Một quyển sách cung ứng các câu trả lời cho những người hồ nghi
Người Công Giáo thường nghe nói về các phép lạ, và về ai đó được chữa lành bệnh nhờ sự cầu bàu của các thánh. Nhưng nền văn hóa duy vật ngày nay thường nhìn điều này với sự hồ nghi.
John Cornwell, một tác giả người Anh, có một cuốn sách về Hồng Y John Henry Newman phát hành vào cuối tháng 5 vừa qua, và mới đây tạp chí Sunday Times đã dành rộng đất cho ông để ông nói lên những nỗi nghi ngờ của mình về tính xác thực của phép lạ đã được Vatican phê chuẩn như là cơ sở để phong chân phước cho Newman vào tháng 9 tới.
Trong bài báo đăng ngày 9 tháng 5, Cornwell tuyên bố rằng thủ tục hồ sơ của Vatican về phép lạ ấy đã “đi vào những địa hạt lạ hoắc của ngôn ngữ và tâm cảnh thời Trung Cổ.” Cornwell tiếp tục chĩa hướng hồ nghi về tính đáng tin cậy về mặt y khoa của sự chữa trị ấy. Ông không quên kèm theo rất nhiều lời phê phán bất khoan nhượng đối với Đức Bênêđictô XVI.
Cornwell không phải là người duy nhất bôi nhọ việc nại đến những trường hợp chữa trị lạ thường. Tháng 12 vừa qua, sau khi Rôma loan báo sự phê chuẩn phép lạ cần cho tiến trình phong thánh Nữ tu Mary Mckillop ở Australia, thì David Goldstein, một chuyên viên y khoa ở Sydney, đã công khai nói lên sự nghi ngờ của mình. Trong một bài báo đăng ngày 22 tháng 12, ông nói rằng không thể xác quyết sự hồi phục nơi các bệnh nhân là kết quả của sự cầu nguyện.
Theo một bản tin ở Australia ngày 24 tháng 12 thì Glenn Davies, giám mục Anh Giáo tại North Sydney, cũng lên tiếng phê phán. Vị giám mục này chất vấn rằng: “Những sự kiện được cho là phép lạ ấy, ai có thể chứng minh chúng thực sự là do Mary Mckillop?”
Rất may là để giúp trả lời cho những phản đối như vậy, đã có những hướng dẫn được xuất bản hồi năm ngoái bởi Jacalyn Duffin, một y sĩ giữ ghế “Hannah Chair” của ngành Lịch Sử Y Khoa tại Queen’s University, Ontario, Canada. Trong quyển sách của bà, tựa đề “Những Phép Lạ Chữa Bệnh: Các Bác Sĩ, Các Thánh, Và Sự Chữa Trị Trong Thế Giới Hiện Đại” (Oxford University Press), bà đã khảo sát 1400 phép lạ được viện dẫn trong các hồ sơ phong thánh từ năm 1588 đến 1999.
Sự quan tâm của bà đối với các phép lạ được khơi lên do có lần bà được yêu cầu xét nghiệm các mẫu mô, mà sau đó bà được biết rằng đấy là một phần của một tiến trình phong thánh. Khi nhận được món quà là một bản sao của “positio,” tức hồ sơ về phép lạ ấy, Duffin chợt nhận ra rằng chắc chắn mỗi vị thánh được tôn phong đều có một hồ sơ như vậy.
Trong nhiều dịp có mặt tại Rôma, Duffin đã nghiên cứu hàng trăm hồ sơ như thế. Bà ước tính rằng bà đã xem được từ một phần ba đến một nửa số hồ sơ phép lạ lưu trữ ở Vatican kể từ khi các qui định về phong thánh được đưa ra vào năm 1588.
Chứng Cứ
Các qui định mới, vốn là một phần của cuộc canh tân Chống Cải Cách, đòi hỏi việc thu thập cẩn thận chứng cứ và việc khảo sát thấu đáo dữ kiện bởi các chuyên viên y khoa và các nhà khoa học. Duffin cho biết rằng Paolo Zacchia (1584-1659) là người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết định các chỉ dẫn.
Trong các bút lục của mình, Zacchia đã giải thích về các loại phép lạ khác nhau, và xác định rằng để gán một sự chữa trị cho phép lạ, thì đó phải là một căn bệnh nan y và sự hồi phục phải hoàn toàn và ngay tức khắc. Duffin ghi nhận rằng các chuyên viên y khoa làm việc cho Vatican vẫn tiếp tục viện dẫn Zacchia mãi cho đến thế kỷ 20.
Một số người phê phán việc coi những sự chữa trị thể lý như cơ sở cho việc phong thánh, nhưng Duffin bình luận rằng chính nhu cầu về chứng cứ khả tín đã thúc đẩy tiến trình hướng về các biến cố chữa trị, vì ở đó có thể có những nhân chứng độc lập, gồm cả các bác sĩ.
Qua thời gian, đã có những thay đổi trong các thể thức của tiến trình phong thánh, nhưng nhìn lại các hồ sơ của bốn thế kỷ vừa qua, Duffin tuyên bố rằng bà rất ấn tượng bởi tính ổn định đáng nể của việc nại đến khoa học.
Thực vậy, Giáo Hội vẫn nhất quán dựa vào sự hồ nghi của khoa học để kiểm tra tính xác thực của các phép lạ. Trong hồ sơ của các phép lạ mà Duffin khảo sát, bà nhận thấy rằng các giáo sĩ sẵn sàng dựa vào quan điểm của các nhà khoa học. Các thẩm quyền tôn giáo vẫn không đưa ra một phán quyết về hoạt động siêu nhiên cho tới khi họ biết các chuyên gia sẵn sàng kết luận rằng các sự kiện ấy là không thể giải thích được.
Duffin tuyên bố: “Tôn giáo dựa vào sự khôn ngoan nhất có thể có của con người trước khi đưa ra một phán quyết từ cảm nhận đức tin”.
Bà đề cập thêm một điểm nữa vào mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, đó là giữa hai đàng thì tôn giáo có khuynh hướng thoải mái với khoa học hơn so với chiều ngược lại.
Trong các tiến trình, một số y sĩ tỏ ra không thoải mái lắm, như thể sự cộng tác của họ hàm nghĩa một sự phản bội đối với quan niệm của y khoa tây phương vốn bác bỏ ý tưởng rằng các bệnh tật hay các sự chữa trị có nguồn gốc thần linh.
Duffin ghi nhận rằng vào thế kỷ 19, những người Công Giáo và Tin lành đã tranh luận về vấn đề phải chăng hễ một sự chữa trị không giải thích được thì đấy thật sự là một phép lạ. Cuộc tranh luận ấy tiếp diễn – bà nói thêm – khi một trong các đồng nghiệp của bà lập luận rằng trong khi chúng ta không biết một sự giải thích theo tự nhiên, thì một sự giải thích như thế vẫn có thể tồn tại.
Nhưng Duffin phản đối một thái độ như thế. Theo bà, đó không thực sự là giải pháp cho vấn đề cốt lõi, khi người ta đối diện với các phép lạ trong lãnh vực chữa bệnh. Thái độ duy thực chứng – là thái độ bác bỏ các phép lạ – chủ trương rằng nếu một điều gì đó kỳ diệu thì chúng ta phải bác bỏ, coi như đó là một ảo tưởng hay một sự dối lừa, vì chỉ có thế giới tự nhiên này mà thôi. Duffin lập luận rằng thật ra niềm tin bám vào một giải thích theo tự nhiên như thế là một niềm tin có sự lập lờ. Nói cách khác, việc khẳng định rằng không bao giờ có phép lạ cũng không có nhiều lý tính hơn, và đó cũng là một hành vi ‘đức tin’ chẳng kém chi so với việc khẳng định rằng có thể có phép lạ.
Theo sự nhận xét của Duffin, sự khác biệt giữa cách tiếp cận của tôn giáo và cách tiếp cận của các nhà duy thực chứng nằm ở chỗ diễn giải chứng cứ. Tiêu chuẩn của y khoa chìm sâu trong một truyền thống ‘kháng thần’ (antideistic), trong khi đối với tôn giáo thì mọi giải thích đáng tin cậy của khoa học phải được rút ra, sau đó thì mới tiến tới việc tuyên bố một phép lạ.
Trong cả hai cách tiếp cận, điều còn bỏ ngỏ vẫn là điều mà người ta không biết, có điều là trong lãnh vực tôn giáo thì người ta sẵn sàng chấp nhận tác nhân thần linh.
Sự Hiểu Biết Về Y Khoa
Trong khi một số người có thể bác bỏ khả năng của sự can thiệp thần linh, Giáo Hội Công Giáo thật rất cẩn thận khi sử dụng mọi nguồn lực có thể về y khoa để rút ra tất cả các giải thích tự nhiên có thể có về những sự kiện chữa lành bệnh. Duffin dành một chương trong quyển sách của bà để khảo sát việc sử dụng kiến thức y khoa trong tiến trình phong thánh.
Trước hết, Vatican không nhìn nhận các phép lạ chữa trị nơi những người từ chối chữa trị theo y khoa chính thống mà chỉ dựa vào đức tin thôi. Chính sự can thiệp của các bác sĩ sẽ cung cấp những chứng cứ y khoa khách quan, giúp tránh bất cứ sự lọc lừa nào có thể xảy ra trong vụ việc.
Trong các hồ sơ nghiên cứu của mình, Duffin tìm thấy rằng các chứng từ của các bác sĩ ngày càng tăng nhiều theo thời gian. Các hồ sơ được bà khảo sát cho thấy rằng vào thế kỷ 17, tính trung bình mỗi hồ sơ có đề cập đến danh tánh của một bác sĩ, nhưng chỉ một tỉ lệ rất nhỏ các bác sĩ ấy đích thân cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, sau năm 1700, ít nhất một phần ba các y sĩ được đề cập trong hồ sơ đã đích thân cung cấp bằng chứng.
Đến hậu bán thế kỷ 17, các chứng cứ của các y sĩ điều trị cho bệnh nhân được bổ sung bởi các quan sát viên y khoa độc lập. Cuối cùng, con số các bác sĩ chuyên gia được tham vấn gia tăng cho tới bằng hoặc nhiều hơn số y sĩ đã săn sóc cho bệnh nhân.
Duffin cũng chỉ ra rằng Giáo Hội không chỉ dựa vào các bác sĩ Công Giáo mà thôi. Các cuộc điều tra đã khảo sát về tôn giáo của các nhân chứng, gồm cả các bác sĩ. Trước thế kỷ 20, đa số các phép lạ đến từ các nước Âu Châu, nơi mà phần đông các bác sĩ là người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều vị trong số đó thừa nhận rằng mình không phải là người giữ đạo thường xuyên, và thậm chí có vài vị còn bị tuyệt thông nữa. Tuy nhiên, không có vị nào được coi là thiếu tư cách để làm chứng.
Gần đây hơn, các bác sĩ thuộc các niềm tin tôn giáo khác, hay những vị công khai tuyên bố rằng mình vô tôn giáo, đã tham gia cung cấp chứng cứ.
Rốt cục, một phép lạ chỉ được tuyên bố khi các bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận rằng mình không biết do đâu mà một bệnh nhân hồi phục khi mà các phương tiện y khoa tốt nhất đã thất bại. Tâm thức hãnh thắng ngày nay của y khoa hiện đại thật không dễ dàng đưa ra một nhìn nhận như thế.
Dịch từ “MEDICINE AND MIRACLES, Book offers Answers for Sceptics” của Linh mục John Flynn, LC, đăng ở Zenit.org, 30.5.2010
Người Công Giáo thường nghe nói về các phép lạ, và về ai đó được chữa lành bệnh nhờ sự cầu bàu của các thánh. Nhưng nền văn hóa duy vật ngày nay thường nhìn điều này với sự hồ nghi.
John Cornwell, một tác giả người Anh, có một cuốn sách về Hồng Y John Henry Newman phát hành vào cuối tháng 5 vừa qua, và mới đây tạp chí Sunday Times đã dành rộng đất cho ông để ông nói lên những nỗi nghi ngờ của mình về tính xác thực của phép lạ đã được Vatican phê chuẩn như là cơ sở để phong chân phước cho Newman vào tháng 9 tới.
Trong bài báo đăng ngày 9 tháng 5, Cornwell tuyên bố rằng thủ tục hồ sơ của Vatican về phép lạ ấy đã “đi vào những địa hạt lạ hoắc của ngôn ngữ và tâm cảnh thời Trung Cổ.” Cornwell tiếp tục chĩa hướng hồ nghi về tính đáng tin cậy về mặt y khoa của sự chữa trị ấy. Ông không quên kèm theo rất nhiều lời phê phán bất khoan nhượng đối với Đức Bênêđictô XVI.
Cornwell không phải là người duy nhất bôi nhọ việc nại đến những trường hợp chữa trị lạ thường. Tháng 12 vừa qua, sau khi Rôma loan báo sự phê chuẩn phép lạ cần cho tiến trình phong thánh Nữ tu Mary Mckillop ở Australia, thì David Goldstein, một chuyên viên y khoa ở Sydney, đã công khai nói lên sự nghi ngờ của mình. Trong một bài báo đăng ngày 22 tháng 12, ông nói rằng không thể xác quyết sự hồi phục nơi các bệnh nhân là kết quả của sự cầu nguyện.
Theo một bản tin ở Australia ngày 24 tháng 12 thì Glenn Davies, giám mục Anh Giáo tại North Sydney, cũng lên tiếng phê phán. Vị giám mục này chất vấn rằng: “Những sự kiện được cho là phép lạ ấy, ai có thể chứng minh chúng thực sự là do Mary Mckillop?”
Bà Jacalyn Duffin |
Sự quan tâm của bà đối với các phép lạ được khơi lên do có lần bà được yêu cầu xét nghiệm các mẫu mô, mà sau đó bà được biết rằng đấy là một phần của một tiến trình phong thánh. Khi nhận được món quà là một bản sao của “positio,” tức hồ sơ về phép lạ ấy, Duffin chợt nhận ra rằng chắc chắn mỗi vị thánh được tôn phong đều có một hồ sơ như vậy.
Trong nhiều dịp có mặt tại Rôma, Duffin đã nghiên cứu hàng trăm hồ sơ như thế. Bà ước tính rằng bà đã xem được từ một phần ba đến một nửa số hồ sơ phép lạ lưu trữ ở Vatican kể từ khi các qui định về phong thánh được đưa ra vào năm 1588.
Chứng Cứ
Các qui định mới, vốn là một phần của cuộc canh tân Chống Cải Cách, đòi hỏi việc thu thập cẩn thận chứng cứ và việc khảo sát thấu đáo dữ kiện bởi các chuyên viên y khoa và các nhà khoa học. Duffin cho biết rằng Paolo Zacchia (1584-1659) là người đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết định các chỉ dẫn.
Trong các bút lục của mình, Zacchia đã giải thích về các loại phép lạ khác nhau, và xác định rằng để gán một sự chữa trị cho phép lạ, thì đó phải là một căn bệnh nan y và sự hồi phục phải hoàn toàn và ngay tức khắc. Duffin ghi nhận rằng các chuyên viên y khoa làm việc cho Vatican vẫn tiếp tục viện dẫn Zacchia mãi cho đến thế kỷ 20.
Một số người phê phán việc coi những sự chữa trị thể lý như cơ sở cho việc phong thánh, nhưng Duffin bình luận rằng chính nhu cầu về chứng cứ khả tín đã thúc đẩy tiến trình hướng về các biến cố chữa trị, vì ở đó có thể có những nhân chứng độc lập, gồm cả các bác sĩ.
Qua thời gian, đã có những thay đổi trong các thể thức của tiến trình phong thánh, nhưng nhìn lại các hồ sơ của bốn thế kỷ vừa qua, Duffin tuyên bố rằng bà rất ấn tượng bởi tính ổn định đáng nể của việc nại đến khoa học.
Thực vậy, Giáo Hội vẫn nhất quán dựa vào sự hồ nghi của khoa học để kiểm tra tính xác thực của các phép lạ. Trong hồ sơ của các phép lạ mà Duffin khảo sát, bà nhận thấy rằng các giáo sĩ sẵn sàng dựa vào quan điểm của các nhà khoa học. Các thẩm quyền tôn giáo vẫn không đưa ra một phán quyết về hoạt động siêu nhiên cho tới khi họ biết các chuyên gia sẵn sàng kết luận rằng các sự kiện ấy là không thể giải thích được.
Duffin tuyên bố: “Tôn giáo dựa vào sự khôn ngoan nhất có thể có của con người trước khi đưa ra một phán quyết từ cảm nhận đức tin”.
Bà đề cập thêm một điểm nữa vào mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, đó là giữa hai đàng thì tôn giáo có khuynh hướng thoải mái với khoa học hơn so với chiều ngược lại.
Trong các tiến trình, một số y sĩ tỏ ra không thoải mái lắm, như thể sự cộng tác của họ hàm nghĩa một sự phản bội đối với quan niệm của y khoa tây phương vốn bác bỏ ý tưởng rằng các bệnh tật hay các sự chữa trị có nguồn gốc thần linh.
Duffin ghi nhận rằng vào thế kỷ 19, những người Công Giáo và Tin lành đã tranh luận về vấn đề phải chăng hễ một sự chữa trị không giải thích được thì đấy thật sự là một phép lạ. Cuộc tranh luận ấy tiếp diễn – bà nói thêm – khi một trong các đồng nghiệp của bà lập luận rằng trong khi chúng ta không biết một sự giải thích theo tự nhiên, thì một sự giải thích như thế vẫn có thể tồn tại.
Nhưng Duffin phản đối một thái độ như thế. Theo bà, đó không thực sự là giải pháp cho vấn đề cốt lõi, khi người ta đối diện với các phép lạ trong lãnh vực chữa bệnh. Thái độ duy thực chứng – là thái độ bác bỏ các phép lạ – chủ trương rằng nếu một điều gì đó kỳ diệu thì chúng ta phải bác bỏ, coi như đó là một ảo tưởng hay một sự dối lừa, vì chỉ có thế giới tự nhiên này mà thôi. Duffin lập luận rằng thật ra niềm tin bám vào một giải thích theo tự nhiên như thế là một niềm tin có sự lập lờ. Nói cách khác, việc khẳng định rằng không bao giờ có phép lạ cũng không có nhiều lý tính hơn, và đó cũng là một hành vi ‘đức tin’ chẳng kém chi so với việc khẳng định rằng có thể có phép lạ.
Theo sự nhận xét của Duffin, sự khác biệt giữa cách tiếp cận của tôn giáo và cách tiếp cận của các nhà duy thực chứng nằm ở chỗ diễn giải chứng cứ. Tiêu chuẩn của y khoa chìm sâu trong một truyền thống ‘kháng thần’ (antideistic), trong khi đối với tôn giáo thì mọi giải thích đáng tin cậy của khoa học phải được rút ra, sau đó thì mới tiến tới việc tuyên bố một phép lạ.
Trong cả hai cách tiếp cận, điều còn bỏ ngỏ vẫn là điều mà người ta không biết, có điều là trong lãnh vực tôn giáo thì người ta sẵn sàng chấp nhận tác nhân thần linh.
Sự Hiểu Biết Về Y Khoa
Trong khi một số người có thể bác bỏ khả năng của sự can thiệp thần linh, Giáo Hội Công Giáo thật rất cẩn thận khi sử dụng mọi nguồn lực có thể về y khoa để rút ra tất cả các giải thích tự nhiên có thể có về những sự kiện chữa lành bệnh. Duffin dành một chương trong quyển sách của bà để khảo sát việc sử dụng kiến thức y khoa trong tiến trình phong thánh.
Trước hết, Vatican không nhìn nhận các phép lạ chữa trị nơi những người từ chối chữa trị theo y khoa chính thống mà chỉ dựa vào đức tin thôi. Chính sự can thiệp của các bác sĩ sẽ cung cấp những chứng cứ y khoa khách quan, giúp tránh bất cứ sự lọc lừa nào có thể xảy ra trong vụ việc.
Trong các hồ sơ nghiên cứu của mình, Duffin tìm thấy rằng các chứng từ của các bác sĩ ngày càng tăng nhiều theo thời gian. Các hồ sơ được bà khảo sát cho thấy rằng vào thế kỷ 17, tính trung bình mỗi hồ sơ có đề cập đến danh tánh của một bác sĩ, nhưng chỉ một tỉ lệ rất nhỏ các bác sĩ ấy đích thân cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, sau năm 1700, ít nhất một phần ba các y sĩ được đề cập trong hồ sơ đã đích thân cung cấp bằng chứng.
Đến hậu bán thế kỷ 17, các chứng cứ của các y sĩ điều trị cho bệnh nhân được bổ sung bởi các quan sát viên y khoa độc lập. Cuối cùng, con số các bác sĩ chuyên gia được tham vấn gia tăng cho tới bằng hoặc nhiều hơn số y sĩ đã săn sóc cho bệnh nhân.
Duffin cũng chỉ ra rằng Giáo Hội không chỉ dựa vào các bác sĩ Công Giáo mà thôi. Các cuộc điều tra đã khảo sát về tôn giáo của các nhân chứng, gồm cả các bác sĩ. Trước thế kỷ 20, đa số các phép lạ đến từ các nước Âu Châu, nơi mà phần đông các bác sĩ là người Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều vị trong số đó thừa nhận rằng mình không phải là người giữ đạo thường xuyên, và thậm chí có vài vị còn bị tuyệt thông nữa. Tuy nhiên, không có vị nào được coi là thiếu tư cách để làm chứng.
Gần đây hơn, các bác sĩ thuộc các niềm tin tôn giáo khác, hay những vị công khai tuyên bố rằng mình vô tôn giáo, đã tham gia cung cấp chứng cứ.
Rốt cục, một phép lạ chỉ được tuyên bố khi các bác sĩ sẵn sàng nhìn nhận rằng mình không biết do đâu mà một bệnh nhân hồi phục khi mà các phương tiện y khoa tốt nhất đã thất bại. Tâm thức hãnh thắng ngày nay của y khoa hiện đại thật không dễ dàng đưa ra một nhìn nhận như thế.
Dịch từ “MEDICINE AND MIRACLES, Book offers Answers for Sceptics” của Linh mục John Flynn, LC, đăng ở Zenit.org, 30.5.2010