BAGHDAD: Ngày 15 tháng 7 vừa qua Đức Cha Louis Rapharel I Sako, thượng phụ Công Giáo Canđê đã thiết tha kêu gọi các dân biểu Quốc Hội Irak mau chóng thành lập tân chính phủ để tránh cho đất nước khọi rơi vào cảnh hỗn loạn.
Trong thư ngỏ gửi các dân biểu quốc hội Đức Cha Sako khẳng định: cho tới nay các cuộc họp của Quốc hội nhằm thành lập một tân chính quyền đã không đi tới đâu. Xin qúy vị và các đảng phái chính trị toàn nước biết cho rằng đất nước Irak đang rơi vào cảnh hỗn loạn, vì thế không đựơc mất thì giờ. Hợp tiếng nói khiêm tốn của tôi với tiếng nói của các vị lãnh đạo Hồi Sciít và Sunnít tôi xin qũy vị nhanh chóng bầu ba vị lãnh đạo để tránh cho đất nước khỏi rơi vào tình trạng vô chính phú, hỗn loạn và phân hóa.
Đức Thượng phụ Sako cũng đề nghị các dân biểu đọc một lời kinh đơn sơ ngài đã soạn trước các cuộc họp. Lời kinh viết: ”Lậy Chúa, xin trợ giúp chúng con, để chúng con có thể đổi thoại với nhau và hiểu biết nhau, xa lánh mọi hẹp hòi và óc bè phái. Lậy Chúa, xin giúp chúng con phổ biến hòa bình và an ninh cho dân tộc chúng con, như thế đất nước Irak có thể chiến thắng ra khỏi mọi vấn đề của mình. Amen”
Mặt khác các giới lãnh đạo tôn giáo Irak cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Âu châu giúp chấm dứt nội chiến gây nguy cơ cho tương lai đất nước Irak và các tôn giáo thiểu số. Trước tình hình nghiêm trọng tại Irak Hội đồng Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đã mời vài vị lãnh đạo của Giáo Hội địa phương tới Bruxelles để gặp gỡ ông Herman van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng âu châu và giới lãnh đạo Liên HIệp Âu châu. Sáng kiến này nằm trong chương trình cộng tác giữa Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ và Liên Hiệp Âu châu tạo sự gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo chính trị âu châu với các chứng nhân của các Giáo Hội đang gặp khó khăn như Pakistan, Ai Cập, Siria, và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thượng phụ Louis Sako cho biết thiểu số kitô tại Irak hiên nay rất suy yếu. Nếu không có một giải pháp hòa bình cho Irak, thì sẽ chỉ còn một sự hiện diện kitô biểu tượng. Và điều này sẽ là sự kết thúc lịch sử Giáo Hội tại Irak. Đức Cha Sako cũng cho biết từ sau cuộc xấm chiếm của lực lượng ISIL, rất nhiều kitô hữu và cả các tín hữu hồi đã bỏ nhà cửa ruộng vườn trong tay các dân quân hồi thánh chiến, và đến trú ngụ trong các cơ cấu của Giáo Hôi hay trong các gia đình kitô ở các làng bên cạnh. Giáo Hội trợ giúp mọi người không phân biệt ai. Tuy là một thiểu số sống sót sau các năm bạo lưc và bách hại có hệ thống, nhưng Giáo Hội có thể góp phần làm trung gian trong cuộc xung đột và tạp thuận tiện cho các liên lạc với cộng đồng quốc tế (ZENIT 15-7-2014)
Trong thư ngỏ gửi các dân biểu quốc hội Đức Cha Sako khẳng định: cho tới nay các cuộc họp của Quốc hội nhằm thành lập một tân chính quyền đã không đi tới đâu. Xin qúy vị và các đảng phái chính trị toàn nước biết cho rằng đất nước Irak đang rơi vào cảnh hỗn loạn, vì thế không đựơc mất thì giờ. Hợp tiếng nói khiêm tốn của tôi với tiếng nói của các vị lãnh đạo Hồi Sciít và Sunnít tôi xin qũy vị nhanh chóng bầu ba vị lãnh đạo để tránh cho đất nước khỏi rơi vào tình trạng vô chính phú, hỗn loạn và phân hóa.
Đức Thượng phụ Sako cũng đề nghị các dân biểu đọc một lời kinh đơn sơ ngài đã soạn trước các cuộc họp. Lời kinh viết: ”Lậy Chúa, xin trợ giúp chúng con, để chúng con có thể đổi thoại với nhau và hiểu biết nhau, xa lánh mọi hẹp hòi và óc bè phái. Lậy Chúa, xin giúp chúng con phổ biến hòa bình và an ninh cho dân tộc chúng con, như thế đất nước Irak có thể chiến thắng ra khỏi mọi vấn đề của mình. Amen”
Mặt khác các giới lãnh đạo tôn giáo Irak cũng đã yêu cầu Liên Hiệp Âu châu giúp chấm dứt nội chiến gây nguy cơ cho tương lai đất nước Irak và các tôn giáo thiểu số. Trước tình hình nghiêm trọng tại Irak Hội đồng Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đã mời vài vị lãnh đạo của Giáo Hội địa phương tới Bruxelles để gặp gỡ ông Herman van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng âu châu và giới lãnh đạo Liên HIệp Âu châu. Sáng kiến này nằm trong chương trình cộng tác giữa Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ và Liên Hiệp Âu châu tạo sự gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo chính trị âu châu với các chứng nhân của các Giáo Hội đang gặp khó khăn như Pakistan, Ai Cập, Siria, và Cộng hòa Trung Phi.
Đức Thượng phụ Louis Sako cho biết thiểu số kitô tại Irak hiên nay rất suy yếu. Nếu không có một giải pháp hòa bình cho Irak, thì sẽ chỉ còn một sự hiện diện kitô biểu tượng. Và điều này sẽ là sự kết thúc lịch sử Giáo Hội tại Irak. Đức Cha Sako cũng cho biết từ sau cuộc xấm chiếm của lực lượng ISIL, rất nhiều kitô hữu và cả các tín hữu hồi đã bỏ nhà cửa ruộng vườn trong tay các dân quân hồi thánh chiến, và đến trú ngụ trong các cơ cấu của Giáo Hôi hay trong các gia đình kitô ở các làng bên cạnh. Giáo Hội trợ giúp mọi người không phân biệt ai. Tuy là một thiểu số sống sót sau các năm bạo lưc và bách hại có hệ thống, nhưng Giáo Hội có thể góp phần làm trung gian trong cuộc xung đột và tạp thuận tiện cho các liên lạc với cộng đồng quốc tế (ZENIT 15-7-2014)