VATICĂNG: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khích lệ chính quyền Irak dấn thân tạo dựng một xã hội an ninh và bình đẳng để mọi công dân có thể góp phần kiến tạo một quốc gia Irak an bình thịnh vượng.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-7-2010 dành cho ông Mohammed Radi Ali Al-Sadr, tân đại sứ Irak cạnh Tòa Thánh, đến trình ủy nhiệm thư.
Chào mừng ông tân đại sứ, Đức Thánh Cha tái khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với dân nước Irak cũng như vai trò và phần đóng góp quan trọng của Kitô hữu cho đất nước này, quê hương của tổ phụ Abraham là cha của các tín hữu Do thái Kitô và Hồi giáo trong đức tin.
Nhắc tới ý chí can đảm của người dân Irak quyết tâm lựa chọn nền dân chủ và xã hội đa nguyên nên đã đi đầu phiếu đông đảo hồi tháng 3 năm nay 2010, bất chấp mọi đe dọa của nạn khủng bố phá hoại, Đức Thánh Cha cầu mong chính quyền mau được thành lập và hoạt động hữu hiệu để đáp ứng các nguyện vọng ấy của người dân. Tân chính quyền Irak cần có các biện pháp bảo đảm an ninh cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các nhóm thiểu số. Trong lịch sử nước này Kitô hữu đã hiện diện ngay trong các thế kỷ đầu, và tuy là một thiểu số Giáo Hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển thịnh vượng của Irak qua các hoạt động giáo dục và y tế. Họ mong muốn có các điều kiện thuận lợi để có thể ở lại trên quê hương và tiếp tục góp phần thăng tiến chính trị, xã hội kinh tế cho đất nước, mà không bị bó buộc phải di cư đi nơi khác. Trong các năm qua đã xảy ra nhiều bạo lực khủng bố chống lại các thành phần vô tội cả hồi giáo lẫn Kitô; các hành động gây chết chóc này trái nghịch với các giáo huấn của Hồi giao cũng như Kitô giáo. Các khổ đau chung đó có thể là mối dây nối kết các tín hữu của cả hai tôn giáo trong dấn thân hòa giải đất nước, noi gương những người con của Irak nạn nhân của bạo lực như ĐC Faraj Rahho, LM Ragheed Ganni và nhiều tín hữu khác. Ước chi hy sinh của các vị và của biết bao nhiêu công dân Irak khác củng cố quyết tâm xây dựng một quốc gia an ninh và ổn định.
Nhắc tới quyết tâm của chính quyền Irak trong việc tôn trọng các quyền con người, Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của việc thừa nhận, bảo vệ, và thăng tiến các quyền căn bản của con người trong việc xây dựng một xã hội thực sự lành mạnh. Trong số các quyền cần tôn trọng hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo và tự do thờ phượng. Chúng là thước đo các quyền tự do, vì cho phép người dân sống phù hợp với phẩm giá của họ được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, thật là điều đáng mong ước nếu các quyền này không bị luật lệ hạn chế, nhưng được bảo đảm và thăng tiến để xã hội Irak có thể góp phần xây dựng một môi sinh công bằng, luân lý và hòa bình.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng hy vọng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông sắp tới sẽ cống hiến cơ hội giúp khám phá ra vai trò và chứng tá của các Kitô hữu trong các vùng đất của Kinh Thánh, và thúc đẩy cuộc đối thoại giữa các tôn giáo để góp phần vào việc củng cố sự sống chung hòa bình và tôn trọng giữa tín hữu mọi tôn giáo trong vùng.
Đức Thánh Cha cầu mong cho đất nước Irak sớm ra khỏi kinh nghiệm khó khăn đã kéo dài hàng chục năm nay, để trở thành mô thức của tinh thần khoan hòa cộng tác giữa các tín hữu Hồi và Kitô giáo cũng như tín hữu các tôn giáo khác để phục vụ các anh chị em cần được trợ giúp (SD 2-7-2010).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 2-7-2010 dành cho ông Mohammed Radi Ali Al-Sadr, tân đại sứ Irak cạnh Tòa Thánh, đến trình ủy nhiệm thư.
Chào mừng ông tân đại sứ, Đức Thánh Cha tái khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh đối với dân nước Irak cũng như vai trò và phần đóng góp quan trọng của Kitô hữu cho đất nước này, quê hương của tổ phụ Abraham là cha của các tín hữu Do thái Kitô và Hồi giáo trong đức tin.
Nhắc tới ý chí can đảm của người dân Irak quyết tâm lựa chọn nền dân chủ và xã hội đa nguyên nên đã đi đầu phiếu đông đảo hồi tháng 3 năm nay 2010, bất chấp mọi đe dọa của nạn khủng bố phá hoại, Đức Thánh Cha cầu mong chính quyền mau được thành lập và hoạt động hữu hiệu để đáp ứng các nguyện vọng ấy của người dân. Tân chính quyền Irak cần có các biện pháp bảo đảm an ninh cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các nhóm thiểu số. Trong lịch sử nước này Kitô hữu đã hiện diện ngay trong các thế kỷ đầu, và tuy là một thiểu số Giáo Hội đã góp phần tích cực cho sự phát triển thịnh vượng của Irak qua các hoạt động giáo dục và y tế. Họ mong muốn có các điều kiện thuận lợi để có thể ở lại trên quê hương và tiếp tục góp phần thăng tiến chính trị, xã hội kinh tế cho đất nước, mà không bị bó buộc phải di cư đi nơi khác. Trong các năm qua đã xảy ra nhiều bạo lực khủng bố chống lại các thành phần vô tội cả hồi giáo lẫn Kitô; các hành động gây chết chóc này trái nghịch với các giáo huấn của Hồi giao cũng như Kitô giáo. Các khổ đau chung đó có thể là mối dây nối kết các tín hữu của cả hai tôn giáo trong dấn thân hòa giải đất nước, noi gương những người con của Irak nạn nhân của bạo lực như ĐC Faraj Rahho, LM Ragheed Ganni và nhiều tín hữu khác. Ước chi hy sinh của các vị và của biết bao nhiêu công dân Irak khác củng cố quyết tâm xây dựng một quốc gia an ninh và ổn định.
Nhắc tới quyết tâm của chính quyền Irak trong việc tôn trọng các quyền con người, Đức Thánh Cha khẳng định tầm quan trọng của việc thừa nhận, bảo vệ, và thăng tiến các quyền căn bản của con người trong việc xây dựng một xã hội thực sự lành mạnh. Trong số các quyền cần tôn trọng hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo và tự do thờ phượng. Chúng là thước đo các quyền tự do, vì cho phép người dân sống phù hợp với phẩm giá của họ được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế, thật là điều đáng mong ước nếu các quyền này không bị luật lệ hạn chế, nhưng được bảo đảm và thăng tiến để xã hội Irak có thể góp phần xây dựng một môi sinh công bằng, luân lý và hòa bình.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng hy vọng rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông sắp tới sẽ cống hiến cơ hội giúp khám phá ra vai trò và chứng tá của các Kitô hữu trong các vùng đất của Kinh Thánh, và thúc đẩy cuộc đối thoại giữa các tôn giáo để góp phần vào việc củng cố sự sống chung hòa bình và tôn trọng giữa tín hữu mọi tôn giáo trong vùng.
Đức Thánh Cha cầu mong cho đất nước Irak sớm ra khỏi kinh nghiệm khó khăn đã kéo dài hàng chục năm nay, để trở thành mô thức của tinh thần khoan hòa cộng tác giữa các tín hữu Hồi và Kitô giáo cũng như tín hữu các tôn giáo khác để phục vụ các anh chị em cần được trợ giúp (SD 2-7-2010).