Đầu tháng 6 vừa qua, Tổng Giáo Phận New York, Hoa Kỳ, có tổ chức một cuộc hội thảo bắt buộc dành cho hàng giáo sĩ về vấn đề văn hóa khiêu dâm. Bây giờ, lại có một sáng kiến khác là dùng internet để tổ chức các cuộc hội thảo trên mạng về cùng đề tài này. Vào ngày thứ bẩy, 26 tháng 6 vừa qua, mọi người trên thế giới đã được mời tham gia cuộc hội thảo trên mạng này từ nhà, để hiểu biết hơn phương cách đương đầu với vấn đề văn hóa khiêu dâm trong xã hội và trong cuộc sống tư riêng của họ.
Peter Kleponis, phụ tá giám đốc của Dịch Vụ Huấn Đạo Toàn Diện (Comprehensive Counseling Services), là cơ quan, cùng với Viện Chữa Lành Hôn Nhân (Institute of Marital Healing), đứng ra bảo trợ cuộc hội thảo trên mạng nói trên (thuật ngữ chuyên môn gọi là webinar), đã cung cấp cho hãng tin Zenit một cái nhìn tổng quát về nội dung cuộc hội thảo này. Vốn là một nhà tâm lý trị liệu Công Giáo, chuyên môn về hôn nhân và gia đình trị liệu, các vấn đề của nam giới và việc phục hồi nạn ghiền văn hóa khiêu dâm, Kleponis cũng là diễn giả chính tại cuộc hội thảo của Tổng Giáo Phận New York. Ông cho hay, cuộc hội thảo này là để đáp ứng các yêu cầu của nhiều vị linh mục trong Tổng Giáo Phận muốn được trợ giúp trong việc đương đầu với vấn nạn khiêu dâm tại giáo xứ và trong tòa giải tội. Tổng Giáo Phận New York phân phối cho các linh mục những tấm thẻ thông tri (informational cards) có ghi các gợi ý để các linh mục khuyên bảo giáo dân về lãnh vực này cũng như các tài nguyên giúp những người đang khốn đốn với nạn khiêu dâm. Theo lời Kleponis, Tổng Giáo Phận New York cũng sẽ cho phát động một trang mạng mới về chủ đề này.
Khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng tin Zenit, Kleponis nói nhiều hơn về bản chất của khiêu dâm, nguyên nhân của nó, và làm thế nào đương đầu với nó trên bình diện bản thân và xã hội.
Các con số thống kê và sự dị biệt giới tính
Theo Kleponis, sự lan tràn của văn hóa khiêu dâm đã đến mức báo động. Và những con số thống kê hiện nay thực ra không nói đủ được tình trạng ấy. Ông bảo: vì đây là điều diễn ra rất khuya, về đêm, trong cõi tư riêng của các gia đình, nên thực ra chúng ta không biết nó nghiêm trọng ra sao. Nhưng ta biết rõ đây là một kỹ nghệ trị giá tới 97 tỉ Mỹ Kim, riêng Mỹ chiếm 13 tỉ. Ta cũng nên ghi nhận con số khủng khiếp các trang mạng khiêu dâm không sao đếm xuể trên internet.
Kleponis cũng cho hay: hiện nay khoảng 83% người ghiền văn hóa khiêu dâm là nam giới, phụ nữ chỉ chiếm 17%. Đối với phụ nữ, việc ghiền loại văn hóa này chỉ diễn ra dưới hình thức tán gẫu (chat rooms) chứ không hẳn là loại khiêu dâm bằng hình ảnh (visual pornography). Đàn ông và đàn bà được nối mạch (wired) một cách khác nhau. Vì đàn ông thường dễ bị kích thích bằng thị giác. Khi nhìn một hình ảnh khiêu dâm, một phản ứng hóa học lập tức diễn ra trong óc họ. Chất dopamine được tiết ra, thế là có hiện tượng phấn khích (euphoria) mạnh, và khi phối hợp với việc khích dục và khoái ngất, nó dễ dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm. Tóm lại đàn ông dễ bị lôi cuốn bởi tranh ảnh và băng hình (video).
Trái lại, phụ nữ thì có xu hướng thiên về tương quan. Bởi thế, họ thích vào những phòng tán gẫu nơi họ có thể tự tạo cho mình một con người giả (false persona). Ở đấy, họ có thể là bất cứ người nào họ muốn, nhìn bất cứ hướng nào họ thích, và dấn thân vào bất cứ liên hệ gợi dục nào với đàn ông trên mạng, chỉ cần dùng lời. Như thể họ đang làm việc với người đàn ông đó và cùng người đàn ông này viết ra câu truyện tiểu thuyết đầy lãng mạn giữa họ với nhau. Đó chính là điều làm họ ghiền! Dĩ nhiên cũng có những người đàn bà ghiền theo nghĩa thị giác, nhưng con số này rất ít. Một số thiếu nữ bị buộc vào con đường này chỉ vì bạn trai của họ nài nỉ, coi đó như một điều kiện cho mối liên hệ giữa họ với nhau. Chứ trong căn bản, họ không muốn thế. Đây là một vấn đề khác hẳn.
Sau đó, Kleponis đề cập tới vấn đề khiêu dâm đã “dạy” người trẻ những gì? Ông bảo: trước nhất, nó “dạy” thanh thiếu niên nam giới rằng phụ nữ có đó để phục vụ khoái cảm nhục dục của chúng. Ta có thể gọi đó là một thứ triết lý thực dụng về tình dục hay “văn hóa nối sóng” (hook-up culture) theo kiểu nói của sinh viên đại học. Triết lý ấy có thể tóm gọn trong câu: được phép dùng một ai đó phục vụ khoái cảm nhục dục của mình.
Điều các thiếu nữ “học” được từ thứ triết lý trên là: muốn có được một bạn trai và giữ được anh ta, họ phải tích cực về phương diện tình dục và tham gia văn hóa khiêu dâm. Ngay lúc này, các thiếu nữ có thói quen dùng máy ảnh tự chụp mình khỏa thân và gửi những hình khỏa thân đó qua điện thư (e-mail) cho bạn trai của mình. Họ cảm thấy đó là điều họ phải làm. Họ có thích làm chuyện đó hay không? Kleponis trả lời: không. Nếu hỏi họ, từ thâm tâm họ sẽ trả lời: điều đó hạ thấp nhân phẩm họ và họ rất giận về chuyện đó. Nhưng họ cảm thấy họ bị bó buộc, buộc phải làm chuyện đó. Điều ấy quả đã làm cho con người có cái nhìn méo mó hoàn toàn về mối liên hệ yêu thương giữa nam và nữ, không học được gì về lòng tôn qúi lẫn nhau.
Dấu hiệu của việc ghiền khiêu dâm
Theo Kleponis, trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, khó mà nhận ra các dấu hiệu của nạn ghiền khiêu dâm. Tuy nhiên, ông cũng đã dùng một số câu hỏi sau đây về tác phong của mấy ông để biết xem họ có bị ghiền khiêu dâm hay không. Các câu hỏi đó đại loại như sau: bạn có lạnh nhạt trong mối liên hệ xúc cảm và yêu thương với vợ không? Bạn có đánh mất khả năng thưởng thức vẻ đẹp và tính tốt của vợ không? Bạn có chia sẻ quãng đời này của bạn với vợ không? Khi thấy một người người đàn bà quyến rũ đi ngang qua, bạn có hau háu nhìn họ không? Bạn có dấu một số tạp chí hay một số đồ vật nào đó không cho vợ bạn biết không? Bạn có trông mong làm những chuyến đi xa vì làm ăn không? Đây là câu hỏi khá nặng ký đối với mấy ông, vì tại các phòng khách sạn, họ tha hồ “ngấu nghiến” đủ loại hình ảnh khiêu dâm trên màn truyền hình. Ngoài ra, khi làm những chuyến du hành vì làm ăn như thế, họ cũng thường có nhiều cơ hội tới các quán ba khỏa thân, những tiệm bán đồ khiêu dâm hay những nơi tương tự.
Cũng có những câu hỏi khác như: bạn có những nơi đặc biệt để dấu vợ chuyện này chuyện nọ không? Có những tác phong nào bạn không muốn chia sẻ với vợ không? Những câu hỏi trên giúp khám phá ra các dấu hiệu cảnh giác cho thấy một người nào đó có thể đang mắc chứng ghiền khiêu dâm. Đối với các bà vợ, việc đầu tiên họ cảm nhận được thường là tình nghĩa vợ chồng yếu đi: ít âu yếm, ít thân mật xuồng xã hơn. Chồng họ như xa vắng hơn, không biết đánh giá, thường cau có, bẳn gắt… Trong những tình thế như vậy, các bà vợ thường cảm thấy có điều gì đó trục trặc hết sức đang xẩy tới. Phản ứng của họ cũng tương tự như những phản ứng xẩy ra lúc ngoại tình, mà thực sự, thì không phải, chỉ là chuyện ghiền văn hóa khiêu dâm. Khi người vợ nhận xét về những thay đổi loại này, thường là người chồng ghiền khiêu dâm sẽ chối phắc, giống hệt lúc anh ta phạm tội ngoại tình vậy.
Được hỏi là nếu người vợ đọc ra các dấu hiệu trên đây và bắt đầu nghi ngờ chồng đang ghiền văn hóa khiêu dâm thì có cách gì để nàng có thể đề cập đến vấn đề ấy mà không khiến chồng chống chế, bào chữa, và tỷ lệ nàng thành công có cao không? Kleponis cho hay tỷ lệ thành công trong phạm vi này khá khả quan. Tuy nhiên việc này gặp nhiều thách đố và cần phải nhiều khôn ngoan. Bởi một lẽ tự nhiên là người vợ thường tan nát cõi lòng khi khám phá ra chồng tồi tệ như vậy; phản ứng của nàng thường là thất vọng y như lúc chồng ngoại tình vậy: cảm thấy bị phản bội, đau đớn, buồn bã, tức giận, hết tin tưởng và mất hết cảm thức về cái tốt, cái đẹp… Cho nên khó hy vọng nàng bình thản trong phản ứng, mềm mỏng trong lời nói… Nhiều lúc ông chồng không hiểu được tại sao vợ mình lại phản ứng như thế, có gì đâu, chỉ là mấy cái hình tục tĩu, đến nỗi gì mà phải giận dữ như vậy? Họ có biết đâu, đối với người đàn bà, xem mấy cái hình ấy là cả một vấn đề lớn lao như thế nào. Nàng có thể cho rằng “chồng mình lưu ý tới mấy người đàn bà trên máy vi tính hơn mình’. Lòng tự trọng của nàng bị thương tổn! Những đứa con gái 18, 19 tuổi chụp hình khiêu dâm kia giải phẫu tùm lum, bôi son trát phấn đầy mình, lại được kỹ thuật chụp hình tân tiến biến đổi, nào đâu có thật. Còn nàng, có thể đã vào tuổi cuối 30, lấy chồng cả chục năm nay, 2 hay 3 mặt con, đẹp đấy, nhưng làm sao so với “mấy con đó” được. Cứ thế mà cảm thấy mình bị rẫy bỏ, hết hấp dẫn, tủi buồn. Kleponis cho rằng: khi khám phá ra chồng sử dụng văn hóa khiêu dâm, các bà vợ nên mô tả nỗi đau bị phản bội của mình cho chồng nghe. Ông cũng khuyên các bà nên nén giận bằng một diễn trình tha thứ. Diễn trình này thường bắt đầu với bước thiêng liêng, nghĩa là cầu nguyện “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chàng” hay “Lạy Chúa, xin cất cơn giận dữ này khỏi con”. Sau đó, dĩ nhiên là ‘sửa trị’, mạnh nhưng phải trong ý hướng giúp chồng thay đổi và chung thủy với hôn nhân và con cái. Theo kinh nhgiệm của Kleponis, phản ứng trước sự ‘sửa trị’ này hết sức đa dạng. Một số ông chồng tỏ ra biết ơn khi phía tối trong cuộc đời họ được phơi bày ra, trong khi không thiếu những ông chồng khác chống chế “Chả có gì đáng lo ngại, chả có vấn đề chi hết; ai không làm như thế chứ!”. Nếu phản ứng tiêu cực này cứ dai dẳng mãi bất chấp các chứng cớ rành rành, thì các bà vợ nên đòi cho được việc cả hai vợ chồng đem vấn đề ra thảo luận với một người thứ ba. Người thứ ba này có thể là một thân nhân đáng tin cậy, một người bạn, một linh mục hay một nhà huấn đạo. Kleponis cho hay: phần lớn các ông chồng ghiền văn hóa khiêu dâm tới văn phòng của ông là do các bà vợ yêu cầu.
Những quan điểm lệch lạc
Trong nền văn hóa ngày nay, đôi khi người ta mô tả khiêu dâm như một việc có thể chấp nhận được, nhất là trong phạm vi hôn nhân, không những có thể chấp nhận được, mà còn hữu ích nữa. Kleponis cho rằng điều đó không đúng. Chỉ cần nhìn vào tác hại sâu rộng của khiêu dâm đối với người dùng nó, đối với hôn nhân, đối với thiếu niên và trẻ em. Ông khuyên các ông chồng đáp lại lời kêu mời có tính ơn gọi của mình mà trở thành những nhà lãnh đạo mạnh, những người bảo bọc vợ con. Theo ông, nguyên nhân thông thường nhất khiến người ta sử dụng văn hóa khiêu dâm thường là lòng ích kỷ. Cái tính xấu này khiến người đàn ông chỉ nghĩ đến mình, do đó phá hoại ơn gọi của họ trở nên người bảo bọc, người cho đi, những Chúa Kitô khác cho vợ và con cái mình.
Trong khiêu dâm, con người bước vào một thế giới ảo mộng, vắng bóng hoàn toàn mối liên hệ yêu thương và thân ái thực sự. Thế giới ảo mộng này thực ra là một thế giới trong đó, người ta sử dụng người khác để phục vụ cho khoái cảm của mình. Nó khiến con người không nhìn thấy cái đẹp và cái tốt của người vợ, của tình nghĩa phu thê, của tính dục và sự thanh sạch.
Người đàn ông mắc chứng ghiền khiêu dâm là tự lui về tình trạng con nít, chỉ biết đi tìm khoái cảm. Anh ta đánh mất cảm thức của mình về tính nam nhi và sự thỏa mãn lành mạnh được làm chồng và làm cha. Khiêu dâm làm anh ta yếu đi về nhiều phương diện và gây hại đối với khả năng lãnh đạo của anh ta.
Kleponis bảo rằng: “là đàn ông, chúng ta được kêu gọi trở thành người lãnh đạo, người chu cấp và bảo bọc của gia đình, của giáo xứ và của xã hội nói chung. Ta không thể làm được điều đó, nếu để cho mình trở thành nô lệ cho khiêu dâm”. Ông cũng khuyên các ông hiểu rõ kế hoạch của Thiên Chúa muốn có một tính dục lành mạnh như đã được giáo huấn của Giáo Hội mô tả. Ông hay trích dẫn lời khôn ngoan của Sách Giáo Lý. Số 2354 Sách này dạy rằng: văn hóa khiêu dâm “xúc phạm đến đức thanh sạch, vì nó làm biến chất hành vi phu phụ là sự hiến thân cho nhau cách thân mật giữa vợ chồng… Nó dìm tất cả những người ấy trong ảo tưởng của một thế giới giả tạo. Nó là một lỗi nặng”.
Chúng ta bác bỏ quan điểm của nền văn hóa ngày nay cho rằng việc sử dụng người khác như một đối tượng dục tính là điều vô hại, vì quan điểm này bắt rễ từ lòng vị kỷ sâu xa và bất kính đối với người khác.
Người chồng cần phải hiểu rằng vấn đề không phải của riêng anh ta, mà là vấn đề phu thê và gia đình, do đó phải được bàn bạc thương thảo với vợ mình. Điều quan trọng có tính sinh tử trong nền văn hóa khiêu dâm hóa này là các linh mục phải thông truyền cho mọi người trọn vẹn nền giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục và phải mạnh mẽ chỉ trích quan điểm văn hóa nói trên, tức sử dụng người khác như những đối tượng tính dục.
Theo Kleponis, ta có thể dùng sự khôn ngoan đầy sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II trong hai cuốn “Tình Yêu và Trách Nhiệm” và “Thần Học Thân Xác” để tăng cường và thanh tẩy nam giới và toàn bộ nền văn hóa khỏi những sai lầm trên. Ngoài ra, văn hóa khiêu dâm còn làm gì nữa? Nó còn cổ vũ ngừa thai, bởi nó biến việc làm tình chỉ còn là một hoạt động giải trí. Nó mất đi các khía cạnh tương quan và phụ tạo, nên chả còn điều gì tốt từ nó phát sinh ra.
Ghiền văn hóa khiêu dâm và diễn trình chữa lành
Nhưng ai mới là người ghiền văn hóa khiêu dâm? Theo Kleponis, người thường xuyên sử dụng các sản phẩm khiêu dâm không nhất thiết là một người ghiền các sản phẩm đó. Có lẽ phải đặt thêm cho họ câu hỏi này: bạn có bị lôi cuốn vào đó hay không, bạn có hay nghĩ nhiều tới nó hay không? Bạn có trông chờ mau trở về nhà để có dịp được vào liên mạng, coi các sản phẩm khiêu dâm cho bằng thích hay không? Bạn có trông mong nó sẽ giải quyết các căng thẳng của bạn phát sinh do cảm thức cô đơn, do bất ổn phái tính hay do áp lực công việc hay không? Bạn có thấy hết sức khó khăn khi phải đi vắng ít ngày mà không được nhìn ngắm các sản phẩm khiêu dâm hay không? Nếu bạn trả lời “có” cho các câu hỏi ấy, thì phần chắc là bạn đã ghiền các sản phẩm khiêu dâm rồi.
Đối với các thanh niên độc thân, Kleponis muốn nhắn nhủ rằng khi bước chân vào con đường ghiền văn hóa khiêu dâm, họ thực sự đã lấn sâu vào chủ nghĩa vị kỷ sâu xa, một trở ngại sẽ phá nát khả năng liên hệ một cách lành mạnh với những người đàn bà trẻ… Kleponis thường trình bày cho họ những trường hợp điển hình (case studies) về những thanh niên đang lớn lên, nhất là các sinh viên đại học, hiện gặp khó khăn trong việc liên hệ với phụ nữ. Những người này phần lớn thiếu tự tin và do đó, thường phải khốn khổ vì lo âu xao xuyến. Việc sử dụng khiêu dâm cũng góp phần vào việc phản ứng quá độ trong giận dữ vì người đàn ông trong những trường hợp này thường không còn cảm thức lịch thiệp nhã nhặn (refinement) và niềm tự tín đầy nam tính đích thực của mình nữa, nên không còn biết phải hành động ra sao đối với phụ nữ. Những người đàn bà họ thấy trong các sản phẩm khiêu dâm đâu có cảm xúc, đâu có nhu cầu và ý kiến. Cho nên, lúc họ rời thế giới ảo tưởng để gặp gỡ những người đàn bà có thật, là những người có cảm xúc, có ý kiến, họ lúng túng không còn biết phải xử sự ra sao, nên đành rút lui trong bất an và giận dữ thái quá. Kleponis khuyên các bậc cha mẹ nên lưu ý tới cuộc khủng hoảng này và ra sức dạy cho con cái mình sự thật về luân lý tính dục và các nguy hiểm của văn hóa khiêu dâm cũng như các thói quen thủ dâm đầy tác hại.
Đối với Kleponis, diễn trình chữa lành phải bắt đầu bằng việc nhìn nhận mình có vấn đề đối với khiêu dâm, rồi cố gắng tìm hiểu mình cũng như các nguyên nhân tạo ra trạng huống ghiền khiêu dâm kia. Trong phạm vi này, nạn nhân không thể hành động một mình được. Nhiều thanh niên tự hào: “Tôi sẽ tự rút chân ra khỏi bẫy bằng chính nỗ lực của mình; tôi không cần ai giúp”. Những người này ít khi thành công. Kleponis đề nghị phương thức sáu điểm như sau: che chở của gia đình; hỗ trợ của những người cùng trang lứa; huấn đạo hay tự tìm hiểu nguyên nhân gây ra việc ghiền khiêu dâm; lớn lên trong đức tin và cam kết thực hành nhân đức; tình bạn; và giáo dục.
Những vấn đề thông thường nhất dẫn tới việc ghiền khiêu dâm là: lòng vị kỷ, một số hình thức cô đơn, bất an về nam tính, áp lựp quá đáng của công việc, khủng hoảng tình nghĩa vợ chồng và yếu về đời sống tâm linh. Các nhân đức rất hữu ích giúp giải quyết nhiều vấn nạn này. Ai cam kết cố gắng lớn lên trong nhân đức, thường thấy mình ít bị thương tổn bởi nạn khiêu dâm.
Sau đó, việc gia tăng sự hỗ trợ của những người đồng trang đồng lứa hay tình bạn đều hết sức hữu ích. Nhiều qúy ông đang chật vật với nạn khiêu dâm không có được những người bạn gần gũi, kể cả vợ của họ. Chia sẻ với người phối ngẫu hay với một người bạn thân cùng phái tính các khó khăn, lao đao của mình là điều hết sức có ích. Về phương diện này, có thể viếng trang mạng covenanteyes.com cũng như nhiều chương trình khác để có được những tài liệu qúy giá hàng tuần. Nên nhớ những câu Thánh Kinh như “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất” (Cn 18:19 [1]).
Phần quan trọng khác của diễn trình chữa lành là giáo dục. Không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của não trạng ngừa thai trong hơn 40 năm qua liên quan tới tình yêu phu thê và tính dục. Não trạng này khiến nhiều người đàn ông coi phụ nữ như đối tượng để làm tình. Nó góp phần rất nhiều vào cơn dịch khiêu dâm. Trong lãnh vực này, tài liệu “Tình yêu vợ chồng và hồng ân sự sống” của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là một văn kiện rất giá trị. Các tài nguyên giáo duc tuyệt hảo khác là các trang mạng giá trị như www.socialcostsofpornography.org và www.pornharms.com.
Một số sách cũng rất có giá như: "Boys to Men" (Từ con trai tới đàn ông) của Tim Gray và Curtis Martin; "Out of the Shadows" (Ra khỏi bóng tối) của Patrick Carnes; "Every Man's Battle" (Cuộc chiến của mọi người đàn ông) của Stephen Arterburn và Fred Stoeker; "Breaking Free" (Giải Thoát) của Stephen Wood; "Be a Man," (Hãy là người đàn ông) của Cha Larry Richards; "Theology of the Body for Beginners" (Thần học thân xác cho người mới học) của Christopher West; and "Genuine Friendship" (tình bạn chân chính) của Cha Philip Halfacre.
Ngoài ra, trong phạm vi che chở của gia đình, nên đặt máy vi tính ở một chỗ trống khoáng, theo dõi việc sử dụng nó và giảm bớt việc sử dụng truyền hình. Lẽ dĩ nhiên, cũng phải canh chừng việc loan truyền sản phẩm khiêu dâm qua đường điện thoại di động nữa. Vai trò của đức tin rất quan trọng trong việc chống lại nạn ghiền khiêu dâm. Nhiều người đàn ông đang lao đao vì tệ nạn này cảm thấy được nhẹ nhàng và đầy ơn thánh khi biết nhìn nhận sự bất lực của mình và hướng lên Chúa để tìm trợ lực. Bí tích hòa giải, đặt kế hoạch thiêng liêng cho đời, linh hướng, đọc Thánh Kinh và lãnh nhận Thánh Thể sẽ giúp ta dễ dàng trong quyết tâm giải quyết các khó khăn xúc cảm, cá tính và thiêng liêng từng dẫn ta vào con đường đam mê các sản phẩm khiêu dâm.
Tâm lý tích cực và các nhân đức đặc thù
Theo Kleponis, các nhân đức hữu ích giúp ta giải quyết lòng vị kỷ là hiến mình một cách quảng đại cho vợ, cho con, là khai triển tình bạn với người phối ngẫu của mình, là hãm mình, là biết ơn, tinh thần trách nhiệm, sự điều độ, lòng khiêm nhường và yêu thương người phối ngẫu cũng như Chúa Giêsu nhiều hơn. Tất cả các nhân đức ấy động viên ta đừng gây thêm hại và đau đớn nữa.
Các nhân đức giúp ta lớn mạnh trong niềm tự tin vào nam tính của mình là biết ơn đối với các ơn phúc Chúa ban, trong đó có thân xác mình, là tha thứ cho những ai đã gây hại đến niềm tự tin của ta, là các tình bạn lành mạnh và niềm tin. Lớn lên trong niềm tin sẽ giúp ta biết đánh giá sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa Ngôi Cha và của Đức Mẹ, nếu ta cảm thấy các bậc cha mẹ không yêu thương ta, hay là sự hiện diện của Chúa Giêsu nếu ta không được bạn bè nam giới yêu qúy, thân thiết.
Các nhân đức giúp ta chống lại sự cô đơn là hiến mình cách hân hoan cho người phối ngẫu và cho Chúa Giêsu, là hy vọng, là tha thứ những người không nhạy cảm về phương diện xúc cảm, là tích cực thông đạt, là không quá cậy dựa vào chính mình, là tín thác và tin vào tình yêu Thiên Chúa nếu, ở những thời điểm phát triển nhất định nào đó, ta cảm thấy mình không được yêu thương. Đôi khi người đàn ông cũng hưởng được ơn ích của việc linh hướng, đến độ biết tăng trưởng trong khả năng tiếp nhận yêu thương.
Các nhân đức giúp giảm bớt sự giận dữ thái quá phát sinh do cô đơn và buồn bực gây ra là lòng tha thứ, biết cảm thương, tốt với người, biết tôn trọng người và khiêm tốn. Các nhân đức giúp chống lo âu xao xuyến là tín thác, dứt bỏ, không quyến luyến thái quá, khôn ngoan đủ để thấy được sự tốt lành nơi người phối ngẫu và tin vào tình yêu che chở của Thiên Chúa cũng như khả năng của Người có thể cất các gánh nặng cũng như lắng lo của đời sống hằng ngày. Lớn lên trong nhân đức, ta sẽ cảm nhận được một hạnh phúc và thoả mãn lớn hơn trong việc tự hiến bước theo ơn gọi của mình.
Sự cô đơn trong đời sống vợ chồng cũng được nêu ra với Kleponis. Theo ông, muốn chống lại nguy cơ này, vợ chồng cần bảo vệ tình yêu lãng mạn của họ, tình bạn phu thê, tình yêu lúc mới đính hôn trong đó có biết bao là thân mật gần gũi. Họ phải dành càng nhiều thì giờ cho nhau càng tốt, vào những buổi tối trong cùng một căn phòng và phải chuyện trò, thông đạt với nhau. Thông đạt là điều cốt yếu trong bất cứ tình bạn phu thê nào. Họ cũng phải cố gắng theo lời khuyên của nhà chuyên môn về thông đạt vợ chồng, John Gottman, nghĩa là đưa ra ít nhất năm nhận định tích cực chống lại một nhận định tiêu cực về nhau. Hằng ngày, họ nên phó thác cho Chúa cả cuộc hôn nhân lẫn gia đình họ. Điều này sẽ giúp tránh cho cuộc hôn nhân của họ những âu lo thái quá có thể gây căng thẳng cho tình bè bạn phu thê của họ. Họ cũng nên cố gắng đi ngủ cùng một lúc. Theo Kleponis, một trong các lý do khiến một số đàn ông rơi vào nạn ghiền khiêu dâm là trong các buổi tối, họ hay giam mình vào những căn phòng không có sự hiện diện của vợ và đi ngủ vào những giờ khác với vợ. Điều ấy dễ tạo ra môi trường cho cô đơn, dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm không xa. Vợ chồng nên lưu tâm tới lời Chúa nói trong Sách Sáng Thế rằng người đàn ông ở một mình là điều không tốt.
Còn đối với trẻ em, Kleponis cho rằng cha mẹ nên xem sét lại phong thái làm cha mẹ của mình và cố gắng cam kết làm cha mẹ một cách có trách nhiệm, đừng buông thả mà cũng đừng kiểm soát thái quá. Phong thái buông thả là phong thái khá thịnh hành trong nền văn hóa đương thời, từng góp phần tạo ra nạn khiêu dâm. Cha mẹ thuộc loại này thường không chịu sửa phạt tính vị kỷ nơi con cái, trái lại trên thực tế còn làm gương cho chúng nữa. Họ thường yếu về đức tin và không hướng dẫn con cái một cách hữu hiệu về phương diện thiêng liêng để chúng tránh không bị ám ảnh bởi thân xác và tính dục quá phổ biến trong nền văn hóa hiện nay. Họ cũng thường thất bại, không cảnh giác con cái về các nguy hiểm của nạn khiêu dâm, thói quen thủ dâm và nền văn hóa ‘nối sóng’.
Kleponis trích dẫn lá thư mục vụ của Đức Cha Paul Loverde của Giáo Phận Arlington, Virginia, viết về nạn khiêu dâm. Ngài bảo: “Con người tiệm tiến bồi đắp hay hủy diệt nhân cách mình bằng từng và mỗi một quyết định luân lý. Khi cái nhìn của con người hướng vào chỗ lầm lạc, họ trở nên loại người sẵn sàng sử dụng người khác làm đối tượng để thoả mãn khoái cảm”.
Trái lại, phong thái làm cha mẹ có trách nhiệm khiến họ cam kết đào luyện con cái mình trong nhân đức, cảnh giác chúng về các nguy hiểm của việc dùng người khác như đối tượng tính dục, năng yêu thương sửa dạy chúng và dạy chúng vẻ đẹp trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục con người bên trong bí tích hôn phối. Họ cho các con thấy và dạy chúng biết rằng tình yêu có tính bí tích của vợ chồng làm cho tình yêu và vẻ đẹp của Chúa Ba Ngôi hiện diện trong thế giới.
Sau cùng, Đức Gioan Phaolô II, trong thư gửi các nghệ sĩ năm 1999, từng viết rằng: “Nhờ sự hứng khởi này, mỗi lần lầm đường, nhân loại đều có khả năng tự nâng mình đứng lên và tiếp tục đi lại con đường chân chính của mình. Theo chiều hướng này, đã có câu nói hết sức sâu sắc sau đây: ‘cái đẹp sẽ cứu thế giới” (số 16). Ngài còn viết tiếp: “Cái đẹp chính là chìa khóa mở cửa mầu nhiệm và là lời mời tiến vào siêu việt. Nó là lời mời thưởng ngoạn sự sống và mơ mộng tương lai. Chính vì thế, cái đẹp của tạo vật không bao giờ làm ta thoả mãn hoàn toàn. Nó khơi dậy nỗi hoài mong Thiên Chúa vốn ẩn dấu trong ta, điều mà người yêu cái đẹp như Thánh Augustinô đã nói lên bằng một ngôn từ vô sánh: ‘Con yêu Chúa muộn màng, ôi vẻ đẹp quá xưa và quá mới: con yếu Chúa muộn màng quá!’” (cùng số). Biết chân thực đánh giá tình yêu và cái đẹp sẽ giúp ta chữa lành được nạn dịch khiêu dâm.
[1] Theo trích dịch của Kleponis. Câu này được Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh dịch là: “Một người anh em bị xúc phạm thì còn hơn một thành trì vững chắc”. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng dịch tương tự như thế: “Một người anh em bị xúc phạm còn hơn một thành kiên cố”. Tuy nhiên, ở phần chú thích, Cha cho hay: Bản văn không chắc chắn. Bản Hy Lạp rất khác: “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất”.
Peter Kleponis, phụ tá giám đốc của Dịch Vụ Huấn Đạo Toàn Diện (Comprehensive Counseling Services), là cơ quan, cùng với Viện Chữa Lành Hôn Nhân (Institute of Marital Healing), đứng ra bảo trợ cuộc hội thảo trên mạng nói trên (thuật ngữ chuyên môn gọi là webinar), đã cung cấp cho hãng tin Zenit một cái nhìn tổng quát về nội dung cuộc hội thảo này. Vốn là một nhà tâm lý trị liệu Công Giáo, chuyên môn về hôn nhân và gia đình trị liệu, các vấn đề của nam giới và việc phục hồi nạn ghiền văn hóa khiêu dâm, Kleponis cũng là diễn giả chính tại cuộc hội thảo của Tổng Giáo Phận New York. Ông cho hay, cuộc hội thảo này là để đáp ứng các yêu cầu của nhiều vị linh mục trong Tổng Giáo Phận muốn được trợ giúp trong việc đương đầu với vấn nạn khiêu dâm tại giáo xứ và trong tòa giải tội. Tổng Giáo Phận New York phân phối cho các linh mục những tấm thẻ thông tri (informational cards) có ghi các gợi ý để các linh mục khuyên bảo giáo dân về lãnh vực này cũng như các tài nguyên giúp những người đang khốn đốn với nạn khiêu dâm. Theo lời Kleponis, Tổng Giáo Phận New York cũng sẽ cho phát động một trang mạng mới về chủ đề này.
Khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng tin Zenit, Kleponis nói nhiều hơn về bản chất của khiêu dâm, nguyên nhân của nó, và làm thế nào đương đầu với nó trên bình diện bản thân và xã hội.
Các con số thống kê và sự dị biệt giới tính
Theo Kleponis, sự lan tràn của văn hóa khiêu dâm đã đến mức báo động. Và những con số thống kê hiện nay thực ra không nói đủ được tình trạng ấy. Ông bảo: vì đây là điều diễn ra rất khuya, về đêm, trong cõi tư riêng của các gia đình, nên thực ra chúng ta không biết nó nghiêm trọng ra sao. Nhưng ta biết rõ đây là một kỹ nghệ trị giá tới 97 tỉ Mỹ Kim, riêng Mỹ chiếm 13 tỉ. Ta cũng nên ghi nhận con số khủng khiếp các trang mạng khiêu dâm không sao đếm xuể trên internet.
Kleponis cũng cho hay: hiện nay khoảng 83% người ghiền văn hóa khiêu dâm là nam giới, phụ nữ chỉ chiếm 17%. Đối với phụ nữ, việc ghiền loại văn hóa này chỉ diễn ra dưới hình thức tán gẫu (chat rooms) chứ không hẳn là loại khiêu dâm bằng hình ảnh (visual pornography). Đàn ông và đàn bà được nối mạch (wired) một cách khác nhau. Vì đàn ông thường dễ bị kích thích bằng thị giác. Khi nhìn một hình ảnh khiêu dâm, một phản ứng hóa học lập tức diễn ra trong óc họ. Chất dopamine được tiết ra, thế là có hiện tượng phấn khích (euphoria) mạnh, và khi phối hợp với việc khích dục và khoái ngất, nó dễ dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm. Tóm lại đàn ông dễ bị lôi cuốn bởi tranh ảnh và băng hình (video).
Trái lại, phụ nữ thì có xu hướng thiên về tương quan. Bởi thế, họ thích vào những phòng tán gẫu nơi họ có thể tự tạo cho mình một con người giả (false persona). Ở đấy, họ có thể là bất cứ người nào họ muốn, nhìn bất cứ hướng nào họ thích, và dấn thân vào bất cứ liên hệ gợi dục nào với đàn ông trên mạng, chỉ cần dùng lời. Như thể họ đang làm việc với người đàn ông đó và cùng người đàn ông này viết ra câu truyện tiểu thuyết đầy lãng mạn giữa họ với nhau. Đó chính là điều làm họ ghiền! Dĩ nhiên cũng có những người đàn bà ghiền theo nghĩa thị giác, nhưng con số này rất ít. Một số thiếu nữ bị buộc vào con đường này chỉ vì bạn trai của họ nài nỉ, coi đó như một điều kiện cho mối liên hệ giữa họ với nhau. Chứ trong căn bản, họ không muốn thế. Đây là một vấn đề khác hẳn.
Sau đó, Kleponis đề cập tới vấn đề khiêu dâm đã “dạy” người trẻ những gì? Ông bảo: trước nhất, nó “dạy” thanh thiếu niên nam giới rằng phụ nữ có đó để phục vụ khoái cảm nhục dục của chúng. Ta có thể gọi đó là một thứ triết lý thực dụng về tình dục hay “văn hóa nối sóng” (hook-up culture) theo kiểu nói của sinh viên đại học. Triết lý ấy có thể tóm gọn trong câu: được phép dùng một ai đó phục vụ khoái cảm nhục dục của mình.
Điều các thiếu nữ “học” được từ thứ triết lý trên là: muốn có được một bạn trai và giữ được anh ta, họ phải tích cực về phương diện tình dục và tham gia văn hóa khiêu dâm. Ngay lúc này, các thiếu nữ có thói quen dùng máy ảnh tự chụp mình khỏa thân và gửi những hình khỏa thân đó qua điện thư (e-mail) cho bạn trai của mình. Họ cảm thấy đó là điều họ phải làm. Họ có thích làm chuyện đó hay không? Kleponis trả lời: không. Nếu hỏi họ, từ thâm tâm họ sẽ trả lời: điều đó hạ thấp nhân phẩm họ và họ rất giận về chuyện đó. Nhưng họ cảm thấy họ bị bó buộc, buộc phải làm chuyện đó. Điều ấy quả đã làm cho con người có cái nhìn méo mó hoàn toàn về mối liên hệ yêu thương giữa nam và nữ, không học được gì về lòng tôn qúi lẫn nhau.
Dấu hiệu của việc ghiền khiêu dâm
Theo Kleponis, trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, khó mà nhận ra các dấu hiệu của nạn ghiền khiêu dâm. Tuy nhiên, ông cũng đã dùng một số câu hỏi sau đây về tác phong của mấy ông để biết xem họ có bị ghiền khiêu dâm hay không. Các câu hỏi đó đại loại như sau: bạn có lạnh nhạt trong mối liên hệ xúc cảm và yêu thương với vợ không? Bạn có đánh mất khả năng thưởng thức vẻ đẹp và tính tốt của vợ không? Bạn có chia sẻ quãng đời này của bạn với vợ không? Khi thấy một người người đàn bà quyến rũ đi ngang qua, bạn có hau háu nhìn họ không? Bạn có dấu một số tạp chí hay một số đồ vật nào đó không cho vợ bạn biết không? Bạn có trông mong làm những chuyến đi xa vì làm ăn không? Đây là câu hỏi khá nặng ký đối với mấy ông, vì tại các phòng khách sạn, họ tha hồ “ngấu nghiến” đủ loại hình ảnh khiêu dâm trên màn truyền hình. Ngoài ra, khi làm những chuyến du hành vì làm ăn như thế, họ cũng thường có nhiều cơ hội tới các quán ba khỏa thân, những tiệm bán đồ khiêu dâm hay những nơi tương tự.
Cũng có những câu hỏi khác như: bạn có những nơi đặc biệt để dấu vợ chuyện này chuyện nọ không? Có những tác phong nào bạn không muốn chia sẻ với vợ không? Những câu hỏi trên giúp khám phá ra các dấu hiệu cảnh giác cho thấy một người nào đó có thể đang mắc chứng ghiền khiêu dâm. Đối với các bà vợ, việc đầu tiên họ cảm nhận được thường là tình nghĩa vợ chồng yếu đi: ít âu yếm, ít thân mật xuồng xã hơn. Chồng họ như xa vắng hơn, không biết đánh giá, thường cau có, bẳn gắt… Trong những tình thế như vậy, các bà vợ thường cảm thấy có điều gì đó trục trặc hết sức đang xẩy tới. Phản ứng của họ cũng tương tự như những phản ứng xẩy ra lúc ngoại tình, mà thực sự, thì không phải, chỉ là chuyện ghiền văn hóa khiêu dâm. Khi người vợ nhận xét về những thay đổi loại này, thường là người chồng ghiền khiêu dâm sẽ chối phắc, giống hệt lúc anh ta phạm tội ngoại tình vậy.
Được hỏi là nếu người vợ đọc ra các dấu hiệu trên đây và bắt đầu nghi ngờ chồng đang ghiền văn hóa khiêu dâm thì có cách gì để nàng có thể đề cập đến vấn đề ấy mà không khiến chồng chống chế, bào chữa, và tỷ lệ nàng thành công có cao không? Kleponis cho hay tỷ lệ thành công trong phạm vi này khá khả quan. Tuy nhiên việc này gặp nhiều thách đố và cần phải nhiều khôn ngoan. Bởi một lẽ tự nhiên là người vợ thường tan nát cõi lòng khi khám phá ra chồng tồi tệ như vậy; phản ứng của nàng thường là thất vọng y như lúc chồng ngoại tình vậy: cảm thấy bị phản bội, đau đớn, buồn bã, tức giận, hết tin tưởng và mất hết cảm thức về cái tốt, cái đẹp… Cho nên khó hy vọng nàng bình thản trong phản ứng, mềm mỏng trong lời nói… Nhiều lúc ông chồng không hiểu được tại sao vợ mình lại phản ứng như thế, có gì đâu, chỉ là mấy cái hình tục tĩu, đến nỗi gì mà phải giận dữ như vậy? Họ có biết đâu, đối với người đàn bà, xem mấy cái hình ấy là cả một vấn đề lớn lao như thế nào. Nàng có thể cho rằng “chồng mình lưu ý tới mấy người đàn bà trên máy vi tính hơn mình’. Lòng tự trọng của nàng bị thương tổn! Những đứa con gái 18, 19 tuổi chụp hình khiêu dâm kia giải phẫu tùm lum, bôi son trát phấn đầy mình, lại được kỹ thuật chụp hình tân tiến biến đổi, nào đâu có thật. Còn nàng, có thể đã vào tuổi cuối 30, lấy chồng cả chục năm nay, 2 hay 3 mặt con, đẹp đấy, nhưng làm sao so với “mấy con đó” được. Cứ thế mà cảm thấy mình bị rẫy bỏ, hết hấp dẫn, tủi buồn. Kleponis cho rằng: khi khám phá ra chồng sử dụng văn hóa khiêu dâm, các bà vợ nên mô tả nỗi đau bị phản bội của mình cho chồng nghe. Ông cũng khuyên các bà nên nén giận bằng một diễn trình tha thứ. Diễn trình này thường bắt đầu với bước thiêng liêng, nghĩa là cầu nguyện “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chàng” hay “Lạy Chúa, xin cất cơn giận dữ này khỏi con”. Sau đó, dĩ nhiên là ‘sửa trị’, mạnh nhưng phải trong ý hướng giúp chồng thay đổi và chung thủy với hôn nhân và con cái. Theo kinh nhgiệm của Kleponis, phản ứng trước sự ‘sửa trị’ này hết sức đa dạng. Một số ông chồng tỏ ra biết ơn khi phía tối trong cuộc đời họ được phơi bày ra, trong khi không thiếu những ông chồng khác chống chế “Chả có gì đáng lo ngại, chả có vấn đề chi hết; ai không làm như thế chứ!”. Nếu phản ứng tiêu cực này cứ dai dẳng mãi bất chấp các chứng cớ rành rành, thì các bà vợ nên đòi cho được việc cả hai vợ chồng đem vấn đề ra thảo luận với một người thứ ba. Người thứ ba này có thể là một thân nhân đáng tin cậy, một người bạn, một linh mục hay một nhà huấn đạo. Kleponis cho hay: phần lớn các ông chồng ghiền văn hóa khiêu dâm tới văn phòng của ông là do các bà vợ yêu cầu.
Những quan điểm lệch lạc
Trong nền văn hóa ngày nay, đôi khi người ta mô tả khiêu dâm như một việc có thể chấp nhận được, nhất là trong phạm vi hôn nhân, không những có thể chấp nhận được, mà còn hữu ích nữa. Kleponis cho rằng điều đó không đúng. Chỉ cần nhìn vào tác hại sâu rộng của khiêu dâm đối với người dùng nó, đối với hôn nhân, đối với thiếu niên và trẻ em. Ông khuyên các ông chồng đáp lại lời kêu mời có tính ơn gọi của mình mà trở thành những nhà lãnh đạo mạnh, những người bảo bọc vợ con. Theo ông, nguyên nhân thông thường nhất khiến người ta sử dụng văn hóa khiêu dâm thường là lòng ích kỷ. Cái tính xấu này khiến người đàn ông chỉ nghĩ đến mình, do đó phá hoại ơn gọi của họ trở nên người bảo bọc, người cho đi, những Chúa Kitô khác cho vợ và con cái mình.
Trong khiêu dâm, con người bước vào một thế giới ảo mộng, vắng bóng hoàn toàn mối liên hệ yêu thương và thân ái thực sự. Thế giới ảo mộng này thực ra là một thế giới trong đó, người ta sử dụng người khác để phục vụ cho khoái cảm của mình. Nó khiến con người không nhìn thấy cái đẹp và cái tốt của người vợ, của tình nghĩa phu thê, của tính dục và sự thanh sạch.
Người đàn ông mắc chứng ghiền khiêu dâm là tự lui về tình trạng con nít, chỉ biết đi tìm khoái cảm. Anh ta đánh mất cảm thức của mình về tính nam nhi và sự thỏa mãn lành mạnh được làm chồng và làm cha. Khiêu dâm làm anh ta yếu đi về nhiều phương diện và gây hại đối với khả năng lãnh đạo của anh ta.
Kleponis bảo rằng: “là đàn ông, chúng ta được kêu gọi trở thành người lãnh đạo, người chu cấp và bảo bọc của gia đình, của giáo xứ và của xã hội nói chung. Ta không thể làm được điều đó, nếu để cho mình trở thành nô lệ cho khiêu dâm”. Ông cũng khuyên các ông hiểu rõ kế hoạch của Thiên Chúa muốn có một tính dục lành mạnh như đã được giáo huấn của Giáo Hội mô tả. Ông hay trích dẫn lời khôn ngoan của Sách Giáo Lý. Số 2354 Sách này dạy rằng: văn hóa khiêu dâm “xúc phạm đến đức thanh sạch, vì nó làm biến chất hành vi phu phụ là sự hiến thân cho nhau cách thân mật giữa vợ chồng… Nó dìm tất cả những người ấy trong ảo tưởng của một thế giới giả tạo. Nó là một lỗi nặng”.
Chúng ta bác bỏ quan điểm của nền văn hóa ngày nay cho rằng việc sử dụng người khác như một đối tượng dục tính là điều vô hại, vì quan điểm này bắt rễ từ lòng vị kỷ sâu xa và bất kính đối với người khác.
Người chồng cần phải hiểu rằng vấn đề không phải của riêng anh ta, mà là vấn đề phu thê và gia đình, do đó phải được bàn bạc thương thảo với vợ mình. Điều quan trọng có tính sinh tử trong nền văn hóa khiêu dâm hóa này là các linh mục phải thông truyền cho mọi người trọn vẹn nền giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính dục và phải mạnh mẽ chỉ trích quan điểm văn hóa nói trên, tức sử dụng người khác như những đối tượng tính dục.
Theo Kleponis, ta có thể dùng sự khôn ngoan đầy sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II trong hai cuốn “Tình Yêu và Trách Nhiệm” và “Thần Học Thân Xác” để tăng cường và thanh tẩy nam giới và toàn bộ nền văn hóa khỏi những sai lầm trên. Ngoài ra, văn hóa khiêu dâm còn làm gì nữa? Nó còn cổ vũ ngừa thai, bởi nó biến việc làm tình chỉ còn là một hoạt động giải trí. Nó mất đi các khía cạnh tương quan và phụ tạo, nên chả còn điều gì tốt từ nó phát sinh ra.
Ghiền văn hóa khiêu dâm và diễn trình chữa lành
Nhưng ai mới là người ghiền văn hóa khiêu dâm? Theo Kleponis, người thường xuyên sử dụng các sản phẩm khiêu dâm không nhất thiết là một người ghiền các sản phẩm đó. Có lẽ phải đặt thêm cho họ câu hỏi này: bạn có bị lôi cuốn vào đó hay không, bạn có hay nghĩ nhiều tới nó hay không? Bạn có trông chờ mau trở về nhà để có dịp được vào liên mạng, coi các sản phẩm khiêu dâm cho bằng thích hay không? Bạn có trông mong nó sẽ giải quyết các căng thẳng của bạn phát sinh do cảm thức cô đơn, do bất ổn phái tính hay do áp lực công việc hay không? Bạn có thấy hết sức khó khăn khi phải đi vắng ít ngày mà không được nhìn ngắm các sản phẩm khiêu dâm hay không? Nếu bạn trả lời “có” cho các câu hỏi ấy, thì phần chắc là bạn đã ghiền các sản phẩm khiêu dâm rồi.
Đối với các thanh niên độc thân, Kleponis muốn nhắn nhủ rằng khi bước chân vào con đường ghiền văn hóa khiêu dâm, họ thực sự đã lấn sâu vào chủ nghĩa vị kỷ sâu xa, một trở ngại sẽ phá nát khả năng liên hệ một cách lành mạnh với những người đàn bà trẻ… Kleponis thường trình bày cho họ những trường hợp điển hình (case studies) về những thanh niên đang lớn lên, nhất là các sinh viên đại học, hiện gặp khó khăn trong việc liên hệ với phụ nữ. Những người này phần lớn thiếu tự tin và do đó, thường phải khốn khổ vì lo âu xao xuyến. Việc sử dụng khiêu dâm cũng góp phần vào việc phản ứng quá độ trong giận dữ vì người đàn ông trong những trường hợp này thường không còn cảm thức lịch thiệp nhã nhặn (refinement) và niềm tự tín đầy nam tính đích thực của mình nữa, nên không còn biết phải hành động ra sao đối với phụ nữ. Những người đàn bà họ thấy trong các sản phẩm khiêu dâm đâu có cảm xúc, đâu có nhu cầu và ý kiến. Cho nên, lúc họ rời thế giới ảo tưởng để gặp gỡ những người đàn bà có thật, là những người có cảm xúc, có ý kiến, họ lúng túng không còn biết phải xử sự ra sao, nên đành rút lui trong bất an và giận dữ thái quá. Kleponis khuyên các bậc cha mẹ nên lưu ý tới cuộc khủng hoảng này và ra sức dạy cho con cái mình sự thật về luân lý tính dục và các nguy hiểm của văn hóa khiêu dâm cũng như các thói quen thủ dâm đầy tác hại.
Đối với Kleponis, diễn trình chữa lành phải bắt đầu bằng việc nhìn nhận mình có vấn đề đối với khiêu dâm, rồi cố gắng tìm hiểu mình cũng như các nguyên nhân tạo ra trạng huống ghiền khiêu dâm kia. Trong phạm vi này, nạn nhân không thể hành động một mình được. Nhiều thanh niên tự hào: “Tôi sẽ tự rút chân ra khỏi bẫy bằng chính nỗ lực của mình; tôi không cần ai giúp”. Những người này ít khi thành công. Kleponis đề nghị phương thức sáu điểm như sau: che chở của gia đình; hỗ trợ của những người cùng trang lứa; huấn đạo hay tự tìm hiểu nguyên nhân gây ra việc ghiền khiêu dâm; lớn lên trong đức tin và cam kết thực hành nhân đức; tình bạn; và giáo dục.
Những vấn đề thông thường nhất dẫn tới việc ghiền khiêu dâm là: lòng vị kỷ, một số hình thức cô đơn, bất an về nam tính, áp lựp quá đáng của công việc, khủng hoảng tình nghĩa vợ chồng và yếu về đời sống tâm linh. Các nhân đức rất hữu ích giúp giải quyết nhiều vấn nạn này. Ai cam kết cố gắng lớn lên trong nhân đức, thường thấy mình ít bị thương tổn bởi nạn khiêu dâm.
Sau đó, việc gia tăng sự hỗ trợ của những người đồng trang đồng lứa hay tình bạn đều hết sức hữu ích. Nhiều qúy ông đang chật vật với nạn khiêu dâm không có được những người bạn gần gũi, kể cả vợ của họ. Chia sẻ với người phối ngẫu hay với một người bạn thân cùng phái tính các khó khăn, lao đao của mình là điều hết sức có ích. Về phương diện này, có thể viếng trang mạng covenanteyes.com cũng như nhiều chương trình khác để có được những tài liệu qúy giá hàng tuần. Nên nhớ những câu Thánh Kinh như “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất” (Cn 18:19 [1]).
Phần quan trọng khác của diễn trình chữa lành là giáo dục. Không nên đánh giá thấp ảnh hưởng của não trạng ngừa thai trong hơn 40 năm qua liên quan tới tình yêu phu thê và tính dục. Não trạng này khiến nhiều người đàn ông coi phụ nữ như đối tượng để làm tình. Nó góp phần rất nhiều vào cơn dịch khiêu dâm. Trong lãnh vực này, tài liệu “Tình yêu vợ chồng và hồng ân sự sống” của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là một văn kiện rất giá trị. Các tài nguyên giáo duc tuyệt hảo khác là các trang mạng giá trị như www.socialcostsofpornography.org và www.pornharms.com.
Một số sách cũng rất có giá như: "Boys to Men" (Từ con trai tới đàn ông) của Tim Gray và Curtis Martin; "Out of the Shadows" (Ra khỏi bóng tối) của Patrick Carnes; "Every Man's Battle" (Cuộc chiến của mọi người đàn ông) của Stephen Arterburn và Fred Stoeker; "Breaking Free" (Giải Thoát) của Stephen Wood; "Be a Man," (Hãy là người đàn ông) của Cha Larry Richards; "Theology of the Body for Beginners" (Thần học thân xác cho người mới học) của Christopher West; and "Genuine Friendship" (tình bạn chân chính) của Cha Philip Halfacre.
Ngoài ra, trong phạm vi che chở của gia đình, nên đặt máy vi tính ở một chỗ trống khoáng, theo dõi việc sử dụng nó và giảm bớt việc sử dụng truyền hình. Lẽ dĩ nhiên, cũng phải canh chừng việc loan truyền sản phẩm khiêu dâm qua đường điện thoại di động nữa. Vai trò của đức tin rất quan trọng trong việc chống lại nạn ghiền khiêu dâm. Nhiều người đàn ông đang lao đao vì tệ nạn này cảm thấy được nhẹ nhàng và đầy ơn thánh khi biết nhìn nhận sự bất lực của mình và hướng lên Chúa để tìm trợ lực. Bí tích hòa giải, đặt kế hoạch thiêng liêng cho đời, linh hướng, đọc Thánh Kinh và lãnh nhận Thánh Thể sẽ giúp ta dễ dàng trong quyết tâm giải quyết các khó khăn xúc cảm, cá tính và thiêng liêng từng dẫn ta vào con đường đam mê các sản phẩm khiêu dâm.
Tâm lý tích cực và các nhân đức đặc thù
Theo Kleponis, các nhân đức hữu ích giúp ta giải quyết lòng vị kỷ là hiến mình một cách quảng đại cho vợ, cho con, là khai triển tình bạn với người phối ngẫu của mình, là hãm mình, là biết ơn, tinh thần trách nhiệm, sự điều độ, lòng khiêm nhường và yêu thương người phối ngẫu cũng như Chúa Giêsu nhiều hơn. Tất cả các nhân đức ấy động viên ta đừng gây thêm hại và đau đớn nữa.
Các nhân đức giúp ta lớn mạnh trong niềm tự tin vào nam tính của mình là biết ơn đối với các ơn phúc Chúa ban, trong đó có thân xác mình, là tha thứ cho những ai đã gây hại đến niềm tự tin của ta, là các tình bạn lành mạnh và niềm tin. Lớn lên trong niềm tin sẽ giúp ta biết đánh giá sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa Ngôi Cha và của Đức Mẹ, nếu ta cảm thấy các bậc cha mẹ không yêu thương ta, hay là sự hiện diện của Chúa Giêsu nếu ta không được bạn bè nam giới yêu qúy, thân thiết.
Các nhân đức giúp ta chống lại sự cô đơn là hiến mình cách hân hoan cho người phối ngẫu và cho Chúa Giêsu, là hy vọng, là tha thứ những người không nhạy cảm về phương diện xúc cảm, là tích cực thông đạt, là không quá cậy dựa vào chính mình, là tín thác và tin vào tình yêu Thiên Chúa nếu, ở những thời điểm phát triển nhất định nào đó, ta cảm thấy mình không được yêu thương. Đôi khi người đàn ông cũng hưởng được ơn ích của việc linh hướng, đến độ biết tăng trưởng trong khả năng tiếp nhận yêu thương.
Các nhân đức giúp giảm bớt sự giận dữ thái quá phát sinh do cô đơn và buồn bực gây ra là lòng tha thứ, biết cảm thương, tốt với người, biết tôn trọng người và khiêm tốn. Các nhân đức giúp chống lo âu xao xuyến là tín thác, dứt bỏ, không quyến luyến thái quá, khôn ngoan đủ để thấy được sự tốt lành nơi người phối ngẫu và tin vào tình yêu che chở của Thiên Chúa cũng như khả năng của Người có thể cất các gánh nặng cũng như lắng lo của đời sống hằng ngày. Lớn lên trong nhân đức, ta sẽ cảm nhận được một hạnh phúc và thoả mãn lớn hơn trong việc tự hiến bước theo ơn gọi của mình.
Sự cô đơn trong đời sống vợ chồng cũng được nêu ra với Kleponis. Theo ông, muốn chống lại nguy cơ này, vợ chồng cần bảo vệ tình yêu lãng mạn của họ, tình bạn phu thê, tình yêu lúc mới đính hôn trong đó có biết bao là thân mật gần gũi. Họ phải dành càng nhiều thì giờ cho nhau càng tốt, vào những buổi tối trong cùng một căn phòng và phải chuyện trò, thông đạt với nhau. Thông đạt là điều cốt yếu trong bất cứ tình bạn phu thê nào. Họ cũng phải cố gắng theo lời khuyên của nhà chuyên môn về thông đạt vợ chồng, John Gottman, nghĩa là đưa ra ít nhất năm nhận định tích cực chống lại một nhận định tiêu cực về nhau. Hằng ngày, họ nên phó thác cho Chúa cả cuộc hôn nhân lẫn gia đình họ. Điều này sẽ giúp tránh cho cuộc hôn nhân của họ những âu lo thái quá có thể gây căng thẳng cho tình bè bạn phu thê của họ. Họ cũng nên cố gắng đi ngủ cùng một lúc. Theo Kleponis, một trong các lý do khiến một số đàn ông rơi vào nạn ghiền khiêu dâm là trong các buổi tối, họ hay giam mình vào những căn phòng không có sự hiện diện của vợ và đi ngủ vào những giờ khác với vợ. Điều ấy dễ tạo ra môi trường cho cô đơn, dẫn tới nạn ghiền khiêu dâm không xa. Vợ chồng nên lưu tâm tới lời Chúa nói trong Sách Sáng Thế rằng người đàn ông ở một mình là điều không tốt.
Còn đối với trẻ em, Kleponis cho rằng cha mẹ nên xem sét lại phong thái làm cha mẹ của mình và cố gắng cam kết làm cha mẹ một cách có trách nhiệm, đừng buông thả mà cũng đừng kiểm soát thái quá. Phong thái buông thả là phong thái khá thịnh hành trong nền văn hóa đương thời, từng góp phần tạo ra nạn khiêu dâm. Cha mẹ thuộc loại này thường không chịu sửa phạt tính vị kỷ nơi con cái, trái lại trên thực tế còn làm gương cho chúng nữa. Họ thường yếu về đức tin và không hướng dẫn con cái một cách hữu hiệu về phương diện thiêng liêng để chúng tránh không bị ám ảnh bởi thân xác và tính dục quá phổ biến trong nền văn hóa hiện nay. Họ cũng thường thất bại, không cảnh giác con cái về các nguy hiểm của nạn khiêu dâm, thói quen thủ dâm và nền văn hóa ‘nối sóng’.
Kleponis trích dẫn lá thư mục vụ của Đức Cha Paul Loverde của Giáo Phận Arlington, Virginia, viết về nạn khiêu dâm. Ngài bảo: “Con người tiệm tiến bồi đắp hay hủy diệt nhân cách mình bằng từng và mỗi một quyết định luân lý. Khi cái nhìn của con người hướng vào chỗ lầm lạc, họ trở nên loại người sẵn sàng sử dụng người khác làm đối tượng để thoả mãn khoái cảm”.
Trái lại, phong thái làm cha mẹ có trách nhiệm khiến họ cam kết đào luyện con cái mình trong nhân đức, cảnh giác chúng về các nguy hiểm của việc dùng người khác như đối tượng tính dục, năng yêu thương sửa dạy chúng và dạy chúng vẻ đẹp trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tính dục con người bên trong bí tích hôn phối. Họ cho các con thấy và dạy chúng biết rằng tình yêu có tính bí tích của vợ chồng làm cho tình yêu và vẻ đẹp của Chúa Ba Ngôi hiện diện trong thế giới.
Sau cùng, Đức Gioan Phaolô II, trong thư gửi các nghệ sĩ năm 1999, từng viết rằng: “Nhờ sự hứng khởi này, mỗi lần lầm đường, nhân loại đều có khả năng tự nâng mình đứng lên và tiếp tục đi lại con đường chân chính của mình. Theo chiều hướng này, đã có câu nói hết sức sâu sắc sau đây: ‘cái đẹp sẽ cứu thế giới” (số 16). Ngài còn viết tiếp: “Cái đẹp chính là chìa khóa mở cửa mầu nhiệm và là lời mời tiến vào siêu việt. Nó là lời mời thưởng ngoạn sự sống và mơ mộng tương lai. Chính vì thế, cái đẹp của tạo vật không bao giờ làm ta thoả mãn hoàn toàn. Nó khơi dậy nỗi hoài mong Thiên Chúa vốn ẩn dấu trong ta, điều mà người yêu cái đẹp như Thánh Augustinô đã nói lên bằng một ngôn từ vô sánh: ‘Con yêu Chúa muộn màng, ôi vẻ đẹp quá xưa và quá mới: con yếu Chúa muộn màng quá!’” (cùng số). Biết chân thực đánh giá tình yêu và cái đẹp sẽ giúp ta chữa lành được nạn dịch khiêu dâm.
[1] Theo trích dịch của Kleponis. Câu này được Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh dịch là: “Một người anh em bị xúc phạm thì còn hơn một thành trì vững chắc”. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng dịch tương tự như thế: “Một người anh em bị xúc phạm còn hơn một thành kiên cố”. Tuy nhiên, ở phần chú thích, Cha cho hay: Bản văn không chắc chắn. Bản Hy Lạp rất khác: “Người anh được em giúp đỡ là một thành vững chắc và cao ngất”.