Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?
Mấy tuần nay, đời tôi như bị quay cuồng trong cơn bão truyền thông/báo chí. Một cơn bão như muốn nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo xuống vực thẳm của đêm đen tăm tối và tàn phá không thương tiếc những thành viên của Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng cho tới một linh-mục tầm thường như tôi!
Lý do nào mà Giáo Hội Công Giáo lại bị truyền thông/báo chí chiếu cố với quyết tâm bôi bẩn và triệt hạ như vậy? Lý do là có một số linh-mục đã phạm tội lạm dụng tình dục đối với trẻ em, hay có người nói văn vẻ hơn, đó là tội ấu dâm. Tôi suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy đau nhói trong tâm hồn. Cái đau này chẳng phải riêng tôi, nhưng chắc hẳn là sự đồng cảm của nhiều nỗi đau trong lòng Giáo Hội bây giờ.
Những nỗi đau
1. Cái đau thứ nhất là câu hỏi tại sao một số anh em linh-mục lại làm những chuyện ngược luân lý như vậy. Những điều thánh thiện mà đáng lẽ linh-mục phải làm gương tốt cho các em, thì một số ít đã làm ngược lại để rồi “con sâu làm rầu nồi canh”! Cái tội mà Chúa Giêsu lên án là phải bị “buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển”:
• “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những trẻ nhỏ này vấp ngã” (Lc 17: 2)
• “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18: 6)
• “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn này đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9: 42)
Đau quá, những linh-mục đã làm hoen ố gương mặt thánh thiện của Chúa Giêsu; đã làm vẩn đục tấm gương mà đáng lý ra phải thật trong để các trẻ nhỏ và người đời noi theo!
2. Cái đau thứ hai là những mũi gươm “đâm thâu” phát xuất từ truyền thông/báochí. Truyền thông/báo chí làm tôi đau nhói bởi những vu họa giáng xuống mà chẳng có thế lực và luật lệ nào ngăn chặn cả! Truyền thông như một kẻ có quyền tối thượng, muốn nói gì thì nói, muốn vu oan giáng họa xuống ai tuỳ thích, muốn chụp mũ cho ai thì chụp! Chẳng có một chút bác ái và tình người trong cái gọi là truyền thông, đưa tin tức. Truyền thông theo đúng nghiã mang một bộ áo đẹp của sự khách quan và công bằng, xây dựng và bác ái trong việc thông tin để độc giả nhận ra giá trị và cái đẹp của chân lý. Nhưng những tuần vừa qua, truyền thông đã trở thành khí cụ của tối tăm, của sự đập phá quay cuồng như điên dại. Nó làm cho tôi đau quá! Đành rằng có một số ít linh-mục đã là hoen ố hình ảnh và thiên chức thánh thiêng mà Chúa trao ban, nhưng đó không phải là cái cớ “ắt và đủ” để đập phá và “vơ đũa cả nắm” để chụp mũ nhiều điều xem ra vô căn cứ đối với cộng đoàn linh-mục thế giới.
3. Cái đau thứ ba là Giáo Hội của Chúa Giêsu bị xúc phạm một cách ngang ngược bởi những lời phỉ báng với những ý đồ xấu. Dù rằng Giáo Hội của Chúa được xây nền vững chắc trên “Tảng Đá” Phêrô: “Còn Thầy, thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18), tôi vẫn cảm thấy quá đau khi Giáo Hội thánh thiêng của Chúa bị chà đạp một cách thiếu bác ái và công bằng. Người ta cứ đổ vấy cho Giáo Hội nhiều điều xấu xa khi chưa đưa ra một bằng cớ buộc tội, rồi bắt Giáo Hội phải minh chứng mình vô tội! Đây phải chăng là luận điệu của những thế lực đen tối hỏa ngục?! Những ngày qua, tôi quá thương Giáo Hội, tôi quá thương Đức Giáo Hoàng như con “chiên hiền lành” bị người ta mang ra ném đá.
Tôi tự hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Câu hỏi này kết quả của những giây phút suy tư, cảm nghiệm và theo dõi truyền thông.
Tôi kể cho quí vị một câu chuyện mục vụ với cảm nghiệm riêng tôi. Cách đây mấy bữa, tôi có đi thăm một gia đình Công Giáo người Việt. Những phút giây hàn thuyên có đề cập tới câu chuyện của một chị kia không đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Chị được hỏi tại sao không đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật khi chị là người Công Giáo, chị trả lời rằng mấy “ông cha bê bối, lăng nhăng, bậy bạ như thế thì đi Lễ làm gì?”. Người trong gia đình đó trả lời với chị rằng “mình theo đạo là tin vào Thiên Chúa, chứ có phải vì ông cha mà mình theo đạo đâu? Nếu ông cha đó có tội thì ông cha phải đền phạt vì tội của mình. Tại sao lại phải gánh tội của ông cha đó lên vai mình!? Tại sao vì tội của ông cha mà mình lại thù ghét Chúa?”
Vâng! Đức tin qua câu trả lời thật là tuyệt vời! Nhiều người Công giáo Việt Nam không học thần học cao siêu như các linh-mục. Không có những tư tưởng uyên bác như các linh-mục. Không có những lý luận gây ấn tượng như các linh-mục... Nhưng họ có một đức tin quá cao vời! Câu trả lời làm cho tôi suy nghĩ thật nhiều. Đọc tin tức qua truyền thông/báo chí, tôi biết có nhiều người đã mất hy vọng và niềm tin nơi các linh-mục, bởi một số xì-căng-đan mà một ít linh-mục gây ra và được truyền thống tận tình khai thác đã trở nên như một quả bom vỡ tung từng mảnh! Nền tảng Giáo Hội như bị rúng động. Nhưng câu trả lời của một tín hữu trên phải chăng là một xác tín về niềm tin và là một sự bình an giữa cơn bão lốc của truyền thông/báo chí?! Tuyệt vời đức tin của người Công Giáo Việt Nam!
Câu chuyện trên giúp tôi trả lời cho câu hỏi, “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Những luận chứng nghịch lý của truyền thông/báo chí
Cách đây khoảng chừng hơn một tháng, tờ báo “The New York Times” đã đăng tải một bài viết về linh-mục Lawrence Murphy thuộc Giáo phận Milwaukee bên Mỹ. Bài viết thuật lại và lên án linh mục Murphy đã lạm dụng tình dục trẻ em cách đây mấy chục năm. Bài viết làm dấy lên một làn sóng công kích Giáo Hội Công Giáo có thể nói là ‘vô tiền khoáng hậu’! Hầu hết các tờ báo khác a-dua đăng tải. Thiện ý cũng có, nhưng phần lớn là hả hê được dịp đánh phá Giáo Hội, trong đó người bị chỉa mũi dùi nhiều nhất là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Họ cáo buộc Đức thánh Cha là bao che, là phải chịu trách nhiệm về những vụ lạm dụng tình dục của linh-mục Murphy và những trường hợp linh-mục lạm dụng khác. Kênh truyền hình NBC mô tả Đức Thánh Cha là kẻ đã quấy rối tinh dục trẻ em. .. vv và vv... Ở đây tôi không muốn nói đến thái độ thất nhân tâm và vô lễ của những kẻ đối xử vô cảm với một “Ông Cụ” đáng kính 83 tuổi. Dựa trên một số tư liệu, tôi chỉ nói lên những sai lầm trong việc kết án một cách mù quáng của những kẻ thiếu hiểu biết qua mấy điểm sau đây.
1. Truyền thông đã đưa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trở về thời Ngài đang còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Một số báo chí truyền thông cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger có đặc trách giải quyết các vụ lạm dụng tình dục tại Vatican cách đây khoảng chừng một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi Ngài được bầu Giáo Hoàng năm 2005. Thực ra, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chẳng có trách nhiệm trực tiếp nào về vấn đề giải quyết những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em cho tới năm 2001, bốn năm trước khi Ngài được bầu là Giáo Hoàng.
Lý do là trước đây, các giám-mục không bị đòi buộc phải trình những trường hợp lạm dụng trẻ em cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một Thánh Bộ mà Đức Hồng Y Ratzinger đặc trách điều hành. Việc đệ trình những vụ lạm dụng tình dục chỉ bắt đầu vào năm 2001 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lệnh cho các giám-mục phải làm. Lệnh này được công bố qua thông tư Motu Proprio tựa đề là Sacramentorum Sanctitatis Tutela. Trước đó, tất cả những trường hợp liên quan tới lạm dụng tình dục không bao giờ được gởi về Rôma.
Trong trường hợp một linh-mục phạm tội lạm dụng tình dục và vị Giám-mục Giáo-phận muốn cho linh-mục đó hồi tục, nhưng linh-mục đó không muốn hồi tục, thì một trong những tòa án tại Vatican được hành xử theo tiến trình của giáo luật, chứ không phải văn phòng của Đức Hồng Y Ratzinger.
Trước năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chỉ can dự vào một vài trường hợp rất hiếm hoi liên quan tới những vụ lạm dụng tình dục xảy ra thuộc phạm vi Tòa Giải-tội, vì có một tòa án giáo luật trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lo xử những vụ liên quan tới việc lạm dụng Bí Tích Giải-tội. Một trong vài trường hợp hiếm hoi này là trường hợp của linh-mục Marcial Maciel Degollado, vị sáng lập dòng “Đạo Binh Chúa Kitô”. Đó cũng là lý do tại sao các viên chức của Tổng Giáo phận Milwaukee đã trực tiếp gởi trường hợp của linh-mục Lawrence Murphy đến Vatican. Do thuộc phạm vi Án Tín Tòa Giải-tội, nên việc công bố “tội” của các tội nhân liên quan tới lạm dụng tình dục không được công bố một cách công khai và phải được điều tra một cách kỹ càng. Ai là người Công Giáo cũng biết rằng không một vị-giải-tội nào có quyền nói tội của tội nhân cho một người thứ hai biết.
Chính vì lý do này mà truyền thông/báo chí đang đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bao che cho các linh-mục phạm tội và lừa đảo dư luận. Họ không hiểu luật Đạo Công Giáo là gì và họ cũng chẳng cần biết rằng trước năm 2001, cá nhân của Đức Hồng Y Ratzinger chẳng có liên quan gì tới tuyệt đại đa số những vụ lạm dụng tình dục, dù là một phần trăm nhỏ nhoi của những vụ được gởi đến Rôma.
2. Vào tháng 5, 2001, Đức Hồng Y Ratzinger gởi cho các Giám-mục trên toàn thế giới một lá thơ tựa đề là De Delictis Gravioribus. Thuyền thông/báo chí đã dấy lên một làn sóng bình luận về lá thơ và la toáng lên rằng Đức Hồng Y Ratzinger cố gắng ngăn chặn việc tố cáo những vụ việc linh-mục lạm dụng tình dục cho cảnh sát hoặc cho chính quyền dân sự biết, bằng cách ra lệnh cho các Giám-mục phải giữ bí mật!
Trái ngược với những luận điệu vu cáo trên, lá thơ Đức Hồng Y Ratzinger viết rõ rằng một số những tội ác nghiêm trọng, bao gồm những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em, phải được chuyển tới Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và những tội đó phải được coi là “bí mật thuộc quyền của Giáo Hoàng”. Tuy nhiên, Tòa Thánh Vatican cũng nhấn mạnh rằng bí mật này chỉ áp dụng trong nội bộ Giáo Hội về những cách thức phạt kỷ luật đối với các linh-mục đã phạm tội, chứ không chủ ý ngăn chặn bất cứ ai báo cáo những trường hợp này cho cảnh sát hoặc chính quyền. Và do đó, năm 2001 khi lá thơ ra đời, chẳng có nơi nào cấm đoán việc báo cáo những vụ lạm dụng tình dục cho cánh sát và chính quyền cả.
Thực ra, một ít Giám-mục lúc đó cần một sắc lệnh từ Rôma truyền các ngài không được nói công khai về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Đó cũng chỉ là tục lệ của Giáo Hội thời đó. Đây chính là lý do mà truyền thông/báo chí đã săn đuổi để tìm ra một cớ nào đó để “oanh tạc” Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của một tảng băng. Điểm chính trong lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger vào năm 2001 là vào lúc đó lá thơ được ca tụng rộng rãi như là một giao thời cho việc giải quyết vấn đề. Nó đánh dấu sự thừa nhận của Toà Thánh Vatican, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, về sự nghiêm trọng của việc lạm dụng tình dục trẻ em. Nó xác nhận là Vatican trực tiếp can thiệp vào vấn đề. Trước thông tư Motu Proprio vào năm 2001 và lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger, không ai tại Rôma có trách nhiệm rõ ràng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Do đó, năm 2001 là năm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chính thức giữ vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết vần đề. Từ năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã buộc phải xem xét lại tất cả những hồ sơ của mỗi linh-mục bị buộc tội lạm dụng tình dục đối với các trẻ em khắp thế giới. Ngài là vị duy nhất trong Giáo Hội Công Giáo từ trước đến nay đứng đầu trong việc điều hành giải quyết vấn đề này. Sau khi xem xét các hồ sơ, Ngài đã thẳng thừng tuyên bố về sự “nhơ nhớp” trong Giáo Hội, nhờ đó các nhân viên của Ngài mới cương quyết tố cáo những kẻ lạm dụng tình dục.
Đối với những người mong mỏi sự đáp trả của Giáo Hội trong việc giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục, thì lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger được coi như một tiền đề cho việc chấp nhận trách nhiệm của Tòa Thánh Vatican. Còn đối với những ai coi lá thơ đó như một trốn tránh trách nhiệm hay là bao che của Vatican cho những linh-mục lạm dụng tình dục, thì những kẻ đó đang lái dư luận xuống hố sâu của đêm đem âm phủ. Sự thật vẫn hiên ngang bước đi trong ánh sáng, dù có bị trả giá bằng vấy bẩn và khổ nhục!
3. Đức Ông Charles Scicluna, phụ tá hàng đầu của Đức Hồng Y Ratzinger thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đặc trách các vụ lạm dụng tình dục, mới đây đã được một tờ báo Công Giáo Ý phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, ngài nói là trên 3,000 vụ đã được chuyển tới Vatican, chỉ có 20 phần trăm trong số đó là bị xử trọn vẹn theo giáo luật.
So với gần nửa triệu linh-mục trên thế giới mà chỉ có 3,000 vụ lạm dụng tình dục được gởi tới Vatican, và trong số đó chỉ có 20 phần trăm là bị xử trọn vẹn theo giáo luật thì thử hỏi truyền thông/báo chí có quân bình trong những chỉ trích, bôi nhọ và đập phá Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng hay không?
Với những bằng chứng trên, tôi tự hỏi những kẻ đã dùng truyền thông/báo chí để qui chụp cho Đức Hồng Y Ratzinger và cũng là đương kim Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI những tội vu vơ và những trách nhiệm vô căn cứ có phải là những người có đầu óc trong sáng và bình thường trong việc thông tin hay không? Dĩ nhiên trong Giáo Hội đã từng có những linh-mục lạm dụng tình dục trẻ em, và đó là một vế nhơ xấu xa không ai chấp nhận được. Nhưng nếu quy chụp và đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng những cái tội vô căn cứ để thỏa mãn dục vọng thù hận của mình hay vì đồng tiền thì quả thực những cái đầu trong truyền thông/báo chí thật là nhớp nhúa!
Giáo Hội Công Giáo là một thực thể của yêu thương và được coi như một đại gia-đình của những người tin vào Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế. Trong gia-đình này, người cha cũng phải biết yêu thương con cái mình. Tuy nhiên, nếu con cái lầm lỗi, người cha cũng phải sửa phạt để cảm hóa con mình. Chắc hẳn quí vị cũng có gia đình, cũng có con cái và quí vị cũng hành xử như vậy. Đành rằng xã hội nhìn và đánh giá Giáo Hội Công Giáo theo tiêu chuẩn rất cao về đạo đức và luân lý, nhưng quí vị cũng phải biết một điều là chẳng có gì hoàn hảo trên trần gian này cả. Do đó, Giáo Hội Công Giáo trên trần thế, một Giáo Hội lữ hành trên con đường về Quê Trời, vẫn mang trong mình những yếu đuối và bất toàn của con người. Tuy nhiên không phải vì những yếu đuối và bất toàn mà Giáo Hôi bao che cho những điều xấu xảy ra trong Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo luôn thăng hoa cuộc sống theo luật Yêu thương, Bác Ái, Công Bằng và Thánh Thiện.
Tôi cám ơn những bài báo đã nói những sự thật trong công bằng và bác ái. Giáo Hội sẽ thấy rõ hơn những khuyết điểm để dạy dỗ con cái mình. Giáo Hội Công Giáo không phải là một thực tại cố chấp. Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị Thánh Phêrô và là Đại Diện của Chúa Giêsu trên thế gian, không phải là vị bao che cho tội lỗi! Những điều xấu xa do một số ít các linh-mục đã phạm trong Giáo Hội và xã hội sẽ được xử một cách công minh theo luật đạo và luật đời. Những linh-mục nào phạm tội sẽ lãnh nhận hình phạt mà mình đã gây nên. Nhưng có điều là Giáo-Hội-hoàn-vũ hay Giáo-Hội-địa-phương là người cha nhân từ lại phải gánh lên vai cái hậu quả tội của con cái mình.
Bài suy tư này là một trả lời cho câu hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Lời cầu nguyện
- Lạy Chúa Giêsu, Đấng yêu dấu mà chúng con tôn thờ, xin tha tội cho chúng con, những linh-mục đã làm hoen ô gương mặt thánh thiện của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết ăn năn, sửa đổi tâm hồn để trở thành tấm gương luôn phản ánh khuôn mặt Yêu Thương, Thánh Thiện và tràn đầy Lòng Nhân Từ của Chúa.
- Chúng con, những linh-mục, cũng xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tha thứ cho những tội yếu hèn mà một số linh-mục đã phạm. Những tuần qua, Đức Thánh Cha đang gánh tội cho chúng con. Một niềm cảm mến trong yêu thương, chúng con hối hận, hối lỗi và xin Đức Thánh Cha tha thứ cho chúng con. Amen.
Mấy tuần nay, đời tôi như bị quay cuồng trong cơn bão truyền thông/báo chí. Một cơn bão như muốn nhấn chìm Giáo Hội Công Giáo xuống vực thẳm của đêm đen tăm tối và tàn phá không thương tiếc những thành viên của Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng cho tới một linh-mục tầm thường như tôi!
Lý do nào mà Giáo Hội Công Giáo lại bị truyền thông/báo chí chiếu cố với quyết tâm bôi bẩn và triệt hạ như vậy? Lý do là có một số linh-mục đã phạm tội lạm dụng tình dục đối với trẻ em, hay có người nói văn vẻ hơn, đó là tội ấu dâm. Tôi suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy đau nhói trong tâm hồn. Cái đau này chẳng phải riêng tôi, nhưng chắc hẳn là sự đồng cảm của nhiều nỗi đau trong lòng Giáo Hội bây giờ.
Những nỗi đau
1. Cái đau thứ nhất là câu hỏi tại sao một số anh em linh-mục lại làm những chuyện ngược luân lý như vậy. Những điều thánh thiện mà đáng lẽ linh-mục phải làm gương tốt cho các em, thì một số ít đã làm ngược lại để rồi “con sâu làm rầu nồi canh”! Cái tội mà Chúa Giêsu lên án là phải bị “buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển”:
• “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô nó xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những trẻ nhỏ này vấp ngã” (Lc 17: 2)
• “Những ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn” (Mt 18: 6)
• “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn này đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn” (Mc 9: 42)
Đau quá, những linh-mục đã làm hoen ố gương mặt thánh thiện của Chúa Giêsu; đã làm vẩn đục tấm gương mà đáng lý ra phải thật trong để các trẻ nhỏ và người đời noi theo!
2. Cái đau thứ hai là những mũi gươm “đâm thâu” phát xuất từ truyền thông/báochí. Truyền thông/báo chí làm tôi đau nhói bởi những vu họa giáng xuống mà chẳng có thế lực và luật lệ nào ngăn chặn cả! Truyền thông như một kẻ có quyền tối thượng, muốn nói gì thì nói, muốn vu oan giáng họa xuống ai tuỳ thích, muốn chụp mũ cho ai thì chụp! Chẳng có một chút bác ái và tình người trong cái gọi là truyền thông, đưa tin tức. Truyền thông theo đúng nghiã mang một bộ áo đẹp của sự khách quan và công bằng, xây dựng và bác ái trong việc thông tin để độc giả nhận ra giá trị và cái đẹp của chân lý. Nhưng những tuần vừa qua, truyền thông đã trở thành khí cụ của tối tăm, của sự đập phá quay cuồng như điên dại. Nó làm cho tôi đau quá! Đành rằng có một số ít linh-mục đã là hoen ố hình ảnh và thiên chức thánh thiêng mà Chúa trao ban, nhưng đó không phải là cái cớ “ắt và đủ” để đập phá và “vơ đũa cả nắm” để chụp mũ nhiều điều xem ra vô căn cứ đối với cộng đoàn linh-mục thế giới.
3. Cái đau thứ ba là Giáo Hội của Chúa Giêsu bị xúc phạm một cách ngang ngược bởi những lời phỉ báng với những ý đồ xấu. Dù rằng Giáo Hội của Chúa được xây nền vững chắc trên “Tảng Đá” Phêrô: “Còn Thầy, thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18), tôi vẫn cảm thấy quá đau khi Giáo Hội thánh thiêng của Chúa bị chà đạp một cách thiếu bác ái và công bằng. Người ta cứ đổ vấy cho Giáo Hội nhiều điều xấu xa khi chưa đưa ra một bằng cớ buộc tội, rồi bắt Giáo Hội phải minh chứng mình vô tội! Đây phải chăng là luận điệu của những thế lực đen tối hỏa ngục?! Những ngày qua, tôi quá thương Giáo Hội, tôi quá thương Đức Giáo Hoàng như con “chiên hiền lành” bị người ta mang ra ném đá.
Tôi tự hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Câu hỏi này kết quả của những giây phút suy tư, cảm nghiệm và theo dõi truyền thông.
Tôi kể cho quí vị một câu chuyện mục vụ với cảm nghiệm riêng tôi. Cách đây mấy bữa, tôi có đi thăm một gia đình Công Giáo người Việt. Những phút giây hàn thuyên có đề cập tới câu chuyện của một chị kia không đi tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật. Chị được hỏi tại sao không đi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật khi chị là người Công Giáo, chị trả lời rằng mấy “ông cha bê bối, lăng nhăng, bậy bạ như thế thì đi Lễ làm gì?”. Người trong gia đình đó trả lời với chị rằng “mình theo đạo là tin vào Thiên Chúa, chứ có phải vì ông cha mà mình theo đạo đâu? Nếu ông cha đó có tội thì ông cha phải đền phạt vì tội của mình. Tại sao lại phải gánh tội của ông cha đó lên vai mình!? Tại sao vì tội của ông cha mà mình lại thù ghét Chúa?”
Vâng! Đức tin qua câu trả lời thật là tuyệt vời! Nhiều người Công giáo Việt Nam không học thần học cao siêu như các linh-mục. Không có những tư tưởng uyên bác như các linh-mục. Không có những lý luận gây ấn tượng như các linh-mục... Nhưng họ có một đức tin quá cao vời! Câu trả lời làm cho tôi suy nghĩ thật nhiều. Đọc tin tức qua truyền thông/báo chí, tôi biết có nhiều người đã mất hy vọng và niềm tin nơi các linh-mục, bởi một số xì-căng-đan mà một ít linh-mục gây ra và được truyền thống tận tình khai thác đã trở nên như một quả bom vỡ tung từng mảnh! Nền tảng Giáo Hội như bị rúng động. Nhưng câu trả lời của một tín hữu trên phải chăng là một xác tín về niềm tin và là một sự bình an giữa cơn bão lốc của truyền thông/báo chí?! Tuyệt vời đức tin của người Công Giáo Việt Nam!
Câu chuyện trên giúp tôi trả lời cho câu hỏi, “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Những luận chứng nghịch lý của truyền thông/báo chí
Cách đây khoảng chừng hơn một tháng, tờ báo “The New York Times” đã đăng tải một bài viết về linh-mục Lawrence Murphy thuộc Giáo phận Milwaukee bên Mỹ. Bài viết thuật lại và lên án linh mục Murphy đã lạm dụng tình dục trẻ em cách đây mấy chục năm. Bài viết làm dấy lên một làn sóng công kích Giáo Hội Công Giáo có thể nói là ‘vô tiền khoáng hậu’! Hầu hết các tờ báo khác a-dua đăng tải. Thiện ý cũng có, nhưng phần lớn là hả hê được dịp đánh phá Giáo Hội, trong đó người bị chỉa mũi dùi nhiều nhất là Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Họ cáo buộc Đức thánh Cha là bao che, là phải chịu trách nhiệm về những vụ lạm dụng tình dục của linh-mục Murphy và những trường hợp linh-mục lạm dụng khác. Kênh truyền hình NBC mô tả Đức Thánh Cha là kẻ đã quấy rối tinh dục trẻ em. .. vv và vv... Ở đây tôi không muốn nói đến thái độ thất nhân tâm và vô lễ của những kẻ đối xử vô cảm với một “Ông Cụ” đáng kính 83 tuổi. Dựa trên một số tư liệu, tôi chỉ nói lên những sai lầm trong việc kết án một cách mù quáng của những kẻ thiếu hiểu biết qua mấy điểm sau đây.
1. Truyền thông đã đưa Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trở về thời Ngài đang còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger. Một số báo chí truyền thông cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger có đặc trách giải quyết các vụ lạm dụng tình dục tại Vatican cách đây khoảng chừng một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi Ngài được bầu Giáo Hoàng năm 2005. Thực ra, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger chẳng có trách nhiệm trực tiếp nào về vấn đề giải quyết những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em cho tới năm 2001, bốn năm trước khi Ngài được bầu là Giáo Hoàng.
Lý do là trước đây, các giám-mục không bị đòi buộc phải trình những trường hợp lạm dụng trẻ em cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một Thánh Bộ mà Đức Hồng Y Ratzinger đặc trách điều hành. Việc đệ trình những vụ lạm dụng tình dục chỉ bắt đầu vào năm 2001 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lệnh cho các giám-mục phải làm. Lệnh này được công bố qua thông tư Motu Proprio tựa đề là Sacramentorum Sanctitatis Tutela. Trước đó, tất cả những trường hợp liên quan tới lạm dụng tình dục không bao giờ được gởi về Rôma.
Trong trường hợp một linh-mục phạm tội lạm dụng tình dục và vị Giám-mục Giáo-phận muốn cho linh-mục đó hồi tục, nhưng linh-mục đó không muốn hồi tục, thì một trong những tòa án tại Vatican được hành xử theo tiến trình của giáo luật, chứ không phải văn phòng của Đức Hồng Y Ratzinger.
Trước năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chỉ can dự vào một vài trường hợp rất hiếm hoi liên quan tới những vụ lạm dụng tình dục xảy ra thuộc phạm vi Tòa Giải-tội, vì có một tòa án giáo luật trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin lo xử những vụ liên quan tới việc lạm dụng Bí Tích Giải-tội. Một trong vài trường hợp hiếm hoi này là trường hợp của linh-mục Marcial Maciel Degollado, vị sáng lập dòng “Đạo Binh Chúa Kitô”. Đó cũng là lý do tại sao các viên chức của Tổng Giáo phận Milwaukee đã trực tiếp gởi trường hợp của linh-mục Lawrence Murphy đến Vatican. Do thuộc phạm vi Án Tín Tòa Giải-tội, nên việc công bố “tội” của các tội nhân liên quan tới lạm dụng tình dục không được công bố một cách công khai và phải được điều tra một cách kỹ càng. Ai là người Công Giáo cũng biết rằng không một vị-giải-tội nào có quyền nói tội của tội nhân cho một người thứ hai biết.
Chính vì lý do này mà truyền thông/báo chí đang đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là bao che cho các linh-mục phạm tội và lừa đảo dư luận. Họ không hiểu luật Đạo Công Giáo là gì và họ cũng chẳng cần biết rằng trước năm 2001, cá nhân của Đức Hồng Y Ratzinger chẳng có liên quan gì tới tuyệt đại đa số những vụ lạm dụng tình dục, dù là một phần trăm nhỏ nhoi của những vụ được gởi đến Rôma.
2. Vào tháng 5, 2001, Đức Hồng Y Ratzinger gởi cho các Giám-mục trên toàn thế giới một lá thơ tựa đề là De Delictis Gravioribus. Thuyền thông/báo chí đã dấy lên một làn sóng bình luận về lá thơ và la toáng lên rằng Đức Hồng Y Ratzinger cố gắng ngăn chặn việc tố cáo những vụ việc linh-mục lạm dụng tình dục cho cảnh sát hoặc cho chính quyền dân sự biết, bằng cách ra lệnh cho các Giám-mục phải giữ bí mật!
Trái ngược với những luận điệu vu cáo trên, lá thơ Đức Hồng Y Ratzinger viết rõ rằng một số những tội ác nghiêm trọng, bao gồm những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em, phải được chuyển tới Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, và những tội đó phải được coi là “bí mật thuộc quyền của Giáo Hoàng”. Tuy nhiên, Tòa Thánh Vatican cũng nhấn mạnh rằng bí mật này chỉ áp dụng trong nội bộ Giáo Hội về những cách thức phạt kỷ luật đối với các linh-mục đã phạm tội, chứ không chủ ý ngăn chặn bất cứ ai báo cáo những trường hợp này cho cảnh sát hoặc chính quyền. Và do đó, năm 2001 khi lá thơ ra đời, chẳng có nơi nào cấm đoán việc báo cáo những vụ lạm dụng tình dục cho cánh sát và chính quyền cả.
Thực ra, một ít Giám-mục lúc đó cần một sắc lệnh từ Rôma truyền các ngài không được nói công khai về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Đó cũng chỉ là tục lệ của Giáo Hội thời đó. Đây chính là lý do mà truyền thông/báo chí đã săn đuổi để tìm ra một cớ nào đó để “oanh tạc” Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của một tảng băng. Điểm chính trong lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger vào năm 2001 là vào lúc đó lá thơ được ca tụng rộng rãi như là một giao thời cho việc giải quyết vấn đề. Nó đánh dấu sự thừa nhận của Toà Thánh Vatican, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, về sự nghiêm trọng của việc lạm dụng tình dục trẻ em. Nó xác nhận là Vatican trực tiếp can thiệp vào vấn đề. Trước thông tư Motu Proprio vào năm 2001 và lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger, không ai tại Rôma có trách nhiệm rõ ràng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Do đó, năm 2001 là năm Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chính thức giữ vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết vần đề. Từ năm đó, Đức Hồng Y Ratzinger đã buộc phải xem xét lại tất cả những hồ sơ của mỗi linh-mục bị buộc tội lạm dụng tình dục đối với các trẻ em khắp thế giới. Ngài là vị duy nhất trong Giáo Hội Công Giáo từ trước đến nay đứng đầu trong việc điều hành giải quyết vấn đề này. Sau khi xem xét các hồ sơ, Ngài đã thẳng thừng tuyên bố về sự “nhơ nhớp” trong Giáo Hội, nhờ đó các nhân viên của Ngài mới cương quyết tố cáo những kẻ lạm dụng tình dục.
Đối với những người mong mỏi sự đáp trả của Giáo Hội trong việc giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục, thì lá thơ của Đức Hồng Y Ratzinger được coi như một tiền đề cho việc chấp nhận trách nhiệm của Tòa Thánh Vatican. Còn đối với những ai coi lá thơ đó như một trốn tránh trách nhiệm hay là bao che của Vatican cho những linh-mục lạm dụng tình dục, thì những kẻ đó đang lái dư luận xuống hố sâu của đêm đem âm phủ. Sự thật vẫn hiên ngang bước đi trong ánh sáng, dù có bị trả giá bằng vấy bẩn và khổ nhục!
3. Đức Ông Charles Scicluna, phụ tá hàng đầu của Đức Hồng Y Ratzinger thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đặc trách các vụ lạm dụng tình dục, mới đây đã được một tờ báo Công Giáo Ý phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, ngài nói là trên 3,000 vụ đã được chuyển tới Vatican, chỉ có 20 phần trăm trong số đó là bị xử trọn vẹn theo giáo luật.
So với gần nửa triệu linh-mục trên thế giới mà chỉ có 3,000 vụ lạm dụng tình dục được gởi tới Vatican, và trong số đó chỉ có 20 phần trăm là bị xử trọn vẹn theo giáo luật thì thử hỏi truyền thông/báo chí có quân bình trong những chỉ trích, bôi nhọ và đập phá Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng hay không?
Với những bằng chứng trên, tôi tự hỏi những kẻ đã dùng truyền thông/báo chí để qui chụp cho Đức Hồng Y Ratzinger và cũng là đương kim Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI những tội vu vơ và những trách nhiệm vô căn cứ có phải là những người có đầu óc trong sáng và bình thường trong việc thông tin hay không? Dĩ nhiên trong Giáo Hội đã từng có những linh-mục lạm dụng tình dục trẻ em, và đó là một vế nhơ xấu xa không ai chấp nhận được. Nhưng nếu quy chụp và đổ vấy cho Đức Giáo Hoàng những cái tội vô căn cứ để thỏa mãn dục vọng thù hận của mình hay vì đồng tiền thì quả thực những cái đầu trong truyền thông/báo chí thật là nhớp nhúa!
Giáo Hội Công Giáo là một thực thể của yêu thương và được coi như một đại gia-đình của những người tin vào Chúa Giêsu - Đấng Cứu Thế. Trong gia-đình này, người cha cũng phải biết yêu thương con cái mình. Tuy nhiên, nếu con cái lầm lỗi, người cha cũng phải sửa phạt để cảm hóa con mình. Chắc hẳn quí vị cũng có gia đình, cũng có con cái và quí vị cũng hành xử như vậy. Đành rằng xã hội nhìn và đánh giá Giáo Hội Công Giáo theo tiêu chuẩn rất cao về đạo đức và luân lý, nhưng quí vị cũng phải biết một điều là chẳng có gì hoàn hảo trên trần gian này cả. Do đó, Giáo Hội Công Giáo trên trần thế, một Giáo Hội lữ hành trên con đường về Quê Trời, vẫn mang trong mình những yếu đuối và bất toàn của con người. Tuy nhiên không phải vì những yếu đuối và bất toàn mà Giáo Hôi bao che cho những điều xấu xảy ra trong Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo luôn thăng hoa cuộc sống theo luật Yêu thương, Bác Ái, Công Bằng và Thánh Thiện.
Tôi cám ơn những bài báo đã nói những sự thật trong công bằng và bác ái. Giáo Hội sẽ thấy rõ hơn những khuyết điểm để dạy dỗ con cái mình. Giáo Hội Công Giáo không phải là một thực tại cố chấp. Đức Giáo Hoàng, Đấng kế vị Thánh Phêrô và là Đại Diện của Chúa Giêsu trên thế gian, không phải là vị bao che cho tội lỗi! Những điều xấu xa do một số ít các linh-mục đã phạm trong Giáo Hội và xã hội sẽ được xử một cách công minh theo luật đạo và luật đời. Những linh-mục nào phạm tội sẽ lãnh nhận hình phạt mà mình đã gây nên. Nhưng có điều là Giáo-Hội-hoàn-vũ hay Giáo-Hội-địa-phương là người cha nhân từ lại phải gánh lên vai cái hậu quả tội của con cái mình.
Bài suy tư này là một trả lời cho câu hỏi: “Đức Giáo Hoàng đã làm gì nên tội?”
Lời cầu nguyện
- Lạy Chúa Giêsu, Đấng yêu dấu mà chúng con tôn thờ, xin tha tội cho chúng con, những linh-mục đã làm hoen ô gương mặt thánh thiện của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết ăn năn, sửa đổi tâm hồn để trở thành tấm gương luôn phản ánh khuôn mặt Yêu Thương, Thánh Thiện và tràn đầy Lòng Nhân Từ của Chúa.
- Chúng con, những linh-mục, cũng xin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tha thứ cho những tội yếu hèn mà một số linh-mục đã phạm. Những tuần qua, Đức Thánh Cha đang gánh tội cho chúng con. Một niềm cảm mến trong yêu thương, chúng con hối hận, hối lỗi và xin Đức Thánh Cha tha thứ cho chúng con. Amen.