho họ. Tôi hy vọng rằng Nagasaki sẽ là nơi chỗ cuối cùng rơi vào thảm cảnh là nạn nhân của bom nguyên tử.”
Nhiều người Mỹ cho rằng những trái bom này cần phải bỏ xuống để mau chấm dứt chiến tranh và tránh những cuộc đổ bộ đẫm máu, nhưng tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami không đồng ý như thế.
Ngài nói: “Nhật bản đã giết hàng triệu người châu Á, nhưng không vì thế mà có thể biện minh cho việc bỏ bom nguyên tử. Chính việc sở hữu các võ khí hạt nhân đã là có tội.”
Lời ông Thị trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue:”Người ta chỉ cần dùng khả năng của trí tưởng tượng để coi xem sẽ xảy ra như thế nào nếu như điều đó xảy đến cho gia đình mình hay bạn bè mình. Quý vị có thể tưởng tượng ra điều đó khi đến thăm Nagasaki hoặc Hiroshima.”
Nguồn: Shingo Ito/AFP
Vụ nổ hạt nhân nhanh như tia chớp và làm mù lòa đã cướp đi sinh mạng của hơn 70 ngàn cư dân trong thành phố, và cũng chớp nhoáng thổi bay những cửa sổ ghép kiếng mầu của ngôi thánh đường này, làm sụp đổ các bức tường, thiêu rụi bàn thờ, làm tan chảy quả chuông đúc bằng kim loại.
Nhưng, điều mà tín hữu địa phương coi như một phép lạ, đó là đầu bức tượng Đức Mẹ Maria bằng gỗ đã tìm lại được giữa những hàng cột sụp đổ và đống gạch vụn nát cháy xém của ngôi nhà thờ xây dựng theo kiến trúc Roma bị san thành bình địa vào hôm 9 tháng 8 năm 1945.
Phần còn lại của bức tượng bị chiến tranh tàn phá này luôn còn tạo ra một nỗi ám ảnh: Đôi mắt Đức Mẹ bị cháy nám chỉ còn là hai hỏm đen, má trái thành than quầng thâm, và một vết nứt chạy dài trông chẳng khác vệt nước mắt chảy trên khuôn mặt.
“Thoạt mới nhìn [bức tượng bị hư hại] lần đầu tiên, tôi tưởng là Đức Mẹ đang khóc.” Đó là lời một giáo dân trong xứ đạo, ông Shigemi Fukahori, nay 79 tuổi. Ông còn nhớ hình ảnh bức tượng trước khi có vụ nổ đã làm tan tành ngôi nhà thờ chính tòa mang tên Đức Mẹ Maria.
Chăm chú nhìn vào bức tượng, ông nói: “Tôi tưởng dường như bằng sự hy sinh chính mình, Đức Mẹ đang kể lại cho chúng ta về nỗi thống khổ gây ra bởi chiến tranh. Đây quả thật là một biểu tượng của hoà bình phải nên bảo tồn mãi mãi.”
Di tượng của Đức Mẹ sau đó đã tìm được chỗ ở mới, bên trong ngôi thánh đường được tái tạo, cũng mang tên Đức Mẹ Maria, được xây lại trên cùng một địa điểm, chỉ cách chỗ trái bom san bình địa khoảng 500 thước.
Nhưng di tượng sau đó đã chu du nhiều nơi như một biểu tượng của hoà bình – gần đây nhất là tới thành phố New York khi có hội nghị của Liên hiệp quốc về giải trừ võ khi hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua, đồng thời cũng được đưa tới một thánh lễ cử hành tại nhà thờ chính tòa St. Patrick của thành phố này.
Trên đường chu du, các nhà lãnh đạo tôn giáo Nagasaki đã mang tượng tới Tòa thánh để được Đức giáo hoàng Benedict XVI làm phép, rồi được chuyển đến Guernica (Tây ban nha) nhằm tưởng niệm các nạn nhân bị chết vì không kích do chính thể Quốc xã trong thời kỳ Nội Chiến Tây ban nha.
Phát biểu của tổng giám mục Nagasaki là Joseph Mitsuaki Takami trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AFP: “Chúng tôi du hành ra nước ngoài, mang theo bức tượng, với ý tưởng xin Đức Trinh nữ Maria hoạt động cho hòa bình.”
“Có nhiều cách thế để kêu gọi hòa bình – như dùng hình ảnh, phim hoặc những chuyện kể về nỗi kinh hoàng của chiến tranh – nhưng tượng Đức Mẹ bị bom nguyên tử tàn phá, dường như có một mãnh lực khác biệt khi thuật lại cho chúng ta về nỗi kinh hoàng đó.”
Nagasaki là một thành phố cảng nằm ở phía tây nam và là cửa ngõ duy nhất của Nhật bản mở ra cho thế giới bên ngoài trong thời đại Edo (1603-1867); lúc đó cả nước quay về trạng thái tự cô lập để bế quan tỏa cảng.
Chính thể Tokugawa Shogunate trong thời đại Edo ngay từ hồi đầu thế kỷ 17 đã áp đặt những chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa, đàn áp các Kitô hữu và cấm cửa các linh mục người châu Âu.
Một số tín hữu đã bị chết vì đạo, một số khác bí mật gìn giữ đức tin của họ, sống như những “Kitô hữu chui” suốt một thời gian dài tới hơn 200 năm cho tới khi Nhật bản mở cửa lại cho thế giới bên ngoài dưới triều đại của vua Minh Trị, khởi đầu từ cuối thế kỷ 19.
Trong trận bom phá hủy Nagasaki, có tới 8500 người theo Kitô giáo bị chết.
Tu sĩ Thomas Ozaki Tagawa, phát biểu thay cho các tín hữu địa phương, nói rằng nhiều người vẫn còn thắc mắc không thể hiểu được tại sao Hoa kỳ lại tấn công Nagasaki, một thành phố có cộng đồng Kitô giáo lớn nhất nước Nhật.
Tuy nhiều người còn sống sót sau trận đánh bom này coi đó như là sự đau khổ Thiên Chúa gửi đến cho họ, nhưng tận đáy ký ức, họ vẫn còn thấy những nỗi kinh hoàng.
Ông Fukahori, thoát chết bên trong một cơ xưởng tại Nagasaki khi trái bom nổ tung tỏa ra một đám mây hình trái nấm, cho biết: “Tôi quá buồn khổ không khóc lên được bởi chỉ thấy thật quá tàn nhẫn.”
“Nhiều người thoát chết nay vẫn còn chịu hậu quả của phóng xạ. Tất cả những gì tôi có thể làm được là cầu nguyện cho họ. Tôi hy vọng rằng Nagasaki sẽ là nơi chỗ cuối cùng rơi vào thảm cảnh là nạn nhân của bom nguyên tử.”
Nhiều người Mỹ cho rằng những trái bom này cần phải bỏ xuống để mau chấm dứt chiến tranh và tránh những cuộc đổ bộ đẫm máu, nhưng tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami không đồng ý như thế.
Ngài nói: “Nhật bản đã giết hàng triệu người châu Á, nhưng không vì thế mà có thể biện minh cho việc bỏ bom nguyên tử. Chính việc sở hữu các võ khí hạt nhân đã là có tội.”
Lời ông Thị trưởng thành phố Nagasaki là Tomihisa Taue:”Người ta chỉ cần dùng khả năng của trí tưởng tượng để coi xem sẽ xảy ra như thế nào nếu như điều đó xảy đến cho gia đình mình hay bạn bè mình. Quý vị có thể tưởng tượng ra điều đó khi đến thăm Nagasaki hoặc Hiroshima.”
Nguồn: Shingo Ito/AFP