ROME (Zenit.org).- Đây có thể nói là cuộc đoàn tụ lớn lao nhất mà chúng tôi có dịp tham dự.
Chiều tối ngày 14 tháng 7 vừa qua, chỉ trong một đêm thôi, một loạt những tấm thảm dệt do nhà danh họa Raphael vẽ kiểu, đã được trả về đúng chỗ của chúng tại Nguyện đưòng Sistine, để treo dưới những bức bích họa thời danh của Michelangelo. Đây là một quang cảnh chưa từng được ai chứng kiến kể từ năm 1983 là thời điểm kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Raphael.
Một trong những cảnh tượng cảm động nhất của buổi chiều tối hôm đó là được thấy các phân bộ khác nhau của Viện Bảo tàng Vatican cùng hoạt động nhịp nhàng với nhau thật tốt đẹp. Mở đầu là cuộc họp báo để các vị: Antonio Paolucci, giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, Arnold Nesselrath phụ trách quản thủ nghệ thuật thời Phục hưng, và Anna Maria DeStrobel quản thủ các thảm dệt và vải vóc, cùng thảo luận về những khía cạnh, những phương diện khác nhau của các công trình, trong một khung cảnh hòa điệu toàn hảo.
Hoạt động chiều tối hôm đó sở dĩ có được là nhờ hội các nhà Bảo trợ Nghệ thuật trong Viện Bảo tàng. Các vị này, dưới sự chỉ đạo của Cha Mark Haydu thuộc Legionary of Christ, và cảm hứng của Nesselrath, đã tổ chức cuộc trưng bầy đặc biệt 4 tấm thảm dệt của Raphael đem từ Viện Bảo tàng Vatican để sẽ triển lãm tại Viện Bảo tàng Victoria and Albert ở Luân đôn song song với các bản họa mẫu nguyên thủy (tiếng Anh gọi là “cartoons”) được chính nhà danh tài Raphael vẽ.
Cuộc triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 8 tháng 9 sắp tới trùng hợp với cuộc tông du Anh quốc của Đức giáo hoàng Benedict XVI và sẽ bế mạc vào ngày 17 tháng 10. Các tấm thảm dệt thuộc bộ sưu tập của phủ giáo hoàng, còn các họa mẫu thuộc chủ quyền của nữ hoàng Elizabeth II. Các bản họa mẫu này được hoàng đế tương lai của nước Anh lúc đó, vua Charles I, mua tại Genoa năm 1623 với giá 300 bảng Anh và được Viện Bảo tàng Victoria and Albert mượn vĩnh viễn kể từ năm 1865.
Cuộc triển lãm tại Anh quốc này (xin coi trang mạng http://www.vam.ac.uk/exhibitions/future_exhibs/index.html) được vào cửa tự do, nhờ các nhà Bảo trợ Nghệ thuật và đặc biệt là của Michael và Dorothy Hintze. Nghĩa cử của các vị này làm ta nhớ lại lòng quảng đại lâu dài đối với nghệ thuật là truyền thống trong Giáo hội.
Các tấm thảm của Raphael được Giáo hoàng Leo X đặt cho ông thực hiện vào năm 1515, năm thứ hai triều giáo hoàng của ngài. Người tiền nhiệm là giáo hoàng Julius II đã để lại cho hậu thế những bích họa trên trần nhà nguyện Sistine của nhà danh họa Michelangelo và đã “khám phá” ra thiên tài của Raphael khi mướn ông vẽ các bức tranh ở các ngôi nhà ở của giáo hoàng. Julius mất trước khi Raphael hoàn tất công trình trong 4 căn phòng, nhưng giáo hoàng Leo X, lúc đó thật có ấn tượng tốt đẹp đối với nhà họa sĩ nên đã đặt cho ông này hoàn tất việc trang trí cho nhà nguyện Sistine, trong một khung cảnh cần đến một loạt những tài khéo khác biệt với những gì Michelangelo đã biểu hiện trên trần nhà.
Raphael được yêu cầu sửa soạn công việc họa mẫu về cuộc đời hai thánh Phêrô và Phaolô để đem dệt lên các tấm thảm. Ông đặc biệt chuẩn bị khổ giấy lớn cho cùng một kích thước với bức thảm sẽ dệt (343 cm x 432 cm – hoặc hơn 11 ft x 17 ft), và phải thực hiện các họa mẫu ngược chiều, vì thảm được dệt từ mặt sau. Trước đó Raphael đã làm nhiều bản khắc nên do đó quen với việc làm ngược chiều. Dầu vậy, trên bức tranh “Chữa lành người Què” (xin coi tại http://www.wga.hu/art/r/raphael/6tapestr/6healing.jpg), trong họa mẫu thì Thánh Phêrô nhấc tay phải của người bại liệt lên (như thuật trong Công vụ Sứ đồ 3:7) nhưng khi dệt trên thảm ta thấy Thánh nhân đưa cánh tay trái của y lên cao. Bức thảm này là một trong 4 tấm sẽ được triển lãm tại Luân đôn.
Các tấm thảm được dệt ở nước Bỉ tại xưởng của Peter van Aelst, được coi là nhà dệt thảm danh tiếng nhất thời bấy giờ. Cứ mỗi phân trên tấm thảm có tới 7 sợi dọc, nên một ô vuông mỗi bề một foot (khoảng 30 cm) phải mất cả tháng mới dệt xong. Đối với các tấm thảm do giáo hoàng Leo đặt làm, Aelst đã dùng những loại chỉ đặc biệt: tơ để phù hợp mầu sắc có đặc tính như sơn dầu (đáng buồn là nay mầu này đã phai lợt), chỉ vàng và chỉ bạc để lấp lánh đặc biệt theo ánh nến của Nhà nguyện. Aelst đã tận tình khó nhọc cho công trình này và bẩy tấm thảm đầu được hoàn tất vào năm 1519. Ba tấm sau làm xong năm 1521, nhưng giấc mộng của giáo hoàng Leo cho có được 16 tấm thảm để che kín những bức tường phía dưới đã không bao giờ thực hiện được. (Những tường này sau được treo những tranh họa ảo giác dưới triều giáo hoàng Sixtus IV). Giá cả của những công trình này gây choáng váng. Raphael được chi trả 1000 đồng tiền vàng, nhưng sản phẩm khi hoàn tất tốn phí đến 15 ngàn đồng, đắt gấp bốn lần chi phí trả cho họa phẩm vẽ trên trần nhà của Michelangelo.
Các họa mẫu để dệt cần nhiều chi tiết hơn đa số những bức tranh của Ý thời đó, nhưng Raphael đã hoàn tất được. Tấm thảm Người Què cho thấy cảnh quan đẹp đẽ nơi cửa Đền thờ Jerusalem, khi ông dùng những hàng cột cẩm thạch trang trí đẹp đẽ bằng các đường xoắn, tương tự như những cây cột chung quanh ngôi mộ Thánh Phêrô vào thời đó. Những hàng cột phân chia một cách toàn hảo hoạt cảnh được thuật lại: trẻ em kéo co và nhốn nháo ở phía trái, Thánh Phêrô và người bại liệt chiếm phần trung tâm, còn những người ăn xin tụ tập ở bên mặt, một người mặc bộ đồ rách rưới dường như tơi tả trước mắt chúng ta.
Một trong 4 tấm thảm có ý nghĩa nhất sẽ được triển lãm tại Luân đôn là "Maiestas Papalis," (xin coi tại http://www.vam.ac.uk/images/image/9120-large.jpg) mô tả cảnh Chúa Kitô bảo Thánh Phêrô “nuôi đàn chiên của Thày” và “hãy chăn chiên của Thầy” (Gioan 21: 15-17). Hình tượng Chúa Giêsu sáng láng với mầu trắng và kim loại vàng lấp lánh, tay mặt Người chỉ vào Phêrô đang quỳ dưới chân Người với chiếc chìa khóa, còn tay trái chỉ vào bầy chiên. Các tông đồ tụ tập quanh Chúa Giêsu và Phêrô, hơi tràn ra ngoài trung tâm, dường như phản ứng lại sức kéo trọng lực từ phía Chúa Kitô. Hình tượng này dường như được tạc sẵn cho cuộc tông du Anh quốc sắp tới của Giáo hoàng Benedict. Theo lệnh truyền của Chúa, người kế nhiệm của Phêrô sẽ mang của ăn cho đàn chiên đói khát của Người, bất chấp khó khăn, chối bỏ, và tuẫn đạo như trong trường hợp của Phêrô.
Bẩy tấm thảm hoàn tất nói trên đã được trưng bầy lần đầu tại Nguyện đường Sistine vào ngày 26 tháng 12 năm 1519 trước sự ngạc nhiên và thích thú của mọi người. Được treo trên tường, những tấm thảm này dường như làm căn phòng rộng thêm để cho người khách thăm có thể chứng kiến cuộc đời của hai Thánh Phêrô và Phaolô như được mở ra trước mắt họ. Được họa kiểu một cách hoành tráng và trang trí phong phú, chúng thực hiện được điều tưởng không thể làm được: kéo mắt người coi khỏi trần nhà và đặt tầm nhìn thẳng vào ngay trước mặt. Đây là lần đầu tiên, ít có người nghển cao cổ để nhìn các họa phẩm của Michelangelo, mà choáng ngợp bởi thế giới song hành của Raphael. Sự giản đơn trong điêu khắc của Michelangelo đã tái hợp với vẻ phức tạp trong hội họa của Raphael để biến nguyện đường thành một đêm huyền ảo với cái nhìn vào thiên quốc.
Tầm quan trọng của các họa phẩm do Raphael thực hiện được công nhận ngay sau đó. Trong khi hầu hết các họa mẫu đã bị hủy hoại trong tiến trình dệt thảm, nhưng 8 trong 10 họa mẫu của Raphael còn được duy trì, mặc dầu tính chất dễ bị hư hại của vật liệu. Còn các tấm thảm lại có một số phận phức tạp hơn. Bị phân tán vào nằm 1530, chúng được chuyển tới Constantinople, Tunisia và Pháp. Một số được thu hồi tại Venice, nhưng trong trường hợp tấm thảm về “Cái chết của Ananias”, thảm bị cắt làm bốn mảnh, và chỉ có hai phần được thu phục lại.
Tuy Raphael đã sống để thấy được công trình của mình được treo trong nguyện đường Sistine, nhưng ông không có cách nào biết được chính mình sẽ chết trong vòng 4 tháng sau đó. Ông bị giết bởi một người cuồng tín lúc ông mới có 37 tuổi. Cái chết của Raphael, và tiếp theo sau là sự qua đời của giáo hoàng Leo một năm sau đó, báo hiệu sự chấm dứt giai đoạn vàng son của thời Phục hưng. Trong lúc Raphael và Peter van Aelst đang cực nhọc để hoàn thành những tấm thảm này, thì Martin Luther đặt bút viết 95 Luận án mà chẳng bao lâu sau sẽ làm rách xơ xác tấm vải Kitô giáo.
Những tấm thảm dệt này, là công trình nghệ thuật cuối cùng của một Giáo hội Tây phương hiệp nhất, đã chưa bao giờ đến viếng nước Anh. Vào lúc tông huấn “Anglicanorum Coetibus” và các khoản dự liệu cho người Anh giáo được trở về với Giáo hội Công giáo, thì các họa mẫu của Raphael và các tấm thảm dệt đã được đoàn tụ sau 500 năm cách biệt.
Những hình ảnh mô tả hai thánh Phêrô và Phaolô truyền bá Tin Mừng bên cạnh nhau minh họa hùng hồn cho lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Giáo hoàng.
* * *
Làm lu mờ
Những điều đó cũng như các tính chất thực sự có giá trị tin tức trong cuộc viếng thăm sắp tới của Đức giáo hoàng dường như đã bị mất đi trên các phương tiện truyền thống thế tục.
Benedict - con người Can trường như tờ báo Wall Street Journal đã có lần mệnh danh cho ngài – sẽ đi như tiên tri Daniel ngày trước vào một cái chuồng sư tử thật. Những kẻ thù được thả hoang như Christopher Hitchens và Richard Dawkins đã mài sẵn nanh vuốt để cấu xé xương thịt của vị Giáo hoàng khi ngài cố công đến với bày chiên của Chúa Kitô. Có bao nhiêu cụ già 83 tuổi sẽ thực hiện một sứ mạng làm nản lòng như thế?
Có lẽ một thứ sợ hãi nào đó đang bò lần vào trong tim những người vô thần do việc tuyên thánh sắp tới cho John Henry Newman, nhân vật lớn lao nhất đã cải đạo theo Công giáo vào thế kỷ 19. Newman đã đi từ chỗ thành lập phong trào Oxford của Giáo hội Cao cấp Anh giáo để trở thành một trong những nhà trí thức vĩ đại nhất của Giáo hội Công giáo, 4 công trình của ngài được trưng dẫn trong sách Giáo lý, được lựa chọn kỹ càng trước khi loan báo việc tuyên thánh. Với sự kiện là Newman đã có lúc chủ trương rằng Giáo hoàng là kẻ phản Chúa, người ta có thể thấy tại sao Dawkins và Hitchens (cả hai không ai được coi như đang đi tới được tầm vóc trí thức như Newman) lại nôn nao chộn rộn về việc người cải giáo vĩ đại này được đưa lên bàn thờ để tôn kính.
Trong khi rõ rệt chỉ là một đề tài ít quan trọng, nhưng việc đưa các tấm thảm của Raphael tới sẽ đề cao sức mạnh của vẻ đẹp để mang lại hiệp nhất. Các họa mẫu của hoàng gia, kề song song bên các tấm thảm của giáo hoàng, không nhấn mạnh đến những chia rẽ và thảm họa là một khía cạnh của 500 năm lịch sử, nhưng mà là cách thức mô tả thiên tài nhân loại và vẻ đẹp siêu việt có thể kéo con người lại gần nhau như thế nào.
Sau cuộc họp báo ngày 14 tháng 7, Viện Bảo tàng Vatican còn mở cửa cho công chúng đến thăm Nguyện đường Sistine và thưởng ngoạn hình ảnh tinh tế trên các tấm thảm của Raphael. Một dòng người du khách đều đặn tràn vào Nguyện đường, chen lẫn với các ký giả, nhân viên Tòa thánh, sử gia về nghệ thuật và các khách mời ưu tiên, nhưng những khác biệt về ngôn ngữ, học vấn và địa vị đã được quên đi để mọi người cùng chia sẻ một sự ngạc nhiên chung.
Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng lòng can đảm, sự đổi thay và vẻ đẹp, đã từ lâu đã tạo ra những áng văn chương lớn, có thể nhất thời làm lu mờ những câu chuyện về vụ tai tiếng.
* * *
Nguồn: Elizabeth Lev/Zenit
Bà Elizabeth Lev giảng dạy môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô giáo tại trường Đại học Duquesne (khuôn viên Ý) và chương trình Nghiên cứu Công giáo tại trường Đại học Thánh Toma.
Chiều tối ngày 14 tháng 7 vừa qua, chỉ trong một đêm thôi, một loạt những tấm thảm dệt do nhà danh họa Raphael vẽ kiểu, đã được trả về đúng chỗ của chúng tại Nguyện đưòng Sistine, để treo dưới những bức bích họa thời danh của Michelangelo. Đây là một quang cảnh chưa từng được ai chứng kiến kể từ năm 1983 là thời điểm kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Raphael.
Một trong những cảnh tượng cảm động nhất của buổi chiều tối hôm đó là được thấy các phân bộ khác nhau của Viện Bảo tàng Vatican cùng hoạt động nhịp nhàng với nhau thật tốt đẹp. Mở đầu là cuộc họp báo để các vị: Antonio Paolucci, giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, Arnold Nesselrath phụ trách quản thủ nghệ thuật thời Phục hưng, và Anna Maria DeStrobel quản thủ các thảm dệt và vải vóc, cùng thảo luận về những khía cạnh, những phương diện khác nhau của các công trình, trong một khung cảnh hòa điệu toàn hảo.
Hoạt động chiều tối hôm đó sở dĩ có được là nhờ hội các nhà Bảo trợ Nghệ thuật trong Viện Bảo tàng. Các vị này, dưới sự chỉ đạo của Cha Mark Haydu thuộc Legionary of Christ, và cảm hứng của Nesselrath, đã tổ chức cuộc trưng bầy đặc biệt 4 tấm thảm dệt của Raphael đem từ Viện Bảo tàng Vatican để sẽ triển lãm tại Viện Bảo tàng Victoria and Albert ở Luân đôn song song với các bản họa mẫu nguyên thủy (tiếng Anh gọi là “cartoons”) được chính nhà danh tài Raphael vẽ.
Cuộc triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 8 tháng 9 sắp tới trùng hợp với cuộc tông du Anh quốc của Đức giáo hoàng Benedict XVI và sẽ bế mạc vào ngày 17 tháng 10. Các tấm thảm dệt thuộc bộ sưu tập của phủ giáo hoàng, còn các họa mẫu thuộc chủ quyền của nữ hoàng Elizabeth II. Các bản họa mẫu này được hoàng đế tương lai của nước Anh lúc đó, vua Charles I, mua tại Genoa năm 1623 với giá 300 bảng Anh và được Viện Bảo tàng Victoria and Albert mượn vĩnh viễn kể từ năm 1865.
Cuộc triển lãm tại Anh quốc này (xin coi trang mạng http://www.vam.ac.uk/exhibitions/future_exhibs/index.html) được vào cửa tự do, nhờ các nhà Bảo trợ Nghệ thuật và đặc biệt là của Michael và Dorothy Hintze. Nghĩa cử của các vị này làm ta nhớ lại lòng quảng đại lâu dài đối với nghệ thuật là truyền thống trong Giáo hội.
Các tấm thảm của Raphael được Giáo hoàng Leo X đặt cho ông thực hiện vào năm 1515, năm thứ hai triều giáo hoàng của ngài. Người tiền nhiệm là giáo hoàng Julius II đã để lại cho hậu thế những bích họa trên trần nhà nguyện Sistine của nhà danh họa Michelangelo và đã “khám phá” ra thiên tài của Raphael khi mướn ông vẽ các bức tranh ở các ngôi nhà ở của giáo hoàng. Julius mất trước khi Raphael hoàn tất công trình trong 4 căn phòng, nhưng giáo hoàng Leo X, lúc đó thật có ấn tượng tốt đẹp đối với nhà họa sĩ nên đã đặt cho ông này hoàn tất việc trang trí cho nhà nguyện Sistine, trong một khung cảnh cần đến một loạt những tài khéo khác biệt với những gì Michelangelo đã biểu hiện trên trần nhà.
Raphael được yêu cầu sửa soạn công việc họa mẫu về cuộc đời hai thánh Phêrô và Phaolô để đem dệt lên các tấm thảm. Ông đặc biệt chuẩn bị khổ giấy lớn cho cùng một kích thước với bức thảm sẽ dệt (343 cm x 432 cm – hoặc hơn 11 ft x 17 ft), và phải thực hiện các họa mẫu ngược chiều, vì thảm được dệt từ mặt sau. Trước đó Raphael đã làm nhiều bản khắc nên do đó quen với việc làm ngược chiều. Dầu vậy, trên bức tranh “Chữa lành người Què” (xin coi tại http://www.wga.hu/art/r/raphael/6tapestr/6healing.jpg), trong họa mẫu thì Thánh Phêrô nhấc tay phải của người bại liệt lên (như thuật trong Công vụ Sứ đồ 3:7) nhưng khi dệt trên thảm ta thấy Thánh nhân đưa cánh tay trái của y lên cao. Bức thảm này là một trong 4 tấm sẽ được triển lãm tại Luân đôn.
Các tấm thảm được dệt ở nước Bỉ tại xưởng của Peter van Aelst, được coi là nhà dệt thảm danh tiếng nhất thời bấy giờ. Cứ mỗi phân trên tấm thảm có tới 7 sợi dọc, nên một ô vuông mỗi bề một foot (khoảng 30 cm) phải mất cả tháng mới dệt xong. Đối với các tấm thảm do giáo hoàng Leo đặt làm, Aelst đã dùng những loại chỉ đặc biệt: tơ để phù hợp mầu sắc có đặc tính như sơn dầu (đáng buồn là nay mầu này đã phai lợt), chỉ vàng và chỉ bạc để lấp lánh đặc biệt theo ánh nến của Nhà nguyện. Aelst đã tận tình khó nhọc cho công trình này và bẩy tấm thảm đầu được hoàn tất vào năm 1519. Ba tấm sau làm xong năm 1521, nhưng giấc mộng của giáo hoàng Leo cho có được 16 tấm thảm để che kín những bức tường phía dưới đã không bao giờ thực hiện được. (Những tường này sau được treo những tranh họa ảo giác dưới triều giáo hoàng Sixtus IV). Giá cả của những công trình này gây choáng váng. Raphael được chi trả 1000 đồng tiền vàng, nhưng sản phẩm khi hoàn tất tốn phí đến 15 ngàn đồng, đắt gấp bốn lần chi phí trả cho họa phẩm vẽ trên trần nhà của Michelangelo.
Các họa mẫu để dệt cần nhiều chi tiết hơn đa số những bức tranh của Ý thời đó, nhưng Raphael đã hoàn tất được. Tấm thảm Người Què cho thấy cảnh quan đẹp đẽ nơi cửa Đền thờ Jerusalem, khi ông dùng những hàng cột cẩm thạch trang trí đẹp đẽ bằng các đường xoắn, tương tự như những cây cột chung quanh ngôi mộ Thánh Phêrô vào thời đó. Những hàng cột phân chia một cách toàn hảo hoạt cảnh được thuật lại: trẻ em kéo co và nhốn nháo ở phía trái, Thánh Phêrô và người bại liệt chiếm phần trung tâm, còn những người ăn xin tụ tập ở bên mặt, một người mặc bộ đồ rách rưới dường như tơi tả trước mắt chúng ta.
Một trong 4 tấm thảm có ý nghĩa nhất sẽ được triển lãm tại Luân đôn là "Maiestas Papalis," (xin coi tại http://www.vam.ac.uk/images/image/9120-large.jpg) mô tả cảnh Chúa Kitô bảo Thánh Phêrô “nuôi đàn chiên của Thày” và “hãy chăn chiên của Thầy” (Gioan 21: 15-17). Hình tượng Chúa Giêsu sáng láng với mầu trắng và kim loại vàng lấp lánh, tay mặt Người chỉ vào Phêrô đang quỳ dưới chân Người với chiếc chìa khóa, còn tay trái chỉ vào bầy chiên. Các tông đồ tụ tập quanh Chúa Giêsu và Phêrô, hơi tràn ra ngoài trung tâm, dường như phản ứng lại sức kéo trọng lực từ phía Chúa Kitô. Hình tượng này dường như được tạc sẵn cho cuộc tông du Anh quốc sắp tới của Giáo hoàng Benedict. Theo lệnh truyền của Chúa, người kế nhiệm của Phêrô sẽ mang của ăn cho đàn chiên đói khát của Người, bất chấp khó khăn, chối bỏ, và tuẫn đạo như trong trường hợp của Phêrô.
Bẩy tấm thảm hoàn tất nói trên đã được trưng bầy lần đầu tại Nguyện đường Sistine vào ngày 26 tháng 12 năm 1519 trước sự ngạc nhiên và thích thú của mọi người. Được treo trên tường, những tấm thảm này dường như làm căn phòng rộng thêm để cho người khách thăm có thể chứng kiến cuộc đời của hai Thánh Phêrô và Phaolô như được mở ra trước mắt họ. Được họa kiểu một cách hoành tráng và trang trí phong phú, chúng thực hiện được điều tưởng không thể làm được: kéo mắt người coi khỏi trần nhà và đặt tầm nhìn thẳng vào ngay trước mặt. Đây là lần đầu tiên, ít có người nghển cao cổ để nhìn các họa phẩm của Michelangelo, mà choáng ngợp bởi thế giới song hành của Raphael. Sự giản đơn trong điêu khắc của Michelangelo đã tái hợp với vẻ phức tạp trong hội họa của Raphael để biến nguyện đường thành một đêm huyền ảo với cái nhìn vào thiên quốc.
Tầm quan trọng của các họa phẩm do Raphael thực hiện được công nhận ngay sau đó. Trong khi hầu hết các họa mẫu đã bị hủy hoại trong tiến trình dệt thảm, nhưng 8 trong 10 họa mẫu của Raphael còn được duy trì, mặc dầu tính chất dễ bị hư hại của vật liệu. Còn các tấm thảm lại có một số phận phức tạp hơn. Bị phân tán vào nằm 1530, chúng được chuyển tới Constantinople, Tunisia và Pháp. Một số được thu hồi tại Venice, nhưng trong trường hợp tấm thảm về “Cái chết của Ananias”, thảm bị cắt làm bốn mảnh, và chỉ có hai phần được thu phục lại.
Tuy Raphael đã sống để thấy được công trình của mình được treo trong nguyện đường Sistine, nhưng ông không có cách nào biết được chính mình sẽ chết trong vòng 4 tháng sau đó. Ông bị giết bởi một người cuồng tín lúc ông mới có 37 tuổi. Cái chết của Raphael, và tiếp theo sau là sự qua đời của giáo hoàng Leo một năm sau đó, báo hiệu sự chấm dứt giai đoạn vàng son của thời Phục hưng. Trong lúc Raphael và Peter van Aelst đang cực nhọc để hoàn thành những tấm thảm này, thì Martin Luther đặt bút viết 95 Luận án mà chẳng bao lâu sau sẽ làm rách xơ xác tấm vải Kitô giáo.
Những tấm thảm dệt này, là công trình nghệ thuật cuối cùng của một Giáo hội Tây phương hiệp nhất, đã chưa bao giờ đến viếng nước Anh. Vào lúc tông huấn “Anglicanorum Coetibus” và các khoản dự liệu cho người Anh giáo được trở về với Giáo hội Công giáo, thì các họa mẫu của Raphael và các tấm thảm dệt đã được đoàn tụ sau 500 năm cách biệt.
Những hình ảnh mô tả hai thánh Phêrô và Phaolô truyền bá Tin Mừng bên cạnh nhau minh họa hùng hồn cho lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Giáo hoàng.
* * *
Làm lu mờ
Những điều đó cũng như các tính chất thực sự có giá trị tin tức trong cuộc viếng thăm sắp tới của Đức giáo hoàng dường như đã bị mất đi trên các phương tiện truyền thống thế tục.
Benedict - con người Can trường như tờ báo Wall Street Journal đã có lần mệnh danh cho ngài – sẽ đi như tiên tri Daniel ngày trước vào một cái chuồng sư tử thật. Những kẻ thù được thả hoang như Christopher Hitchens và Richard Dawkins đã mài sẵn nanh vuốt để cấu xé xương thịt của vị Giáo hoàng khi ngài cố công đến với bày chiên của Chúa Kitô. Có bao nhiêu cụ già 83 tuổi sẽ thực hiện một sứ mạng làm nản lòng như thế?
Có lẽ một thứ sợ hãi nào đó đang bò lần vào trong tim những người vô thần do việc tuyên thánh sắp tới cho John Henry Newman, nhân vật lớn lao nhất đã cải đạo theo Công giáo vào thế kỷ 19. Newman đã đi từ chỗ thành lập phong trào Oxford của Giáo hội Cao cấp Anh giáo để trở thành một trong những nhà trí thức vĩ đại nhất của Giáo hội Công giáo, 4 công trình của ngài được trưng dẫn trong sách Giáo lý, được lựa chọn kỹ càng trước khi loan báo việc tuyên thánh. Với sự kiện là Newman đã có lúc chủ trương rằng Giáo hoàng là kẻ phản Chúa, người ta có thể thấy tại sao Dawkins và Hitchens (cả hai không ai được coi như đang đi tới được tầm vóc trí thức như Newman) lại nôn nao chộn rộn về việc người cải giáo vĩ đại này được đưa lên bàn thờ để tôn kính.
Trong khi rõ rệt chỉ là một đề tài ít quan trọng, nhưng việc đưa các tấm thảm của Raphael tới sẽ đề cao sức mạnh của vẻ đẹp để mang lại hiệp nhất. Các họa mẫu của hoàng gia, kề song song bên các tấm thảm của giáo hoàng, không nhấn mạnh đến những chia rẽ và thảm họa là một khía cạnh của 500 năm lịch sử, nhưng mà là cách thức mô tả thiên tài nhân loại và vẻ đẹp siêu việt có thể kéo con người lại gần nhau như thế nào.
Sau cuộc họp báo ngày 14 tháng 7, Viện Bảo tàng Vatican còn mở cửa cho công chúng đến thăm Nguyện đường Sistine và thưởng ngoạn hình ảnh tinh tế trên các tấm thảm của Raphael. Một dòng người du khách đều đặn tràn vào Nguyện đường, chen lẫn với các ký giả, nhân viên Tòa thánh, sử gia về nghệ thuật và các khách mời ưu tiên, nhưng những khác biệt về ngôn ngữ, học vấn và địa vị đã được quên đi để mọi người cùng chia sẻ một sự ngạc nhiên chung.
Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng lòng can đảm, sự đổi thay và vẻ đẹp, đã từ lâu đã tạo ra những áng văn chương lớn, có thể nhất thời làm lu mờ những câu chuyện về vụ tai tiếng.
* * *
Nguồn: Elizabeth Lev/Zenit
Bà Elizabeth Lev giảng dạy môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô giáo tại trường Đại học Duquesne (khuôn viên Ý) và chương trình Nghiên cứu Công giáo tại trường Đại học Thánh Toma.