Eve Tushnet trở lại Công Giáo năm 1998, khi học năm thứ nhất đại học. Lúc đó, cô không biết bất cứ Kitô hữu đồng tính nào khác. Cô vốn được dưỡng dục trong một gia đình Do Thái Giáo Canh Tân, gần như hoàn toàn được che chở khỏi nạn kỳ thị đồng tính. Khi hiểu ra mình đồng tính, cô cảm thấy an tâm. Vì cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp cho cảm quan khác biệt hết sức dai dẳng mà cô vẫn có từ thiếu thời. Nền dưỡng dục đầy che chở đó cũng đã giải thích được lý do tại sao cô có được sự tin tưởng ấm áp thời học ở đại học: dù không biết có ai khác đã không bao giờ mắc cỡ khi vừa là người đồng tính vừa là một người Công Giáo vâng phục, cô vẫn hoàn toàn tín thác. Đúng vậy, cô thấy không có vấn đề gì khi tín thác như thế.
Cô cho rằng sự việc ngày nay đã ra khác… Có những lúc, cô thấy mối liên hệ của mình với Giáo Hội Công Giáo giống như bài thơ ngắn nhưng rất mạnh của Margaret Atwood:
Mi xít xao trong ta
như lưỡi câu trong mắt
lưỡi câu cá
trong con mắt mở to.
Và cô gặp nhiều Kitô hữu đồng tính khác, thuộc đủ sắc thái. Và một số bạn hữu của cô đã kết hôn theo lối đồng tính, trong đó có người được kết hôn trong Giáo Hội Anh Giáo Mỹ (Episcopalian) với đủ lễ nghi long trọng. Nhưng cô cũng gặp nhiều bạn hữu khác, những người như cô, vẫn cố gắng sống theo giáo huấn có bề dầy lịch sử của Kitô Giáo về đức trong sạch, trong đó có lệnh cấm không được làm tình giữa đàn ông với nhau hay giữa đàn bà với nhau. Cô và bạn hữu đôi khi bất đồng kịch liệt về phản ứng tốt nhất đối với sự kiện càng ngày nền văn hóa hiện đại càng chấp nhận hôn nhân đồng tính và do đó loại hôn nhân này càng ngày càng thành công hơn về phương diện chính trị. Nhưng đối với cô, phản ứng đúng phải là phản ứng bản thân, trước khi xét tới chính trị hay văn hóa.
Như bài báo của Liza Mundy “The Gay Guide to Wedded Bliss” (Hướng Dẫn Người Đồng Tính Tới Hạnh Phúc Hôn Nhân) đã chứng tỏ, nhiều Giáo Hội Kitô Giáo ngày nay càng ngày càng hội nhập hôn nhân đồng tính vào nền thần học của họ. Nền thần học trước đây của họ về cả hôn nhân, tạo dựng, nhập thể lẫn giải thích Thánh Kinh, đã buộc phải thay đổi để ăn khớp với mẫu hôn nhân độc giới tính (unisex) hay trung lập về giới tính. Với rất nhiều giải pháp dành cho các Kitô hữu đồng tính như thế, tại sao lại cứ bám lấy giáo huấn cổ truyền?
Đối với Tushnet, lý do lớn nhất khiến cô không đi theo trào lưu mới là vì cô rất yêu Giáo Hội Công Giáo. Nhiều người chỉ “tin Thiên Chúa” cách trừu tượng; nhưng cô nghĩ: người ta bao giờ cũng trở lại hay tiếp tục làm Kitô hữu bên trong một Giáo Hội hay một truyền thống đặc thù. Cô không thay đổi từ một hậu Do Thái Giáo đầy vô thần bước qua “niềm tin vào Thiên Chúa” trống không mà là vào Đạo Công Giáo: vào Nhập Thể và Đóng Đinh, vào Michelangelo, Thánh Phanxicô và Dorothy Day. Cô yêu cái đẹp và sức thu hút cảm quan của Giáo Hội. Cô yêu việc Giáo Hội nhấn mạnh tới sự kiện này: các nhu cầu xem ra không tài nào đi đôi với nhau được nhưng vẫn có thể được thoả mãn đầy đủ trong tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Đó là công bình và thương xót, lý lẽ và huyền nhiệm, Đấng Cứu Thế vừa là Thiên Chúa trọn vẹn vừa là người đầy đủ…
Cô không hy vọng hiểu hết mọi yếu tố của niềm tin. Vì niềm tin ấy lớn hơn cô nhiều. Nhưng cô biết chắc có những lý do tâm lý khiến cô mong ước đi tìm một Thiên Chúa và một Giáo Hội mà cô có thể tin tưởng hoàn toàn. Thí dụ, cô không nghĩ mình có một thứ la bàn luân lý vững chắc. Cô hay si mê hơn là tìm đường, nghiêng nhiều về dục hơn lý. Đức tin không phải là chạy trốn khỏi phán đoán luân lý bản thân; Giáo Hội được hiểu có bổn phận đào tạo lương tâm, chứ không thay thế nó. Có nhiều điều mà nếu Giáo Hội không ra lệnh, cô nghĩ chúng sẽ ngăn không cho cô trở lại Công Giáo. Nhưng cô tin rằng mình có thể gia nhập Giáo Hội dù không tự mình có khả năng biện minh được mọi giáo huấn của Giáo Hội.
Lúc cô lãnh nhận bí tích rửa tội, giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái là một trong những giáo huấn cô hiểu ít nhất. Cô hoàn toàn bối rối khi nói chuyện với một trong các người thân. Người này cố gắng hiểu tại sao cô tham gia cái thứ tôn giáo đầy áp chế như Công Giáo. Cô ráng giải thích sự kiện Thiên Chúa có thể ban cho các cặp dị tính son sẻ một đứa con nếu Người muốn. Thân nhân kia bèn hỏi cô tại sao Người lại không thể ban cho các cặp đồng tính một đứa con. Cô thú nhận mình không hiểu giáo huấn của Giáo Hội, nhưng vẫn chấp nhận giáo huấn ấy vì đó là cái giá để cô trở thành Công Giáo. Để nhận lãnh Thánh Thể, cô phải ký nhận những dòng chấm chấm, những dòng bắt cô nói: “tôi tin mọi điều Giáo Hội Công Giáo tin và giảng dạy” khi được tiếp nhận vào đoàn chiên. Cô rất khát khao được lãnh nhận Thánh Thể, và để được thế, cô nghĩ cô phải hy sinh điều gì đó. Thiên Chúa không hứa hẹn sẽ chỉ yêu cầu bạn những hy sinh bạn đồng ý và hiểu mà thôi.
Giờ đây, cô nghĩ cô hiểu giáo huấn của Giáo Hội nhiều hơn trước. Vì một lẽ: chứng tá Thánh Kinh xem ra đã rõ ràng hơn đôi chút. Theo cô, trong Thánh Kinh, cả tình yêu dị tính lẫn tình yêu đồng tính đều đã được sử dụng làm hình ảnh tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu dị tính tìm thấy trong hôn nhân, trong hôn nhân độc chiếm tính dục, một hình ảnh được lặp đi lặp lại không những trong Diễm Ca mà còn trong các tiên tri và Tân Ước nữa. Còn tình yêu đồng tính thì chính là tình bạn. Cả hai hình thức của tình yêu này đều được coi là chân thực và tốt đẹp; không hình thức nào hơn hình thức nào. Nhưng hai hình thức này không thể hoán cải cho nhau.
Hơn nữa, Sách Sáng Thế cho biết: khác biệt tính dục là khác biệt duy nhất có mặt tại Địa Đàng. Ở đấy, không hề có khác biệt sắc tộc, khác biệt tuổi tác, không con cái nên không có cha mẹ. Bất kể bạn muốn đọc các trình thuật tạo dựng ra sao, Thánh Kinh vẫn đã đặt riêng khác biệt tính dục như là hình thức sâu sắc độc đáo nhất của khác biệt. Hôn nhân, hiểu như sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, biểu trưng cho sự hiệp thông với Người Khác, một cách khiến nó trở thành hình ảnh cực kỳ mạnh mẽ của việc ta hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng vẫn là Người Khác. Đó chỉ là một tóm lược đại khái, không thoả đáng, nhưng với Tushnet, nó giải đáp được bản văn Thánh Kinh, phù hợp với chứng tá lịch sử Kitô Giáo, và nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của thân xác ta nhiều hơn phần đông các lý lẽ mà cô từng đọc được trong văn chương chống hôn nhân đồng tính của Kitô Giáo.
Nhưng nhờ sống trong Đạo Công Giáo, cô đọc Thánh Kinh một cách có hơi khác và đây là điều cô hiểu như là truyền thống. Điều ấy cũng đã lên khuôn việc cô nhận thức được yếu tố nào trong lịch sử Kitô Giáo là yếu tố chính và đâu là những sai lệch ra khỏi con đường ấy. Bởi thế, lý do chính khiến cô dự tính sống độc thân trong một tương lai có thể dự đoán được chỉ là vì cô là người Công Giáo và là một người đồng tính.
Về phương diện tiêu cực, Tushet cho rằng có ba điều không phải là lý do để cô ở độc thân. Thứ nhất: không phải vì cô không thuộc loại kết hôn. Cô có thể rất lãng mạn, thích chăm sóc những người cô yêu thương, và cô cần được người lớn tuổi giám sát. Cô là loại người kết hôn trong các khía cạnh này. Cô thích có bạn gái khi có được họ. Cô thích mọi khía cạnh của cuộc sống lứa đôi, kể cả khía cạnh mà cô gọi là yếu tố thể lý.
Thứ hai, không phải vì cô nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn đúng khi đề cập tới người đồng tính. Hiện nay, cô dành nhiều thì giờ cộng tác với những người đang cố gắng biến Giáo Hội thành nhà cho người đồng tính. Điều này vẫn còn lâu mới thành hình. Cô đã trình bày nhiều phương thức khả thi dùng để huấn đạo trong các trường Công Giáo, nhiều cố gắng chống bắt nạt, và nhiều vấn đề liên quan tới cách Giáo Hội dùng ngôn từ nói về đồng tính luyến ái, nhiều ý niệm có tính áp chế về phái tính, đi ngược lại tinh thần Thánh Phanxicô, và cách điều trị dựa vào xấu hổ cũng như các lý thuyết sai lầm về tâm lý.
Thứ ba, không phải vì cô nghĩ người đồng tính không được mời gọi yêu thương. Nếu cô tin Đạo Công Giáo kết án, buộc người đồng tính phải sống cuộc sống khô cằn, không tình yêu, thì chắc chắn cô không trở thành người Công Giáo. Vì ai cũng được Thiên Chúa mời gọi cho và nhận yêu thương. Đức tin Công Giáo đòi cô phải tiếp nhận tình yêu Thiên Chúa dù cô cảm thấy mình bất xứng. Trong Đạo Công Giáo, Thiên Chúa biết bạn, yêu bạn và tha thứ cho bạn bất kể bạn ra sao; ý kiến riêng của bạn về chính bạn tuy đáng lưu ý nhưng không quan hệ gì. Đối với cô, lời mời gọi yêu thương mặc lấy hình thức phục vụ những người túng thiếu, cầu nguyện và trên hết tình bạn. Tình bạn từng có thời được coi là một hình thức họ hàng trong Kitô Giáo. Tình bạn này vốn được xã hội tôn vinh, được thần học hướng dẫn và được phụng vụ làm đẹp. Nó không hề là phần thưởng an ủi hạng nhì cho những người không thể có được thứ tình yêu chân thực của hôn nhân; nó là hình thức yêu thương được chính Chúa Giêsu cảm nghiệm và ca ngợi. Đổi mới cái hiểu của Kitô Giáo này về tình bạn sẽ giúp Giáo Hội thành nơi để người đồng tính có nhiều cơ may đạt tới một tình yêu tận hiến và đáng kính hơn.
Theo Tushnet, Giáo Hội cần lớn lên và thay đổi cách đáp ứng các thay đổi ngoài xã hội. Ta có thể làm tốt hơn nữa trong việc phục vụ các nhu cầu của những người Công Giáo đồng tính, nhất là đối với thế hệ sắp tới. Tuy nhiên, cô cũng hy vọng những người Công Giáo đồng tính sẽ làm chứng tá cho xã hội rộng lớn hơn của mình. Nhờ sống một cuộc sống yêu thương phong phú và đầy sáng tạo, họ có thể minh chứng cho xã hội thấy rằng tiết dục không hề là một bản án tử hình hay là một hình thức khổ nhục kế chán ngắt. Cuộc sống độc thân có thể đem lại cho ta thứ tự do triệt để để phục vụ người khác. Dù phương thức này không dành cho mọi người, nhưng có những lúc Tushnet thấy cô có nhiều thì giờ, nhiều không gian và năng lực để phục vụ người túng thiếu hơn các bạn hữu phải đấu tranh với hôn nhân và việc làm cha mẹ cùng với nhiều cam kết khác. Thí dụ, cô có thể đón vào nhà mình nhiều phụ nữ vô gia cư trong một thời gian, một việc mà chắc chắn nếu không độc thân, cô khó có thể thực hiện một cách bột phát. Hơn nữa, các Kitô hữu đồng tính độc thân có thể minh chứng rằng tình bạn có thể là tình yêu thực sự, và đáng được cùng một vinh dự như bất cứ hình thức yêu thương, chăm sóc và tận hiến nào khác. Dù không ai muốn mọi tình bạn đều là “tình bạn thiêng liêng” sâu đậm, đầy cam kết thuộc loại được Thánh Aelred (tu viện trưởng, 1109-1166) cổ vũ, nhiều người trong chúng ta, kể cả những người có gia đình thuộc mọi khuynh hướng, vẫn mong có được một tình bạn sâu sắc và lâu dài hơn.
Cô cho rằng sự việc ngày nay đã ra khác… Có những lúc, cô thấy mối liên hệ của mình với Giáo Hội Công Giáo giống như bài thơ ngắn nhưng rất mạnh của Margaret Atwood:
Mi xít xao trong ta
như lưỡi câu trong mắt
lưỡi câu cá
trong con mắt mở to.
Và cô gặp nhiều Kitô hữu đồng tính khác, thuộc đủ sắc thái. Và một số bạn hữu của cô đã kết hôn theo lối đồng tính, trong đó có người được kết hôn trong Giáo Hội Anh Giáo Mỹ (Episcopalian) với đủ lễ nghi long trọng. Nhưng cô cũng gặp nhiều bạn hữu khác, những người như cô, vẫn cố gắng sống theo giáo huấn có bề dầy lịch sử của Kitô Giáo về đức trong sạch, trong đó có lệnh cấm không được làm tình giữa đàn ông với nhau hay giữa đàn bà với nhau. Cô và bạn hữu đôi khi bất đồng kịch liệt về phản ứng tốt nhất đối với sự kiện càng ngày nền văn hóa hiện đại càng chấp nhận hôn nhân đồng tính và do đó loại hôn nhân này càng ngày càng thành công hơn về phương diện chính trị. Nhưng đối với cô, phản ứng đúng phải là phản ứng bản thân, trước khi xét tới chính trị hay văn hóa.
Như bài báo của Liza Mundy “The Gay Guide to Wedded Bliss” (Hướng Dẫn Người Đồng Tính Tới Hạnh Phúc Hôn Nhân) đã chứng tỏ, nhiều Giáo Hội Kitô Giáo ngày nay càng ngày càng hội nhập hôn nhân đồng tính vào nền thần học của họ. Nền thần học trước đây của họ về cả hôn nhân, tạo dựng, nhập thể lẫn giải thích Thánh Kinh, đã buộc phải thay đổi để ăn khớp với mẫu hôn nhân độc giới tính (unisex) hay trung lập về giới tính. Với rất nhiều giải pháp dành cho các Kitô hữu đồng tính như thế, tại sao lại cứ bám lấy giáo huấn cổ truyền?
Đối với Tushnet, lý do lớn nhất khiến cô không đi theo trào lưu mới là vì cô rất yêu Giáo Hội Công Giáo. Nhiều người chỉ “tin Thiên Chúa” cách trừu tượng; nhưng cô nghĩ: người ta bao giờ cũng trở lại hay tiếp tục làm Kitô hữu bên trong một Giáo Hội hay một truyền thống đặc thù. Cô không thay đổi từ một hậu Do Thái Giáo đầy vô thần bước qua “niềm tin vào Thiên Chúa” trống không mà là vào Đạo Công Giáo: vào Nhập Thể và Đóng Đinh, vào Michelangelo, Thánh Phanxicô và Dorothy Day. Cô yêu cái đẹp và sức thu hút cảm quan của Giáo Hội. Cô yêu việc Giáo Hội nhấn mạnh tới sự kiện này: các nhu cầu xem ra không tài nào đi đôi với nhau được nhưng vẫn có thể được thoả mãn đầy đủ trong tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Đó là công bình và thương xót, lý lẽ và huyền nhiệm, Đấng Cứu Thế vừa là Thiên Chúa trọn vẹn vừa là người đầy đủ…
Cô không hy vọng hiểu hết mọi yếu tố của niềm tin. Vì niềm tin ấy lớn hơn cô nhiều. Nhưng cô biết chắc có những lý do tâm lý khiến cô mong ước đi tìm một Thiên Chúa và một Giáo Hội mà cô có thể tin tưởng hoàn toàn. Thí dụ, cô không nghĩ mình có một thứ la bàn luân lý vững chắc. Cô hay si mê hơn là tìm đường, nghiêng nhiều về dục hơn lý. Đức tin không phải là chạy trốn khỏi phán đoán luân lý bản thân; Giáo Hội được hiểu có bổn phận đào tạo lương tâm, chứ không thay thế nó. Có nhiều điều mà nếu Giáo Hội không ra lệnh, cô nghĩ chúng sẽ ngăn không cho cô trở lại Công Giáo. Nhưng cô tin rằng mình có thể gia nhập Giáo Hội dù không tự mình có khả năng biện minh được mọi giáo huấn của Giáo Hội.
Lúc cô lãnh nhận bí tích rửa tội, giáo huấn của Giáo Hội về đồng tính luyến ái là một trong những giáo huấn cô hiểu ít nhất. Cô hoàn toàn bối rối khi nói chuyện với một trong các người thân. Người này cố gắng hiểu tại sao cô tham gia cái thứ tôn giáo đầy áp chế như Công Giáo. Cô ráng giải thích sự kiện Thiên Chúa có thể ban cho các cặp dị tính son sẻ một đứa con nếu Người muốn. Thân nhân kia bèn hỏi cô tại sao Người lại không thể ban cho các cặp đồng tính một đứa con. Cô thú nhận mình không hiểu giáo huấn của Giáo Hội, nhưng vẫn chấp nhận giáo huấn ấy vì đó là cái giá để cô trở thành Công Giáo. Để nhận lãnh Thánh Thể, cô phải ký nhận những dòng chấm chấm, những dòng bắt cô nói: “tôi tin mọi điều Giáo Hội Công Giáo tin và giảng dạy” khi được tiếp nhận vào đoàn chiên. Cô rất khát khao được lãnh nhận Thánh Thể, và để được thế, cô nghĩ cô phải hy sinh điều gì đó. Thiên Chúa không hứa hẹn sẽ chỉ yêu cầu bạn những hy sinh bạn đồng ý và hiểu mà thôi.
Giờ đây, cô nghĩ cô hiểu giáo huấn của Giáo Hội nhiều hơn trước. Vì một lẽ: chứng tá Thánh Kinh xem ra đã rõ ràng hơn đôi chút. Theo cô, trong Thánh Kinh, cả tình yêu dị tính lẫn tình yêu đồng tính đều đã được sử dụng làm hình ảnh tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu dị tính tìm thấy trong hôn nhân, trong hôn nhân độc chiếm tính dục, một hình ảnh được lặp đi lặp lại không những trong Diễm Ca mà còn trong các tiên tri và Tân Ước nữa. Còn tình yêu đồng tính thì chính là tình bạn. Cả hai hình thức của tình yêu này đều được coi là chân thực và tốt đẹp; không hình thức nào hơn hình thức nào. Nhưng hai hình thức này không thể hoán cải cho nhau.
Hơn nữa, Sách Sáng Thế cho biết: khác biệt tính dục là khác biệt duy nhất có mặt tại Địa Đàng. Ở đấy, không hề có khác biệt sắc tộc, khác biệt tuổi tác, không con cái nên không có cha mẹ. Bất kể bạn muốn đọc các trình thuật tạo dựng ra sao, Thánh Kinh vẫn đã đặt riêng khác biệt tính dục như là hình thức sâu sắc độc đáo nhất của khác biệt. Hôn nhân, hiểu như sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, biểu trưng cho sự hiệp thông với Người Khác, một cách khiến nó trở thành hình ảnh cực kỳ mạnh mẽ của việc ta hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng vẫn là Người Khác. Đó chỉ là một tóm lược đại khái, không thoả đáng, nhưng với Tushnet, nó giải đáp được bản văn Thánh Kinh, phù hợp với chứng tá lịch sử Kitô Giáo, và nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của thân xác ta nhiều hơn phần đông các lý lẽ mà cô từng đọc được trong văn chương chống hôn nhân đồng tính của Kitô Giáo.
Nhưng nhờ sống trong Đạo Công Giáo, cô đọc Thánh Kinh một cách có hơi khác và đây là điều cô hiểu như là truyền thống. Điều ấy cũng đã lên khuôn việc cô nhận thức được yếu tố nào trong lịch sử Kitô Giáo là yếu tố chính và đâu là những sai lệch ra khỏi con đường ấy. Bởi thế, lý do chính khiến cô dự tính sống độc thân trong một tương lai có thể dự đoán được chỉ là vì cô là người Công Giáo và là một người đồng tính.
Về phương diện tiêu cực, Tushet cho rằng có ba điều không phải là lý do để cô ở độc thân. Thứ nhất: không phải vì cô không thuộc loại kết hôn. Cô có thể rất lãng mạn, thích chăm sóc những người cô yêu thương, và cô cần được người lớn tuổi giám sát. Cô là loại người kết hôn trong các khía cạnh này. Cô thích có bạn gái khi có được họ. Cô thích mọi khía cạnh của cuộc sống lứa đôi, kể cả khía cạnh mà cô gọi là yếu tố thể lý.
Thứ hai, không phải vì cô nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn đúng khi đề cập tới người đồng tính. Hiện nay, cô dành nhiều thì giờ cộng tác với những người đang cố gắng biến Giáo Hội thành nhà cho người đồng tính. Điều này vẫn còn lâu mới thành hình. Cô đã trình bày nhiều phương thức khả thi dùng để huấn đạo trong các trường Công Giáo, nhiều cố gắng chống bắt nạt, và nhiều vấn đề liên quan tới cách Giáo Hội dùng ngôn từ nói về đồng tính luyến ái, nhiều ý niệm có tính áp chế về phái tính, đi ngược lại tinh thần Thánh Phanxicô, và cách điều trị dựa vào xấu hổ cũng như các lý thuyết sai lầm về tâm lý.
Thứ ba, không phải vì cô nghĩ người đồng tính không được mời gọi yêu thương. Nếu cô tin Đạo Công Giáo kết án, buộc người đồng tính phải sống cuộc sống khô cằn, không tình yêu, thì chắc chắn cô không trở thành người Công Giáo. Vì ai cũng được Thiên Chúa mời gọi cho và nhận yêu thương. Đức tin Công Giáo đòi cô phải tiếp nhận tình yêu Thiên Chúa dù cô cảm thấy mình bất xứng. Trong Đạo Công Giáo, Thiên Chúa biết bạn, yêu bạn và tha thứ cho bạn bất kể bạn ra sao; ý kiến riêng của bạn về chính bạn tuy đáng lưu ý nhưng không quan hệ gì. Đối với cô, lời mời gọi yêu thương mặc lấy hình thức phục vụ những người túng thiếu, cầu nguyện và trên hết tình bạn. Tình bạn từng có thời được coi là một hình thức họ hàng trong Kitô Giáo. Tình bạn này vốn được xã hội tôn vinh, được thần học hướng dẫn và được phụng vụ làm đẹp. Nó không hề là phần thưởng an ủi hạng nhì cho những người không thể có được thứ tình yêu chân thực của hôn nhân; nó là hình thức yêu thương được chính Chúa Giêsu cảm nghiệm và ca ngợi. Đổi mới cái hiểu của Kitô Giáo này về tình bạn sẽ giúp Giáo Hội thành nơi để người đồng tính có nhiều cơ may đạt tới một tình yêu tận hiến và đáng kính hơn.
Theo Tushnet, Giáo Hội cần lớn lên và thay đổi cách đáp ứng các thay đổi ngoài xã hội. Ta có thể làm tốt hơn nữa trong việc phục vụ các nhu cầu của những người Công Giáo đồng tính, nhất là đối với thế hệ sắp tới. Tuy nhiên, cô cũng hy vọng những người Công Giáo đồng tính sẽ làm chứng tá cho xã hội rộng lớn hơn của mình. Nhờ sống một cuộc sống yêu thương phong phú và đầy sáng tạo, họ có thể minh chứng cho xã hội thấy rằng tiết dục không hề là một bản án tử hình hay là một hình thức khổ nhục kế chán ngắt. Cuộc sống độc thân có thể đem lại cho ta thứ tự do triệt để để phục vụ người khác. Dù phương thức này không dành cho mọi người, nhưng có những lúc Tushnet thấy cô có nhiều thì giờ, nhiều không gian và năng lực để phục vụ người túng thiếu hơn các bạn hữu phải đấu tranh với hôn nhân và việc làm cha mẹ cùng với nhiều cam kết khác. Thí dụ, cô có thể đón vào nhà mình nhiều phụ nữ vô gia cư trong một thời gian, một việc mà chắc chắn nếu không độc thân, cô khó có thể thực hiện một cách bột phát. Hơn nữa, các Kitô hữu đồng tính độc thân có thể minh chứng rằng tình bạn có thể là tình yêu thực sự, và đáng được cùng một vinh dự như bất cứ hình thức yêu thương, chăm sóc và tận hiến nào khác. Dù không ai muốn mọi tình bạn đều là “tình bạn thiêng liêng” sâu đậm, đầy cam kết thuộc loại được Thánh Aelred (tu viện trưởng, 1109-1166) cổ vũ, nhiều người trong chúng ta, kể cả những người có gia đình thuộc mọi khuynh hướng, vẫn mong có được một tình bạn sâu sắc và lâu dài hơn.